Hiệp định thương mai VN- EU sắp ký

2

Thủ tướng Việt Nam Nguyễn Xuân Phúc tiết lộ rằng dự kiến ngày 30/6, Hiệp định thương mại Việt Nam và Liên minh châu Âu (EVFTA) được ký kết ở Hà Nội.

Ông Phúc nói với truyền thông hôm 25/6: “EVFTA có ý nghĩa đặc biệt quan trọng với Việt Nam, là thời cơ lớn cho Việt Nam có đủ điều kiện hội nhập sâu hơn để tham gia vào thị trường khu vực, toàn cầu.”

EU cũng xác nhận Ủy viên Thương mại EU Cecilia Malmstrom và Bộ trưởng Kinh doanh Romania Stefan-Radu Oprea sẽ bay sang Hà Nội ký ngày 30/6.

Tuyên bố của EU đưa ra ngày 25/6 sau khi Hội đồng châu Âu thông qua thỏa thuận.

EU nói các thỏa thuận sẽ đem lại “lợi ích chưa từng có” cho hai phía, đồng thời “thúc đẩy quyền lao động, bảo vệ môi trường và chống biến đổi khí hậu”.

Thỏa thuận thương mại sẽ loại bỏ hầu hết thuế quan đối với hàng hóa hai bên, theo tuyên bố của EU.

Sau khi EU và Việt Nam ký, thỏa thuận lại còn phải đệ trình cho Nghị viện châu Âu chuẩn thuận.

Nếu Nghị viện châu Âu cũng thông qua, thỏa thuận thương mại sẽ được Hội đồng châu Âu duyệt lần chót để đi vào hiệu lực.

Đồng thời, thỏa thuận bảo hộ đầu tư còn chờ từng nước trong EU thông qua.

Bộ trưởng Công Thương Trần Tuấn Anh mới đây thăm châu Âu, làm việc với các nước nhằm thúc đẩy thông qua việc ký và phê chuẩn EVFTA, IPA giữa Việt Nam – EU.

Giữa năm ngoái, Việt Nam và EU đã thống nhất tách EVFTA thành 2 hiệp định với phần chính hiệp định cũ là Hiệp định thương mại tự do (FTA) và phần còn lại là Hiệp định bảo hộ đầu tư (IPA).

Việt Nam là đối tác thương mại lớn thứ hai của EU trong Asean, chỉ sau Singapore.

Hiệp định cũng bao gồm các điều khoản cụ thể gỡ bỏ các trở ngại về mặt kỹ thuật, ví dụ như trong ngành ô tô, và sẽ đảm bảo 169 sản phẩm đồ uống và thực phẩm của EU được công nhận và bảo hộ về Chỉ dẫn Địa lý tại Việt Nam.

EU khẳng định nhờ có hiệp này, các công ty Châu Âu sẽ có thể tham gia vào các gói đấu thầu mua sắm công ở Việt Nam một cách bình đẳng như các công ty trong nước.

Ngoài ra, Hiệp định (tự do thương mại) cũng ràng buộc hai bên phải tôn trọng và triển khai có hiệu quả các nguyên tắc của Tổ chức Lao động Quốc tế (ILO) về các quyền căn bản của người lao động.

Việt Nam gần đây đã phê chuẩn Công ước của ILO về Quyền Tổ chức và Thương lượng Tập thể, và đã thông báo với EU ý định phê chuẩn hai công ước căn bản còn lại của ILO muộn nhất là vào thời điểm năm 2023.

Thêm vào đó, hiệp định tự do thương mại có một kết nối về mặt pháp lý và thể chế với Hiệp định Khung về Hợp tác và Đối tác Toàn diện Việt Nam – EU (PCA), cho phép có những hành động phù hợp trong trường hợp các quyền con người bị vi phạm, theo lời EU.

