Chuyện 2 ông sui gia

25

Có lẽ, ở Đức khổ nhất phải đi đám cưới, khi hai gia đình thông gia là kẻ bắc, người nam. Khổ hơn nữa, hai ông bố của cô dâu, chú rể trước đây, người là lính Nam (VNCH), người lính Bắc (bộ đội). Sự buộc phải thông gia, bởi con trẻ này (còn gọi cưỡng sui) đôi khi khóc, cười ra nước mắt. Hôm rồi, tôi được mời dự lễ trưởng thành (Jugendweihe) cháu của hai ông bạn già như vậy ở gần Frankfurt am Main…

Hai ông bạn này, tuy là thông gia, như rất khắc khẩu nhau. Vinh (Cuội) nguyên là bộ đội đánh đấm mãi ở chiến trường Tây Nguyên. Sau tháng 4-1975 giải ngũ, vật vờ, với cái đói triền miên, buộc gã phải bán mảnh đất ông bố vừa chia cho, chạy chọt, hối lộ mãi mới được sang Đức, trở thành bạn cày thuê cuốc mướn cùng tôi.

Còn Hai Cảnh lính miền Nam vào trại cải tạo dăm năm, chẳng biết có gột rửa được thân xác, hồn vía gì hay không? Mãn tù, gã chuồn thẳng ra biển, được tàu Cap Anamur của Đức vớt, rồi định cư ở Rheinland-Pfalz. Tôi quen với Hai Cảnh ở trại tị nạn Ingelheim, khi bức tường Berlin sụp đổ. Trời xui đất khiến thế nào đó, (khoảng đầu những năm 2000) con của Vinh Cuội và Hai Cảnh quen, rồi yêu nhau, khi cùng học ở Universität Mannheim.

Nghe nói, buổi đầu gặp gỡ hai gia đình, rượu vào lời ra của hai ông bố, sau đó bát đĩa bay vèo vèo. Tưởng chừng, hai ông bố không bao giờ gặp nhau nữa, nhưng đám con trẻ đã ăn cơm trước kẻng, gạo nấu nhão thành cơm. Do vậy, buộc hai gã phải ngồi lại, giải quyết một mầm sống sắp ra đời, bằng một đám cưới cũng ra trò, dù trong lòng rất ấm ức. Tuy vậy, hai gã này, khoái văn chương và máu đọc sách. Nhưng cái sự yêu ghét, say mê của hai gã vô cùng cực đoan. Trong giỗ chạp, hội hè buộc hai gã ngồi cùng mâm, thế quái nào hai bà vợ cũng phải kè kè bên cạnh để giảm nhiệt, và canh chừng bát đĩa…

Lễ trưởng thành cháu nội kết thúc, Hai Cảnh (gã lính miền Nam) kéo tất về tụ ở nhà hàng của gia đình. Tôi đang đảo mắt tìm bàn ngồi cho hợp cạ, khật khừ cho khí thế, bất ngờ bị chộp cổ áo kéo giật ra phía sau:

-Thằng cu Đỗ Trường…lên đây, lên đây!

Nghe đúng giọng Tú (Gái), tôi thụp xuống, làm gã tuột tay, ngã ngửa ra phía sau. Một tay vướng cầm cái Micro to vật vã, lồm cồm một lúc Tú Gái mới đứng dậy được:

-Thằng quỷ lâu lắm rồi mới gặp, lên đây… anh mày đang chuẩn bị cho chương trình thơ và nhạc đêm nay. Được thì cho mấy lời bình nhé!

Đỡ cái Micro để cho gã xốc lại quần áo, tôi bảo:

– Anh em mình lâu chưa nhấc lên cùng nhau thôi, nhưng vẫn thấy bác đọc, trình diễn ra rả tổng hợp các loại thơ trên FB và Youtube mà.

Tú Gái cười tươi, chỉ lên sân khấu khoe dàn âm thanh mới nhất vừa mua, mang đến góp vui với gia chủ.

