Hàng không Mẫu hạm USS Carl Vinson tới Đà Nẵng và quan hệ Việt -Mỹ

1
USS Carl Vinson cùng tuần dương hạm USS Lake Champlain và khu trục hạm USS Wayne E. Meyer vào cảng Tiên Sa, Đà Nẵng

Ngày 20 tháng Giêng 2017, Donald Trump tuyên thệ trở thành Tổng thống Mỹ thứ 45. Chưa đầy năm tháng sau, Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc của Việt Nam là lãnh đạo đầu tiên của Đông Nam Á đặt chân tới Tòa Bạch Ốc.

Tháng Tám 2017, Bộ trưởng Quốc phòng Việt Nam Ngô Xuân Lịch gặp người đồng nhiệm Mỹ James Mattis tại Lầu Năm Góc.

Tháng Mười 2017, Thứ trưởng Bộ Quốc phòng Việt Nam, Thượng tướng Nguyễn Chí Vịnh cùng 11 sỹ quan tới thăm Mẫu hạm USS Carl Vinson tại bờ biển Nam, California, Hoa Kỳ.

Đoàn của tướng Vịnh đã dùng cơm trưa với nhóm sỹ quan chỉ huy, giao lưu với thủy thủ đoàn, quan sát những hoạt động, vận hành, luyện tập hàng ngày trên USS Carl Vinson.

“Đây là một ngày lịch sử. Chúng tôi rất vinh dự, tự hào được đón tiếp các bạn trên USS Carl Vinson,” Đô đốc Tư lệnh John Fuller phát biểu khi đón tiếp đoàn Việt Nam. Tướng Vịnh đáp lễ “Chúng tôi rất hài lòng về việc hợp tác hải quân.” “Tôi rất ấn tượng về thái đô chuyên nghiệp và trình độ chuyên môn của nhân viên trên Hàng không Mẫu hạm USS Carl Vison. Sự hợp tác hải quân giữa Việt Nam và Mỹ là một điểm nhấn quan trọng trong mối quan hệ Việt – Mỹ.

Tháng Mười Một 2017, Tổng thống Donald Trump tới dự Thượng đỉnh APEC Đà Nẵng, đã phát biểu: “Tình cảm nồng cháy trong trái tim của những người yêu nước trên mọi quốc gia. Nước chủ nhà của chúng ta Việt Nam đã biết rõ điều này. Không phải từ 200 năm mà là từ 2000 năm trước. Năm thứ 40 sau Công Nguyên, hai chị em Bà Trưng là người đã đánh thức lòng yêu nước của những người dân xứ sở. Đó là lần đầu tiên, người dân Việt đứng lên giành lại độc lập với niềm tự hào dân tộc.”

Tháng Giêng 2018, Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ James Mattis tới thăm Việt Nam. Ông đã gặp Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng và Chủ tịch Trần Đại Quang gởi lời cảm ơn Việt Nam đã ủng hộ lệnh cấm vận Bắc Triều Tiên của Liên Hiệp Quốc và hợp tác khắc phục hậu quả chất độc da cam. Ông cũng gặp đồng nhiệm Ngô Xuân Lịch, cùng thông báo chuyến thăm lịch sử của Hàng không Mẫu hạm USS Carl Vinson.

Tên đầy đủ và phiên hiệu của nó: USS Carl Vinson (CVN-70)

Ba chữ USS viết tắt từ United States Ship. Tên mỗi con tàu của Hải quân Mỹ đều bắt đầu bằng ba chữ này.

Carl Vinson lấy tên của Thượng nghị sỹ Carl Vinson (1883 -1981), tiểu bang Georgia, đã đóng góp cho Hải quân Mỹ trong Thế Chiến II. Suốt cuộc đời binh nghiệp, ông lăn lộn ở Thái Bình Dương và Ấn Độ Dương nên ông có biệt danh “Cha đẻ của hải quân hai đại dương”

Toàn bộ lực lượng Hải quân Mỹ hiện nay có 10 mẫu hạm chạy bằng năng lượng hạt nhân tương tư như USS Carl Vinson.

USS Carl Vinson được đóng từ tháng Mưới 1975 đến tháng Ba 1980. Sau hai năm chạy thử, nó được giao cho Hải quân Mỹ vào tháng Hai 1982. Tổng số tiền đóng USS Carl Vinson là 3.9 tỷ Mỹ kim thời giá.

Tổng số nhân viên phục vụ là 5,680 bao gồm 3,200 thủy thủ và 2,480 không lực. Kích thước của USS Carl Vinson: dài 332.84 m, rộng 76.81 m, cao 12.5m, mang khoảng 80 máy bay tiêm kích, chưa kể vũ khí tấn công và phòng thủ khác.

USS Carl Vinson đã có mặt ở Đại Tây Dương, Ấn Độ Dương, và Thái Bình Dương, nhưng vùng biển quen thuộc nhất của nó là Tây Thái Bình Dương đặc biệt là Biển Đông.