Hiệp định về bảo hộ đầu tư bao gồm các quy định hiện đại về bảo hộ đầu tư cho phép việc thực thi và triển khai thông qua Hệ thống mới Tòa án về Đầu tư đồng thời vẫn đảm bảo các chính phủ cả hai phía có quyền điều tiết các lợi ích của công dân

‘Rất khó đoán’

Trước đó, hôm 20/6, trả lời BBC, Tiến sĩ Nguyễn Văn Phú, chuyên gia kinh tế từ Đại học Strasbourg, Pháp, nói:

“Việc đại sứ EU nói EVFTA sẽ được đưa ra nghị viện châu Âu phê chuẩn vào cuối tháng 6 đầu tháng 7 là tin tốt, sau nhiều tháng trì hoãn.”

“Tuy nhiên, quá trình thảo luận ở nghị viện EU thì chúng ta khó đoán trước được vì đây là các nghị sĩ EU khóa mới (mới được bầu vào tháng 5/2019), mà hình như xu hướng dân tộc chủ nghĩa và bảo hộ mậu dịch trong khóa này có vẻ cao hơn trước đây. Chẳng hạn ở Pháp thì số nghị sĩ EU của đảng cực hữu của bà Le Pen và đảng của tổng thống Macron bằng nhau.”

“Nếu nói là kết quả này đạt được nhờ phái đoàn Việt Nam vận động hay không thì tôi nghĩ là có. Việc dùng lobby ở châu Âu hay ở Mỹ là bình thường. Nếu như nghị viện EU thông qua EVFTA thì rất tốt cho hàng hóa Việt Nam, có khả năng vào châu Âu tăng cao hơn trước đây.”

“Tuy vậy, cũng cần lưu ý rằng hàng hóa Việt Nam cần phải theo chất lượng châu Âu nghiêm ngặt. Điều này cũng tốt cho cách làm ăn kinh tế của các doanh nghiệp Việt.”

Ông Phú cũng bình luận thêm:

“Theo dõi về việc tường thuật về EVFTA, tôi thấy báo chí Việt Nam ít đưa tin về các thảo luận liên quan đến yếu tố chính trị.”

“Đến nay, nhiều nghị sĩ và tổ chức hiệp hội EU đã lên tiếng về việc cần đưa vấn đề nhân quyền vào việc thảo luận EVFTA với Việt Nam, nhưng chắc các báo Việt Nam tránh nhắc tới yếu tố này.”

“Thực ra, theo quan sát cá nhân, thì trong quá khứ, nghị viện châu Âu ít có tác động chính trị lên các nước ngoài châu Âu về các vấn đề chính trị, nhân quyền. Điển hình là trường hợp Iran, ta thấy trong các nước dân chủ thì chỉ có Mỹ mới có ảnh hưởng thực sự.”

“Do đó, theo tôi, các mong đợi về thay đổi chính trị kèm theo EVFTA rất khó đoán trước được.”

Bộ trưởng Công Thương Trần Tuấn Anh mới đây thăm châu Âu, làm việc với các nước nhằm thúc đẩy thông qua việc ký và phê chuẩn EVFTA, IPA giữa Việt Nam – EU.

Giữa năm ngoái, Việt Nam và EU đã thống nhất tách EVFTA thành 2 hiệp định với phần chính hiệp định cũ là Hiệp định thương mại tự do (FTA) và phần còn lại là Hiệp định bảo hộ đầu tư (IPA).

Ý kiến một người dân

Hôm 24/6, bà Ngô Thị Thứ, giáo viên trung học nghỉ hưu, nói với BBC từ TP.Hồ Chí Minh: “Tôi mong EU lập văn phòng về nhân quyền để ghi nhận ý kiến của người dân vì Nhà nước Việt Nam lúc nào cũng nói đảm bảo tôn trọng nhân quyền nhưng thực tế thì hoàn toàn ngược lại.”

“Ngoài ra, một vấn đề khác đáng chú ý là Quốc hội Việt Nam đang bàn sửa đổi luật về công đoàn. Tuy nhiên, với kinh nghiệm đã biết về xã hội dân sự thì khá chắc nhà nước sẽ cho lập một số công đoàn độc lập trá hình và cũng sẽ đe dọa, làm khó những ai có ý định thành lập công đoàn độc lập thật sự.”

