BBC: Frank Snepp giải thích Hoa Kỳ đã ‘bỏ rơi’ Việt Nam Cộng hòa như thế nào

89
Frank Snepp-Chief analyst of North Vietnamese strategy

Trên đây là tựa đề bài viết trên BBC Vietnamese, do Hà Giang từ Nam Cali gửi.

Ông Frank Snepp sinh năm 1943, nhà phân tích chiến lược Cộng sản Bắc Việt (Chief analyst of North Vietnamese strategy), ông làm việc tại Tòa Đại sứ Mỹ VNCH cho CIA trong thời kỳ Chiến tranh Việt Nam.

Trong phần tiếp theo phỏng vấn với cựu phân tích gia chiến lược của CIA ở Nam Việt Nam, BBC hỏi ông Frank Snepp về câu chuyện Hoa Kỳ đã ‘bỏ rơi’ VNCH như thế nào từ sau Hoà đàm Paris 1973.

Frank Snepp nói rằng Kissinger đã tuyên bố bỏ rơi VNCH vì chính trị, điều mà Kissinger quan tâm là đưa Hoa Kỳ ra khỏi cuộc chiến. Frank Snepp đăt tên cho cuốn sách là Decent Interval, khoảng cách vừa đủ, nghĩa là Hoa Kỳ rút khỏi VN sau ngưng bắn và sẽ không trở lại nếu Bắc Việt tấn công miền Nam. Ông nói tiếp Kissinger đến Paris mùa hè 1972 để đàm phán với Lê Đức Thọ, lúc đó Kissinger bàn với Nixon rằng mọi thứ chỉ cần kéo dài đến tháng 10.

Ông Kissinger chỉ là một cố vấn đặc biệt, trong tòa Bạch Ốc có nhiều cố vấn cao như Ehrlichman, Haldeman chánh văn phòng, như thế Kissinger lấy tư cách gì để bỏ Miền Nam?

Theo lời ông Frank Snepp thì Kissinger ngang vai với Nixon, bàn với Nixon chuyện này chuyện nọ, nhưng theo chính Kissinger kể lại đối với TT Nixon thì Kissinger chả là cái gì cả.

Theo lời Kissinger kể lại trong White House Years, từ trang 1406 Election Interlude tới trang 1410. Nixon tái thắng cử Tổng Thống ngày 7/11/1972 với số phiếu cao nhất từ xưa đến nay (96% phiếu cử tri đoàn), hơn đối thủ McGovern 18 triệu phiếu phổ thông. Nhưng ngay hôm sau, ngày 8/11/1972 tất cả Nội các được mời họp tại phòng Roosevelt Room trong Tòa Bạch Ốc lúc 11 giờ AM. Nixon chỉ xuất hiện năm phút sau đó giao cho Chánh Văn Phòng Haldeman nói chuyện.

Ông Chánh Văn Phòng nói tất cả mọi người phải làm đơn xin từ chức, nghĩa là TT Nixon đuổi hết những người đã hợp tác với ông ngay sau ngày Đại thắng Lanslide. Kissinger cũng phải làm đơn từ chức, lúc ra về Chánh Văn Phòng nói với Kissinger là ông được giữ lại để đàm phán tiếp với Bắc Việt

Kissinger sợ quá, ông tính làm cho xong hòa đàm rồi nghỉ luôn, từ sau hôm ấy ông chỉ gặp được Nixon chín ngày sau trong buổi thảo luận của Kissinger trước khi đi Paris. Thỉnh thoảng nói điện thoại với Nixon được một lúc, ngay cả khi đi Paris ông cũng không gặp được Nixon.

Trang 1409 Kissinger viết:

Nixon tính tình khó chịu. Những điện tín mà ông gửi cho tôi như không mấy thân thiện hơn là gửi huấn lệnh, có thể ông ta như ban lệnh cho tôi

(And Nixon himself grew testy. His cables to me sometimes seemed written more for a record of dissociation than for conveying instructions, even while (or perhaps because) he was giving me ever-growing authority).

Trong phần Peace Is at HandPeace at Last ở cuối sách (trang 1395 tới 1476), Kissinger kể về Hòa Đàm Paris giai đọan cuối, ông nói vài ngày phải báo cáo cho Tổng Thống một lần, nghĩa là Nixon giám sát chặt chẽ Hòa Đàm. Người ta vẫn cứ tưởng Hiệp Định Paris là tác phẩm của Kissinger.

Đài BBC Luân Đôn hỏi Frank Snepp: Henry Kissinger đã thực sự đã bàn với Nixon như vậy? Làm sao ông biết được điều đó?

Frank snepp đáp Nixon đã ghi âm lại những cuộc trò truyện này, từ 1971 Kissinger đã đề cập điều này với Trung Quốc, chúng tôi cùng thu xếp để Nixon đến thăm Trung Quốc

Frank Snepp nói Nixon cho Bắc Kinh điều gì khiến họ trở thành bạn của Mỹ, Nixon có thể cho họ Việt Nam. Snepp nói bên Bắc Kinh tiếp đón Kissinger long trọng nhưng tại Sài Gòn người ta lạnh nhạt với Henry thì sao? Tác gỉa Larry Berman trong No Peace No Honor trang 164, 165, 166.. có nói.

Sau phiên họp với Kissinger (tại nhà ông Trần Văn Lắm) ngày 20/10/72 ông H.Đ Nhã nói với TT Thiệu ông ta đến Sài gòn để phản bội đồng minh và khuyên hủy bỏ buổi họp với Kissinger đã dự trù. Ông Thiệu nghe theo không tiếp Kissinger khiến ông này tức quá bảo H.Đ. Nhã:

“Tôi là đặc phái viên của TT Hoa Kỳ, các ông không thể coi tôi như trẻ con được, tôi muốn được gặp TT Thiệu tối nay” (1)

Trên nguyên tắc, Nixon đứng đầu hành Pháp, lấy tư cách gì để bỏ VN (và cả Đông Dương)? Nếu là Lập Pháp có thể họ cắt Quân viện để miền Nam sụp đổ thì còn có lý vì họ nắm túi tiền, họ có thể cắt giảm hay cắt hẳn Quân Viện để miền Nam không còn khả năng tự vệ.

Trong suốt cuộc chiến tranh VN từ 1960 (thời Kennedy) cho tới 1974, đảng Dân Chủ luôn nắm ưu thế tại Quốc Hội:

Năm 60 Hạ Viện Dân Chủ 262 ghế chiếm 60%; Thượng Viện 64 ghế chiếm 64%

Năm 1968, Hạ Viện Dân Chủ 243 ghế, chiếm 56%; Thượng Viện 57%

Năm 1972, mặc dù Nixon Đại thắng trong kỳ Bầu Cử Tổng Thống 7/11/1972 nhưng Quốc Hội vẫn nằm trong tay Dân Chủ: Hạ Viện 242 ghế, 56%; Thượng Viện 57%

Năm 1974, Hạ Viện Dân Chủ chiếm 291 ghế, 67%, Thượng Viện 60%

Họ Nắm Quốc Hội nghĩa là họ nắm giữ túi tiền.

Sáu tháng sau khi ký kết Hiệp định Paris, Quốc Hội Dân Chủ cắt giảm viện trợ quân sự VNCH mỗi năm 50%: Năm 1973 Mỹ viện trợ 2 tỷ 1, năm sau họ cắt còn 1 tỷ 4, năm sau 1975 còn 700 triệu, tiền mất giá thực ra chỉ còn 500 triệu (2)

Hậu quả của việc cắt giảm là cho thấy thực trạng bi thảm của tồn kho đạn dược dự trữ (3):

Tháng 2/1975, số đạn dược đủ dùng cho các loại súng lớn súng nhỏ chỉ được một tháng, tháng 4/1975 đạn dược chỉ còn đủ xài trong 10 ngày. Quốc Hội Dân Chủ cắt giảm đạn dược tới xương tủy, tại trận Phước Long binh sĩ pháo binh đã phải đếm từng viên đạn, như thế ai có quyền bỏ Miền Nam, Hành Pháp hay Lập Pháp?

Lý luận của Frank Snepp rất yếu, ông nói năm 1972 Nixon sang Tầu là để bỏ VN, muốn bỏ VN thì cứ lẳng lặng bỏ, việc gì phải đi Bắc Kinh, Mạc Tư Khoa cho mệt. Tháng 2/1972 Nixon sang Tầu và tháng 5/1972 ông sang Nga là để nhờ họ ép CSBV ký Hiệp Định Paris, BV không chịu ký làm sao rút quân được, lẽ dĩ nhiên phải thỏa thuận có lợi với Tầu, Nga.

Chuyện Quốc Hội Dân Chủ cắt viện trợ bỏ miền Nam VN mọi người đều biết cả, nhưng Frank Snepp cứ lờ tịt đi, làm như không hay biết gì.

BBC hỏi Frank Snepp: Vào thời điểm đó có ai khác biết về cuộc thảo luận này giữa Kissinger và Nixon không, thưa ông?

Trước câu hỏi soi mói của BBC, Frank Snepp trả lời lúng túng. Ông ta nói vào thời điểm đó chỉ có họ (Nixon, Kissinger) và các phụ tá biết, nhưng nhiều năm sau băng ghi âm được phổ biến rộng rãi. Frank Snepp hình như không theo dõi tình hình Phản chiến tại Mỹ, có lẽ ông giả vờ không biết. Năm 1969 phong trào Phản chiến ngày càng trở lên kịch liệt khiến Nixon phải rút quân về nước.

TT Nixon nói năm 1968 (thời Johnson) phản chiến chỉ là bất bạo động nhưng sang năm 1969 khi Nixon vào Tòa Bạch Ốc đã tiến tới bạo động, đổ máu, sinh viên đốt nhà. Năm 1969-1970 có 1,800 cuộc chống đối biểu tình, 7,500 người bị bắt, 247 vụ đốt nhà, 462 người bị thương, trong số này 2/3 là cảnh sát, 8 người chết. Bạo lực lan ra toàn quốc. Từ tháng 1/1969 tới tháng 2/1970 có 40,000 vụ ném bom, gây thiệt hại 21 triệu về tài sản, 43 người chết, mấy trăm người bị thương…(4)

Người dân ngày càng chống chiến tranh mạnh, cuối 1965 tỷ lệ ủng hộ chiến tranh VN 61% tới 1968 xuống còn 40% (thời Johnson), tới 1971 (thời Nixon) chỉ còn 30% (5)

Sở dĩ Nixon phải cho rút quân vì BV thí quân dữ dội, họ đã hy sinh 10 hay 15 cán binh để giết một người lính Mỹ, mục đích đẩy mạnh phong trào phản chiến. Đầu năm 1969 khi TT Johnson bàn giao cho TT Nixon thì số tử vong của Mỹ đã lên tới 35 ngàn người. Nixon đem quân về nước, phục hồi hòa bình như đã hứa khi tranh cử. Năm 1969 bắt đầu rút và thực hiện VN hóa chiến tranh. Mỹ giúp VNCH Hành quân sang Miên từ 29/4/1970 tới 22/7/1970 để đánh vào hậu cần BV tại đây. Ta đã ruồng bố được khoảng 40,000 quân CS, giết trên 10 ngàn cán binh, tịch thu được 22,890 vũ khí cá nhân, 2,500 vũ khí cộng đồng, phá hủy nhiều cơ sở quân sự, làm suy yếu áp lực địch tại miền Nam VN.

Sau đó TT Nixon giúp miền nam VN mở Hành quân tiến sang Hạ Lào 8/2/71 (Hành quân Lam Sơn) theo đường số 9 để chiếm tỉnh Tchépone rồi tiến sâu hơn vào vùng xung quanh để phá hủy các cơ sở CS. Cho tới 25/3/1971 cuộc hành quân coi như chấm dứt, tổng cộng chỉ kéo dài 45 ngày, nói chung hai bên đều bị thiệt hại nặng. Hai cuộc hành quân kể trên có mục đích làm suy yếu địch để khi Mỹ rút đi, VNCH đủ sức tự vệ.

Như thế Nixon bỏ miền Nam VN ở chỗ nào? Frank Snepp nói Hoa Kỳ hoàn toàn bằng lòng có Hiệp Định Hòa bình mà không yêu cầu Bắc Việt rút quân khỏi miền Nam, Hoa Kỳ đồng ý với Lê Đức Thọ là sẽ không yêu cầu lực lượng Bắc Việt rời khỏi miền Nam.

