Florida, đất lành của ai

3
Ngôi nhà của Jair Bolsonaro, cựu tổng thống Brazil, gần khu giải trí Disney World ở Florida. (Ảnh Thomas Simonetti/The Washington Post)

Anastasio Somoza không phải đi làm những nghề có đồng lương thấp khi ông rời khỏi dinh tổng thống Nicaragua vào năm 1979. Chẳng những vậy, ông ta còn được nhiều người chào đón khi đến sống tại Sunse Islands, khu nhà giàu của thành phố Miami, tiểu bang Florida. “Chúng tôi rất vui khi có ông ấy,” Josephine Brooks, một bà hàng xóm cho biết.

Gia đinh của Somoza đã độc quyền cai trị Nicaragua trong 43 năm, bị ta thán đã nghiền nát những người bất đồng chính kiến và rút ruột người dân. Dù đã yên thân tại Florida, ông vẫn hứa tiếp tục đấu tranh cho “dân chủ” bất cứ giá nào và còn tuyên bố rằng nếu phải lưu vong suốt đời, ông sẵn sàng làm những nghề thấp kém nhất để mưu sinh.

Florida có thể là đối tượng của nhiều chuyện cười của Mỹ, nhưng từ mấy chục năm qua, tiểu bang này đã có một sức hấp dẫn kỳ lạ đối với các nhà lãnh đạo nước ngoài bị lật đổ. Vì vậy, có lẽ không có gì ngạc nhiên khi trong những ngày cuối cùng tại vị, ông Jair Bolsonaro, cựu tổng thống Brazil đã lánh nạn tại thành phố Orlando của Florida. Ông đến Florida chỉ một tuần trước khi những người ủng hộ ông xông vào các tòa nhà chính phủ để phản đối tân Tổng thống Luiz Inácio Lula da Silva tuyên thệ nhậm chức. Nhiều tháng trước đó, Bolsonaro nói với những người ủng hộ những chuyện sai lệch về thất bại của ông trước Lula.

Từ Florida, ông Bolsonaro nói mình không xúi giục cuộc nổi loạn ở quê nhà và cho biết mình đang nằm bệnh viện vì bệnh tim. Trước khi có nổi loạn, ông vẫn bình thường đi chợ Publix và ăn gà chiên KFC, theo như hình ảnh của những người gốc Brazil tại địa phương vốn là fan của ông. Giờ đây, các nhà lập pháp Hoa Kỳ đang đòi hành pháp cho biết tình trạng di trú của ông ta tại Hoa Kỳ và khi nào thì hết visa.

Đúng là một chuyện khôi hài, nhưng không lạ, của Florida. Vào năm 1933, khi Tướng Gerardo Machado bị lật đổ, chạy trốn khỏi Cuba với 5 khẩu súng lục và 7 túi vàng, ông lang thang nhiều nơi và cuối cùng đã định cư  ở Miami. Vài chục năm sau, 1959, một nhà chuyên chính khác của Cuba, Fulgencio Batista chạy sang thành phố  Jacksonville của Florida sau khi bị Fidel Castro lật đổ.

Năm 1990, Prosper Avril, lãnh đạo của Haiti được máy bay quân sự của Hoa Kỳ đưa đến  căn cứ Không quân Homestead để thoát một cuộc đổ máu ở nhà, sau đó chuyển đến một biệt thự ở Boca Raton, cả hai nơi đều nằm trong Florida.

Ba năm sau, Tổng thống Gonzalo Sanchez của Bolivia dùng máy bay thương mại đến Miami để thoát khỏi các cuộc biểu tình ở El Paz (sau đó mới dời sang tiểu bang Maryland).

Carlos Andrés Pérez, hai lần làm tổng thống Venezuela , sống lưu vong ở Miami trước khi qua đời vào năm 2010. Cái chết của ông châm ngòi cho một cuộc chiến giữa người vợ Venezuela và tình nhân người Florida để xem nên chôn ông ta ở đâu, bà vợ cuối cùng đã thắng. Marcos Peréz Jiménez, một nhà lãnh đạo Venezuela khác, sống ở Miami từ 1958 đến 1962 sau khi bị lật đổ.

