Giải mã vụ Đồng Tâm [kết]

13
Gia đình cụ Lê Đình Kình trước vụ thảm sát Đồng Tâm

Tiếp theo phần I

  1. Chiến công đặc biệt

Theo Quyết định số 41/QĐ-CTN ngày 10/1/2020 của Chủ tịch nước Nguyễn Phú Trọng về việc truy tặng Huân chương Chiến công hạng nhất cho Nguyễn Huy Thịnh, Dương Đức Hoàng Quân và Phạm Công Huy, thì họ đã “đã lập chiến công đặc biệt xuất sắc”. Vậy chiến công ấy “đặc biệt” ở chỗ nào?

Ảnh 4.1: Khu vực xung quanh hố kỹ thuật – Chụp panorama từ sân thượng nhà ông Lê Đình Chức

Ảnh 4.1 đã được đăng trong bài Tội ác Đồng Tâm, để chỉ ra rằng sân thượng nhà ông Lê Đình Chức tiếp giáp trực tiếp với ban công nhà ông Lê Đình Hợi. Thành thử, có thể dễ dàng di chuyển từ ban công nhà ông Hợi sang sân thượng nhà ông Chức, và ngược lại. Chỗ tiếp giáp ấy chỉ cách hố kỹ thuật mấy mét. Cho nên, chẳng có lý do chính đáng nào khiến một cuộc rượt đuổi giữa hai nhà lại phải diễn ra qua cái cửa sổ trên hố kỹ thuật.

Để thấy rõ hơn điều đó, hãy tiếp cận hiện trường từ phía bên trong nhà ông Hợi. Bằng cách nào ư? Với sự giúp đỡ của ông Vũ Hoàng Lân, thông qua phóng sự “Điểm nóng Đồng Tâm: Phỏng vấn người hàng xóm bên cạnh nhà ông Lê Đình Kình” của Phố Bolsa TV.

Trong Ảnh 4.2, ông Lê Đình Hợi đang dẫn ông Vũ Hoàng Lân đi từ tầng 1 lên tầng 2. Cái cửa hơi chếch phía cuối cầu thang là lối dẫn thẳng ra ban công trước nhà ông Hợi. Do đó, nếu muốn ra ban công thì chỉ cần thẳng bước.

Ảnh 4.2: Cầu thang từ tầng 1 lên tầng 2 dẫn thẳng đến lối ra ban công.

Ảnh 4.3 cho thấy, một người khá nhỏ như ông Hợi (nhỏ hơn hẳn các sĩ quan cảnh sát) có thể dễ dàng trèo qua thành ban công nhà mình để sang sân thượng nhà ông Chức. Vì thế, nếu muốn di chuyển từ tầng 2 nhà ông Hợi sang sân thượng nhà ông Chức, thì thông thường đám cảnh sát phải chọn lối ấy.

Ảnh 4.3: Ông Hợi trèo qua thành ban công nhà mình để sang sân thượng nhà ông Chức.

Thế nhưng, theo Kết luận điều tra, lên hết cầu thang, thay vì bước thẳng để ra ban công, đám cảnh sát lại rẽ trái hai lần, rồi đi thêm một đoạn nữa, để đến cái cửa sổ oan nghiệt. Thay vì dễ dàng vượt qua thành ban công rộng bản và khá thấp, họ lại tìm cách trèo lên bệ cửa sổ vừa hẹp vừa cao. Thay vì bước nhẹ nhàng xuống sân thượng nhà ông Chức, họ lại phải rướn mình nhảy qua hố kỹ thuật rộng 0,76 mét trong tư thế lom khom (vì cửa sổ chỉ cao 1,5 mét nên không thể đứng thẳng trên bệ cửa sổ). Tại sao đám cảnh sát lại phải mua đường một cách vất vả và nguy hiểm như vậy?

Kết luận điều tra lý giải rằng “Tổ công tác tiến hành mở cửa sổ ở tầng 2 nhà Hợi để sang nhà Lê Đình Chức, tránh bị các đối tượng dùng ‘bom’ xăng tấn công. Nhưng đó chỉ là một cách ngụy biện hết sức ngớ ngẩn. Vì nếu đi theo lối ban công nhà ông Hợi, thì khả năng cảnh sát bị các đối tượng tấn công còn thấp hơn gấp bội so với vượt qua cửa sổ và hố kỹ thuật.

Thật vậy, nếu đi theo lối ban công, ban đầu cảnh sát có thể lợi dụng sự che chắn của bức tường phía trước nhà ông Hợi, mà rảo bước dọc theo ban công để lấy đà, rồi bước nhanh lên thành ban công đủ thấp, đủ rộng, và đột ngột nhảy xuống sân thượng nhà ông Chức, bất ngờ xuất hiện trước mặt các đối tượng, khiến họ chẳng kịp trở tay. Trong suốt quá trình di chuyển ấy, hai tay của cảnh sát vẫn có thể cầm chắc vũ khí, nên có thể chĩa súng ngay lập tức vào đối tượng khi vừa giáp mặt. Ngược lại, nếu đi theo lối vượt qua cửa sổ cạnh hố kỹ thuật, trong lúc cảnh sát còn đang loay hoay tìm cách trèo lên bệ cửa sổ, thì có thể đã bị các đối tượng đứng trên sân thượng nhà ông Chức phát hiện và tấn công. Và khi lom khom chông chênh trên bệ cửa sổ, thì hai tay phải bám giữ hai bên thành cửa sổ, nghĩa là hai tay buông súng. Để rồi, sau khi vượt qua được hố kỹ thuật, thì nhảy xuống sân thượng nhà ông Chức với hai bàn tay trắng, phơi ngực trước mấy tuýp sắt gắn dao phóng lợn (nếu có).

Hài hước thay, nếu tin vào Kết luận điều tra của công an, thì ông Chức đã dự đoán được đường tấn công hoàn toàn phi lý, để mai phục cảnh sát ở phía trên cửa sổ cạnh hố kỹ thuật (chứ không phải ở lối qua ban công).

Tóm lại, truy bắt đối tượng trên sân thượng nhà ông Chức không phải là lý do đích thực khiến ba sĩ quan cảnh sát tiếp cận cái cửa sổ nhà ông Hợi cạnh hố kỹ thuật, như đã khẳng định trong bài Tội ác Đồng Tâm. Hơn nữa, tôi đã chứng minh trong bài ấy rằng:

(i) Người dân Đồng Tâm không hề có lỗi trực tiếp hay gián tiếp đối với cái chết của ba sĩ quan cảnh sát. Họ không hề làm gì khiến ba sĩ quan cảnh sát bị rơi xuống hố kỹ thuật. Và họ cũng không hề đổ xăng xuống hố kỹ thuật rồi châm lửa đốt ba sĩ quan cảnh sát, như phía công an đã cáo buộc.

(ii) Có kẻ đã hạ thủ ba sĩ quan cảnh sát và ném họ xuống hố kỹ thuật, rồi phóng hỏa thiêu cháy họ.

Và đã đặt ra câu hỏi: Không phải là người dân Đồng Tâm, lại có thể đến gần ba sĩ quan cảnh sát được trang bị đầy đủ súng ống để hạ thủ họ, thì hung thủ có thể đến từ đâu, nếu không phải từ đám cảnh sát tấn công vào Đồng Tâm?

May thay, chính phóng sự “Điểm nóng Đồng Tâm: Phỏng vấn người hàng xóm bên cạnh nhà ông Lê Đình Kình” của Phố Bolsa TV lại cho ta thêm mấy bằng chứng để trả lời câu hỏi trên. Trước khi tiếp tục khai thác phóng sự, cần nhìn nhận hai khía cạnh sau đây.