Tú Gái đong đưa, ỏn ẻn, lúc nào nhìn cũng cứ như gái hồi xuân, lại thì vậy. Ấy thế, không hiểu sao gã trở thành bộ đội lái xe tăng thời chiến tranh, rồi sang Đức làm thuê cuốc mướn ở thành phố tôi. Cũng trải qua dăm mối tình cả trai lẫn gái, đến nay ở cái tuổi (gần) thất tuần gã vẫn còn giai tơ. Mọi người cứ đùa như vậy. Không rõ, Tú Gái khoái thơ và đọc thơ từ khi nào? Nhưng mấy năm gần đây, gã ăn cũng thơ, ngủ cũng thơ. Bùa mê thuốc lú gì, mà cái món này làm cho gã cứ như bị ma ám, với mức độ tăng dần đều. Ban đầu tháng một lần, rồi đẩy lên hằng tuần, cho đến nay, ngày nào gã cũng đọc thơ, ngâm thơ, trình diễn thơ, ghi hình, gửi khắp nơi cho bạn bè FB, hoặc ngoài đời. Mấy ông, mấy bà sồn sồn hưu trí, nội trợ bếp núc được gã trình diễn thơ của mình khoái lắm. Các mỹ từ vây quanh, làm gã hơi bị bất ngờ, choáng. Vậy là, thành nghệ sĩ rồi còn gì nữa. Gã vội tút lại khuôn mặt, quần áo chim cò nhún nhảy, nhưng khổ cái, dáng đi hơi bị chàng hảng không giấu được, nhìn phát biết ngay nghệ sĩ tỉnh lẻ, cấp phường xã. Từ ngày về hưu Tú Gái càng rách việc. Cưới xin, ăn hỏi, hội hè, ma chay nào gã cũng nhảy phóc lên đọc thơ. Giọng lúc nào cũng run rẩy, méo như sắp khóc của gã đọc nơi đám ma thì ngon lành, chứ nơi cưới xin vui nhộn quả thực tai hại. Bởi, gã không phân biệt, cảm nhận được thơ hay, dở dẫn đến lẫn lộn cảm xúc thật, giả. Gã cứ ngỡ giả run rẩy đánh lừa cảm xúc. Do vậy, hôm cưới con ông bạn cùng đội lao động cũ, gã đang đọc thơ trên sân khấu, bị bọn trẻ bế xuống, và dọa, sẽ đưa thẳng vào trại cai thơ. Thấy gã giãy giụa, kể cũng ái ngại, chủ nhà vội can, và bảo:

-Chúng mày bỏ bác ấy ra. Không đọc thơ nhạt miệng, bác ấy chịu thế chó nào được. Cái món này còn khó cai hơn cả thuốc phiện ấy chứ… lại.

Đang chuyện trò với Tú Gái, chị Lan (vợ Hai Cảnh) chạy đến kéo tay tôi:

-Hai lão đang diễn võ dương oai, em sang ngay, không bát đĩa bay khắp nhà bây giờ!

Tôi vội đến, thấy Hai Cảnh, Vinh Cuội đang ngồi xổm trên ghế. Mặt hai gã đỏ phừng phừng, yết hầu cứ như hai con chuột chạy lên chạy xuống. Đ. Má. Hai Cảnh văng tục rồi đập tay cái rầm xuống bàn:

– Bảo Ninh viết xong Nỗi buồn chiến tranh thì tịt ngòi. Mấy chục năm nay có rặn được ra tác phẩm nào nữa đâu…

Vinh Cuội tức khí, nhảy chồm chồm, chì chiết:

-Sau Dấu Binh Lửa…Dựa Lưng Nỗi Chết… vậy thì, thử hỏi từ 1975 đến nay, Phan Nhật Nam của ông có viết được tác phẩm nào cho ra tấm ra miếng không? Nhất là gần đây Phan Nhật Nam ấn nhận xét của Phạm Tín An Ninh vào mồm của Đỗ Trường, lầm lẫn một cách rất ngây ngô, khi viết bài: Về vũng lầy Văn học miền Nam sau 1975. Ông này lẫn, lẫn thật rồi…

Biết hai gã này, đang bới móc, xỉa xói rất cực đoan về những nhà văn yêu mến của nhau, nên tôi ấn cả hai ngồi xuống ghế:

-Nhà văn cũng là con người, có lúc hay lúc dở, không phải lúc nào cũng viết được. Bảo Ninh tuổi đã thất thập, còn Phan Nhật Nam đã bước vào cái tuổi bát tuần nhầm lẫn, quên nhớ, nhớ quên là chuyện rất bình thường. Các bác không biết rằng, mỗi một con người trong đời chỉ có dăm, bảy năm thông minh, ngon lành, còn lại thì cứ đì đẹt. Chẳng thế, mà ông Mỹ chỉ cho phép làm tổng thống đến 8 năm là kịch đường tầu đó sao! Như vậy, Bảo Ninh, Phan Nhật Nam của các bác vụt sáng lên rồi chợt tắt cũng là điều đương nhiên.

Thôi hai bác cạn phát để hạ nhiệt. Cực đoan dễ xa nhau lắm…

Hai Cảnh, Vinh Cuội nghiến răng, chõ thẳng vào tôi với ánh mắt ngầu đục, đồng thanh:

-Ông ba phải bỏ mẹ đi được!

Rình cho hai gã liu riu gật gù, tôi chuồn thẳng.

Leipzig ngày 15-7-2022

Đỗ Trường

 

25 BÌNH LUẬN

  1. Không nên để ý tới những chi tiết thuộc về đời tư của PNN,điều quan trọng là ông ấy vẫn còn cái gọi là sĩ khí của văn nghệ sĩ miền nam đối với bọn ăn cướp VC…

  2. Nhà văn Đổ Ruột
    kể
    một câu chuyện dớ-dẫn,
    nhạt hơn nước ốc-đinh-vít,
    người đọc tò-mò nên mắc lỡm.
    May là
    anh ta nhắc tới PNN,
    thế là diễn-đàn đỏ lửa.
    PNN đúng là đốm lửa,
    cứ đặt đâu là cháy đó.

  3. Phét ơi,
    đừng có lắm lời,
    mẹ em
    làm đỉ khắp nơi rạc-rài,
    mẹ em
    vừa thối vừa khai,
    mụ ta
    chính-cống là loài Cộng-nô.