Tháng 11/1972, các vị Trưởng Khối… tại Quốc Hội Mỹ như John Stennis, Barry Goldwater, Gerald Ford … nói cho Nixon biết nếu VNCH không thuận ký kết Hiệp định thì Quốc Hội có thể sẽ ra Luật (buộc Hành pháp) rút quân đổi tù binh, cắt hết viện trợ, sẽ đưa ra Hạ Viện với tỷ lệ 2/1, VNCH sẽ không thể tồn tại (6)

Sở dĩ TT Nixon phải ký sớm Hiệp Định Paris vì Quốc Hội có thể ra Luật chấm dứt Chiến tranh, Quốc Hội buộc Hành Pháp Nixon phải nhượng bộ Bắc Việt cho chúng được đóng quân ở lại để sớm ký Hiệp Định Paris trễ nhất là cuối tháng 1/1973. Chẳng lẽ Frank Snepp lại không biết chuyện đó, ông ta khéo vờ vĩnh lắm. Theo lời Snepp thì Kissinger nói với Nixon là chúng ta chỉ tìm cách thoát khỏi nơi này và không quan tâm đến những gì Bắc Việt làm, miễn là có một khoảng thời gian coi được giữa lúc chúng ta rút quân, thời điểm có cuộc ngừng bắn và Sài Gòn sụp đổ.

Frank Snepp nói sai vì khi Sài Gòn nguy kịch, Kissinger đã vận động với TT Ford để xin Viện Trợ Khần Cấp 722 triệu hòng cứu nguy VNCH. Snepp cố tình bóp méo sự thật để lên án Kissinger và TT Nixon, mà thực ra Kissinger có quyền gì? Ngay cả Nixon còn không có quyền thì làm sao Kissinger có thẩm quyền quyết định. Mọi chuyện Nixon làm phải tùy theo ý muốn của Quốc Hội Dân Chủ, họ có thể ra Luật Chấm dứt chiến tranh khi ấy sự nghiệp của Nixon sẽ không còn gì cả.

Frank Snepp nói Nixon không còn lựa chọn nào khác vì Mỹ và VNCH không đánh bại được BV, chúng ta không thể ném bom ngăn chận được cuộc xâm nhập. Chiến tranh vẫn tiếp tục và bất cứ hiệp định hòa bình nào cũng phản ánh sự thật rằng chúng ta đã không đánh bại được kẻ địch.

Frank Snepp nói những lời đề cao CS nhưng thực ra BV bị thiệt hại nặng nề, sau cuộc chiến họ mất hơn một triệu quân, chính họ cũng phải công nhận năm 1995 nhân kỷ chiến thắng 30/4. Mười người lên đường vào Nam chỉ có một người trở về. BV chấp nhận hy sinh 15 hay 20 cán binh để giết một lính Mỹ đẩy mạnh phong trào phản chiến. Mạng người Cộng sản rẻ như bèo, ngược lại mạng người của Mỹ lại quí như vàng (7).

TT Nixon nói sau ngày ký Hiệp Định (27/1/73) miền Nam mạnh hơn miền Bắc về quân sự.

VNCH có 450 ngàn chính qui và 320 ngàn Địa phương quân. Cuối năm 1972 TT Nixon chuyển cho VNCH 3 tiểu đoàn pháo binh 175mm, hai tiểu đoàn thiết giáp M-48, 286 chiếc trực thăng UH-1, 23 chiếc trực thăng không vận CH-47, 22 chiếc trực thăng vũ trang AC-119K, 28 chiếc máy bay chiến đấu A-1, 32 máy bay vận tải C-130A, 90 oanh tạc cơ loại nhẹ A-37, 118 phản lực cơ chiến đấu F-5A và và 23 phi cơ thám thính điện tử EC-47. Bắc việt cũng vội chuyên chở vũ khí cho quân đội của họ ở miền Nam nhưng với số lượng thua xa Mỹ (8)

Nixon đã trao cho VNCH qua hai chiến dịch Enhance (Gia tăng) và Enhance Plus (Gia tăng Cộng). Mục đích của chiến dịch để thay thế những vũ khí, quân cụ bị mất trên căn bản một đổi một. Như vậy Nixon bỏ miền Nam ở chỗ nào?

Sau Hiệp Định, BV vẫn vi phạm, với số viện trợ bị Quốc Hội Dân Chủ cắt giảm quân đội VNCH yếu dần, BV ngày một mạnh nhờ Quân viện của Nga, Tầu và các nước XHCN (9)

Decent Interval, Khoảng Cách Vừa Đủ phải đưa vào kế hoạch của Quốc Hội Dân Chủ, Frank Snepp trơ trẽn trao kế hoạch này cho Nixon, Kissinger.

Frank Snepp nói tiếp… “Thay vào đó, Nixon rút lực lượng Mỹ ra khỏi VN và đưa quân VNCH ra tiền tuyến, thay cho những người Mỹ đang rút đi. Chính sách ‘Việt Nam hóa’ chiến tranh đó không hữu hiệu, vì quân đội VNCH lúc ấy không thể làm được những gì Hoa Kỳ đã làm khi không còn sức mạnh của không quân Mỹ và viện trợ của Mỹ. Quân đội VNCH chưa sẵn sàng để chiến đấu một mình.

Và cuối cùng thì Kissinger chỉ muốn mua một khoảng thời gian cho quân đội Mỹ rút ra khỏi VN, để sau đó khi Sài Gòn thất thủ thì không ai đổ lỗi cho Hoa Kỳ, khiến Kissinger và chính quyền Nixon không bị xấu hổ.

Quân đội VNCH chưa sẵn sàng để chiến đấu một mình? Quân đội VNCH đã chiến đấu anh dũng một mình với điều kiện được cung cấp đầy đủ về đạn dược. Như đã trình bầy ở trên ngay như TT Nixon còn chẳng có quyền, mọi chuyện phải theo yêu cầu của Quốc Hội Dân Chủ, họ sẵn sàng ra luật Chấm dứt Chiến tranh, thử hỏi Kissinger lấy tư cách gì để mua một khoảng thời gian? Diễu hết chỗ nói

BBC: Nhưng tại sao Hoa Kỳ, là đồng minh của VNCH, không đợi cho quân đội VNCH sẵn sàng chiến đấu rồi mới rút quân?

Frank Snepp trả lời: “Các động lực chính trị ở Hoa Kỳ thời đó không cho phép những quân lính Mỹ ở lại Việt Nam, điều đó đơn giản là không thể xảy ra.

Những người cho rằng Hoa Kỳ bỏ rơi Nam Việt Nam vì đã không viện trợ đủ cho VNCH trong thời gian ngừng bắn, đã nói đúng. Vì lý do chính trị, viện trợ Hoa Kỳ đã không được cấp. Nhưng thực tế là, thứ nhất, viện trợ không thể đến kịp thời để cứu miền Nam Việt Nam. Thứ hai, hệ thống hậu cần của VNCH đã bị tham nhũng lũng đoạn, khó có thể tiếp thu và triển khai thêm vật liệu một cách hiệu quả. Lính VNCH, trong giai đoạn cuối của cuộc chiến, thường là ở tiền tuyến, không có đủ đạn dược. Nhưng lý do không phải vì không có mà là vì đạn dược được đưa đến, hoặc đã bị hút vào thị trường chợ đen, hoặc đã bị thất lạc, mà không ai biết nó đi đâu, vì miền Nam Việt Nam vào thời điểm đó không có một hệ thống hậu cần hữu hiệu.

Và, cuối cùng, các cấp tư lệnh Nam Việt Nam vì lo xa không muốn để vũ khí thặng dư gần tiền tuyến, phòng khi Cộng sản tràn vào, mà cất chúng ở xa. Vì vậy, khi cộng sản tấn công vào Quân khu 1, họ cạn kiệt đạn dược và không có một kho dự trữ đủ gần để có thể đến lấy, trước khi bị Cộng sản tiến chiếm.

Với tất cả nhiều nguyên do đan xen vào nhau này, tham nhũng và kém hiệu quả là những yếu tố thấy rõ. Tôi nghĩ những người bạn Việt Nam thân yêu của tôi không đúng khi đổ lỗi sự sụp đổ nhanh chóng của VNCH cho Hoa Kỳ, vì sự việc phức tạp hơn nhiều.

Một lần nữa, Hoa Kỳ có bỏ rơi VNCH không là một câu hỏi phức tạp, nhưng nói chung là có, Kissinger và Nixon đã bỏ rơi Nam Việt Nam Nhưng việc thất trận của VNCH đến từ những lý do gần nhà hơn”.

Tôi bỏ bớt một số câu trả lời của Frank Snepp vì quá dài, nhưng vẫn giữ nguyên văn như trên. Chính ông ta công nhận Phản Chiến đã buộc Mỹ phải rút quân thì tại sao còn nói Nixon, Kissinger bỏ đồng minh? Rồi Frank Snepp lại công nhận Quân viện của Mỹ cho VNCH không đủ trong thời gian ngưng bắn, ông nói ngược rồi lại nói xuôi.

Frank Snepp nói: hệ thống hậu cần của VNCH đã bị tham nhũng lũng đoạn, hoặc đã bị hút vào thị trường chợ đen với tất cả nhiều nguyên do đan xen vào nhau này, tham nhũng và kém hiệu quả là những yếu tố thấy rõ… đây là những nhận định vô ý thức và mất dậy nhất của Frank Snepp trong bài phát biểu, đạn dược mà đem ta thị trường mua bán được?

Cuối cùng Frank Snepp vẫn không chịu nhìn nhận Quốc Hội cắt quân viện bỏ Đông Dương mà chĩa mũi dùi vảo Nixon, Kissinger, phỉ báng Quân đội VNCH một cách trơ trẽn và bỉ ổi.

Kết Luận

Chương Tám The Agony of Vietnam, trang 227 trong Hồi Ký White House Years của Henry Kissinger có nói:

“Sau khi Nixon nhận nhiệm sở của những người đã đã can thiệp vào Việt Nam, mới đầu họ trung lập, sau chống đối, họ buộc Nixon có trách nhiệm về cuộc chiến mà ông chỉ thừa hưởng của người ta, họ tấn công ông với những giải pháp này nọ mà chính họ khi có cơ hội đã không làm”

(10)

Henry viết rất khách quan về tình hình khi TT Nixon mới vào Tòa Bạch Ốc, Dân Chủ đã đưa quân can thiệp vào miền Nam VN (từ 1965) và đã sa lầy. Mới đầu họ trung lập sau hùa theo bọn Phản Chiến chống Hành Pháp Nixon, buộc ông phải có trách nhiệm rút khỏi cuộc chiến.

Từ đó họ chống đối Nixon kịch liệt, lần đầu tiên trong lịch sủ Mỹ đảng phái phá nhau làm lợi cho địch. Sáu tháng sau khi ký Hiệp định Paris họ cắt giảm viện trợ mỗi năm 50% cho tới khi Quân Đội VNCH không còn gì để tự vệ. Năm 1973 Mỹ viện trợ 2 tỷ 1, năm sau họ cắt còn 1 tỷ 4, năm sau 1975 còn 700 triệu. Năm 1975 họ đưa trước 400 triệu, còn 300 triệu họ không cho tiếp và cử Dân Biểu sang Sài Gòn điều tra xem người dân VN có cần để chiến đấu không trong khi miền Nam đang hấp hối. Đây là những trò ma bùn khiến ta càng thấy rõ hơn cái lưu manh của Frank Snepp, ông ta lờ tịt như không biết.

Dân Chủ đưa quân vào miền Nam năm 1965 tổng cộng 184 ngàn không xin phép Quốc Hội (họ nắm đa số), tới 1968 lên tới 530 ngàn. TT Johnson ngày càng sa lầy vì sai lầm áp dụng Limted war, Chiến tranh Giới hạn, chỉ đánh cho nó sợ khiến chiến tranh càng kéo dài. Phản Chiến ngày càng lên mạnh vì thanh niên Mỹ chết trận đã lên tới 35 ngàn. Dân Chủ đã đưa quân vào VN, đã sa lầy nay lại đánh phá Tổng Thống Cộng Hòa dữ dội, họ hùa theo Phản Chiến để chớp thời cơ, mị dân và lấy lòng dân trước hết, cái gì chứ chớp thời cơ và mị dân thì Dân Chủ đứng đầu.

Giữa tháng 8/1973 Quốc Hội Dân Chủ ra Luật Cấm Hành Pháp (Nixon) oanh tạc Đông Dương, mấy tháng sau ngày 7/11 họ lại ra Luật War Powers Act, ông Tổng Thống muốn can thiệp bằng quân sự vào nước khác phải tham khảo Quốc Hội trước. Họ ngày càng xiết chặt và trói tay ông Tổng Thống (restriction on the President’s ability) (11)

Nixon không làm gì được trước những đòn đánh phá bẩn thỉu của của Quốc Hội. Gần tàn chiến tranh họ tìm cách truất phế Nixon cho chắc ăn, TT Ford lên thay nhưng chỉ là bù nhìn. Hành Pháp Nixon đã hết quyền, thế mà Frank Snepp còn kết án Nixon, Kissinger tạo Khoảng Cách Vừa Đủ (Decent Interval) để khiến Đông Dương sụp đổ. Láo khoét hơn nữa, ngày 9/8/1974 Nixon phải từ chức để tránh bị Quốc Hội Dân Chủ truất phế thì ông còn quyền hành gì mà bỏ miền Nam?