Một là, mặc dù phóng viên Phố Bolsa TV không hề hỏi có bị công an đánh đập hay không, nhưng ông Lê Đình Hợi vẫn chủ động khẳng định đến 5 lần trong vòng 40 giây (từ thời điểm 2:45 đến thời điểm 3:25), rằng công an không hề đánh đập. Khi đã có ý thức chủ động bảo vệ uy tín của công an như vậy, thì đương nhiên ông Hợi không kể ra điều gì sai sự thật mà lại có hại cho công an. Hơn nữa, việc gia đình ông Lê Đình Hợi không có ai bị giam giữ sau cuộc tấn công vào Đồng Tâm chứng tỏ, họ không hề dính líu tới các đối tượng bị công an coi là giết người hay chống người thi hành công vụ, và các đối tượng ấy cũng không hề sử dụng nhà ông Hợi làm nơi ẩn nấp.

Hai là, ông Vũ Hoàng Lân sống ở Mỹ, mà lại được phép đến Đồng Tâm vào ngày 22/1/2020 (tức 28 Tết), công khai gặp gỡ và phỏng vấn nhiều người, trong lúc bao phóng viên quốc doanh sống ở trong nước không được phép làm điều tương tự. Điều đó cho thấy mối quan hệ chặt chẽ giữa ông Vũ Hoàng Lân và công an Việt Nam. Trong hoàn cảnh ấy, đương nhiên ông Vũ Hoàng Lân không cung cấp thông tin nào sai sự thật mà lại có hại cho công an Việt Nam. Hơn nữa, phóng sự của ông chắc chắn bị công an Việt Nam kiểm duyệt, nên không thể chứa đựng thông tin nào mà phía công an không chấp nhận.

Dựa vào hai cơ sở trên, ta có thể yên tâm phân tích các dữ liệu do phóng sự của Phố Bolsa TV cung cấp, để hiểu rõ hơn một diễn biến vô cùng quan trọng của cuộc tấn công vào Đồng Tâm.

Theo lời kể của ông Lê Đình Hợi lúc trả lời phỏng vấn của ông Vũ Hoàng Lân, hôm ấy nhà ông “cửa kín tất cả từ ngoài vào”“hai vợ chồng và một đứa con thì ngủ ở trong buồng”.  “Khoảng độ 4 giờ thì là ẩn cái cửa xếp kia vỡ” (tức là cảnh sát phá cửa xếp để vào nhà). Ban đầu “cán bộ bảo thôi cứ ở trong nhà”. Nhưng “hồi sau là khói nhiều quá”, nên “hai vợ chồng tôi và một đứa con là xin ra ngoài”. Vậy là “người ta cho ra ngoài”, để cả gia đình ông Hợi đi “vào trong trụ sở Miếu Môn”.

Như vậy, chỉ còn lại cảnh sát trong nhà ông Hợi. Thế nhưng, ông Hợi lại kể rằng: “Vỡ hết các thứ trên nhà đây. Cũng chỉ biết làm đơn lên trên kia thôi. Còn đây hỏng hết, bác lên bác nhìn xem, tan nát hết trên nhà luôn.” Khi phóng viên hỏi “sẽ được phía chính quyền đền bù những cái thiệt hại của mình” hay không, thì ông Hợi trả lời: “Chính quyền thì nhận đơn rồi, còn thì đền bù sau này là việc của người ta. Thì cũng chỉ biết thế thôi, còn không dám đòi hỏi.”

Chỉ có cảnh sát trong nhà và chủ nhà không phải là đối tượng chống đối, thì đương nhiên việc “tan nát hết trên nhà” là do cảnh sát gây ra, mà chủ nhà không hề có lỗi. Và rõ ràng, chỉ khi cảnh sát đã làm “tan nát hết trên nhà”, thì ông Hợi mới có thể trao cho chính quyền lá đơn đề nghị “đền bù”.

Vậy cảnh sát đã làm gì và tại sao lại làm thế? Hiển nhiên, nếu cảnh sát chỉ mở hay phá cửa sổ, để tìm cách vượt sang sân thượng nhà ông Chức, thì không thể “tan nát hết trên nhà” như vậy.

Đáp lại lời mời của ông Hợi, rằng “bác lên bác nhìn xem”, ông Vũ Hoàng Lân đề nghị: “Nếu anh không ngại thì anh cho xem những chỗ như anh nói.” Thế là máy quay video hoạt động liên tục, ghi hình từ lúc hai người rời ghế xa lông ở tầng 1, đi lên cầu thang, cho tới Ảnh 4.2, lúc mà ông Hợi rõ ràng đã rẽ trái và đang đi về phía sau nhà, nơi có cái cửa sổ cạnh hố kỹ thuật, chứ không hề đi thẳng để ra ban công. Nhưng lạ thay, cảnh quay dừng lại tại vị trí của Ảnh 4.2, rồi đột ngột chuyển ngay sang cảnh ông Hợi đứng ở ban công. Kể từ đấy, cảnh quay lại liên tục, suốt quá trình ông Hợi leo qua thành ban công để sang sân thượng nhà ông Chức (Ảnh 4.3), dẫn phóng viên sang xem khu vực hố kỹ thuật, rồi đối thoại về việc ba cảnh sát bị té xuống hố và bị phóng hỏa, cho đến lúc ông Hợi lại leo qua thành ban công để về nhà mình.

Rõ ràng, tác giả phóng sự của Phố Bolsa TV đã cố tình cắt bỏ đoạn ghi hình cảnh “tan nát hết trên nhà”Tại sao? Chắc hẳn, đoạn ấy ghi lại vết tích của vụ giết ba viên cảnh sát ngay trong nhà ông Hợi, trước khi ném họ xuống hố kỹ thuật để thiêu. Nếu sát thủ bất ngờ dí súng vào nạn nhân mà bóp cò, thì chắc chẳng để lại dấu vết đáng kể trên hiện trường. Cho nên, hiện tượng “tan nát hết trên nhà” cho thấy việc giết người không diễn ra suôn sẻ, mà có người đã chống cự quyết liệt trước khi bị hạ gục. Đương nhiên, khi trong nhà ông Hợi chỉ có cảnh sát, thì cả người bị giết và sát thủ đều là cảnh sát.

Kết hợp nhận thức trên với các kết quả phân tích trong hai bài Tội ác Đồng Tâm và “Viết thêm về tội ác Đồng Tâm”, có thể mường tượng ra một kịch bản của “chiến công đặc biệt” như sau.

Đầu tiên là công đoạn giải phóng mặt bằng, được triển khai tại nhà Lê Đình Hợi. Trước khi cảnh sát “ẩn… vỡ” cửa xếp, thì trong nhà chỉ có vợ chồng ông Hợi và một đứa con. Do bị “khói nhiều quá”, nên vợ chồng ông Hợi cùng đứa con “xin ra ngoài” và “vào trong trụ sở Miếu Môn”. Đại khái, so với thủ thuật hun chuột dân gian, thì quy trình ấy giống ở chỗ cũng dùng khói, nhưng khác ở chỗ hun để chiếm hang, chứ không phải để bắt chuột.

Khi cảnh sát đã chiếm được nhà ông Hợi, tất nhiên chỉ cảnh sát mới có thể bước chân vào ngôi nhà ấy. Và một “Tổ công tác” nhanh chóng được phái tới tiếp quản hiện trường. Họ mang theo một lượng pháo hoa khá lớn, chắc phải hai người mới mang vác hết. Sau khi lên tầng 2, thay vì đi thẳng để ra ban công, họ rẽ trái hai lần để tiến tới cái cửa sổ quay ra hố kỹ thuật. Vừa đến nơi, hai cửu vạn bất ngờ bị hai tay súng đồng thời bắn gục, rồi bị ném xuống hố kỹ thuật, cùng với số pháo hoa mà họ đã mang vác, và bị phóng hỏa. Tiếp đó, khi đến lượt mình, nhân vật thứ ba đã chống cự quyết liệt, khiến “tan nát hết trên nhà”. Lúc nhân vật thứ ba bị bắn gục và bị ném xuống hố kỹ thuật, thì phần lớn số pháo hoa đã cháy, chỉ còn lại khá ít. Điều đó lý giải tại sao hai thi thể đã bị cháy thành tro, trong khi thi thể thứ ba vẫn còn nguyên hình dạng.