  4. Phan Nhật Nam tôi chỉ nghe mà chưa đọc quyển sách nào của Ông ta.
    Trước 75 người ta kể nhà văn PNN là một đứa trẻ mồ côi cha (cha bị Tây băn chét như nhiều gđ thời đó khai vói VNCH làm lại khai sinh cho con đi học.).Mẹ có lẻ không nhắc chuyện cũ .PNN chắc cung không hỏi vì chuyện chét chóc trong chiến tranh ben này bên kia đã nhàm .Cho nên PNN lớn lên ,di linh và làm báo cùng bạn bè …nhu bao thanh niên khác làm đủ bổn phận một công dân…
    Người ta nói sau khi dược giải thưởng của TT NVThiệu ,PNN lại càng kiêu căng phác lối khi cung các chiến hữu vào TQLC và theo họ đi khắp vùng cht đẻ chụp ảnh là phóng sự (PV chiến trường ) Cau chuyên người ta kể là một buôi xế chưa có mấy TQLC ,aó quần luộm thuộm ,khét nắng ,dơ bẩn (như vừa từ Mt trở về, ào ào vào quán kem có cố bán hàng đẹp nhất ngồi sau cửa tò vò thâu tiền, Quan kem sang trọng rộng rãi trưa đó chỉ có 01 cấp thiêu niên Nam Nữ ,như những học sinh của một trường TH ,ăn mặc bình thường ,vẫn áo trăng chemise,vẫn áo dai tóc kẹp .Họ đang ăn kem (tâm tình). Sự ồn ào của đám lính và sự hùng hổ ,ăn to nói lớn ,cười giỡn ,đã khiên đôi thiếu niên có vẻ sợ . Cô gái cúi gâm mặt ,chàng trai cung vậy ,,nhưng anh ta co lẻ cung muốn qua nổi khiếp do bọn linh gây ra nên đã vừa ăn ,vừa thỉnh thoảng nhìn trọm . Một thằng thấy cái nhìn dó ‘Nó liếxéo mày kìa” ,Anh chàng kia nhìn ngoai lai rồi đột ngột đứng lên ,tiến lại phía cựp bồ trẻ.
    _Mày liếc gi? Cậu bé lý nhí :”đâu có “Thằng linh năm cổ áo bắt thằng bé đứng lên…”không lo học hành…May có trốn lính không …? Cậu bé trả lời lí nhí…. Một cái tát. Sau cung mấy thằng bạn can.Giỡn đủ rồi . Trở lại bàn .Tha cho nó .người lính đó cầm ly kem đỏ xuống đất :”bò xuống LIẾM sạch rồi XÉO!” Người lính đó là PNNam ,nhưng tôi không dám tin!
    Sau 75 mới nghe cha PNN trở về từ miền Bắc.làm chức vụ khá lớn ở QDI (nay là của VC).Có lên thâm nhưng như một sô sq VNCH khác PNN không gặp cha. Anh còn là người gây khó chịu cho trai tù CS vì những chống đối chúng . Bị Kiên giam nhiều lần,Bị hành hạ không lắm…Đáng lý ra cha anh có thể bảo lảnh cho anh ,nhưng PNN từ chối ,không công nhận người Cha cs…
    Ngàyy anh ra tù (14 năm) TNCT PNN nổi tiêng ,ngay cả khi nộp đơn đi HO ,người ta cung nói là anh rất trăn trở ,vì ai cung biétt anh ta không thể loại tên CHA ra được .
    Nhưng cuối cùng người QG đón anh qua Mỷ theo diện HO.
    Ở Mỹtôi có đọc thư nhỏ tố cáo của anh 6 thăng linh không quân lính nhưng làm chuyên môn) là những SQ nằm vùng của VC.Họ vẫn tử tế với anh ,và sau này có người cung qua My (dạng vượt biên hay được cho đi) và hiện sống ở Mỹ. Cũng như có lần 01 tờ báo tố cáo anh nhạn tiền đẻ làm báo (VC ) ở Mỹ (tờ báo chết ngay lúc đó)cung như nhà văn cs mời anh về họp ĐH nhà văn ,anh cũng không đi …
    Dù muốn dù không ,anh vẫn là người của một QG tự do. Anh không thể chọn lụa g đ. Và nếu có một kiêu ngạo binhtrong thời chiến thì cung la chuyên đời người .Nhân vô thập toàn .Chẳng ai là Thánh .
    Bây giờ daan việt Nam ,số nhỏ TNCS đang cuống tên Trump ,chửi người khác nát trên diễn đàn này . Vậy có hơn ai ? Ngay cả một ten trí thức ,có người ca tụng là đai trí thức ,mà còn CUỒNG thi nói chi ai?
    Xét lịch sử cũng vậy tư Staline ,Mao Hồ , kim và những tên độc tài xưa như TT Hoàng ,Hitler ,Mussolini vẫn có nhiều “đồ đệ theo ”
    Tôn giáo gọi là những con QUỶ (Satan .Quỷ Vô thường )… Chúng cám dỗ người .Cai xấu bao giờ cung nhiều hơn cái tốt . Cho nên Chúa bị dóng dinh chết,con tên CƯỚP (Barabbas) tàn bạo được Thả ra

    • PNN tốt nghiệp khóa 18 Võ Bi Quốc Gia Việt Nam, gia nhập binh chủng Dù, không phải TQLC.

      • Viết lộn .Đúng là DÙ.(ở phần góp ý dưới ,PNN tố cáo 6 HSQ Dù qua một thư gởi CD TN. Nếu không la Dù sao lại biết 6 HSQ đó ,gặp chúng ,và biest chúng ang cấp bậc cấp Tá của VC?)
        Dù sao củng cám ơn
        Còn cái truyện ngắn “EM TÔI” của PNN thì cung gần “hoàn cảnh” của PNN mà tôi nghe nói.Một chuyên ngắn thật cảm động …

        • Chuyện anh thuật lại thì tôi nghe vậy. Đại đa số sinh viên sĩ quan Võ Bị Quốc Gia Việt Nam đều chọn lực lượng tổng trừ bị để gia nhập sau khi mãn khóa, ngay cả những thủ khoa. Họ hãnh diện về điều đó, kể cả những quy củ từ trường mẹ.