Frank Snepp nói Kissinger đã đồng lõa với Nixon để thực hiện một khoảng cách vừa đủ để khi Miền Nam Sụp đổ họ sẽ không bị xấu hổ. Hoàn toàn bịa đăt, ngày mồng 10/4/75, TT Ford ra Quốc Hội để xin Viện trợ khẩn cấp 722 triệu, Kissinger đã thức đến khuya để soạn diễn văn cho Tổng Thống, Henry cũng dùng chữ Tín từ lúc đầu của chính phủ Nixon và cũng là cái nhấn mạnh vào lúc cuối cùng (Kissinger, a Biography, Walter Isaacson 1992, trang 643):

“Mỹ không muốn cung cấp viện trợ đầy đủ cho đồng minh của ta chiến đấu tự vệ sẽ ảnh hưởng trầm trọng đến uy tín của ta trên thế giới như một đồng minh. Và cái chữ tín này làm cơ bản cho an ninh của ta”

Tại Quốc Hội không ai vỗ tay, có hai dân biểu Dân Chủ bỏ ra ngoài, Quốc Hội không yểm trợ cho Cuộc chiến VN. Các nhà nghiên cứu Mỹ về Chiến tranh VN như Larry Berman, Walter Isaacson đã cho rằng Hoa Kỳ không muốn cưỡng bức thi hành Hiệp Định Paris, mà phải chấm dứt Chiến tranh tại miền Nam. Nó đến lúc phải kết thúc, họ là Mỹ và bênh vực cho nước Mỹ.

Ngày 24/4/75, TT Ford đọc bài diễn văn tại Đại Học Tulane và kết luận Chiến tranh VN coi như chấm hết, chúng ta phải lo tương lai nước Mỹ, hãy để vấn đề VN ở lại sau lưng và 6,000 sinh viên reo hò ầm ĩ, họ ôm nhau nhẩy nhót, sung sướng vì War is over, họ không phải ra trận, không phải phơi thây chiến địa. TT Ford chỉ là bù nhìn không do dân bầu nên thái độ tiêu cực của ông không có gì khó hiểu.

Ford nói Kissinger muốn xin thêm viện trợ khẩn cấp (722 triệu) và đổ lỗi cho Quốc Hội, Ford dẫn lời Kissinger:

“Đông Dương đầu hàng đã mở ra một thời kỳ ô nhục của Hoa Kỳ, nó kéo dài từ Angola tới Ethiopia, tới Iran, tới Afghanistan” (The surrender in Indochina, he said, “Ushered in a period of American humilation” that stretched from Angola to Ethiopia to Iran, to Afghanistan)

Walter Isaacson, Kissinger a Biography, trang 647

Mặc dù chỉ trích Kissinger vì không đồng ý với ông ta (trang 648) TT Ford và tác giả Walter Isaaction đã công nhận Henry tích cực xin viện trợ 722 triệu, ông ta không bỏ VNCH như Frank Snepp nói. TT Ford kể lại:

Kissinger không muốn câu chiến tranh chấm dứt, ông ta muốn tiếp tục xin viện trợ và oán trách Quốc Hội

(The line about the war being finished, Henry didn’t like that sentence, Ford said, I knew he wanted to kepp fighting for more aid and that he blame Congress – Sách nói trên, trang 645)

Lời Henry thật không sai về chữ Tín, nhất ngôn bất tín vạn sự bất thành. Tháng 8 vừa qua, chính phủ Dân Chủ Biden rút hết quân khỏi Afghanistan mà dấu không cho chính phủ Cộng Hòa Hồi Giáo Afghanistan (Islamic Republic of Afghanistan) biết, Chính phủ Afghanistan đâu có dại gì chiến đấu cho các Ngài Cố vấn ra đi thoải mái y như tại Sài Gòn 1975, dại gì chết giữa lúc xuân thì!

Họ giao đất lại cho Taliban một cách hòa bình khiến chính phủ Mỹ bị vỡ mặt trong việc di tản thường dân còn sót lại. Chính phủ Dân Chủ không ngờ A Phú Hãn sụp đổ nhanh như vậy, họ trù tính phải ba tháng. Tháng 4/75 miền Nam đang hấp hối, Quân đội VNCH chiến đấu chống BV tới viên đạn cuối cùng trong khi người Mỹ di tản bằng máy bay khổng lồ về nước thoải mái, nay thì tại Afghanistan cảnh này không còn nữa.

Nay các nước Đông Nam Á như Mã Lai, Singapore, Thái Lan, Phi Luật tân… đều thù ghét Trung Cộng nhưng họ cũng không muốn theo Mỹ vì cái gương VNCH 1975 còn sờ sờ trước mắt. Không những tại Á Châu mà tại các nước khác khắp mọi nơi cũng không còn tin người Mỹ. Cái giá của việc bỏ đồng minh cũng không rẻ lắm.

Larry Berman, Walter Isaason nói chẳng lẽ Quân đội Mỹ phải ở lại chiến đấu cho miền Nam mãi hay sao? Quân đội VNCH nếu được cung cấp đầy đủ vũ khí đạn dược thì chẳng cần người Mỹ. Nga có cần đưa quân vào miền Nam không? họ chỉ đứng ngoài giật dây mà cũng chiếm được.

Người Mỹ tự hào đi bảo vệ dân chủ, tự do tại các nước bị CS xâm lăng nhưng thực ra để bảo vệ cho chính họ như năm 1965 họ đã đưa quân vào VN vậy.

Trọng Đạt

——————————-

(1) Trong Kissinger a Biography của Walter Isaacson trang 455, 456 cũng nói tương tự

(2) Henry Kissinger, Years of Renewal trang 471

(3) Cao Văn Viên, Những Ngày Cuối của VNCH trang 92

(4) Nixon, No more Vietnams, trang 126-127

(5) Wikipedia: Opposition to the US involvement in the Vietnam war.

(6) Larry Berman: No Peace No Honor, Nixon, Kissinger and Betrayal in Vietnam, trang 200.

(7) Thượng nghị sĩ Hollings tới Sài Gòn, Tướng Westmoreland nói chúng tôi giết địch theo tỷ lệ mười đổi một (We were killing people in the rate of ten to one), Hollings cảnh báo Tướng Westmoreland hãy coi chừng, người Mỹ không cần biết anh giết được mười tên địch mà họ chỉ quan tâm một người lính (Mỹ) bị giết thôi (Westy, the American people don’t care about the ten, they care about the one, Phim The Vietnam war, tập 3)

(8) Richard Nixon, No More Vietnams trang 170

(9) Theo bản tin của BBC.com ngày 10-5-2006, Viện Lịch sử Quân sự CSVN đã công bố những số liệu về nguồn chi viện của Liên Xô, Trung Quốc và các nước xã hội chủ nghĩa dành cho miền Bắc trong cuộc chiến.

(10) Nguyên văn: And after Nixon took office those who had created our involvement in Vietnam moved first to neutrality and then to opposition, saddling Nixon with responsibility for a war he had inherited and attacking him in the name of solutions they themselves had neither advocated nor executed when they had the opportunity

(11) Theo Nixon No More Vietnams 180, 181.

89 BÌNH LUẬN

  1. Trích :” Nay các nước Đông Nam Á như Mã Lai, Singapore, Thái Lan, Phi Luật tân… đều thù ghét Trung Cộng nhưng họ cũng không muốn theo Mỹ vì cái gương VNCH 1975 còn sờ sờ trước mắt. Không những tại Á Châu mà tại các nước khác khắp mọi nơi cũng không còn tin người Mỹ. Cái giá của việc bỏ đồng minh cũng không rẻ lắm. ”

    Chỉ tội cho các nước nhỏ , yếu thế trước ” đại cường ” .
    Đại cường thường hay xử sự giống ” đại bàng ” .
    A-Phú-Hãn
    Chỉ huy mới của căn cứ Bagram, tướng Mir Asadullah Kohistani của Afghanistan nói với BBC rằng quân đội Mỹ rời Sân bay Bagram vào khoảng 3 giờ sáng thứ Sáu tuần trước. Các lực lượng Mỹ và đối tác đã liên tục chiếm đóng căn cứ này kể từ khi nó bị chiếm trong cuộc xâm lược Afghanistan năm 2001 sau vụ tấn công khủng bố 11/9.
    Các lực lượng Mỹ được cho là đã rời đi mà không nói với tướng Kohistani. Ông tuyên bố rằng ông thậm chí không biết quân Mỹ đã biến mất cho đến vài giờ sau khi họ rời đi, có thể do lo ngại về an ninh.

    Ukraina
    Về các đàm phán Nga – Mỹ vào tháng 01/2021 liên quan đến Ukraina, ông Oleksiy Danilov cũng cảnh báo là Ukraina sẽ không bao giờ chấp nhận những thỏa thuận ký kết « sau lưng », và « các quốc gia gọi là đại cường sẽ không thể quyết định thay và buộc Ukraina phải quỳ gối ».

  2. @HuePhan
    Cám ơn lời chúc tốt đẹp của HuePhan và cũng cầu chúc bạn đạt mọi ước muốn.
    Đúng là đã gọi là đồng thanh đồng khí thì không bao giờ là đối phương. Nhưng có lẽ bạn là người mới nhập cuộc chơi nên nhiều người còn chưa hiểu. Qua nhiều comments bạn viết, cá nhân tôi rất ấn tượng và nhận thấy cũng có nhiều người có cảm tình với bạn. Thời gian rồi sẽ hiểu nhiều hơn và sẽ biết những ai là đối tượng.

    Cỏ dại thì chỉ sống được ở bên lề hoặc chỉ trà trộn chứ không sống mạnh khi đất có chủ. Cũng như chính nghĩa, dù sa cơ thất thế ban đầu, nhưng cuối cùng chính nghĩa cũng sẽ thắng.
    nv

  3. Mỹ cắt viện trợ cho VN không thể đổ lỗi cho dân chủ vì Mỹ có 2 đảng trong quốc hội. Nixon đã cos ý định rút quân ra khỏi vn vì bị sa lầy.Không thể thắng ở miền Nam vói chiến tranh du kích.Ai cung có thể VC .Trong Phim Ánh Sáng Miền Nam .tên Tr/u VNCH dẩn lính qua một cánh đồng ,và bất chợt đồng bọn quây súng giết mấy nông dân đang cuốc ruộng .Khán giả ngạc nhiên nhưng rồ “à’ lên một tiếng khi tr/u và toán lính xuống kiểm tra thấy chúng nó đều có AK và lựu đạn nội hóa.Sir Thompson ,người có sáng kiến trực thăng vận, ung đã nói “không thể thắng chiến tranh du kích” (sau này câu nới được cho là của thủ tướng Do Thái sau khi thăm VN trở về). Ngoài ra tụi phản chiến (có cả các svvn du học (như NT Bình hay con của l/s TĐ Du ,ên làm báo “cái Làng” ,phó gs ĐH …và cả tên TNHanh & Chân Không …nhiều nhất là ở Pháp ,họ thành tài không về dù VNCH kêu gọi -vì sợ đi lính-)…truyền thông Mỹ và những người có thân nhân là Mỹ chết ở VN ,mà chính họ cũng không biết vn ở đâu (75 có nhiều người có học cũng không biết) hay hiểu lầm là Bắc Việt là dân vn có chính nghĩa như Jane Fonda …Nhiều triết gia Tây Phương cũng ủng hộ Bắc Việt )…Còn trong nước thì mọi người đã biết rồi .Do đó khi ll với Trung Cộng tiếp nối từ thời còn là PTT Nixon ,Nixon thấy cần rut quân ra khỏi VN là giải pháp tốt cho UV Tổng Thống nhiệm kỳ 2 (như Trump) và cố nhiên có sự đồng tình của CH và Dân Chủ vì ai cung lo cho cái ghế của mình tức là lo cho dân (Dân vi quý?/Thiếu tuyên truyền ,Ngay cả VNCH các Đ/s các nước phần lớn là bất mãn với chế độ hoặc quá già)
    Nước Mỹ có thể nói đã phản bội VN,ĐM của họ dù họ chỉ phục vụ cho nước Mỹ trong một ý niệm nào đó …Cho nên đổ lỗi cho DC hay CH là không hẳn đúng (vì còn nhiều yếu tố khác).Vã chuyện đã qua có tiếc nuối gì cũng đã xong (Co tên Tr/t HQ ,hồi hưu ,phe đói đau cuội trong QHVNCH ,ở Mỹ tới lúc chết vẫn khoe thành tích là được TT Thiệu cho qua Mỹ thương thuyết về Viện trợ ,nhưng đã đưa những hình ảnh tệ hại của các trận đánh do VC cung cấp dẻ chứng minh cho QH Mỹ và “khoe” là QH Mỹ “cúp” luôn VT …(có những tên như vậy sao VNCH không mất về tay CS?).
    Hiện nay có một cái gì đó đang làm rạn nứt CĐTNCS VN về Cựu TT 45 được nhưng băng đảng ủng hộ ,làm nức lòng bon da trắng thượng đẳng ,kỳ thị da đen và A Châu ,theo chủ trương co cụm ,nước Mỹ của người Mỹ (trắng ) .Không những đánh TC dù bằng Thuế (kinh tế) mà còn “đánh” cả ĐM .đổi bạn thành thù và ngược lại (ủng hộ ĐM bị đảo ngược từ thời Obama qua Trump ,bạn với kẻ thù .muốn xóa bỏ các cơ cấu dó chính TG (có Mỹ ) lập ra…Trong nước thì kỳ thị bắt bớ còn trong chính quyền thì muốn năm lấy lập pháp ,tư pháp và quân đội (bạo loạn 6/1 còn gọi là âm mưu đảo chánh …Đây là chuẩn bị sơ khởi cho độc tài (Hitler cũng làm vậy)…nhưng may mắn chúng ta đã loại ông ta ra khỏi cơ cấu chính quyền đang bị điều tra và nhiều người đã nhận ra . Họ làm rối lên đẻ “jouer papa” Biden qua các luật lệ mà các tên trung thành với 45 được 45 bổ nhiệm vẫn còn tại chức….
    Khi BBC đăng bài này thì chúng ta chỉ biết vậy thôi .Tài liệu thì nhiều ,kể cả VC …Đâu là sự thực ? Có trách móc ,chưởi bới cũng đã rồi .Hiện tại chúng ta đang đối đầu với cs ngay chính trên đất TNCS này .Chúng đang làm chia rẽ ,thù hiềm nghi kỵ ,nghi ngờ giữa những người TNCS ,giữa những lớp già lớp trẻ .lớp có tiền và nghèo mạt rệp .