Để “lập chiến công đặc biệt” ấy, “Tổ công tác” phải có ít nhất bốn người. Mặt khác, để giữ bí mật tuyệt đối thứ bí mật vĩnh viễn không thể tiết lộ, thì ngoài ba người đã chết, “Tổ công tác” không thể có thêm “nhiều người khác”, như bản Cáo trạng của Viện kiểm sát đã viết. Về lý thuyết, “Tổ công tác” gồm đúng bốn người là phương án tối ưu đối với mục tiêu giữ bí mật vĩnh viễn, mà vai trò đặc biệt của ba người đã chết được phân tích trong phần “2.4. Đội hình quái lạ” của bài Tội ác Đồng Tâm. Cũng trong bài viết ấy, để xét tính khả thi của phương án “Tổ công tác” gồm đúng bốn người, tôi đã gọi nhân vật thứ ba là X và gợi ý qua câu hỏi: “X làm gì khi Y và Z bị hạ thủ, bị ném xuống hố và bị thiêu cháy?” Và tương ứng với phương án ấy, trong bài “Viết thêm về tội ác Đồng Tâm”, tôi đã cố tình dùng danh từ số ít để chỉ “sát thủ còn lại” (tức là chỉ có một “sát thủ còn lại”) trong đoạn sau:

“Để đảm bảo tuyệt đối bí mật, kín đáo khi hạ thủ và an toàn khi tiến hành thiêu ba sĩ quan công an bằng vật liệu cháy thuộc dạng pháo hoa, thì chỉ cần phái một tốp nhỏ tự đi và tự mang vật liệu cháy vào ngôi nhà ông Hợi. Để rồi, khi rời khỏi ngôi nhà đó thì chỉ có sát thủ còn lại.”

Nói “còn lại” chỉ là lúc ấy thôi, chứ bây giờ còn sống hay không lại là chuyện khác. Mà cho dù còn sống, thì cũng phải tự giác ngậm miệng vĩnh viễn, bởi không thể khoe khoang cái thành tích tự tay bắn chết đồng đội.

Hiển nhiên, mọi việc chỉ có thể diễn ra theo một kế hoạch đã được chuẩn bị kỹ lưỡng, với kịch bản rất chi tiết. Trước trận tấn công phải tiến hành trinh sát hiện trường, lựa chọn “dê tế thần”, chuẩn bị pháo hoa… Sau trận tấn công thì tiến hành vinh danh ba vị bị hy sinh, đồng thời buộc tội cụ Kình và một số người dân Đồng Tâm, rồi diễn màn điều tra, công tố và xét xử… Có điều, do trình độ kém cỏi nên bịa đặt ngớ ngẩn, hay do quá sốt sắng triển khai kế hoạch nên diễn lệch pha. Chẳng hạn, hy sinh ba sĩ quan cảnh sát ngày 9/1/2020, thì chỉ một ngày sau (tức 10/1/2020), Chủ tịch nước Nguyễn Phú Trọng đã ký Quyết định số 41/QĐ-CTN truy tặng Huân chương Chiến công hạng nhất cho cả ba người, trong đó gọi Thượng tá Nguyễn Huy Thịnh là Đại tá, gọi Thiếu úy Dương Đức Hoàng Quân là Trung úy, và gọi Trung úy Phạm Công Huy là Thượng úy, mặc dù sau một ngày nữa (tức 11/1/2020) Bộ trưởng Bộ Công an Tô Lâm mới ký quyết định truy thăng ba bậc quân hàm ấy.

Vậy là, bị đồng đội giết và thiêu cháy để đổ tội cho mấy người dân Đồng Tâm, lại được Chủ tịch nước đánh giá “đã lập chiến công đặc biệt xuất sắc” và truy tặng Huân chương Chiến công hạng nhất. Hơn nữa, ban đầu Bộ trưởng Bộ công an ký quyết định truy thăng hai sĩ quan cấp úy một bậc quân hàm, nhưng đến lễ tang thì lại công bố đã truy thăng hai bậc quân hàm. Tất cả diễn ra trong “nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa của Nhân dân, do Nhân dân, vì Nhân dân” (Hiến pháp 2013, Điều 2, Khoản 1). “Đặc biệt” thay.

  1. Thông điệp Đồng Tâm?

Tấn công vào Đồng Tâm, tra tấn và giết hại cụ Kình hết sức dã man, đồng thời thiêu cháy ba sĩ quan cảnh sát, rồi gán tội giết người cho sáu người dân Đồng Tâm, kéo theo hai án tử hình, một án chung thân… Tại sao phải hành xử như vậy? Nhằm phát đi thông điệp gì? Điều đó thì chỉ tác giả kịch bản và đạo diễn mới biết rõ. Nhưng họ không nói ra, và có lẽ đến lúc trút hơi thở cuối cùng cũng không thể nói ra, vì sự thật quá tệ hại. Thành thử, muôn dân chỉ có thể suy đoán.

Nhiều người bứt rứt với câu hỏi: Mấy chục hecta đất ở nơi xa vắng ấy có đáng để hành xử như vậy hay không? Không. Mấy chục, chứ mấy trăm hecta cũng không. Vì thế, nếu chỉ quanh quẩn trong phạm vi mấy chục hecta đất đai tranh chấp, thì sẽ không thể lý giải nổi thảm kịch Đồng Tâm.

5.1. Tâm tư thượng giới?

Để hiểu phần nào cội nguồn của tội ác Đồng Tâm, hãy lùi ba mươi năm, trở lại những năm tháng chấn động địa cầu, bởi sự sụp đổ đồng loạt của Liên Xô và hệ thống xã hội chủ nghĩa ở Đông Âu. Ngày ấy, nền chuyên chính hà khắc nhân danh vô sản bỗng trở nên bất lực, khi nhân dân đứng lên lựa chọn chế độ phi cộng sản. Lực lượng vũ trang khổng lồ tỏ ra vô dụng, sau nửa thế kỷ được chăm bẵm, biệt đãi để bảo vệ chế độ. Ở Romania, súng có nổ theo kỳ vọng, nhưng chẳng cứu vãn nổi tình hình, mà chỉ làm cho kết cục của vợ chồng Tổng Bí thư Đảng Cộng sản Romania Nicolae Ceaușescu thêm thê thảm. Ở Moskva, cuộc chính biến trong ba ngày 19-21/8/1991 nhằm cứu vãn chế độ cộng sản ở Liên bang Cộng hòa Xã hội chủ nghĩa Xô viết thất bại, khi phần lớn lực lượng vũ trang được điều động không tuân lệnh cấp trên, mà lại đứng về phía những người biểu tình.

Kể từ đó, giới cầm quyền ở các nước cộng sản còn sót lại thấp thỏm lo âu, sợ đến lượt mình. Vậy là gấp gáp đua nhau vơ vét, từ tài sản mang danh sở hữu toàn dân và tài sản riêng của muôn dân. Đồng thời siết chặt chuyên chính, trấn áp từ xa mọi mầm mống có thể kích hoạt quá trình sụp đổ của chế độ.

Ăn cắp vặt lẻ tẻ trở thành cao trào tham nhũng và cướp bóc có tổ chức. Càng lên cao quy mô tham nhũng càng cao. Khi nhân sự các cấp được xác định bởi đa số phiếu bầu, mà những kẻ tham nhũng ngút trời, ai ai cũng biết, vẫn được bầu vào những vị trí siêu cao, thì chứng tỏ đa số có quyền tham gia bỏ phiếu thuộc thể loại nào. Trong quần thể ấy, chống tham nhũng hay được tận dụng như một phương tiện để thanh trừng đối phương và phân chia lại thị phần tham nhũng.

Khi tham nhũng đã trở thành bản chất của chế độ, thì chống tham nhũng (ngoài khuôn khổ của chiến dịch “nhổ cỏ lạ”có thể bị quy kết là chống chế độ. Do đó, có thể nhân danh bảo vệ chế độ để bảo vệ tham nhũng.