Cựu tổng thống Panama, Ricardo Martinelli, đã định cư tại khu Coral Gables cao cấp của Miami sau khi rời nhiệm sở vào năm 2014, tại đây, ông tậu một biệt thự 8.2 triệu đô la.

Tờ báo Miami New Times đã từng đăng một bài về chỗ ở của các quan chức các chế độ độc tài Mỹ Latinh tại Florida để phục vụ các bạn đọc gốc Trung Nam Mỹ tò mò khi đến Florida.

Tại sao Florida có sức thu hút? 

Có lẽ địa lý. Chỉ có 160 cây số giữa Cuba và Florida, trong khi phi trường quốc tế Miami là trung tâm nối tiếp cho các chuyến bay qua lại Châu Mỹ Latinh.

Khu nhà của cựu tổng thống Brazil đang ở thỉnh thoảng cũng thấp thoáng có người đồng hương đến thăm. Có khoảng 115.000 người Brazil ở Florida, hơn một phần năm tổng số người Brazil ở Hoa Kỳ. Cộng đồng người Cuba và người Haiti thậm chí còn đông hơn. Hơn một phần tư tiểu bang này là người gốc Latinh, tiếng Tây Ban Nha là ngôn ngữ áp đảo ở một số khu vực thị tứ.

Cuộc sống? Thời tiết mùa hè chảy mồ hôi, nhiều bão tố không quá khác biệt so với ở Caribê, trong khi các bãi biển ở Miami hoặc St. Petersburg không kém Rio.

Nhưng dường như còn hơn thế nữa: Đối với những người coi mình là một phần của đội tiên phong của cánh hữu toàn cầu, tiểu bang này có một sức hấp dẫn khác biệt. Cựu tổng thống Donald Trump có khu vực Mar-a-Lago.

Thống đốc Ron DeSantis giành chiến thắng dễ dàng khi tái tranh cử vào tháng 11 năm ngoái, biến thành ngôi sao đang lên của Đảng Cộng hòa cho cuộc bầu cử tổng thống năm 2024. DeSantis, một người phê phán chủ nghĩa Mác, được các nhà lãnh đạo chạy trốn khỏi các phe cánh tả ở Châu Mỹ Latinh xem là đồng minh.

Nhưng Florida chưa chắc đã an toàn. 

Cựu Tổng thống Avril của Haiti phải trở về quê nhà vào  năm 1992 vì đối mặt với một vụ kiện nhân quyền có thể làm ông phải bồi thường 20 triệu đô la.

Cưu Tổng thống Sanchez de Lozada của Bolivia phải ra tòa sau khi bị kết tội làm chết nhiều dân thường trong các cuộc xuống đường biểu tình năm 2003 ở Bolivia, ông bị phạt 10 triệu đô la.

Manuel Antonio Noriega, người hùng của Panama, đã ngồi tù nhiều năm ở Miami sau khi bị quân đội Mỹ buộc đưa đến Florida vào năm 1979. Cuối cùng ông được hồi hương, tiếp tục ở tù và qua đời sau đó mấy chục năm.

Kế hoạch định cư tại Florida của Batista, nhà độc tài Cuba, không bao giờ xảy ra – ông buộc phải rời khỏi Hoa Kỳ sau khi đơn xin tị nạn bị từ chối, mặc dù có nhiều bất động sản trong tiểu bang và có gia đình ở đó. Ông đành sống quãng đời còn lại ở Tây Ban Nha và vào năm 2017, một cô con gái của ông trở thành người vô gia cư và sống lây lất trong một công viên ở Fort Lauderdale, Florida.

Cựu Tổng thống Somoza cũng không sống lâu ở Florida. Mặc dù khoe mình quen nhiều người Mỹ có thế lực, ông cũng toát mồ hôi khi chính phủ mới ở Nicaragua nằng nặc đòi Hoa Kỳ cho dẫn độ.  Cuối cùng ông đành bay qua Paraguay, buồn bã và tăng cân. Năm 1980, trong lúc đang lái chiếc Mercedes, ông lãnh nguyên một tràng đạn súng máy, tắt thở.