      • Hắn tót nghiệp truòng VỎ CHUỐI cho nên trượt hà rầm lièn tù tì. Hăn hay thều thào rằng VIET GIAN CONG HÒA của hắn đá TRUỌT VO CHUỐI 3 lần.

        lần 1 : Tháng 8 năm 1945

        Lần 2: Tháng 7 năm 1954

        Lần 3: Tháng 4 năm 1975

        Hắn còn thều thào rằng khong biét là thân phận TAN DƯ NGUY COCK của hắn sẻ bị TRUỌT VỎ CHUỐI bao nhieu lần nừa.

        Hắn càng nói thì lòi cái láo và ngu ra càng nhiều. Năm 1945 thì cai gọi là CUÔC GIA VIET NAM chưa ra đời thì lấy đâu mà……..TRƯỢT.

        Đến năm 1954 thì cái Quái Thai cùa VIET GIAN CONG HÒA củng chưa đuọc bu <ẼO rặn ra thì mần răng mà ……………….TRƯỢT đuọc.

        Tói năm 1975 thì cả ông cố nội của cả cái QUOC GIA VIET NAM và VIET GIAN CONG HÒA cộng lại củng TRUỘT tuốt tuòn tuọt vì vốn liếng quân sự của chúng là ĂN ĐONG thì láy đâu mà không TRUOT., kekekkekekek.

        Nói chuyện đánh đấm cúa đám NGUY TẶC chán lắm. Chúng nó ăn thì như Rồng cuốn, nói thi như Rồng leo, đánh thì như………RỒNG LỘN. hehheheehheee.

        • Phét ơi,
          đừng có lắm lời,
          mẹ em
          làm đỉ khắp nơi rạc-rài,
          mẹ em
          vừa thối vừa khai,
          mụ ta
          chính-cống là loài Cộng-nô.

    • PNN là con một thương gia kinh doanh tại tp Đà Nẵng, có nhà mặt tiền đường Bạch Đằng trên bờ sông Hàn và cách chợ Hàn chỉ 400m, thuộc Q1, sau 30/4/75 là Q. Hải Châu, ĐN.
      Nam học lớp Đệ Thất 2 trường Hoàng Diệu, ĐN năm 1954. Đây là một trường Trung tiểu học nhỏ, chỉ có 2 lớp đệ thất, một lớp đệ lục, và nhiều lớp tiểu học; hiệu trưởng là giáo sư Trịnh Thể.
      Năm 1955, Ông nầy bị An ninh VNCH bắt vì hoạt động Quốc Dân Đảng. Trường trung học giải tán, Nam đi về đâu học tiếp thì không rõ.

  5. Ông Đỗ Trường viết về ông nhà văn PNN cũng có phần đúng . Thực sự thì từ khi ra hải ngoại ông PNN chẳng có tác phẩm nào cho ra hồn. Mấy cái truyện Đường Trường Xa Xăm, Đêm Tay65n Thất Thanh và Mùa Động giữa Lửa gì đó chắng ai biết tời. Chỉ có cái truyện Em Tôi của ông tác giả lặng Lẽ nào đó, không hiều vì sao lại dán nhản tác giả PNN, được nhiều người biết và cứ tưởng là của nhà văn PNN, vậy mà vẫn không thấy ông nhà văn PNN lên tiếng cải chính, cứ thủ khẩu như bình, mặc nhiên coi truyện ấy là của mình! Mới đây PNN nổi đình nổi đám nhờ viết một bài “đò lửa” đánh ông cựu tướng Nhảy Dù Trần Quốc Lich, bị nhiều anh em Nhảy Dù phản ứng, bề hội đồng ông PNN tơi bời, và qua đó mới biết lúc còn trong Nhảy Dù, trung úy Phan Nhật Nam kiêu binh và ba gai chịu đời không thấu, nên ông trung tá Lữ Đoàn Trưởng Trần Quốc Lịch ký cho 30 củ và tống cổ ra khỏi Nhảy Dù, đi làm quan hai địa phương quân gác cầu, nên bây giờ ông nhà văn đánh dưới thắt lưng ông tướng ngã ngựa để trả mối thù “vặt” ngày xưa! Nghe nói các ông võ bị Đà Lạt và Nhảy Dù đều xa lánh vì ớn ông nhà văn nhớn này! Buồn thiệt!