Vì không đánh giá đúng thực tế trần trụi ấy, cụ Kình nhầm tưởng sẽ an toàn, khi viện dẫn ý ngọc lời vàng của đấng tối cao để giương cao ngọn cờ chống tham nhũng. Tiếc thay, cụ cả tin nhầm thời, như đã từng tâm sự với cháu dâu Nguyễn Thị Duyên. Rằng “bác Trọng chống tham nhũng giỏi, sẽ để mắt đến vụ án dân Đồng Tâm chống tham nhũng”. Rằng “họ không thể nào làm trái luật pháp, lương tâm và sự thật”. Rằng “con yên tâm, cứ tin vào luật pháp Việt Nam và bộ máy nhà nước này”. Và rằng “ông tin vẫn còn những cá nhân cấp cao tôn trọng sự thật”. Đó là nhầm lẫn chết người. Vâng, chết người theo đúng nghĩa đen. Vì cụ Kình đã bị giết, bởi đồng chí đồng đảng mà cụ đã gửi trọn niềm tin.

Thế lực cầm quyền thừa biết, nhóm nông dân Đồng Tâm chẳng dám, mà cho dù có dám thì cũng chẳng đủ sức để chống phá chế độ. Song nhóm thảo dân lại phạm phải ba điều tối kỵ, mà đấng cầm quyền không thể dung tha. Thứ nhất là hành động có tổ chức và mang bóng dáng của phong trào quần chúng, gắn bó xung quanh cụ Lê Đình Kình. Thứ hai là cả gan khống chế lực lượng vũ trang, lôi kéo các tay súng của đảng buông súng. Thứ ba là buộc Chủ tịch Nguyễn Đức Chung, người đứng đầu chính quyền Thủ đô Hà Nội, phải cúi đầu ký cam kết. Mấy hành động ấy không chỉ bị coi là thách thức chính quyền và là nỗi nhục không thể nuốt trôi, mà còn bị nhìn nhận là mầm mống chống đối dễ lây lan. Thêm vào đó, những lời ngợi ca và cổ vũ của dư luận bốn phương như đổ thêm dầu vào lửa, có thể gia tăng hưng phấn và ngộ nhận trên đất Đồng Tâm, nhưng đồng thời cũng khuếch đại nỗi căm giận và lo sợ của đấng cầm quyền. Vì vậy họ đã ra tay, đương nhiên không nhằm giải quyết tranh chấp mấy chục hecta đất đai, mà để trả thù và dập lửa từ xa, để đám lửa Đồng Tâm không trở thành tiền lệ, cháy lan ra muôn nơi.

Để hiểu hơn nỗi lo dày vò nơi thượng giới, hãy quan sát lễ xuất quân bảo vệ Đại hội Đảng Cộng sản Việt Nam lần thứ XIII. Khi đó, 15 ngày trước lúc Đại hội khai mạc, 6.000 người, thiết giáp BTR-60 PB, RAM 2000 MKIII cùng nhiều loại vũ khí tối tân đã rầm rộ xuất quân. Đại hội đảng của cái đảng độc nhất, lại luôn miệng quả quyết rằng “ý đảng hợp lòng dân” và “được nhân dân hết lòng tin yêu, ủng hộ”. Vậy thì hà cớ gì mà phải huy động lực lượng đến mức ấy để bảo vệ “nhiều vòng, nhiều lớp”? Nếu chỉ là biện pháp thận trọng, thì cứ việc tiến hành kín đáo, tại sao phải phô trương đến như thế?

Chưa hết, lại còn hạn chế xe tải, xe khách trên các tuyến đường hướng về Hà Nội, suốt từ 5 giờ sáng đến 8 giờ tối tất cả các ngày diễn ra Đại hội XIII, mặc dù trong thời gian ấy tất thảy 1.587 đại biểu tham dự Đại hội đã yên vị ở trung tâm Thành phố Hà Nội, chứ chẳng còn ai lang thang trên các ngả đường dẫn về Thủ đô. Vậy tại sao lại phải hạn chế giao thông đến tận những vùng xa xôi, cách nơi tổ chức Đại hội đến gần 50 km, như Vực Vòng, Đồng Văn (Hà Nam)?

Kết quả là phơi bày nỗi sợ, hơn là biểu dương lực lượng. Mà biểu dương lực lượng cũng nhằm kìm nén nỗi sợ mà thôi. Sợ ai? Hiển nhiên, những loại vũ khí tối tân được huy động, như thiết giáp BTR-60 PB và RAM 2000 MKIII, không phải để “đón” dân oan khiếu kiện, hay “tiếp” mấy vị bất đồng chính kiến…

Hãy đọc Thông tư số 17/2018/TT-BCA ngày 15 tháng 5 năm 2018 của Bộ công an, quy định về trang bị vũ khí, vật liệu nổ quân dụng và công cụ hỗ trợ. Theo Điều 4 Khoản 1 của Thông tư ấy, thì công an huyện, quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh cũng được xem xét trang bị súng chống tăng,  súng máy phòng không, tên lửa chống tăng cá nhân…”. Đương nhiên, không phải để đánh giặc ngoại xâm, vì nhiệm vụ quốc phòng thuộc phạm vi trách nhiệm của Quân đội. Thử hỏi, súng chống tăngtên lửa chống tăng và súng máy phòng không của lực lượng công an huyện, quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh sẽ nhắm vào đối tượng nào, trong một đất nước mà chỉ có Quân đội mới có xe tăng và máy bay chiến đấu?

Một khi đã lo xa, chuẩn bị đối đầu với cả nguy cơ quân ta tấn công quân mình, thì tất nhiên thế lực cầm quyền không thể bỏ qua biến cố Đồng Tâm. Thật ra, nếu thực tâm mong muốn, thì chính quyền có thể dễ dàng giải quyết tranh chấp đất đai ở Đồng Tâm một cách êm thấm. Song ngược lại, sự cố đã được duy trì và kích động gia tăng, để tận dụng nó như một cơ hội hiếm có. Cơ hội để biểu dương sức mạnh của bạo lực chuyên chính, nhằm dằn mặt toàn dân. Cơ hội để thực tập tấn công trấn áp người dân trên quy mô lớn. Vâng, không còn giả vờ diễn như diễn tập, mà tất cả đều hết sức thực khi thực tậpTấn công thực, đàn áp thực, bắt bớ thực, và giết người cũng thực.

Nếu chỉ muốn trấn áp và bắt bớ ba chục người dân Đồng Tâm, thì chỉ cần điều động vài trăm cảnh sát cơ động đã là quá đủ. Nhưng lại huy động hàng nghìn cảnh sát, hẳn là để thực tập chỉ huy và hiệp đồng tác chiến trên qui mô lớn. Đặc biệt, cuộc thực tập Đồng Tâm là cơ hội để kiểm nghiệm, xem lực lượng “còn đảng còn mình” có triệt để chấp hành mệnh lệnh một cách vô điều kiện hay không, nhất là khi nhận lệnh giết dân và giết cả đồng đội.

Ngày xưa, đầu của quan coi lương Vương Hậu bị Tào Tháo mượn để tránh lòng quân sinh biến. Ngày nay, đầu của đảng viên cộng sản Lê Đình Kình cũng bị mượn để ngăn lòng dân ai oán. Giống nhau ở chỗ, cả hai đều vô tội. Nhưng khác nhau ở chỗ, trước khi bị giết Vương Hậu còn được Tào Tháo thuyết phục một cách trung thực, rằng “Ta muốn mượn cái đầu ngươi để dẹp yên lòng quân”, và “Ta cũng biết ngươi không có tội, nhưng không giết ngươi thì lòng quân sinh biến, sau khi ngươi chết, vợ con ngươi ta nuôi cho, ngươi đừng lo.” Với cụ Kình thì hoàn toàn ngược lại, trước khi bị giết còn bị đồng chí xỉ vả, tra tấn, và chết rồi còn bị bồi thêm hai án tử hình, một án chung thân và 112 năm tù dành cho con cháu, người thân. Âu cũng thể hiện thứ đạo đức đặc trưng, từng giáng họa lên bao đồng bào, đồng chí thời Cải cách ruộng đất 1954, nay được đám đồng chí đồng đảng học tập và làm theo phát huy gấp bội.