  4. Gửi BBT/DCV: Còm dưới đây tôi viết ngày 28/12, bị ngâm mãi đến tối ngày hôm sau mới hiển hiện trong chốc lát, nhưng sáng nay 29/12 lại thấy biến mất với lời ghi chú ” Your comment is awaiting moderation”.
    Không rõ tại sao? Vi phạm nội quy? Trái với tiêu chỉ của DCV ?

    Nixon, vận mệnh nước ta, Đài Loan, và sau này, nước Mỹ và Thế giới !
    https://thediplomat.com/2017/01/the-one-china-policy-what-would-nixon-do
    Dưới đây là bài viết ngày 1/5/2017 của ông Joseph A. Bosco – phục vụ trong lực lượng đặc nhiệm Hoa Kỳ-Trung Quốc ở Trung tâm Lợi Ích Quốc Gia và là cộng tác viên cho Trung tâm Nghiên Cứu Chiến Lược Và Quốc Tế. Trước kia, ông đặc trách về vấn đề Tàu cộng ở bộ Quốc Phòng – :

    ” Nixon quyết định rằng tình trạng phải thay đổi một cách đáng kể và ông ta thấy sự cần thiết phải” mở cửa Trung cộng ra thế giới và mở cửa thế giới cho Trung cộng” (“open China to the world and open the world to China”. Nixon đã cảnh báo rằng một “quốc gia Trung cộng cô lập và giận dữ ” là một mối nguy hiểm cho khu vực và cho thế giới. Chúng ta không thể nào có thể để cho Tàu cộng mãi mãi đứng ngoài ” gia đình của các quốc gia” (“We simply cannot afford to leave China forever outside the family of nations ), ở đó họ nuôi dưỡng những tham vọng và những sự thù ghét và đe dọa các nước láng giềng. Tình trạng này không chỉ đơn giản gây ra bởi chính sách của các nước Âu Tây, mà chính là chính sách của Cộng sản Tàu : Thế giới không thể được yên ổn cho đến khi Tàu cộng thay đổi. Do đó, mục tiêu của chúng ta là tạo ra sự thay đổi. Mà cái cách để làm điều này là thuyết phục Tàu cộng rằng họ phải thay đổi: Rằng họ không thể thỏa mãn được những tham vọng đế quốc của họ.
    “Khi còn là tổng thống, Nixon bắt đầu mở cửa đi tới Tàu cộng, Nixon biết rằng ông ta đang thực hiện một canh bạc chiến lược rất lớn. Tuy nhiên, Nixon bắt đầu diễn trình với một loạt các sáng kiến và nhượng bộ đơn phương của Hoa Kỳ.
    “Đầu tiên là Nixon can thiệp vào mối tranh chấp Trung -Xô lúc đó đang gia tăng- các lực lượng quân đội Liên Xô triển khai gần biên giới Trung cộng năm 1969. Nixon đã gửi một thông điệp rõ ràng tới Liên Xô rằng Mỹ sẽ đáp trả đối với bất kỳ hành động hung hăng nào của Liên Xô đối với Tàu cộng – một bảo đảm an ninh chưa từng có cho Tàu cộng mà tại thời điểm đó đang chống Mỹ ở Việt Nam. Tuy nhiên, Hoa Kỳ không yêu cầu Tàu cộng phải làm một hành động ” có đi, có lại” gì chi cả , và Tàu cộng cũng không cho Hoa kỳ bất cứ cái chi sất . Và rồi, để thể hiện thiện chí của Hoa kỳ trước khi có chuyến đi sang Trung cộng, Nixon đã cho Mao trạch Đông hầu hết những gì Mao muốn nhất, đó là về vấn đề Đài Loan. Nixon ra lệnh cho Hạm đội 7 ra khỏi eo biển Đài Loan và rút dần các lực lượng Mỹ khỏi Đài Loan – nơi mà Mỹ đã đóng quân theo Hiệp ước phòng thủ hỗ tương giữa Hoa Kỳ và Đài Loan năm 1954 (lúc đó Nixon đang làm phó tổng thống cho Tổng thống Eisenhower). Những hành động này của Nixon mở đường cho Bản Thông Cáo Chung Thượng Hải năm 1972 giữa Nixon và Tàu cộng – là tội lỗi nguyên thủy của quan hệ Mỹ-Trung. Ở đó, Bắc Kinh tuyên bố nguyên tắc ” một Trung quốc đối với vấn đề Đài Loan, Đài Loan là một phần của Trung Quốc ” , và Tàu cộng và Đài Loan sẽ đương nhiên được thống nhất lại với nhau bằng các biện pháp hòa bình hoặc không hòa bình. Nixon đã xử dụng Bản Thông Cáo Chung này để tuyên bố chính sách một Trung quốc của mình, trong đó ngầm chấp nhận điều sáp nhập trong tương lai của Đài Loan với Trung Quốc miễn là nó được thực hiện ít nhiều một cách hòa bình.
    “Qua hai việc ngăn chặn một cuộc tấn công của Liên Xô vào Trung cộng và bật đèn xanh cho Trung cộng tiếp thu Đài Loan, Nixon và cố vấn Henry Kissinger, chỉ hy vọng rằng Bắc Kinh sẽ giúp sắp xếp cho Hoa kỳ rút lui được ra khỏi Việt nam một cách ” danh dự”, hoặc ít nhất là không bị xấu hổ. Nhưng cả hai Nixon và Kissinger đã vi phạm vào những gì mà Kissinger đã quan sát khi Hoa kỳ tham dự vào những cuộc đàm phán chiến lược : Chúng ta [người Mỹ] có xu hướng áp dụng các tiêu chuẩn của mình cho người khác trong các cuộc đàm phán. Chúng ta muốn trả tiền trước để thể hiện thiện chí của mình, nhưng trong chính sách đối ngoại, bạn không bao giờ được trả tiền cho các dịch vụ đã được hoàn trả.
    “Cuối cùng thì cuộc rút lui ra khỏi Việt Nam không bao giờ đến một cách ” đẹp đẽ”. Tàu cộng tiếp tục tuôn chảy vũ khí, quân nhu và một số những lực lượng chiến đấu cho chiến thắng cuối cùng chiếm trọn miền Nam của Hà Nội và cuộc rút lui nhục nhã của Hoa kỳ ra khỏi Việt nam “.

  5. @Người bàng quang 29/12/2021 at 03:57

    Người Bàng Quang nhìn vấn đề còn phiến diện. Bạn đặt và xét vấn đề còn nhiều thiếu sót. Cần phải xét qua nhiều mặt và nhiều lăng kính khác nhau, nhất là những mặt còn tối ở đằng sau thay vì chỉ một hướng và một lập trường theo ý của riêng bạn. Người Bàng Quang khen VC nhưng sao lại bất mãn với những người khác chính kiến phê phán với phía Mỹ, như vậy có công bằng và dân chủ, nhân quyền?

    Bạn nói những người khác biết một mà không biết mười và cho rằng quân dân chính trị gia Miền Nam còn ngây thơ với cộng sản. Vậy bạn có biết tại sao VC quyết đánh và cướp Miền Nam VN không? Bên nào phản bội dân tộc VN, đòi đốt cháy Trường Sơn, đánh giết cho tới người VN cuối cùng và “ta đánh đây là đánh cho trung Quốc, cho Liên Xô”?

    Tại sao Quốc Hội Mỹ đợi đến giờ phút thứ 25 mới muốn chấm dứt chiến tranh VN? Quốc Hội Hoa Kỳ có ra luật tuyên chiến với VNDCCH không? Vậy tại sao muốn ra luật “chấm dứt chiến tranh” VN sau khi Mỹ đã ký Hiệp Định Paris mà không ra luật trước đó khi phong trào phản chiến lên cao và biểu tình khắp nơi tại Hoa Kỳ? Cần phải có cái nhìn xa hơn và phân tích tại sao. Thà rằng để Quốc Hội Hoa Kỳ ra luật chấm dứt chiến tranh còn tốt hơn, dễ “ăn nói” với VNCH và thế giới hơn để sau này không phải mang mặc cảm ám ảnh hội chứng chiến tranh vì không muốn thắng, mang tiếng phản bội, lén lút bỏ rơi đồng minh mang mặc cảm tội lỗi.

    Tại sao Mỹ muốn nhảy vào giúp Miền Nam VN chống cộng và phải vào cho bằng được? Lúc đó Quốc Hội Hoa Kỳ có làm luật tuyên chiến với cộng sản VN? Tại sao Mỹ đưa thanh niên ưu tú rời bỏ quê hương mình sinh ra, qua VN, một nơi xa nửa vòng trái đất để giúp VNCH ngăn chặn cộng sản rồi cuối cùng không muốn thắng chiến tranh tiêu diệt Bắc Việt mà ngược lại lại muốn VNCH thua và thua nhanh?

    Tại sao Kissinger đi đêm? Ai cho lệnh? Tổng thống Nixon có biết và Quốc Hội Hoa Kỳ có biết? Tại sao lúc đó không ra luật mà để xài hết vũ khí từ thời Đệ Nhị Thế Chiến trong kho, ai lợi và ai mất, tốn biết bao tiền của và hơn 58 ngàn sinh mạng quân Mỹ nhưng vẫn không muốn thắng, để cuối cùng, đòi và đợi ký cho được hiệp đình hòa bình nhưng không có hòa bình để “vinh dự” cuốn gói bỏ rơi VNCH cho cộng sản Bắc Việt?

    Và tại sao cho rằng Mỹ tốt với MNVN, đổ máu xương. Nhưng bạn có nghĩ là Mỹ và thế giới tự do, ngược lại, phải biết ơn quân dân Miền Nam đã hy sinh máu xướng cho thế giới tự do được sống hòa bình thoát ách cộng sản?