“Tôi mong EU có thể lập và công bố một văn phòng trợ giúp công đoàn để những nhóm muốn lập công đoàn độc lập có thể thông báo trực tiếp những khó khăn họ gặp phải từ chính quyền.”

“EU có thể giúp huấn luyện những ai muốn học cách thành lập, cách sinh hoạt công đoàn độc lập, và các ràng buộc pháp lý của Nhà nước Việt Nam đối với EU trong lãnh vực công đoàn và nhân quyền.”

“Một đề xuất khác là EU nên có bộ phận nhận các báo động trực tiếp của người dân Việt Nam về những vụ gian lận hàng Trung Quốc đột lốt hàng Việt Nam để tránh thuế. Sự gian lận đó đánh mất nhiều công ăn việc làm cho người lao động Việt Nam và có thể cũng vi phạm hiệp định EVFTA”.

Nguồn BBC

2 BÌNH LUẬN

  1. Chết mẹ rồi, phen ni NGỤY TAN DƯ 3/// lại một phen nửa tức HỘC MÁU MỦI vì bọn EU lại chính thức bưng bô CSVN húp rốn rột bất chấp’ NGỤY TÀN DƯ 3/// vá bọn RẬN van vái, khóc lóc, tỉ tê, cầu cạnh , ăn vạ với thế gioi về CHIÊU TRÒ “dân chửi, nhân nguyền”.

    Ngươi đới có câu’NÉN BẠC ĐÂM TOẠC TỜ GIẤY’, chơi với VIET CÔNG xem ra bọn mắt xanh mủi lỏ khoái hơn là giây vơí đám NGỤY TẢN DƯ 3/// và đám RẬN CHỬI à nghen. Thử phân tích vài điều để thây tai sao bọn EU và ngay cả MẼO củng khoái bung bô CSVN và TRÁNH XA bọn NGỤY 3/// và RẬN CHỬI.

    1/ Chơi voi Viet Cộng có lợi it nhất là 3 lãnh vực: KINH TÉ, CHINH TRỊ, CHIÊN LƯỢC trong khi gìây với đám NGỤY TẢN DƯ 3/// và RẬN chỉ tổ them NHỤC và tốn kém thêm ngân sách AN SINH XA HỘI, BAO HIEM Y TẾ, PHỤ CẤP CHO NGUOI NGHEO (vỉ NGỤY TAN DƯ toàn 70 trở lên và rất nghèo vì không làm chi cả)..

    2/ Chơi voi’ Viet Công voi dân số gần 100 triệu dân và có môt lực lương lao động trẻ 70% duoí’ 40 tuổi. Trong khi chơi voi’ NGỤY 3/// thì 90% trên 70 tuổi. EU không có NGU chi mà giây voí NGỤY 3///.

    3/ Chơi voi VIET CỘNG voi diện tích 320 ngàn cây số vuông voi’ mot chiều dài ven biễn là hơn 2200 km và mot vùng biển rông lớn rat thuan tiện cho viêc hang hải (Marina Navigation). Chơi voi NGỤY thì một cục đất chọi gà còn khong có thì bọn EU và MỸ giây vào mần chi.

    4/ Chơi voi Viet Cong voi’ một đội quân TINH NHUỆ đả đuơc hiên đại hoá từ HẢI LỤc KHÔNG QUÂN voi ‘quân số gần 500 ngàn quân. Chưa hết , cộng thêm voi một chiến sử hào hùng trong thế kỷ trưóc đả làm cho MỸ PHÁP , ANH, TÀU điêu đứng. Điều này khiến bọn EU và MẼO khoái chơi voi VIET CỘNG ngàn lần hơn là giây vào vơi’ NGỤY TÀN DƯ 3/// với một lich sử TAY SAI CHẠY LÀNG Ô NHỤC.