Vẫn chưa đủ, ba mạng cảnh sát cũng bị hy sinh, để biện hộ cho việc giết hại cụ Kình và lý giải các hình thức chuyên chế sẽ được triển khai trong tương lai. Bốn mạng người chỉ là giá khởi điểm, một khi đã quyết Bằng bất cứ giá nào phải giữ cho được an ninh chính trị, trật tự xã hội”, như Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Nguyễn Phú Trọng đã chỉ thị trong buổi làm việc với Ban Thường vụ Đảng ủy Công an Trung ương vào sáng ngày 21 tháng 9 năm 2020. Tất nhiên, cần phải hiểu, cái muốn giữ không phải là giá trị phổ cập của thế giới văn minh, mà chỉ “giữ cho được” thứ “an ninh” và “trật tự xã hội” theo khẩu vị riêng của đấng cầm quyền sở tại.

5.2. Thông điệp bất chấp

Từ cách xử lý vụ Đồng Tâm toát ra thông điệp: Nếu dám làm trái ý đấng cầm quyền, cho dù hành động hợp pháp và chính đáng đến đâu đi nữa, thì cũng bị thẳng tay trừng trị. Và khi ra tay, thế lực cầm quyền bất chấp tất cả. Bất chấp đạo lý. Bất chấp lẽ phải. Bất chấp sự thật. Bất chấp cả Hiến pháp và pháp luật của chính Nhà nước này.

Lãnh đạo Bộ công an đã bất chấp sự thật khi thông báo về cuộc tấn công vào Đồng Tâm. Cơ quan cảnh sát điều tra đã bất chấp sự thật khi tung ra Kết luận điều tra hoàn toàn sai trái. Viện kiểm sát và Tòa án đã bất chấp sự thật khi bê đống bịa đặt từ Kết luận điều tra vào Cáo trạng và Bản án. Nhiều tình tiết vu khống, bịa đặt đã bị vạch trần. Còn vô số tình tiết sai trái khác chưa bị động tới. Nhưng ở đây, ta chỉ bổ sung thêm một ví dụ hết sức đơn giản, để minh họa cho mức độ sai trái tràn lan của các thông tin được nhồi nhét vào Kết luận điều tra, Cáo trạng và Bản án.

Về kích thước phòng khách nhà cụ Lê Đình Kình, Kết luận điều tra của Cơ quan cảnh sát điều tra viết tại trang 23: “Phòng khách có kích thước (4,5 x 7 x 2)m” (xem nửa trên Ảnh 5.1). Thử hỏi, có phòng khách nào chỉ cao 2 mét hay không? Vậy mà thông tin ấy lại được viết vào Kết luận điều tra, rồi được các thể loại cấp trên kiểm duyệt và phê duyệt. Những tưởng sản phẩm trí tuệ tầm ấy chỉ có đất dung thân ở Bộ công an, ai dè cũng được Viện kiểm sát trân trọng kết nạp. Thật vậy, Cáo trạng viết tại trang 21: “Phòng khách có kích thước (4,5x7x2)m” (xem nửa dưới Ảnh 5.1). Chẳng phải vì lười nên copy & paste, rồi kéo theo cả lỗi, mà đã cần cù đánh máy lại văn bản và sửa đổi những chỗ mà họ không ưng. Cụ thể, trong câu ấy, họ đã bỏ đi khoảng trống ở hai bên dấu nhân, song vẫn giữ lại kích thước của chiều thứ ba là 2 mét. Giả sử, nếu phòng khách nhà cụ Kình đã bị họ phá tan tành, thì bịa tùy ý đã đành. Đằng này, căn phòng ấy vẫn còn đó, với kích thước nền là 4,55 x 7,25 và chiều cao là 3,67 mét, nhưng họ vẫn thản nhiên viết là 2 mét.

Ảnh 5.1: Kích thước phòng khách nhà cụ Lê Đình Kình trong Kết luận điều tra và Cáo trạng.

Một thông tin đơn giản về một căn phòng đang tồn tại, không cần phải viết ra và nếu viết thì không cần phải viết sai, mà vẫn viết và vẫn sai như thế, thì đương nhiên, để vu khống người dân và bào chữa cho tội ác Đồng Tâm, họ chẳng thèm kiềm chế khi bịa đặt về các diễn biến đã qua. Vậy nên bất chấp sự thật, bịa ra chuyện cụ Lê Đình Kình dùng dao phóng lợn và cầm lựu đạn để tấn công cảnh sát. Và bịa ra chuyện ông Lê Đình Chức, giữa vòng vây cảnh sát vẫn điềm nhiên dùng dao phóng lợn chọc xuống cửa sổ, khiến ba sĩ quan cảnh sát cùng rơi xuống hố kỹ thuật, rồi thong thả đổ xăng xuống đó để thiêu…

Nếu tư duy một cách đơn giản, thì chẳng đáng ngạc nhiên, khi họ thể hiện truyền thống vu khống bịa đặt. Song vẫn băn khoăn với câu hỏi: Tại sao lại bịa đặt quá ngớ ngẩn như thế? Nếu chỉ do một đám thiểu năng tùy tiện nhào nặn thì đi một nhẽ. Đằng này, còn mấy tầng biên tập và phê duyệt, ít nhất lên đến lãnh đạo cấp Bộ. Chẳng lẽ cái công nghệ tuyển chọn, đào tạo và bổ nhiệm cán bộ đúng quy trình xây dựng đảng đã ngu hóa bộ máy cầm quyền đến mức ấy rồi sao? Phải chăng vì thế mà càng bịa càng ngu, càng ngu càng bịa? Thật xót cho muôn dân, phải tốn tiền nộp thuế, để nuôi bộ máy cầm quyền án ngữ bởi những não trạng tệ hại như vậy. Không chỉ hại cơm, mà còn hại dân, hại nước…

Nhưng nếu tư duy một cách cảnh giác, thì cần đặt thêm câu hỏi: Phải chăng, họ cố tình bịa đặt ngớ ngẩn đến mức cả những người ngu ngơ cũng có thể nhận ra, nhằm gửi đến toàn dân thông điệp, rằng họ bất chấp cả sự thật?

Sự thật là thứ có thể diễn ra ngoài ý muốn của thế lực cầm quyền, nên có thể biện bạch, rằng bất đắc dĩ mới đành phải bất chấp. Nhưng tại sao lại bất chấp cả Hiến pháp và pháp luật, là thứ do chính họ đặt ra và có thể ban hành như ý?

Chẳng phải đến vụ Đồng Tâm mới bất chấp pháp luật, mà đã bất chấp từ lâu. (Ví dụ điển hình là ngang ngược chà đạp lên quyền biểu tình của công dân suốt mấy chục năm qua, mặc dù quyền ấy đã được hiến định trong tất cả các Hiến pháp của chế độ này.) Song phận dân đen thì chẳng biết bấu víu vào đâu ngoài pháp luật. Thành thử, người dân vẫn viện dẫn pháp luật để kêu oan, tố cáo quan tham và đòi công lý. Tiếc thay, đối với giới cầm quyền thì thái độ cứng đầu đó hay bị đồng nghĩa với việc lợi dụng Hiến pháp và pháp luật để phá rối “an ninh chính trị và trật tự xã hội”. Phải chăng, chính vì vậy mà trong vụ Đồng Tâm, họ đã cố tình hành xử hết sức thô bạo, bất chấp Hiến pháp và pháp luật, nhằm dạy toàn dân bài học: Hiến pháp và pháp luật chỉ là công cụ để bề trên cai trị thần dân, nên đừng ngây thơ tưởng đó là thứ có thể dùng để trói buộc đấng cầm quyền.