    Chúng ta không phải là sử gia, lại càng thiếu có cái nhìn đa diện và khách quan khi truy xét vấn đề, và nhất là khi “bên thua cuộc” không được “bên thằng cuộc” đánh giá đúng vai trò và không cho cất tiếng nói công bằng và khách quan. Chúng ta chỉ nêu ý kiến riêng lẻ của một người tỵ nạn cộng sản thì thiết nghĩ cũng không cần phải gay gắt hoặc nặng lời nhau. Chúc bạn an vui.
    nv

  6. Người lính VNCH với vũ khí thổ tả made in USA:
    Trong bài viết về trận đánh trong năm 1972 tại căn cứ Lệ Khánh,gần Kontum, tác giả Trúc Giang thuật lại: “… Hai chiếc T-54 của CS đã lọt vào trung tâm phòng thủ, và chạy về 2 hướng khác nhau. Liền sau đó, hai chiếc M-41 thuộc chi đoàn 1/14, mỗi chiếc bắn 3 quả đại bác 76 ly vào đúng cạnh sườn của chiếc T-54. Bị trúng đạn, T-54 bốc khói nhưng chưa bị hạ. Chiếc T-54, vỏ thép dày 105 ly, nặng 36 tấn, đã phục hồi mau lẹ, và quay súng bắn hạ chiếc M-41 bằng 2 quả 100 ly, rồi bắn tiếp phát thứ ba hạ chiếc M-41 còn lại…..”
    “Nửa Đời Chinh Chiến”- Trần Ngọc Toàn : “Từ năm 1962, quân Cộng sản đã có cả 100 ngàn quân với trang bị AK47, CKC, RPD và B40. Trong khi, tiểu đoàn 4 TQLC lâm trận Bình Giả vào cuối năm 1964, lính còn sử dụng súng Garant M1, Carbine M1, súng phóng lựu của Mỹ thời Đệ Nhị Thế Chiến. TQLC lại là một đơn vị Tổng Trừ Bị tinh nhuệ của Miền Nam “.
    Trong cuốn No More Viet Nam, tổng thống Nixon đã viết : “Hoa Kỳ đã phản bội Đồng Minh và đã thất bại trong việc thực thi những điều cam kết bảo vệ Độc Lập và Tự Do của Việt Nam Cộng Hòa. Đây là sự phản bội và thất bại không tiền khoáng hậu trong lịch sử Hoa Kỳ”. Và rằng :”Tất cả các vị tướng lãnh chỉ huy cao cấp Hoa Kỳ tại Việt Nam và Hoa Thịnh Đốn đều xác nhận việc quân lực Việt Nam Cộng Hòa đã chứng tỏ rằng, nếu được trang bị đầy đủ, họ có thể đẩy lui những sư đoàn thiện chiến nhất từ Bắc Việt xâm nhập vào Miền Nam”.

    • Dưới đây là bản chính gốc của bài “Frank Snepp giải thích Hoa Kỳ đã ‘bỏ rơi’ Việt Nam Cộng hòa như thế nào ” đăng trên BBC ngày 11/12/2021

      https://www.bbc.com/vietnamese/vietnam-59610232

      “Trong phần tiếp phỏng vấn với cựu phân tích gia chiến lược của CIA ở Nam Việt Nam, BBC hỏi ông Frank Snepp về câu chuyện Hoa Kỳ đã ‘bỏ rơi’ VNCH như thế nào từ sau Hoà đàm Paris 1973.
      Mỹ có phản bội hay bỏ rơi VNCH không, theo Frank Snepp, năm nay 78 tuổi, hiện sống tại California là một câu hỏi phức tạp đòi hỏi một câu trả lời cặn kẽ…..

  7. Hai tác giả Cộng sản thuộc viện Lịch sử Quân sự Việt Nam là Lê Quang Lạng và Trần Tiến Hoạt : “Tham luận ghi nhận trong 21 năm chiến đấu, Việt Nam đã “nhận được sự ủng hộ chí nghĩa, chí tình của nhân dân yêu chuộng hòa bình trên thế giới, đặc biệt là Liên Xô, Trung Quốc và các nước XHCN anh em.”

    Theo nhà nghiên cứu quân sự Nguyễn Đức Phương, Cộng sản BV đã được khối Cộng cung cấp rất nhiều những vũ khí hiện đại “các B-40, B-41, các bích kích pháo 61mm, 82mm, và 120mm , hỏa tiễn SA-7 bắn trực thăng và phi cơ , các loại trọng pháo cơ giới 85mm D-44; 122mm D-74 và D-30 canh tân; đại pháo 130mm và 152mm D-20 . Thuỷ xa PT-76, chiến xa BTR-50, BTR85 và T-54 , các loại chiến xa T-70 trang bị đại bác tự hành SU-76mm và chiến xa Joseph Staline 2 gắn đại bác tự hành ISU-122mm. Các loại pháo cao xạ cơ giới 23mm, 37mm, 80mm và 100mm, hoả tiễn địa không SA-2, SAM-7 của Liên Xô.
    Không quân BV được Trung Cộng cung cấp MIG-15 và MIG F-17, Liên Xô cung cấp MIG-19 và MIG-21. Ở thời điếm chiến tranh cao độ, Cộng Sản có hơn 2,000 hoả tiển SA-2, SAM-7 và 200 phi cơ MIG các loại. Hải quân BV được Trung Cộng cung cấp hàng trăm pháo hạm Swatow và Shanghai; Đông Đức yểm trợ khinh tốc đĩnh; Liên Xô viện trợ loại pháo hạm Komar và phóng lôi PT-4 và PT-6″.
    (NB: Mig 21 tương đương với oanh tạc cơ hiện đại F-4 Phantom của Mỹ )

  8. Bi thảm, vũ khí thổ tả do Đổng Minh vĩ đại viện trợ cho ta :
    * “…Một chiếc trực thăng CH53 bị trúng phòng không và nổ tung trên trời, 60 người trên máy bay chỉ còn 12 người sống sót. TĐ1/TQLC do Thiếu-Tá Nguyễn-Đăng-Hoà chỉ-huy đã bị tổn-thất nặng. Tiểu Đoàn phải đương đầu với lực-lượng hùng-hậu của đối-phương nhưng vẫn cố-thủ dược vị-trí và chống-trả được những cuộc tấn-công của quân Bắc-Việt “.
    * “Những cái chết hào hùng: Ngã ba Dầu Giây” – Vũ Đình Lưu : “ 15/4/75- Pháo CSBV 130 ly, hỏa tiển 122 ly, súng cối 82 ly nổ chụp trên đồi Móng Ngựa. Cả ngàn trái pháo trên vị trí chưa đầy 5 km vuông. Một giờ sau, trung đoàn 95 của Sư Đoàn 325 CSBV tấn công biển người vào tiểu đoàn 3/52 từ ven suối Gia Nhan. Sau hơn 4 giờ dằng co từng mét đất, đồi Móng Ngựa bị tràn ngập…”.
    * “Đại Bàng Gảy Cánh Tháng Tư:- Mũ Đỏ Nguyễn Văn Lập : (1975) “ …Sau trận Khánh Dương, Ban Mê Thuột, Tiểu đoàn 2 pháo binh Nhảy Dù về hậu cứ Nguyễn Huệ, Long Bình để tái bổ xung, và được tái trang bị 18 khẩu đại bác 105 ly kiểu củ M2A1 từ thời đệ nhị thế chiến, tôi được chỉ định thành lập lại pháo đội B2 với quân số gần 100 người …. Từ Long Bình theo xa lộ Đại Hàn, pháo đội tôi chiếm đóng sân vận động Cộng Hòa ở đường Nguyễn Kim vào xế trưa, người quãn nhiệm sân vận động ngơ ngác khi thấy pháo đội tôi kéo vào sân “.
    * Hoài Duy:. “..Trực thăng của chúng tôi xuống thấp, xuống thấp nữa. Thình lình, một ánh lửa vụt tới. Một tiếng nổ lớn, máy bay rung động. Tôi nghe qua hệ thống vô tuyến từ tiểu đoàn dưới đất. “ Máy bay Thuỷ Tiên đứt đuôi rồi”. Hỏa tiễn SA7 chui tọt vào ống khói và nổ đứt thân máy bay. Lúc bấy giờ máy bay chỉ còn thân phía trước, mất thăng bằng, lảo đảo. Kính chắn ở đầu phi cơ bị sức gió thổi bung “
    * Ðại tá Trịnh Tiếu :” … Chiến xa bảo vệ Bộ tư lịnh của sư đoàn của Ðại tá Ðạt gồm 10 chiếc được điều động ra để chống lại địch, đã bị hỏa tiễn CSBV Sagger bắn cháy mất 8 chiếc, còn lại 2 chiếc thì bị đứt xích….. quan sát thấy đèn của 11 chiến xa T54 đang tiến về hướng quận. Quân đoàn liền điều động Phi cơ C-130 Spectre lên thả trái sáng. Chiến sĩ ta đã thấy tất cả 15 chiếc chiến xa T54 của địch xếp hàng dọc chạy tiến về Tân Cảnh. Phi cơ C-130 tác xạ để ngăn kông cho chiến xa địch tiến, nhưng vô hiệu quả, vì loại phi cơ này không có loại đạn chống chiến xa …”.
    v…v…

  9. Trải qua các trào Kennedy, Johnson, và ngay cả thời Nixon( 1/69- 8/74), cho đến lúc tan hàng tháng Tư năm 75, nhiều các vũ khí mà người lính Việt Nam Cộng Hòa được đụng đến chỉ là các loại sản xuất từ hồi Đệ Nhị Thế Chiến !:
    Đa số là xe tăng cổ lỗ xí M41 và xe thiết giáp M113, và một số ít M48. M113 dễ bị bắn cháy bằng B40, B41 của CS . So với T54 và T 55 của CS thì M41 không thể sánh nổi. Chỉ có M48 thì tạm sánh ngang với các T54 và T55 như nòng pháo của T54 là 100 còn M48 là 90. Các xe tăng của ta còn phải đối phó với hỏa tiễn chống tăng AT3, Pháo, B41, B40, DKZ… của CS.
    Các đại bác đa số là cỗ lỗ xí 105mm và 155 mm có tầm xa tác xạ không quá 15 km, dù có một ít đại bác 175 mm . CS có đại bác 130 mm có tầm bắn 30 km .
    Ta không có được một oanh tạc cơ nào để chống lại chiến thuật đánh biển người, thí mạng cùi của Cộng sản. Phi công vẫn còn phải bay loại khu trục cánh quạt Skyraider từ thời Đệ Nhị Thế Chiến. Còn phản lực F-5 và A-37 nguyên là phi cơ huấn luyện được cải biến thành phi cơ võ trang. Các phi cơ đều không được trang bị hệ thống điện tử chống ra-đa địch như các phi cơ của Mỹ vì thế rất dễ dàng trở thành mục tiêu cho hỏa tiễn SAM và các loại cao xạ hướng dẫn bằng ra-đa của CS.
    Hỏa tiễn tầm nhiệt SA-7 của CS rất ư là lợi hại, cùng với đại bác phòng không 57 ly hướng dẫn bằng ra-đa. Tỷ dụ như trong sáu tháng đầu năm 1973, đã có ít nhất 22 hỏa tiễn SA-7 được địch phóng lên, hạ tám phi cơ của ta , trong sáu tháng cuối năm, có thêm 20 phi cơ nữa . CS đã đưa được hỏa tiễn địa không (SAM) SA-2 vào tận Quảng Trị. Trong năm 1974, ta đã mất 299 phi cơ các loại do hỏa lực phòng không địch.
    Tiến sĩ Nguyễn Tiến Hưng thuật lại rằng sau Hiệp Định Paris, TT Thiệu đã chỉ thị cho ông qua Mỹ để yêu cầu họ thay thế cho hải quân VN những chiến hạm đã quá cũ kỹ theo điều khoản “một đổi một” của Hiệp Định Paris.

    • Cai’ Ông Nguyen Bao này thật là uyên bác, trên thông thiên văn, dười thạo địa lý, trung thông cầu tiêu
      Cái deo’ gì ông ấy cũng biết hết

  10. Tôi thấy các còm ở đây đều nói một giọng: tại Mỹ đổ quân vào VN nên BV mới có cớ đưa quân vào, cho tới bây giờ mà người miền Nam vẫn còn ngây thơ đối với BV
    Có tin nhận xét Ông Ngô đình Nhu cho tiếp túc với phía CSBV để Mỹ rút cố vấn khỏi miền Nam, miền Bắc cũng sẽ không phụ thuộc Nga Tấu, Nam Bắc đề huề, Miền Nam cũng như Nhu ngây thơ bỏ mẹ, trong Đề cương cách mạng miền Nam của Lê Duẩn, (nay đã được phổ biến trên mạng) cho biết dù chết bao nhiêu người cũng phải phỏng dái miền nam, ý chí của nó sắt đá, Mỹ đổ bộ vào nửa triệu, oanh tạc miến Bắc tới bời nó cũng đếch sợ, mặc dù đã chết hơn một triệu nó còn sẵn sàng chết thêm triệu nữa để phỏng dái miền Nam
    Người miền Nam ngây thơ bỏ mẹ, không có Mỹ cho súng đạn, viện trợ, đưa quân vào thì bốc cứt từ lâu rồi, bây giờ còn già họng chửi Mỹ, nó bỏ thì cũng không oan, toàn những quân vô ơn bội nghĩa
    Nó đếch chịu ký Hiệp định, nó coi Nixon như cục cứt, nó phá hòa đàm tháng 12/72 khiến Nixon phải dội 20 ngàn tấn bom lên đầu nó mới chịu trở lại hòa đàm, Nixon mà nó còn coi không ra gì thì Tổng Thiệu nhà ta ăn thua mẹ gì
    Nó hơn mình ở chỗ nó có thể đẩy hàng triệu người vào chỗ chết, mình và Mỹ xứ tự do không làm được
    Nhiều người chửi Nixon cho BV đóng quân ở lại, những người này biết một mà đếch biết mười, Larry Berman có nói trong No Peace No Honor, các vị chức sắc Quốc hội cho Nixon biết phải ký Hiệp định ba Lê trước tháng 1/1973, không được đòi BV phải rút quân vì thời gian không cho phép, nếu không Quốc hội ra Luật chấm dứt chiến tranh thì miền Nam đi đái, nên Nixon phải răm rắp tuân theo
    Không có Nixon, Johnson, Kissinger.. thì miền Nam chúng ta bốc cứt từ lâu rồi, bây giờ chửi Mỹ trong khi vẫn được Mỹ che chở
    Quốc Hội Dân chủ cắt viện trợ bỏ miền Nam cũng chẳng oan ức tí nào

    • Bỏ bớt g ở chữ quang, thành quan, tên bạn sẽ better-smelling.
      You mean to be an indifferent onlooker, not a bladder, don’t you?