    5/ Chơi voi VIET CONG voi’ một uy tín cao trong vùng ĐONG NAM Á từ Quan sư, Kinh Tế , Chinh Trị , và nh1ât là ỔN ĐỊNH khiến bọn tư bản EU và MẼO an long về tiền cuả và nhân lực khi đổ vào Viet Nam trong khi giây vơi NGỤY TAN DƯ như đả nói trên toàn là bọn KÝ SINH , bọn Ăn BÁM.

    6/ Chơi voi’ Viet Công voi mot quá trình trách nhiệm mà nhà nuớc VIET NAM đả thễ hiện mot cách có TINH THẦN TRACH NHIEM CAO và TINH THÂN THƯƠNG VÕ đôi voi’ nợ nần củ cuả NGỤY SAI GON đả nợ nước ngoài. Nhà nước Viet Nam đả thanh toán xong khoản 145 triệu của NGỤY SAI GON vay Mỹ trong chiên tranh. (khoản vay kinh tế). Chơi voi NGỤY TAN DƯ thì chỉ tổ mất tiền vì NGỤY ngay nay chi còn TRÊN RĂNG DƯỚI………….BU GI (mất lửa) hehehhehehe.

    Trên đây chi là vai nét cơ bản neu lên sự LƠỊ HẠI khi quan hệ đôi tác vơi’ VN mà bọn mắt xanh mủi lỏ đả cân nhắc trưóc khi ký các hiêp đinh thương mại voi’ VN.

    Phãi nhin nhận Viet Nam quá gioỉ, hay noi đúng hơn chinh phũ CSVN quá gioỉ vì đả biết tạo ra một môi trưòng ổn định, dân số phát triển, kinh tế thinh vương, phát triễn bền vửng tứ đống đổ nát hoang tàn sau chien tranh, điều mà khong phải nước nào củng làm đuợc như Viet Nam.

    Nới tơi đây thì đám NGỤY3/// chắc chắn càng ganh tức, cay cú và hận thủ ngút ngàn và ngoai ra chẵng làm đuơc trò gi khác ngoai trừ tiêp tục NGHIẾN RĂNG , NGUYỀN RUẢ LICH SỮ trong bóng đêm môt cách tuyệt vọng.

  2. Tự do thương mại hay bất cứ “tư do ” nào ,củng phải cần sự công bằng.
    Hai -bàn -tay tắng! Một -nén tay không thì đi đâu củng vậy !Thế là thế
    náo ??Liên hiệp Châu Âu ,một nên công nghiệp cao-kinh tế đa dạng-sản phẩm là trí tue.Còn Việt Cộng ngoài con tôm-con cá- sức người (cu-li),chẳng có cái gì cả !!Nhu cầu con người không còn là miếng ăn,mà hàng ngàn thứ khác thuộc lảnh vực Công nghệ !Biết như vậy ,nhưng Châu Âu hay bất cứ Châu nào, củng muốn vào VN để “làm ăn”.Vì sao ? Vì VN có nguồn ngoại tệ dồi dào, ở người Dân-ở tiền nước ngoài gởi về- ở tiền tham nhũng kiếm chác…hay nói khác hơn tiền không do sản xuất..Cứ nhìn toàn cảnh xả hội thì biết,ai củng năm-cọc -ba đồng,mà xe-hơi ,nhà lầu mọc
    lên không kịp !! Khoản tiền”vô-tội-vạ” nầy, nhiều hơn ngân sách Quốc gia !.Còn “tiền làm ra” ,lải đồng nào ,thì các “nhóm -lởi -ích” xơi đồng nấy ! xuất khẩu VN không đủ trả “lương hưu” cho các nhà “cách-mạng-lảo-thành”! Một con “số không” cộng với bất cứ con số nào thì củng bằng con số được cộng ! Do đó
    hợp tác hay kết tác,là cơ hội để ngoại tệ Quốc Gia lần lược đội nón ra đi,không khác nào máu chảy,hết máu ắc phải chết !!

BÌNH LUẬN

Please enter your comment!
Tên