Diễn ra trước thềm Đại hội XIII của Đảng Cộng sản Việt Nam, phải chăng vụ Đồng Tâm cũng có tác dụng tương tự đối với nội bộ đảng cầm quyền. Đó là răn đe đối phương và nhắn nhủ tới toàn đảng: Điều lệ đảng chỉ là công cụ để cấp trên khống chế cấp dưới, nên đừng ngây ngô viện dẫn điều cấm trong Điều lệ đảng để cản trở kế hoạch quyền lực của đấng tối cao. Xét từ góc độ này, phải chăng vụ Đồng Tâm cũng góp phần chuẩn bị nhân sự cho Đại hội XIII?

Trên thực tế, Đại hội XIII đã nhất trí “không sửa đổi, bổ sung Điều lệ Đảng hiện hành”. Tức là vẫn giữ nguyên cả Điều 17 của Điều lệ, trong đó quy định “Đồng chí Tổng Bí thư giữ chức vụ Tổng Bí thư không quá hai nhiệm kỳ liên tiếp.” Tuy nhiên, Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XIII vẫn bầu ông Nguyễn Phú Trọng giữ chức Tổng Bí thư Ban Chấp hành Trung ương Đảng nhiệm kỳ thứ ba.

Về lý mà nói, điều lệ đảng là văn bản pháp lý tối cao của mọi đảng chính trị, mà tất cả các tổ chức và các đảng viên của đảng đều phải nghiêm chỉnh chấp hành. Lãnh đạo cấp càng cao thì càng phải nghiêm chỉnh chấp hành các quy định của điều lệ đảng, đặc biệt là những quy định dành riêng cho các vị trí lãnh đạo, bao gồm cả quy định về nhiệm kỳ của Tổng bí thư. Đây là một đặc điểm nhận dạng cơ bản, để phân biệt một đảng chính trị đích thực với một băng đảng.

Điều lệ Đảng Cộng sản Việt Nam quy định tại Điều 48: “Chỉ Đại hội đại biểu toàn quốc mới có quyền sửa đổi Điều lệ Đảng.” Hiển nhiên, Đại hội đại biểu toàn quốc của Đảng Cộng sản Việt Nam có quyền và chỉ có quyền quyết định sửa đổi hay không sửa đổi Điều lệ đảng, chứ Đại hội không hề có quyền quyết định vi phạm hay cho phép ai đó vi phạm Điều lệ đảng. Đó là tư duy pháp lý sơ đẳng, mà mọi người trưởng thành với đầu óc khỏe mạnh đều phải hiểu.

Vì thế, khi Đại hội XIII đã quyết định “không sửa đổi, bổ sung Điều lệ Đảng hiện hành”, thì bản thân Đại hội XIII và cả cái Ban Chấp hành Trung ương do nó bầu ra cũng phải nghiêm chỉnh chấp hành Điều lệ hiện hành, tất nhiên cả Điều 17, Khoản 1.

Vậy mà, Ban chấp hành Trung ương khóa XIII lại vi phạm Điều lệ đảng để hiện thực hóa kế hoạch nhiệm kỳ thứ ba của Tổng Bí thư. Hơn nữa, cả Đại hội XIII cũng chấp nhận như vậy.

Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng khẳng định không mệt mỏi, rằng “Đất nước ta chưa bao giờ có được cơ đồ như ngày nay.” Vậy còn đảng của ông thì thế nào? Tuy chẳng nói ra, nhưng chính bản thân Tổng bí thư cùng Đại hội XIII do ông đạo diễn (và cũng diễn ra như ý) đã phơi bày một thực tế trần trụi, đó là Đảng Cộng sản Việt Nam chưa bao giờ mất tính đảng, mất tính chiến đấu như ngày nay.

Bài học đọng lại là: Điều lệ đảng, vốn được coi là thiêng liêng, mà dàn lãnh đạo cao nhất của Đảng Cộng sản Việt Nam còn thản nhiên chà đạp như thế, thì đừng quá ngạc nhiên khi họ chà đạp gấp bội lên Hiến pháp và pháp luật của Cộng hòa Xã hội chủ nghĩa Việt Nam.

  1. Ta phải làm gì?

Khi “chiến công đặc biệt” đã diễn ra như trình bày trong phần 4, thì các bị cáo Đồng Tâm chẳng hề liên can đến cái chết của ba sĩ quan cảnh sát. Nếu bị cáo khai nhận hành vi giết người nào đó, thì là do bị ép cung. Dấu hiệu ép cung thô bạo đã quá rõ ràng, mà Tòa án vẫn bám vào kết quả ép cung để kết án, thì là đồng lõa ép cung để chà đạp công lý. Do đó, việc Tòa án tuyên bố sáu bị cáo Lê Đình Chức, Lê Đình Công, Lê Đình Doanh, Bùi Viết Hiểu, Nguyễn Quốc Tiến và Nguyễn Văn Tuyển phạm tội giết người là cố tình kết án oan sai. Tất nhiên, ai cũng hiểu, trong những phiên xét xử kiểu này, thẩm phán chỉ là diễn viên đóng thế mà thôi.

Bản án số 355/2020/HS-ST có đoạn (trang 43):

“Hành vi của bị cáo Lê Đình Chức là nguyên nhân trực tiếp gây ra hậu quả đặc biệt nghiêm trọng làm chết 03 người đang thi hành công vụ, thể hiện tính côn đồ, tàn ác, mất nhân tính và không còn khả năng cải tạo, nên cần thiết phải áp dụng mức hình phạt nghiêm khắc nhất của khung hình phạt, loại bỏ vĩnh viễn khỏi đời sống xã hội để đảm bảo tính nghiêm minh của pháp luật, tính răn đe, giáo dục và phòng ngừa chung.”

Càng tin Lê Đình Chức không giết ba cảnh sát, thì càng rùng mình trước phán quyết “tàn ác, mất nhân tính và không còn khả năng cải tạo”, nên phải “loại bỏ vĩnh viễn khỏi đời sống xã hội”. Phải chăng, chính tác giả đích thực của Bản án mới phù hợp với phán quyết ấy? Chẳng lẽ, chỉ vì mục đích “răn đe” và “phòng ngừa”, mà họ hành động “tàn ác, mất nhân tính” đến như vậy hay sao? Liệu bản thân họ có “còn khả năng cải tạo” nữa hay không?

Sau phán xử sơ thẩm oan sai, mọi người chỉ còn cách trông chờ vào phiên tòa phúc thẩm. Nhưng ngày 6/11/2020, tức là 53 ngày sau khi kết thúc xét xử sơ thẩm vụ án Đồng Tâm, Chánh án Tòa án nhân dân tối cao Nguyễn Hòa Bình đã long trọng tuyên bố trước Quốc hội: “Chưa phát hiện kết án oan người vô tội.” Tức là, ông ta cho rằng phiên xét xử sơ thẩm vụ án Đồng Tâm cũng không hề “kết án oan người vô tội”. Nếu thế thì tương tự như vụ án Hồ Duy Hải, hạ màn phúc thẩm hay giám đốc thẩm cũng y án sơ thẩm mà thôi.

Có điều, dù y án, nhưng có lẽ sẽ không dám thi hành án tử hình đối với Lê Đình Chức và Lê Đình Công. Bởi thế lực cầm quyền biết rõ, ai mới là kẻ giết chết ba sĩ quan cảnh sát Nguyễn Huy Thịnh, Dương Đức Hoàng Quân và Phạm Công Huy. Vì vậy, cũng biết rằng, nếu bất chấp sự thật mà thi hành án tử hình đối với Lê Đình Chức và Lê Đình Công vì tội giết ba cảnh sát, thì cũng khởi động cả bản án kết liễu chế độ, đồng thời kết liễu cả tương lai của bản thân và gia đình mình.

Vậy nên làm gì bây giờ? Thuyết phục đạo lý với thế lực bất chấp đạo lý ư? Hay chỉ ra lẽ phải với thế lực bất chấp lẽ phải? Hay vạch trần sự thật với thế lực bất chấp sự thật? Hay tranh luận pháp luật với thế lực bất chấp pháp luật? Hay tuyên bố phản đối thế lực bất chấp tất cả? Làm như vậy phỏng có ích gì không?