      • Cái anh Ráo xư Rảng xư đại học chường làng Hue Phan này thối bỏ mẹ, bị chửi nhiều lần rồi mà không chừa, có người đã chửi anh “Rảng xư đại học thì là cái con củ cặc gì”
        Anh tưởng cái bằng rảng xư của anh to lắm, câm mõm chó lại đi anh

        • Lang thang vào đây tình cờ đọc những còm thú vị, gặp toàn cao nhân từ quá khứ đau thương của VNCH- Nguyen Bao, Người bàng quan, Nguyễn Văn… nay đã cao niên vẫn còn minh mẫn tranh luận, nhắc lại các biến cố xưa cũ đã ngót nửa thế kỷ; lòng tôi như gặp lại tri kỷ.
          Thấy một vị vô ý có một nhầm lẫn, tuy nhỏ nhưng không ít tai hại, tôi liền muốn nhắc để tránh.
          Thế thôi, câu chuyện giống như tình cờ thấy một diễn giả quên cài nút quần mà cứ phải lên sân khấu nhiều lần, thì mình chột dạ nhắc giùm để họ cài lại.
          Vậy có gì sai?
          Có đáng cho Phạm nhẩy xổ vào chửi bới hằn học bằng lời lẽ thô bỉ bẩn thỉu, như gặp cựu thù?

          Miệng lưỡi vô lại của kẻ nầy có nội dung giống hệt vài cái tên…chuyên môn chửi bới khi gặp ai thường có còm chống Tàu sâu sắc mà chúng thấy có hại. Chúng thuộc cùng một phường dlv của Tàu, gọi là wumao, có nhiệm vụ xúm lại đấu tố kẻ nào viết bình luận chống Tàu, và gặp bất cứ đâu cũng tìm cách sinh sự.

          Tôi chưa bao giờ huỵch toẹt xưng danh nghề nghiệp với ai.
          Vả lại phương ngôn có câu, không nghề nào xấu, chỉ có con người xấu. Vậy đem nghề nghiệp ra chửi bới kẻ nào thì chỉ có bọn vô lại mới hành động thế!

          Vô lại họ Phạm vào đây làm gì?
          Trong khi các vị trí thức bàn chuyện chính trị, hoài niệm quá khứ, thì Phạm ăn theo nói leo láu cá được 4 “còm” nhỏ, chứa toàn ngôn ngữ chợ búa bến xe, như gọi Nguyen Bao là kẻ “trên thông thiên văn, dười thạo địa lý, trung thông cầu tiêu;
          Cái deo’ gì ông ấy cũng biết hết”

          Còm thứ 2 bốc mùi với ngôn ngữ hạ cấp “Người dân chửi Fuck Biden, đụ mẹ thằng Biden ông ấy cũng cười, ông ấy mặt y như mặt thớt mà”,
          cùng với những ngôn ngữ mất dạy như “cái con củ cặc”, “câm mõm chó lại đi”…

          Vậy Phạm là ai?
          Một tên dlv chuyên chửi.
          Chửi là lẽ sống của hắn, còn chửi còn được cho tiền, chửi chuyên nghiệp. Nghe nói Tàu thuê chúng với giá 50 cents mỗi lần chửi.
          Ngoài chửi ra, chúng chẳng biết viết mô tê gì hơn.

          Cứ chửi tiếp đi, wumao!

          Nhân tiện, xin lỗi bạn Nguyễn Văn, một đồng thanh đồng khí trên đcv, rằng tôi bất đắc dĩ và lần đầu tiên đã phải lội xuống đầm lầy để chỉ vào mặt một sinh vật bẩn. Xin bạn đừng cười, tội nghiệp.
          Tính tôi thẳng, không được bản lãnh như nhiều vị, chó sủa mặc chó…

          • @HuePhan
            Cám ơn lời chân thành và thẳng thắn của bạn. Tôi hiểu và rất hiểu.
            nv

          • Anh HuePhan à , hết ý, cạn lời, thì đành phải dùng chước chửi hoặc chụp mũ đấy .

          • @ Nguyen Bao,
            Cám ơn anh Nguyen Bao đã “bắn yểm trợ”.
            Thiệt tình xấu hổ khi đi chửi lộn với phường xã hội đen pha đỏ. Bao lâu nay cố giữ phong cách lương thiện, giờ tiêu tán đường dưới mắt bạn Nguyễn Văn vì một cơn giận, tham gia đấu đá giang hồ!
            Nhưng không chụp mũ đâu. Người trong cuộc biết rõ hơn.

            Quí ngài đại nhân chuyên bàn luận chính trị hoài cổ trên trời dưới đất chẳng động gì đến Tàu; bình yên một cõi cao xa chẳng vướng trần tục;
            Tàu nó chẳng màng, nên không ai buồn động tới gót chân.

            Mỗ tôi xưa nay, từ btd tới đcv, cứ nhè Tàu mà “tả nị hầm bà lần”, khiến chúng nó truy kích, gặp đâu phang đó; khổ thân lừa ưa nặng! Tả Tàu tố V. gian tới mức btd cũng chừa bản mặt, giam còm >24 tiếng mới cho đăng.
            Buồn đời lang thang qua đcv, cũng không yên.

            Giá các khẩu đại liên của quí ngài quay nòng vào Tàu tham chiến cùng, thì còn gì bằng!

          • Tôi thấy thằng đểu nó chửi ông
            Nó réo tên ông giữa cộng đồng
            Ráo xư, ráo hoảnh rồi ráo cặc
            Tuổi già, tóc bạc thế buồn không?
            Thôi nhé từ nay ông phải nhớ
            “Êch chết tại mồm” phải không ông?

            Nhại thơ Tam Nguyên Yên Đổ

          • @HuePhan,
            Tôi cũng bình thường như tất cả mọi người nên đối với cá nhân tôi bạn HuePhan không cần phải khách sáo.
            Khi trao đổi quan điểm, hoặc bàn luận hay tranh luận một vấn đề, nhất là về chính trị, thường khó tránh bất đồng và chống đối nhau khi lập trường đối chọi, dẫn đến xung khắc cũng là chuyện bình thường. Sẽ có lời qua tiếng lại. Nếu không bằng ngôn ngữ phù hợp tôn trọng đối phương thì sẽ là những ngôn ngữ khó nghe không còn muốn trao đổi. Bạn HuePhan là người thẳng tính và bộc trực nên đôi khi có những va chạm mà đối phương không thích. Không có gì phải buồn khi mình không làm gì trái với đạo lý và lương tâm. Chúc bạn vui khỏe.
            nv

          • @ Nguyễn Văn
            Cám ơn nv. Đã gọi đồng thanh đồng khí thì không bao giờ là đối phương. Tôi không buồn với kẻ thù, chỉ buồn với đồng bạn. Phe ta yếu vì thiếu đoàn kết như kẻ địch, chúng rất có tinh thần đồng đội, luôn hợp đồng chiến đấu do đó rất hiệu quả, gây tổn thất nặng cho đối phương. Tôi bị buồn là một thí dụ.

            Phe ta hao tốn hoả lực vì bắn nhầm nhau và bắn sai mục tiêu. Lúa mì yếu hơn cỏ dại gần như một định mệnh!
            Thân chào và cầu chúc mọi tốt đẹp cho Nguyễn Văn nhân năm mới đang đến.

            @ Trốn Cộng,
            Hôm nay ta lỡ giẫm bùn nên không ngại bước tiếp.
            Trốn Cộng, Trung Cộng nghe sao mang máng gần nhau, sao lạ thế? Ngươi trốn cộng thật hay xạo? Vì ta đang chống cộng đây nè, thì đáng lẽ ngươi với ta phải cùng chiến tuyến chứ?! Sao ngươi lại bắn ta…
            Ta vừa tố bộ mặt giả nhân giả nghĩa của bọn nhân danh

          • (Xin lỗi bạn đọc, còm ngay trên đây bị trục trặc kỹ thuật nên thiếu hụt ý.
            Xin đọc nguyên văn đầy đủ ngay đây:)

            @ Nguyễn Văn
            Cám ơn nv. Đã gọi đồng thanh đồng khí thì không bao giờ là đối phương nhau cho dù bất đồng quan điểm. Tôi không buồn với kẻ thù, chỉ buồn với đồng bạn.
            Phe ta yếu vì thiếu đoàn kết như kẻ địch- chúng rất có tinh thần đồng đội, luôn hợp đồng chiến đấu, hỗ trợ nhau, do đó rất hiệu quả, gây tổn thất nặng cho đối phương. Tôi bị “buồn” là một thí dụ.

            Phe ta hao tốn hoả lực vì bắn nhầm nhau và bắn sai mục tiêu. Lúa mì yếu hơn cỏ dại gần như một định mệnh!
            Thân chào và cầu chúc mọi tốt đẹp cho Nguyễn Văn nhân năm mới đang đến.

            Nỉ hảo Trốn Cộng,
            Hôm nay ta lỡ giẫm bùn nên không ngại bước tiếp.
            Trốn Cộng, Trung Cộng. Sao nghe hơi hướm gần gũi nhỉ?
            Ngươi trốn cộng thật hay xạo đấy? Ta đang chống cộng đây, thì đáng lẽ ngươi với ta phải cùng chiến tuyến chứ. Sao ngươi lại bắn ta?!
            Ngôn bất thuận tất danh bất chính, bọn như ngươi có đầy ở đầm lầy nầy, toàn núp lùm dưới những cái tên đen đủi như ngứa, thích…kỳ thật là đám cu li đánh thuê chửi mướn cho các đại ca lưu manh chính trị sẵn sàng tấn công đối phương của chúng. Cho nên ta chẳng ân oán giang hồ gì với nhiều đứa lạ hoắc ở đây bổng dưng chúng từ bùn đen nhô lên đớp cắn rất chi vô lý bất công. Hoá ra tại vì ta chống Tàu cộng nên bị đám cu li ấy bám theo quấy rầy.
            Trốn Cộng cũng có thể từ đám watch-dogs của bọn đại gia truyền thông đang giả nhân giả nghĩa online, vừa phái tới đớp ta, vì vừa rồi ta mới vạch mặt thói hèn với giặc Tàu, che chắn cho bọn dlv đầu sỏ như Jackhammer, Nguyễn HL, Đỗ KT, Trương NT…chuyên đăng bài ủng hộ Tàu và luôn bị ta vạch mặt trên btd!

            Chẳng ra thể thống gì đâu mà cũng chẳng nên cơm cháo gì cái việc ném đá thuê, đám cu li chửi mướn ạ.
            Ta đã quen rồi, nên sẵn sàng đập muỗi đánh rắn, hoặc có khi chó sủa mặc chó, khách bộ hành vẫn im lặng đi.
            Nào đám wumao xú nick cứ ló thêm vài cái mặt nữa, ta sẵn sàng nỉ hảo bọn V. gian hán nô!

  11. Hôm 23/7/20, Ngoại trưởng Mỹ Mike Pompeo- tại Bảo tàng Thư viện Quốc gia Richard Nixon- đã lên án Trung cộng rằng trong gần 50 năm qua kể từ khi Nixon bay qua bắt tay hòa hoãn với Mao trạch Đông ,Trung cộng đã nói láo, lường gạt, và ăn cắp để bây giờ trở nên một cường quốc và thịnh vượng…. Pompeo nói tiếp ” phương cách mà chúng ta đang giao tiếp với Trung cộng đã không mang lại sự thay đổi ở Trung cộng mà tỗng thống Nixon trước kia đã kỳ vọng. Chính sách của Hoa kỳ và Tây phương đã giúp vực dậy nền kinh tế rệu rã của Trung cộng, để rồi ngày nay Trung cộng cắn lại tay của tất cả chúng ta “.
    https://apnews.com/052b38be7c16782dfc0409c452a18468

      • Xin bỏ qua thắc mắc dưới đây vì còm của tôi đã thấy xuất hiện. Thank you:
        Thắc mắc gửi BBT/DCV: Tại sao còm của tôi lại không được đăng vậy? Vi phạm nội quy ?