    • Lúc ông ta “lãnh đạn” thì có nhờ mấy huynh trưởng khóa 16 giúp thuyên chuyển. Trong buổi nhậu đó có ông Phúc sau này là lữ đoàn trưởng TQLC. Ông ta về gác cầu là để chạy đạn, giữ hồn lúc đó.

      • DT viết truyện này thì hơi nhạt và gượng gạo. Có lẽ do viết vội.

    • Trong gần 12 năm quân ngũ, ông PNN chỉ có 2 năm trong Nhảy Dù, sau đó là Địa Phương Quân và UB LH Quân Sự Bốn Bên nằm ụ ở Camp Davis trong phi trường Tân Sơn Nhất, vậy mà ông nhà văn viết phóng sự chiến trường về những trận đánh ác liệt của Nhảy Dù, TQLC ở tận Hạ Lào, Quảng Trị, An Lộc cứ như là mình đang trực tiếp tham chiến. Nhà văn tài thiệt, nghe lóm rồi bốc phét quá cỡ, nên có nhiều chi tiết rất tào lao. Khác hẳn với ông đàn em, Thiếu Tá BĐQ Vương Mộng Long, chỉ huy đánh đấm nổi danh thứ thiệt, nên những bài viết rất trung thực và hấp dẫn người đọc.
      Đúng là khi sang Mỹ, ông PNN chỉ viết toàn là chuyện nhăng cuội, chẳng ai thèm đọc, chữ thì đao to búa lớn mà nghĩa thì tối thui. Rất đúng Văn là Người. Bạn bè tránh xa ông cũng phải .

    • Người xưa nói “văn chương là chốn gió tanh mưa máu”, có lẽ hàm ý của người phát minh câu này là về quan niệm nghệ thuật văn chương. Nhưng hiện nay người đánh nhau phun máu đầu về quan điểm chính trị bằng chữ nghĩa, thậm chí moi móc cả đời tư của đối thủ một để đánh với danh nghĩa văn chương.
      Và hình như cả độc giả hay…độc thật cũng đang bị lọt vào cái bẫy này?

  6. “Nhất là gần đây Phan Nhật Nam ấn nhận xét của Phạm Tín An Ninh vào mồm của Đỗ Trường, lầm lẫn một cách rất ngây ngô, khi viết bài: Về vũng lầy Văn học miền Nam sau 1975. Ông này lẫn, lẫn thật rồi…“ -trích.

    Đây là chủ đích của tác
    giả Đỗ Trường. Bài viết
    của PNN ,dùng những
    lời lẽ khá khắt khe để
    nhận định về khuynh
    hướng viết văn của
    Đỗ Trường . Cho nên
    ĐT mới có bài này để
    phản bác.

  7. Cực đoan 极端,
    quá khích 过激,
    phản động 反动,
    và VC 越共

    Tự nghĩa các từ cực đoan – extreme, phản động – reaction không có gì xấu hay phạm tội. Nhưng trong xã hội VC, do hiệu ứng tuyên truyền nhồi nhét theo phương pháp “Con chó của Pavlov” quá lâu, ngày nay người VN nghe các từ này thì tự động, như robot, hiểu là: xấu xa, phạm tội. Cũng giống như giết người cướp của hay hiếp dân vậy. Nguyên nhân, là vì VC bản chất độc tài độc đảng. Chẳng những vậy, VC còn là “đệ tử
    guột” của shifu China, cho nên các từ này, cực đoan 极端, quá khích 过激, phản động 反动, đều do VC từ thời già Hồ đã bê nguyên si lý thuyết và ngôn ngữ Maoist, “bản thân” già Hồ cũng là lính Maoist.