Chắc hẳn trong bộ máy cầm quyền vẫn tồn tại những người không bất chấp tất cả, có lương tri đủ tầm để không thể chấp nhận tội ác Đồng Tâm. Nhưng tại sao họ không lên tiếng phản đối tội ác? Vì không đủ bản lĩnh? Hay vì vị thế không đủ cao, nên có lên tiếng cũng vô ích, giống như lấy trứng chọi đá mà thôi? Hay đơn giản vì chưa biết sự thật?

Tôi đã viết hai bài Tội ác Đồng Tâm và “Viết thêm về tội ác Đồng Tâm” để minh oan cho cụ Lê Đình Kình và các bị cáo Đồng Tâm, đồng thời giúp thế lực cầm quyền nhận ra, kịch bản tệ hại đã bị lộ tẩy, để sớm dừng chân, tránh dấn bước phạm thêm sai lầm. Có người trách tôi: “Tại sao lại công bố hai bài ấy trước khi xử án, để chúng nó có cơ hội biến báo?” Tôi đã tính đến nguy cơ ấy, và đã lưỡng lự vì nó. Nhưng rồi vẫn quyết định công bố hai bài ấy rất sớm, hơn nửa năm trước phiên tòa sơ thẩm xét xử vụ Đồng Tâm. Vì đã biết quá rõ căn bệnh cố hữu của bộ máy cầm quyền lâu nay trên đất nước Việt Nam thấm đẫm đau thương, là mỗi khi phạm phải sai lầm thì thường chẳng chịu dừng lại để thừa nhận sai lầm, mà càng dấn tới để tỏ ra mình vẫn đúng. Cho nên, nếu muốn giúp các nạn nhân Đồng Tâm, thì cần giúp phía cầm quyền nhận ra sai lầm càng sớm càng tốt, để họ chưa kịp phạm thêm sai lầm mới.

Tiếc rằng, thiện chí của tôi đã không lay chuyển nổi bản năng và ý chí dấn tới của họ trên con đường sai lầm và tội lỗi.

Mặc dù vậy, tôi vẫn viết thêm bài này. Không phải để tranh luận với thế lực bất chấp tất cả. Mà viết cho đồng bào tôi đọc, cho đồng bào tôi hiểu. Bởi cái mà đồng bào tôi đang rất cần và rất đói là sự thật. 

Đặc biệt, những người có lương tri trong đảng cầm quyền càng cần hiểu đúng cái sự thật phũ phàng của tội ác Đồng Tâm, và giúp các đồng chí của họ cùng hiểu ra sự thật. 

Chỉ khi đã hiểu đúng sự thật, thì mỗi người mới có thể tự mình trả lời câu hỏi: Ta phải làm gì?

Hà Nội, ngày 7 tháng 3 năm 2021

Blog Hoàng Xuân Phú

13 BÌNH LUẬN

    • Ơ hay tên Ngụy vàng này nói điên . Thằng MẼO nó giét khũng bố BIN LADEN và đàn em của Binladen 20 năm nay chưa xong thì cà thé giói hoan hô trong đó có dám NgỤy vàng 3/// , Viet công chúng anh củng có quyền giét khũng bô’ LE ĐINH KÌNH chứ em Ngụy. May phuóc cho dòng họ KÌNH õ VIET NAM. Nếu LE ĐINH KÌNH ỏ MẼO thì FBI nó cho lên bàn thờ ngôi hét rồi nhá em. Em có biét FBI Mẽo nó băn’ là bắn cho hết đạn và bắn là bắn chết. Giòng họ nhà KÌNH nên biet cám on VC chúng anh quá nhân đạo đói vói tội KHŨNG BỐ.

      Tòa đại sứ MẼO tại Ha Nội 150 đứa còn khong dám há mồm bênh vưc ten khũng bố LE ĐINH KINH và đàn em nưa cơ mà. Tội khũng bố thì trời còn bó tay , MẼO là cái đinh chi. So Ngụy Tàn Dư tuổi gì mà đòi THUONG VAY KHOC MƯỚn cho khũng bố KÌNH nhỉ!

      Nên nhớ nha, nhà nuoc CHXHCNVN sẻ khong nuong tay cho dù bat cứ khũng bố nào từ KÌNH cho tói Vịt Tân hay Đào tụt Quần, hay Ngụy Tan Dư nào manh nha xía vào ngay cả toilet của VN.

  1. Ha ha ha

    Ha ha lâu ngày không thấy thằng Phét nó lên DCV, ông đây muốn
    Phát biểu với Phét vài câu

    Số là hồi xưa Bác Hồ chuyên nghề thổi kèn saxophone (Bú Cặc) cho các cố vấn Tầu, cho bác Mao nay thằng Phét cũng học được cái nghề chuyên nghiệp của Bác truyền lại
    Nay thằng Phét cũng bú cặc các quan Tầu Phù như Bác Hồ hồi xưa nên nó ca tụng Tầu Phù dữ lắm
    Bác Hồ làm gì nó cũng bắt chước, hồi xưa, Bác ở xứ Nghệ đói quá, Bác vào Saigon kiếm sống, lên Ngã ba Chú Ía, Ngã Năm Chuồng Chó đổ bô cho mấy con đĩ, sau mới mò ra Cảng nhà Rồng sang Tây làm bồi tầu mà bọn đàn em hê lên Bác tìm đường cứu nước.

    Hồi 75 thằng Phét ở Bắc đói rạc, nó cũng mò vào Saigon kiếm sống, lên Ngã ba Chú Ía, Ngã Năm Chuồng Chó đổ bô cho mấy con đĩ, sau bỏ nghề làm DLV kiếm khá hơn, tối tối vẫn bú cặc các quan tầu Phù, độ này Phét hết đói nên nó chửi dữ hơn, được đảng cho cơm, gạo no đủ nó chửi mạnh bà con thấy cả

  2. “… bất chấp sự thật mà thi hành án tử hình đối với Lê Đình Chức và Lê Đình Công vì tội giết ba cảnh sát, thì cũng khởi động cả bản án kết liễu chế độ, đồng thời kết liễu cả tương lai của bản thân và gia đình mình.(TG)”
    Chúng chưa thi hành nhưng có gì bso là họ không thi hành ? Hay tác giả đả đoan được là họ bị tử hình ,rồi xin khoan hông ,và tto Định NP Trọng là người “có tấm lòng thương dân thương đồng chí…” mà giảm tử hình thành chung thân ,Nhưng chung thân thì chỉ là chét trong ống mà thôi !
    Bọn chúng đã về Đồng Tâm yeu cầu người nhà ký tên xin ân xá (tai sao không là 2 tử tù?Họ không thèm kysvif cung như ngươi nhà không ký .Phải chăng kijchbarn tác giả đưa ra tắc nghẻn ở đây ? Và liêu “bản án có kết liểu chế độ”
    Theo ý của kẻ góp ý này thì dù ,” những người có lương tri trong đảng cầm quyền càng cần hiểu đúng cái sự thật phũ phàng của tội ác Đồng Tâm, và giúp các đồng chí của họ cùng hiểu ra sự thật.
    Chỉ khi đã hiểu đúng sự thật, thì mỗi người mới có thể tự mình trả lời câu hỏi: Ta phải làm gì?”(TG)
    thì câu trả lời cho “ta vẫn làm gì?” vần luôn là câu hỏi không có trả lời …Đó là “chuyên chính vô sản ‘ mà vc rất tự hào , Nó là lý do họ làm được tất cả…Lương Tâm không có ,chỉ còn lươn lẹo ,lương tiền mà thội!
    Chỉ có ở trong ché đọ nhân vị,con người là vốn quý thì mơi có thiện lương mà THA cho họ.

  3. “Hiến pháp và pháp luật của nước cộng hoà XHCN Việt Nam” !
    Bọn ăn cướp mà cũng có Hiến pháp và pháp luật sao ? ,cái gọi
    là hiến pháp ,pháp luất đó là cái pháp luật của nòng súng .

    “Tao có súng ,đó là pháp luật “.