  12. Hôm 23/7/20, Ngoại trưởng Mỹ Mike Pompeo- tại Bảo tàng Thư viện Quốc gia Richard Nixon- đã lên án Trung cộng rằng trong gần 50 năm qua kể từ khi Nixon bay qua bắt tay hòa hoãn với Mao trạch Đông ,Trung cộng đã nói láo, lường gạt, và ăn cắp để bây giờ trở nên một cường quốc và thịnh vượng…. Pompeo nói tiếp ” phương cách mà chúng ta đang giao tiếp với Trung cộng đã không mang lại sự thay đổi ở Trung cộng mà tỗng thống Nixon trước kia đã kỳ vọng. Chính sách của Hoa kỳ và Tây phương đã giúp vực dậy nền kinh tế rệu rã của Trung cộng, để rồi ngày nay Trung cộng cắn lại tay của tất cả chúng ta “.
    https://apnews.com/052b38be7c16782dfc0409c452a18468
    Ngay từ cuối năm 1967 – trước khi tranh cử Tổng thống năm 1968 – Nixon đã viết trên tờ Foreign Affairs (số tháng 10) rằng: “Về lâu dài [Hoa Kỳ] không thể mãi mãi để Trung Quốc nằm bên ngoài cộng đồng các quốc gia để nghiền ngẫm sự hoang tưởng, ôm ấp hận thù và đe dọa các nước láng giềng”.

  13. Tạp chí The Diplomat tháng Giêng 2017 bình luận rằng : “ Năm 1972, Nixon- Kisssinger bắt tay hòa hoãn với Tàu cộng hy vọng Tàu cộng sẽ không còn là nguồn gây khuấy rối nền hòa bình thế giới nữa. Nixon hy vọng khi Tàu cộng được có những cơ hội buôn bán, giao thương với nhiều quốc gia,Tàu cộng sẽ từ từ cải hóa thành một nước dân chủ.
    “Để lấy lòng Tàu cộng, Nixon báo hiệu cho Liên xô rằng Hoa kỳ sẽ ra tay chống Liên xô nếu Liên xô gây chiến với Tàu cộng. Nixon cho rút Hạm Đội 7 ra khỏi hải phận Đài Loan và đề ra kế hoạch từ từ rút quân đồn trú khỏi Đài Loan. Nixon tỏ ra ủng hộ ý tưởng One China nếu Tàu cộng sau này thu phục được Đài Loan một cách hòa bình “.
    Tạp chí này cũng viết rằng sau khi Nixon bắt tay Mao trạch Đông, Tàu cộng tuy nhiên vẫn thàn nhiên cung cấp vũ khí, quân dụng cho Hà nội tiếp tục chiến tranh xâm lược miền Nam.

  14. Trên tờ báo NewYork Times,số ra ngày 5/18/ 2000, William Safire – người phụ tá thường viết diễn văn cho Nixon- viết rằng sau vài chục năm qua, Mỹ đã giao thương buôn bán với Tàu cộng, đã giúp Tàu cộng mua được những hỏa tiễn M-11 của Nga, đã giúp Tàu cộng tiếp nhận được những tiến bộ về điện toán cũa Mỹ , thế nhưng thực trạng ở Tàu cộng ngày nay là Tàu cộng bắt bớ hàng ngàn người Pháp Luân Cộng , Tàu cộng đe dọa sát nhập Đài Loan bắng quân sự, Tàu cộng phá hủy nền văn hóa của xứ Tây Tạng…
    Nixon trong cuộc phỏng vấn với William Safire năm 1994 than rằng “Phải chăng chúng ta đã tạo ra một con quái vật” (We might have created a Frankeinstein‘s monster) .

  15. Nixon, vận mệnh nước ta, Đài Loan, và sau này, nước Mỹ và Thế giới !
    https://thediplomat.com/2017/01/the-one-china-policy-what-would-nixon-do
    Dưới đây là bài viết ngày 1/5/2017 của ông Joseph A. Bosco – phục vụ trong lực lượng đặc nhiệm Hoa Kỳ-Trung Quốc ở Trung tâm Lợi Ích Quốc Gia và là cộng tác viên cho Trung tâm Nghiên Cứu Chiến Lược Và Quốc Tế. Trước kia, ông đặc trách về vấn đề Tàu cộng ở bộ Quốc Phòng – :

    ” Nixon quyết định rằng tình trạng phải thay đổi một cách đáng kể và ông ta thấy sự cần thiết phải” mở cửa Trung cộng ra thế giới và mở cửa thế giới cho Trung cộng” (“open China to the world and open the world to China”. Nixon đã cảnh báo rằng một “quốc gia Trung cộng cô lập và giận dữ ” là một mối nguy hiểm cho khu vực và cho thế giới. Chúng ta không thể nào có thể để cho Tàu cộng mãi mãi đứng ngoài ” gia đình của các quốc gia” (“We simply cannot afford to leave China forever outside the family of nations ), ở đó họ nuôi dưỡng những tham vọng và những sự thù ghét và đe dọa các nước láng giềng. Tình trạng này không chỉ đơn giản gây ra bởi chính sách của các nước Âu Tây, mà chính là chính sách của Cộng sản Tàu : Thế giới không thể được yên ổn cho đến khi Tàu cộng thay đổi. Do đó, mục tiêu của chúng ta là tạo ra sự thay đổi. Mà cái cách để làm điều này là thuyết phục Tàu cộng rằng họ phải thay đổi: Rằng họ không thể thỏa mãn được những tham vọng đế quốc của họ.
    “Khi còn là tổng thống, Nixon bắt đầu mở cửa đi tới Tàu cộng, Nixon biết rằng ông ta đang thực hiện một canh bạc chiến lược rất lớn. Tuy nhiên, Nixon bắt đầu diễn trình với một loạt các sáng kiến và nhượng bộ đơn phương của Hoa Kỳ.
    “Đầu tiên là Nixon can thiệp vào mối tranh chấp Trung -Xô lúc đó đang gia tăng- các lực lượng quân đội Liên Xô triển khai gần biên giới Trung cộng năm 1969. Nixon đã gửi một thông điệp rõ ràng tới Liên Xô rằng Mỹ sẽ đáp trả đối với bất kỳ hành động hung hăng nào của Liên Xô đối với Tàu cộng – một bảo đảm an ninh chưa từng có cho Tàu cộng mà tại thời điểm đó đang chống Mỹ ở Việt Nam. Tuy nhiên, Hoa Kỳ không yêu cầu Tàu cộng phải làm một hành động ” có đi, có lại” gì chi cả , và Tàu cộng cũng không cho Hoa kỳ bất cứ cái chi sất . Và rồi, để thể hiện thiện chí của Hoa kỳ trước khi có chuyến đi sang Trung cộng, Nixon đã cho Mao trạch Đông hầu hết những gì Mao muốn nhất, đó là về vấn đề Đài Loan. Nixon ra lệnh cho Hạm đội 7 ra khỏi eo biển Đài Loan và rút dần các lực lượng Mỹ khỏi Đài Loan – nơi mà Mỹ đã đóng quân theo Hiệp ước phòng thủ hỗ tương giữa Hoa Kỳ và Đài Loan năm 1954 (lúc đó Nixon đang làm phó tổng thống cho Tổng thống Eisenhower). Những hành động này của Nixon mở đường cho Bản Thông Cáo Chung Thượng Hải năm 1972 giữa Nixon và Tàu cộng – là tội lỗi nguyên thủy của quan hệ Mỹ-Trung. Ở đó, Bắc Kinh tuyên bố nguyên tắc ” một Trung quốc đối với vấn đề Đài Loan, Đài Loan là một phần của Trung Quốc ” , và Tàu cộng và Đài Loan sẽ đương nhiên được thống nhất lại với nhau bằng các biện pháp hòa bình hoặc không hòa bình. Nixon đã xử dụng Bản Thông Cáo Chung này để tuyên bố chính sách một Trung quốc của mình, trong đó ngầm chấp nhận điều sáp nhập trong tương lai của Đài Loan với Trung Quốc miễn là nó được thực hiện ít nhiều một cách hòa bình.
    “Qua hai việc ngăn chặn một cuộc tấn công của Liên Xô vào Trung cộng và bật đèn xanh cho Trung cộng tiếp thu Đài Loan, Nixon và cố vấn Henry Kissinger, chỉ hy vọng rằng Bắc Kinh sẽ giúp sắp xếp cho Hoa kỳ rút lui được ra khỏi Việt nam một cách ” danh dự”, hoặc ít nhất là không bị xấu hổ. Nhưng cả hai Nixon và Kissinger đã vi phạm vào những gì mà Kissinger đã quan sát khi Hoa kỳ tham dự vào những cuộc đàm phán chiến lược : Chúng ta [người Mỹ] có xu hướng áp dụng các tiêu chuẩn của mình cho người khác trong các cuộc đàm phán. Chúng ta muốn trả tiền trước để thể hiện thiện chí của mình, nhưng trong chính sách đối ngoại, bạn không bao giờ được trả tiền cho các dịch vụ đã được hoàn trả.
    “Cuối cùng thì cuộc rút lui ra khỏi Việt Nam không bao giờ đến một cách ” đẹp đẽ”. Tàu cộng tiếp tục tuôn chảy vũ khí, quân nhu và một số những lực lượng chiến đấu cho chiến thắng cuối cùng chiếm trọn miền Nam của Hà Nội và cuộc rút lui nhục nhã của Hoa kỳ ra khỏi Việt nam “.

      • Xin bỏ qua thắc mắc dưới đây vì còm của tôi đã thấy xuất hiện:
        Thắc mắc gửi BBT/DCV: Tại sao còm của tôi lại không được đăng vậy? Vi phạm nội quy ?

  16. Nixon gợi ý với TT Thiệu rằng Mỹ có thể tái can thiệp vào Việt Nam để ngăn chặn phe cộng sản vi phạm Hiệp định Paris. Sự thật sẽ ra sao ?
    *** “Biên bản chuyến đi Trung quốc của TS Kissinger năm 1971”, tài liệu Tòa Bạch Ốc, giải mật năm 2002 và từ các cuộn băng của Nixon ghi âm dài 2,636 tiếng đồng hồ thu rõ chủ trương của Nixon bỏ rơi Việt Nam mà tiến sĩ sử gia Ken Hughes đã nghe :
    Trong cuộc gặp gỡ với Chu ân Lai hôm 9/7/1971, Kissinger tỏ bày: “Nhân danh tổng thống Nixon, tôi xin thông báo với thủ tướng một cách trịnh trọng nhất rằng trước hết, chúng tôi sửa soạn rút quân hoàn toàn ra khỏi Đông Dương và ấn định ngày giờ rút quân, nếu có một cuộc ngưng bắn và phóng thích tù binh của chúng tôi. Thứ đến, chúng tôi sẽ để cho giải pháp chính trị của Nam Việt Nam tự diễn biến và phó mặc cho một mình người Việt tự giải quyết với nhau.”
    Trong cuộc họp hôm sau 10-7-1971, Kissinger nói thêm: “Điều chúng tôi yêu cầu là một khoảng thời gian chuyển tiếp ( decent interval – xin xem bên dưới) giữa sự rút quân và diễn biến chính trị. Không phải là để chúng tôi có thể trở vào lại Việt Nam, nhưng chúng tôi có thể để cho dân tộc Việt Nam và dân tộc các nơi khác ở Đông Dương tự quyết định lấy số phận của họ… Hôm qua, tôi đã thưa với Thủ tướng, và tôi muốn nhắc lại rằng, nếu sau khi quân đội Mỹ rút lui hoàn toàn, mà các dân tộc Đông Dương thay đổi chính quyền của họ, Hoa Kỳ sẽ không can thiệp.”
    Trong cuộc gặp gỡ lần nữa với thủ tướng Chu ân Lai hôm 20/6/72, Kissinger nói : “Nếu chúng tôi sống chung được với một chính quyền cộng sản Trung Hoa, chúng tôi sẽ chấp nhận được ở Đông Dương”. Ngoài ra Kissinger cũng gián tiếp cam kết với Chu Ân Lai Hoa Kỳ không có ý định tiêu diệt hoặc đánh bại cộng sản Bắc Việt ” chúng tôi đã không có ý định tiêu diệt họ hoặc ngay cả đánh bại họ..”.
    ( “Decent interval “hàm ý rằng Kissinger muốn có một khoảng thời gian coi được giữa việc rút quân Mỹ ra khỏi VN và chiến thắng tất yếu sẽ đến của CS để Mỹ sẽ không bị đổ lỗi cho việc thất trận; Mỹ sẽ không quan tâm nếu sau này Bắc Việt tấn công nam Việt nam, miễn là không tấn công ngay sau khi Mỹ vừa rút khỏi Việt nam ).