Hiện chưa rõ ông Bolsonaro sẽ ở lại Florida trong bao lâu. Nhiều người Mỹ muốn trục xuất ông, chưa kể nay mai Brazil yêu cầu dẫn độ ông, dù thủ tục pháp lý có thể kéo dài. 

Lời bàn của Mao Tốn Cơm

Nếu Quận Cam của California có Little Saigon thì Miami của Florida cũng có Little Havana. Nếu CSVN có Nghị quyết 36 thì Cuba cũng gửi cán bộ đến gây chia rẽ cộng đồng.

Anh Dương Chí Dũng, anh Vũ Nhôm nếu không bị bắt lại có lẽ giờ này đang ở Florida?

Anh Trịnh Xuân Thanh nếu chạy sang Florida thay vì Berlin thì có lẽ giờ này vẫn ổn?

Chị Thoa và chị Nhàn giờ này nghe nói cũng đang lưu lạc bên Mỹ. Riêng chị Nhàn hãy cẩn thận vì đã có bản án 30 năm tù nên nếu núp không kỹ, chị có thể bị dẫn độ.

Quan chức Việt Nam giàu khủng khiếp, đến độ một công an khu vực, một bí thư xã cũng có tiền gửi con du học.

Một phần của sự giàu sang này đến từ nguồn kiều hối. Người Việt ở Mỹ lao động thối móng tay gửi tiền về giúp bà con bên nhà. Số tiền này bằng nhiều ngõ ngách lại chui vào túi các quan tham. Các quan tham tích lũy đô la đầy két lại mua nhà và gửi con cái sang Mỹ học. Của Xê-za lại trả về cho Xê-za, đồng đô la cứ thế mà xoay vòng.

3 BÌNH LUẬN

  1. Căn nhà của ông Jair Bolsonaro dù là cựu tổng thống Brazil (không biết có phải từ tiền tham nhũng không) nhưng so với đám Việt dân có “dây mơ rễ má” với quan chức csVN thì thua xa.
    Ai không tin cứ đến khu Huntington Beach, San Jose, CA và khu Bellaire, Houston TX thì sẽ thấy toàn là dân Bắc kỳ giàu sụ.

  2. Ludwig Feinberg -look up his name- có 1 strip bar khá nổi tiếng ở vùng khá là phức tạp ở South Florida. Its a crossroad, giao điểm của hicks, russian mobsters & narc traffickers có xuất sứ từ hicks. Cảnh sát muốn vô đó phải trang bị từ shotgun trở lên w live ammos. Its a lawless country in itself.

    Ngày xưa, khu đó là 1 fave spot để dân da trắng lynch tụi da đen rùi nhậu thâu đêm suốt sáng . Gần đó có cái đầm khá nhiều cá sấu, đi về hướng biển lại nhiều cá mập, wonder why. Nên muốn thanh toán ai, easy-peasy. Khu đó tên là Dania, ở giữa Broward-Ft Lauderdale & Dade-Miami counties

    • Chà monto có vẻ thổ địa tại Florida nhỉ. Ký ức là một thứ gây ngứa ngáy dị ứng không giữ nổi phải xổ ra. Thật bậy bạ!
      Là Hậu duệ của các vị Chinkies vài trăm năm trước tha phương cầu thực tại vùng đông nam nước Mỹ này trên những công trình xây dựng mở mang nước Mỹ hoang sơ, và một trong những vị khai quốc công thần của hệ thống đường sắt Mỹ nầy đã là người đẻ ra tổ nội của ông nội sinh ra bố monto, chàng rất chi là hãnh diện về gốc gác Mỹ nhập cư sớm sủa nhứt, rành ngõ ngách đường đi lối về của thế giới ngầm nhất…
      Thuở đó Florida chưa giàu như bây giờ, còn là một thị trấn duyên hải phía đông nam nước Mỹ, chỉ cách Cuba vài trăm km ngoài khơi xa…cùng nghèo với nhau cả.
      Và ký ức thời thơ ấu đã ùa về làm montau quên mất gia phả nhà mình, bèn vanh vách khai ra. Con-ghẻ-tù-lê-sừng!

Leave a Reply to Iamvc Hủy phản hồi

Please enter your comment!
Tên