    • Thé thì hién pháp, luat pháp tam quyền phan lập của NGUY SAI GON xua kia nằm lổ nào mà khong cho TON TON DIỆM, NHU, CẨN mot phien tòa cho ra trắng đen mà đem trói lại nhu trói nhũng tên cuóp cạn rồi sau đó cho sỉ quan bắn như bắn chó ghẽ vậy là sao hả hả.

      Đô’ tên NGỤY TAN DU nào dám trả lòi anh dụ này nghe choi nào.

      Còn chuyen lão KÌNH là ten khũng bố. Thằng MẼO nằm ngay tại HA NOI còn khong bênh đuọc thì dám NGỤY làm sao gào thét méc bố MẼO vô ích.

      Gặp FBI MẼo thì cả gia đinh KÌNH lên bàn thờ ngoi hét rồi. VC nhan đạo quá .

  4. Có chi mô vụ Đồng Tâm mà bàn cải hoài ! Đó là vụ tranh chấp đất đai
    giửa những người cùng họ với “bác Hồ kính yêu” ! Cầm đầu bởi môt Đảng viên CS ,mà tên gọi là “cụ Kình”!Nói ra thế thì mới thấy rỏ,giửa những người CS”tranh ăn”với nhau .Còn hoan hô Bác Hồ thì càng chết! Luật lệ gì ở đây nửa !!

    • Thật sự mà nói ,thì đây cũng là kịch bản cũ ,ăn cướp mới .
      Ngày xưa ,cái thằng gọi là Bác Hồ ,nhân danh chủ nghĩa
      Cộng sản ,bày ra cái trò “cải cách ruộng đất . Đấu tố ,những
      phiên toà Căng gu ru, giết hàng vạn địa chủ để cướp ruộng
      đất và tài sản của người khác .

      Bây giờ cũng thế ,đám con cháu của hắn ,bày ra những vở
      kịch khác để giết người cướp đất . Nạn nhân, bây giờ là “cụ
      Kình” ,một nhân vật có mấy chục năm “tuổi đảng” . Nếu ngày
      xưa ,tay “cụ Kình “này có ruộng đất như bây giờ ,thì đã bị bắn
      giết như bà Cát Hanh Long từ tám kiếp rồi . Ngày xưa đi theo
      bọn ăn cướp ,há chẳng biết lòng dạ của bọn ăn cướp sao ?

      Ngày xưa ,gia nhập cái đảng cướp ,không muốn nói là đồng
      loã ,đồng đảng với chúng để ăn cướp .Không biết được chia
      chác ,được thí cho cái quyền lợi gì ,bây giờ bị chính chúng nó
      thịt ,để cướp số đất đai kia . Thật đáng buồn ,và cũng đáng
      tiếc cho cụ Kình đã nhận được bài học quá trễ . Trễ đến nỗi
      không còn mạng sống để suy gẫm .

      Hy vọng mấy đứa ra rả ca tụng Bác và đảng ,sớm mở mắt.
      Ngày nào đó ,nếu không còn hơi để làm lợn viên nữa ,thì cuộc
      đời cũng bế mạc kiểu “cụ Kình ” này ,hay là nằm chết co
      quắp như thằng trộm chó kia .

  5. Anh Hùng Kháng Cộng

    Ngươi đảng viên ngoài sáu mươi tuổi đảng
    Nằm chết thương tâm lỗ đạn ngay tim
    Đảng đã giết người vu anh bạo loạn
    Chống lại độc tài vô sản chính chuyên

    Thời trai trẻ anh tham gia vào đảng
    Nghe theo lời của một lão bác huênh hoang:
    “Đảng Cộng sản là lương tri thời đại
    Chủ nghĩa này ưu việt nhất trần gian”

    Rồi thực tế đã làm anh thất vọng
    Bác “vĩ nhân” lộ chân tướng gian hùng
    Đảng “tài tình” rõ một phường vô lại
    Bán nước buôn dân độc ác vô cùng

    Anh chán nãn khi thấy mình lầm lỡ
    Bỏ về quê sống cạnh những người dân
    Tạm ẩn thân trong cái xã Đồng Tâm
    Cùng con cháu vui tuổi già bóng xế

    Nhưng trước dã tâm sài lang cẩu trệ
    Anh phải đứng ra lãnh đạo thôn làng
    Chống đảng gian manh quỷ quyệt tham tàn
    Ăn cướp đất của người dân cùng khổ

    Chúng đã giết anh, đảng Hồ hung bạo
    Ba nghìn công an bộ đội du côn
    Tập kích nhà anh như tấn công đồn
    Bắn giết anh ngay khi trên giường ngủ

    Anh đã chết nhưng anh còn sống mãi
    Trong lòng dân chúng xã Đồng Tâm
    Và trong lòng dân tộc Việt Nam
    Lê Đình Kình, vị Anh Hùng Kháng Cộng.

    https://fdfvn.wordpress.com

  6. Giải vói mã cái gì nửa giòi oi. Đại sứ Mẽo tại HA NỌI còn khong dám mở mồm ra bênh vưc nủa là vì tội quá rành rành như thế , ai cúu cho nổi.

    Bin Laden khủng bố thì MẼO giét xong còn khong cho phép chôn trên đất lien mà phải THŨY TÁNG.

    LE ĐINH KÌNH tang trử hàng tram quả lụu đạn, dao búa, và dám thách thức chinh quyền thì chi có mà chết.

    Canh sát MẼO mà baỏ “DROP THE WEAPON( bỏ súng hay dao xuống)” mà khong tuân lệnh là “đoành đoành đoành cho tói khi het đạn).

    May phuóc cho đám LE ĐINH KINH tổ chúc khủng bô’ taị Viet Nam đó nghen. Ỏ MẼO thì toàn bộ gia đính LE ĐINH KINH lên bàn thờ ngồi hét rôì.Không mau mà cám on các chien sỉ cong an mau.

    Phải công nhận cảnh sát của nuóc CONG HOA XA HOI CHU NGHIA VIET NAM hiền lành thiệt nghen. Gặp FBI của MẼO mà vào cuộc tieu diet khủng bô’ thì đám LE ĐINH KINH chỉ có mà tan xác hết rồi. Cảnh sát MẼO mà bắn là phaỉ bắn cho hết đạn và phải bắn chết hết những tên khủng bố có trang bị vủ khí giét nguoì và nhất là đả chống nguoì THI HÀNH CONG VỤ như đám LE ĐINH KÌNH.

    • Tụi Mẽo dữ lắm, Hồ Chí Minh mà gặp FBI là tan xác từ lâu. May cho Hồ đó, nhưng cũng xui cho Hồ vì không bị tan xác nên cứ bị đày ở đó hoài, làm trò diễn cho người ta coi. Ủa mà Hồ tội gì để bị bọn đàn em hành xác không cho chôn?

      • Bác HỒ chúng anh là nổi đau của bọn thưc dân và đế quóc và nổi CAY CÚ ngàn đời của NGỤY.

        Bây giờ để nhó on nguòi dân Viet Nam đặt bác nằm trong mot lăng to đùng làm NGỤY ganh tức tiép.

        Nguọc lại cụ Diệm, cu NHU không biét tội chi lắm lắm mà ton ton NGUYEN VAN THẸO của NGỤY SAI GON lại toa rập vói Duong Van Minh, Tran Thien Khiem, Ton That Đính , Tran Van Đôn và 38 tuóng tá khác băt trói cắp ké 2 tay ra đằng sau và dọng vào xe TANK M113 của MẼO và sau đó cho tay sát thủ NGUYEN VAN NHUNG rút sung Colt 45 của MẼO bắn hết đạn và chưa chết, hắn rút luỏi lê của MẼO nhảy xuong hầm xe TANK đâm máy chục nhát chí mạng cho 2 anh em DIEM NHU tắm máu trong xe TANK đó bé Quàng Khan Đỏ.

        Anh trả loi nhuu thé là qu’a chinh xác rỏ rang roi nghen.

        • Súc vật này được nuôi ở đây sủa làm cảnh và giữ nhà, có súc vật này giữ nhà thì hacker không vào quậy phá. Một công đôi việc

BÌNH LUẬN

Please enter your comment!
Tên