    Thôi hai bác cạn phát để hạ nhiệt. Cực đoan dễ xa nhau lắm … (ĐT)

    “Cạn phát” là châm thêm dầu xăng chứ hạ nhiệt thế nào được ! Cái nầy chắc là cực … đỉnh ! Ha ha ha !

  8. Facts và fakes
    Thiệt và xạo

    “Các bác không biết rằng, mỗi một con người trong đời chỉ có dăm, bảy năm thông minh, ngon lành, còn lại thì cứ đì đẹt. Chẳng thế, mà ông Mỹ chỉ cho phép làm tổng thống đến 8 năm là kịch đường tầu đó sao! Như vậy, Bảo Ninh, Phan Nhật Nam của các bác vụt sáng lên rồi chợt tắt cũng là điều đương nhiên.”(ĐT)

    Một anh anh già, lại “giảng bài” cho 2 anh già. Mà anh nào cũng hơn 7 bó. Quả là một câu chuyện rất … lọa lọa. Và cái đoạn văn ngắn ở trên củng có đến vài ba vấn đề khá lẩm cẩm.

    1. “mỗi một con người trong đời chỉ có dăm, bảy năm thông minh”. => Nói chắc như băp … rang.

    2. “Chẳng thế, mà ông Mỹ chỉ cho phép làm tổng thống đến 8 năm là kịch đường tầu đó sao!”. => Ông Mỹ cho hay không thì đó là chuyện của luật pháp ấn định. Nó chẳng liên quan gì đến trí thông minh, tuổi tác, già hay trẻ. Thiếu gì TT của Mỹ ở tuổi 7,8 bó. Ở Mỹ tối kỵ việc cho rằng trí khôn của con người đi kèm với tuổi. Sự quên lẫn là một loại bệnh. Người già có thể bệnh, nhưng người bệnh có thể không già.

    3. “Như vậy, Bảo Ninh, Phan Nhật Nam của các bác vụt sáng lên rồi chợt tắt cũng là điều đương nhiên.” => Không phải là đương nhiên. Những nhà văn nhà thơ kịch tác gia đoạt giải Nobel Văn Chương ở tuổi 70,80 không ít. Và họ vẫn còn đang sáng tác. Những Khôi nguyên Văn Chương Nobel gần đây: Bob Dylan (sinh 1941), Louise Gluck (1943), Patrick Modiano (1945), Tomas Transtromer(1931-2015), Alice Munro (1931).

    Thử tham khảo các dữ kiện, facts, sau đây:

    Bảo Ninh là nhà văn chuyên nghiệp (sau khi giải ngũ năm 23 tuổi, học trường Viết văn, hội viên hội nhà văn VC, công tác tại tòa báo) nhưng do không đọc BN, tôi không rõ sự viết văn ông nầy lên xuống như thế nào.

    Phan Nhật Nam (1943) không sống về nghề viết văn. PNN không phải là nhà văn chuyên nghiệp. PNN ra trường Võ Bị Đà Lạt khóa 18, 1963, lúc 20 tuổi. Thiếu úy binh chủng Nhảy Dù QL/VNCH. Vừa cầm súng vừa viết văn bút ký chiến tranh. Tác phẩm đầu tay: Dấu Binh Lửa (1969). Tiếp theo là các tác phẩm: Dọc Đường Số Một, Ải Trần-gian (1970), Mùa Hè Đỏ Lửa (1972), Dựa Lưng Nỗi Chết (1973) và Tù Binh và Hòa Bình (1974). Sau 75, PNN đi tù cải tạo của VC, tác phẩm của ông bị VC lên án tịch thu và đốt. Năm 1989 VC thả ông ra tù cải tạo, 14 năm. Năm 1993 PNN sang Mỹ diện H.O. PNN lại tiếp tục viết chỉ vì sự trăn trở nội tâm chứ không vì nghề nghiệp mưu sinh: Những Chuyện Cần Được Kể Lại, Đường Trường Xa-xăm (1995), Đêm Tận Thất-thanh và Mùa Đông Giữ Lửa (1997). Năm 2002 cuốn Những Chuyện Cần Được Kể Lại được phát hành với ấn bản tiếng Anh dưới tựa The Stories Must Be Told.