Tháng Năm 1996, USS Carl Vinson tham gia Chiến dịch Canh Giữ Phương Nam và Bão Sa Mạc tại Vùng Vịnh. Tháng Mười Hai 1998, Carl Vinson trở lại Vùng Vịnh tham gia Chiến dịch Cáo Sa Mạc.

Tháng Giêng 2005, Carl Vinson trở lại chiến trường xưa Vùng Vịnh tham gia Chiến dịch Giải Phóng Iraqi kéo dài bảy tháng.

Tháng Giêng 2010, chỉ một giờ sau trận động đất lịch sử trên đảo quốc Haiti, Carl Vinson nhận được lệnh lên đường tham gia Chiến dịch Đồng Lòng Khắc Phục. Hàng ngàn nạn nhân động đất đã được Carl Vinson cứu giúp.

Tháng Tư 2011, USS Carl Vinson trở lại Vùng Vịnh tham dự Chiến dịch Lưỡi Gươm Thần Biển. Đây là cuộc săn lùng Osama bin Laden lãnh tụ của nhóm Thánh chiến Hồi giáo Al-Qaeda. Đêm ngày 2 tháng Năm năm 2011, Osama bin Laden bị bắn chết tại phòng ngủ, thi thể của ông được mang tới USS Carl Vinson đang neo đậu trên Biển Bắc Arabian để thủy táng theo nghi lễ tôn giáo.

Sau cái chết của Osama bin Laden, hình như USS Carl Vinson không trở lại Vùng Vịnh nữa. Nó gắn bó với Tây Thái Bình Dương và Ấn Độ Dương. Đặc biệt là vùng tiếp giáp chiến lược giữa hai đại dương này mà giờ đây chúng ta biết tới với tên “Indo-Asia-Pacific region”.

Tháng Hai 2017, USS Carl Vinson bắt đầu tập luyện hàng ngày trên Biển Đông, tham gia Chiến dịch Tự Do Hàng Hải. Tháng Tư 2017, USS Carl Vinson được lệnh hướng thẳng tới bán đảo Triều Tiên và Biển Nhật Bản.

Từ ngày 5 đến ngày 9 tháng Ba năm 2018, USS Carl Vinson sẽ thăm Đà Nẵng. Truyền thông Bắc Mỹ đánh giá đây là chuyến thăm lịch sử. Lần đầu tiên kể từ 1975, tàu sân bay chạy bằng năng lượng nguyên tử, cùng với Tuần dương hạm USS Lake Champlain và Khu trục hạm USS Wayne E. Meyer với tổng số trên 6000 quân nhân có mặt trên lãnh hải và lãnh thổ Tiên Sa, Đà Nẵng.

Sau đó, USS Carl Vinson sẽ tới Philippines, Malaysia và tham gia cuộc thao diễn hải quân của các quốc gia quanh bờ Thái Bình Dương, tổ chức hai năm một lần mang tên RIMPAC (Vành đai Thái Bình dương).

Cách nay không lâu, Đại sứ Việt Nam tại Mỹ Phạm Quang Vinh đến thăm Mẫu hạm USS George H.W. Bush tương đương đẳng cấp với USS Carl Vinson.

March 5, 2018

Trần Gia Huấn

1 BÌNH LUẬN

  1. Ngu lâu

    Ngu lâu – mang tư duy nô dịch
    Quen cúi đầu quỳ lạy ôm hôn
    Có biết gì đâu ngoài Mác xít
    “Choáng ngợp” trước USS Carl Winson!

    Giá mà “không đánh Mỹ cứu nước”
    Không ba hoa đốt dải Trường Sơn
    Kẻ thù truyền kiếp không đi rước
    Ta đâu phải uất ức từng cơn!

    Giá mà khôn như Lý Quang Diệu
    Giao thương làm bạn với Cờ Hoa
    Không hoang tưởng mọi rợ ngu muội
    Việt Nam ta như Tân Gia Ba!

    Ta đâu mất Nam Quan Bản Giốc
    Đâu mất Việt Bắc Hoàng Trường Sa!
    Gía mà ta không quá ngu ngốc
    Ta đâu có thảm hoạ Formosa!

    Gái thơ làm đĩ khắp người ta
    Bốn ngàn năm xương máu ông cha
    Cúi đầu ngậm câm ta để mất
    Chín chục triệu mà chỉ dăm ba!

    Việt Khang Phương Uyên Đinh Nguyên Kha
    Nguyễn Ngọc Như Quỳnh Trần Thị Nga
    Phạm Thanh Nghiên Trần Huỳnh Duy Thức
    Có còn ai đâu trong chúng ta!

    Nông Dân Nam Bộ

    https://sangcongpha1.wordpress.com/

Leave a Reply to Thanh Phạm Hủy phản hồi

Please enter your comment!
Tên