    Đó là chưa kể, những đoản văn PNN viết trên báo đài tiếng Việt ở hải ngoại. Kể cả 1 lá thư PNN đã TỪ KHƯỚC sự “mời gọi” trở về của Hữu Thỉnh chủ tịch hội nhà văn VC, năm 2017. PNN cho biết vị trí và tư cách người quân nhân VNCH cũng như liêm sĩ của người cầm bút không cho phép ông đáp lời kêu gọi trở về với VC.

    Ai dám nói người lính nhà văn Phan Nhật Nam “vụt sáng lên rồi chợt tắt” ? => Nhảm nhí !

    • Ông Đỗ Trường viết về ông nhà văn PNN cũng có phần đúng . Thực sự thì từ khi ra hải ngoại ông PNN chẳng có tác phẩm nào cho ra hồn. Mấy cái truyện Đường Trường Xa Xăm, Đêm Tận Thất Thanh và Mùa Động Giữ Lửa gì đó chắng ai biết tới. Chỉ có cái truyện Em Tôi của ông tác giả Lặng Lẽ nào đó, không hiều vì sao lại dán nhản tác giả PNN, được nhiều người biết và cứ tưởng là của nhà văn PNN, vậy mà vẫn không thấy ông nhà văn PNN lên tiếng cải chính, cứ thủ khẩu như bình, mặc nhiên coi truyện ấy là của mình! Mới đây PNN nổi đình nổi đám nhờ viết một bài “đỏ lửa” đánh ông cựu tướng Nhảy Dù Trần Quốc Lich, bị nhiều anh em Nhảy Dù phản ứng, bề hội đồng ông PNN tơi bời, và qua đó mới biết lúc còn trong Nhảy Dù, trung úy Phan Nhật Nam kiêu binh và ba gai chịu đời không thấu, nên ông trung tá Lữ Đoàn Trưởng Trần Quốc Lịch ký cho 30 củ và tống cổ ra khỏi Nhảy Dù, đi làm quan hai địa phương quân gác cầu, nên bây giờ ông nhà văn đánh dưới thắt lưng ông tướng ngã ngựa để trả mối thù “vặt” ngày xưa! Nghe nói các ông võ bị Đà Lạt và Nhảy Dù đều xa lánh vì ớn ông nhà văn nhớn này! Buồn thiệt!

    • Cbuyện nhà văn PNN từ chối lời mời của tay Hữu Thỉnh, nhiều vị cũng đã có những phân tích khá lăn tăn, vì trước đó PNN đã ngồi nhậu nhẹt nhiều lần vời nhà văn CS Thụy Kha, sứ giả của Hữu Thỉnh gởi sang, nhưng giờ chót thấy không ổn nên PNN từ chối. Một đoạn trong lá thư của Hữu Thỉnh gởi cho PNN:
      “Tôi mới gặp Thụy Kha vừa ở bên ấy về, cho biết có gặp anh và hai người đã từng cùng nhau uống bia vui vẻ. Đấy quả là một sự kiện bất ngờ thú vị. Với dư âm của các cuộc gặp ấy, tôi viết thư này thăm anh và bày tỏ nguyện vọng “tái bản” cuộc gặp ấy, và di chuyển nó về quê nhà với quy mô rộng hơn, thời gian dài hơn trong khuôn khổ một cuộc gặp mặt của Hội Nhà văn Việt Nam với các nhà văn Việt Nam đang sống và làm việc tại nước ngoài”

      • PNN không thể nguôi ngoai với kẻ thù CS, không có nghĩa anh ta nhỏ nhen với “sứ giả” của Thỉnh, bất lịch sự nhất quyết không thèm gặp mặt bắt tay, từ chối một lời mời vào quán bia nào đó.
        Ở Mỹ máy bay nội địa xem như taxi ở VN, thì bia cũng xem như trà đá thôi.. Và có đi thì có trả lại. Gì mà phải khoa đại câu chuyện đó lên thành “nhậu nhẹt” với “vài lần”!

Leave a Reply to Thiến Heo Hủy phản hồi

Please enter your comment!
Tên