  17. Nixon, vận mệnh nước ta, Đài Loan, và sau này, nước Mỹ và Thế giới !
    https://thediplomat.com/2017/01/the-one-china-policy-what-would-nixon-do

    Dưới đây là bài viết ngày 1/5/2017 của ông Joseph A. Bosco – phục vụ trong lực lượng đặc nhiệm Hoa Kỳ-Trung Quốc ở Trung tâm Lợi Ích Quốc Gia và là cộng tác viên cho Trung tâm Nghiên Cứu Chiến Lược Và Quốc Tế. Trước kia, ông đặc trách về vấn đề Tàu cộng ở bộ Quốc Phòng – :

    ” Nixon quyết định rằng tình trạng phải thay đổi một cách đáng kể và ông ta thấy sự cần thiết phải” mở cửa Trung cộng ra thế giới và mở cửa thế giới cho Trung cộng” (“open China to the world and open the world to China”. Nixon đã cảnh báo rằng một “quốc gia Trung cộng cô lập và giận dữ ” là một mối nguy hiểm cho khu vực và cho thế giới. Chúng ta không thể nào có thể để cho Tàu cộng mãi mãi đứng ngoài ” gia đình của các quốc gia” (“We simply cannot afford to leave China forever outside the family of nations ), ở đó họ nuôi dưỡng những tham vọng và những sự thù ghét và đe dọa các nước láng giềng. Tình trạng này không chỉ đơn giản gây ra bởi chính sách của các nước Âu Tây, mà chính là chính sách của Cộng sản Tàu : Thế giới không thể được yên ổn cho đến khi Tàu cộng thay đổi. Do đó, mục tiêu của chúng ta là tạo ra sự thay đổi. Mà cái cách để làm điều này là thuyết phục Tàu cộng rằng họ phải thay đổi: Rằng họ không thể thỏa mãn được những tham vọng đế quốc của họ.
    “Khi còn là tổng thống, Nixon bắt đầu mở cửa đi tới Tàu cộng, Nixon biết rằng ông ta đang thực hiện một canh bạc chiến lược rất lớn. Tuy nhiên, Nixon bắt đầu diễn trình với một loạt các sáng kiến và nhượng bộ đơn phương của Hoa Kỳ.
    “Đầu tiên là Nixon can thiệp vào mối tranh chấp Trung -Xô lúc đó đang gia tăng- các lực lượng quân đội Liên Xô triển khai gần biên giới Trung cộng năm 1969. Nixon đã gửi một thông điệp rõ ràng tới Liên Xô rằng Mỹ sẽ đáp trả đối với bất kỳ hành động hung hăng nào của Liên Xô đối với Tàu cộng – một bảo đảm an ninh chưa từng có cho Tàu cộng mà tại thời điểm đó đang chống Mỹ ở Việt Nam. Tuy nhiên, Hoa Kỳ không yêu cầu Tàu cộng phải làm một hành động ” có đi, có lại” gì chi cả , và Tàu cộng cũng không cho Hoa kỳ bất cứ cái chi sất . Và rồi, để thể hiện thiện chí của Hoa kỳ trước khi có chuyến đi sang Trung cộng, Nixon đã cho Mao trạch Đông hầu hết những gì Mao muốn nhất, đó là về vấn đề Đài Loan. Nixon ra lệnh cho Hạm đội 7 ra khỏi eo biển Đài Loan và rút dần các lực lượng Mỹ khỏi Đài Loan – nơi mà Mỹ đã đóng quân theo Hiệp ước phòng thủ hỗ tương giữa Hoa Kỳ và Đài Loan năm 1954 (lúc đó Nixon đang làm phó tổng thống cho Tổng thống Eisenhower). Những hành động này của Nixon mở đường cho Bản Thông Cáo Chung Thượng Hải năm 1972 giữa Nixon và Tàu cộng – là tội lỗi nguyên thủy của quan hệ Mỹ-Trung. Ở đó, Bắc Kinh tuyên bố nguyên tắc ” một Trung quốc đối với vấn đề Đài Loan, Đài Loan là một phần của Trung Quốc ” , và Tàu cộng và Đài Loan sẽ đương nhiên được thống nhất lại với nhau bằng các biện pháp hòa bình hoặc không hòa bình. Nixon đã xử dụng Bản Thông Cáo Chung này để tuyên bố chính sách một Trung quốc của mình, trong đó ngầm chấp nhận điều sáp nhập trong tương lai của Đài Loan với Trung Quốc miễn là nó được thực hiện ít nhiều một cách hòa bình.
    “Qua hai việc ngăn chặn một cuộc tấn công của Liên Xô vào Trung cộng và bật đèn xanh cho Trung cộng tiếp thu Đài Loan, Nixon và cố vấn Henry Kissinger, chỉ hy vọng rằng Bắc Kinh sẽ giúp sắp xếp cho Hoa kỳ rút lui được ra khỏi Việt nam một cách ” danh dự”, hoặc ít nhất là không bị xấu hổ. Nhưng cả hai Nixon và Kissinger đã vi phạm vào những gì mà Kissinger đã quan sát khi Hoa kỳ tham dự vào những cuộc đàm phán chiến lược : Chúng ta [người Mỹ] có xu hướng áp dụng các tiêu chuẩn của mình cho người khác trong các cuộc đàm phán. Chúng ta muốn trả tiền trước để thể hiện thiện chí của mình, nhưng trong chính sách đối ngoại, bạn không bao giờ được trả tiền cho các dịch vụ đã được hoàn trả.
    “Cuối cùng thì cuộc rút lui ra khỏi Việt Nam không bao giờ đến một cách ” đẹp đẽ”. Tàu cộng tiếp tục tuôn chảy vũ khí, quân nhu và một số những lực lượng chiến đấu cho chiến thắng cuối cùng chiếm trọn miền Nam của Hà Nội và cuộc rút lui nhục nhã của Hoa kỳ ra khỏi Việt nam “.

  18. Nếu không có vụ Watergate, Nixon có sẽ can thiệp trở lại VN hay không?

    Sử gia Ken Hughes đã bỏ ra nhiều thì giờ để nghe lại các cuộn băng Nixon ghi âm dài 2,636 tiếng đồng hồ trong đó có thu cả chủ trương của Nixon bỏ rơi Việt Nam . Các máy ghi âm kết nối với microphone giấu trong Phòng Bầu dục và các phòng khác , hoạt động bất cứ khi nào nhận ra âm thanh .

    Dưới đây là nội dung của vài điều quan trọng điển hình mà tiến sĩ Ken Hughes viết thuật lại :
    * Khi nghe phúc trình rằng Nixon sẽ để quân Bắc Việt ở lại miền Nam và rút toàn bộ binh lính Mỹ còn lại, tổng thống Nguyễn Văn Thiệu đã than vãn “Sớm hay muộn, chính phủ VNCH sẽ sụp đổ”. Kissinger tường thuật lại cho Nixon nghe hôm 6/10/1972. Kisssinger nói “Tôi cũng nghĩ ông Thiệu nói đúng, rằng các điều khoản của chúng ta rồi sẽ tiêu diệt ông ta.”
    * Trong cuộc gặp đầu tiên với thủ tướng Trung Cộng Chu Ân Lai hôm 9/7/1971, Kissinger phác thảo đòi hỏi của Nixon. Nixon cần tù nhân Mỹ, triệt thoái toàn bộ lực lượng Mỹ, và ngừng bắn trong “khoảng 18 tháng”, rồi sau đó, nếu phe Cộng sản lật đổ chính phủ miền Nam, “chúng tôi sẽ không can thiệp”.
    * Liên Xô cũng được bảo đảm như vậy. Trong phiên họp kín với Nixon tại hội nghị thượng đỉnh Moscow 1972, lãnh đạo Liên Xô Leonid Brezhnev nói:
    “Tiến sĩ Kissinger đã nói với tôi rằng nếu có thỏa thuận hòa bình ở Việt Nam,sau đó 18 tháng, ông sẽ để cho người Việt làm gì thì làm, lấy cái gì họ muốn “.
    { Tiến sĩ Ken Hughes viết rằng Nixon giấu nhẹm dân Mỹ chuyện mà Nixon đã hứa kín với Trung cộng và Liên xô rằng Bắc Việt có thể chiếm miền Nam mà không sợ Mỹ sẽ can thiệp miễn là Bắc Việt làm chuyện đó chừng ( decent interval) một hay hai năm sau}.
    * Trong cuộc họp hôm 10/7/1971, Kissinger nói thêm với Chu ân Lai rằng: “Điều chúng tôi yêu cầu là có một khoảng thời gian chuyển tiếp ( decent interval) giữa sự rút quân của chúng tôi và diễn biến chính trị…. và tôi muốn nhắc lại rằng, nếu sau khi quân đội Mỹ rút lui hoàn toàn, mà các dân tộc Đông Dương thay đổi chính quyền của họ, Hoa Kỳ sẽ không can thiệp.” { Tiến sĩ Ken Hughes viết rằng vì nếu mà Nam Việt nam bị sụp đổ liền ngay sau khi Mỹ rút lui thì sự thất bại của việc giải quyết vấn đề Việt nam của Nixon sẽ quá hiển nhiên }.
    * Khi bàn riêng về chiến lược với Nixon ở phòng Bầu Dục, Kissinger trấn an Nixon là: “ Hoa Kỳ phải tìm ra một công thức nào đó để làm cho yên bề mọi chuyện trong một hay hai năm sau, sau đó thì chẳng ai cần đếch gì nữa . Vì lúc ấy, Việt nam sẽ chỉ còn là bãi hoang vắng ”.

    { Tiến sĩ Ken Hughes viết rằng dân chúng Mỹ đã không biết những gì Nixon bí mật thực hiện, nên vào ngày bầu cử, Nixon đã thắng lớn với gần 61 phần trăm số phiếu, hơn tất cả các tổng thống đảng Cộng Hòa trong lịch sử. Những điều mà Nixon hứa với Trung cộng và Liên xô đã được giấu kín nhẹm cho đến sau khi Nixon qua đời ).

    Nhà báo Ngô Nhân Dụng căn cứ vào tài liệu “Mối Liên Hệ Sô Viết- Hoa Kỳ Trong Những Năm Hòa Hoãn 1969- 1972 “ của Trung Tâm Văn Khố Quốc Gia Hoa Kỳ viết thuật lại rằng :
    ” Năm 1968, trong khi đang tranh cử tổng thống, Nixon đã sai Kissinger đến gặp riêng đại sứ Nga tại Washington là Anatoly Dobrynin – một người làm việc trong Sứ Quán Nga ở Mỹ từ năm 1944, rồi giữ chức đại sứ qua sáu đời tổng thống Mỹ, đến năm 1986 mới thôi. Kissinger báo cho Dobrynin biết Nixon chủ trương sẽ rút quân Mỹ khỏi Việt Nam, rồi sau đó miền Nam Việt Nam theo chế độ nào cũng được – ông Dobrynin thuật lại trong hồi ký.
    “Ngày 9 Tháng Giêng năm 1971, Kissinger lại gặp Dobrynin, và nói cho biết rằng Nixon không đòi quân Bắc Việt phải rút khỏi miền Nam để đánh đổi lấy việc Mỹ rút quân, và rằng tương lai chính trị của Việt Nam Cộng Hòa “không còn là mối quan tâm của nước Mỹ, mà đó là vấn đề của người Việt Nam với nhau , nếu sau khi Mỹ đã rút quân họ lại tiếp tục đánh nhau thêm.”

  19. Vn sẻ không mất nếu Mỹ không đổ quân vào VN. Cộng quân Bắc Việt không có lý do gì để “đốt cháy trường sơn”đem thanh niên vào chảo lửa ở miền Nam. Qua các hộì ký của các người miền Bắc ,Miền Bắc đói nghèo quá mức .TC cũng chẳng hơn gì . Nhếch nhác và đói rách trong 01 thể chế CS ,”độc tài tàn bạo hơn cả Pháp thực dân ,Nhật quân Phiệt ,Đức quốc xã…,so sánh với Tần THoàng thì có lẽ còn vượt trội .TGThạch/.QD Đ/QG ,chống cộng cũng đã thưa TC vf Mỹ đem cái dân chủ ra đẻ hù thiên hạ .LNĐường nói là MTĐông đã bj bao vây ,tên ĐS Mỹ đã ra lệnh rút nên bọn MTĐ thoát hiểm ,chiêu mộ binh lính ,đói khát ,rách rưới phản công và quân Tưởng chạy dài ra Đài Loan . Và Đài Loan giữ vững tới bây giờ là nhờ chính sách độc tài .của họ Tưởng . Câm Liên lạc Hoa lục ,cấm bàn về chính trị ,dù là chính trị dân chủ kiểu Mỹ …..
    NĐ D không độc tài để đưa dan vào khuôn phép .,lại có lòng nhân ; tha chết cho những tên hại mình ,miễn là không phải là cs(như tên ám sát NDD khai là dân đạo CĐ năm 75 VC vinh danh cung voi sư sãi (chùa Giác Minh trước TTM QLVNCH ,dưới những cái mã là bọn VC ở và giấu vũ khí .Ngay dưới tượng Phật là thằng đai ta VC ,sau 75 lên Tướng . Đan đi chùa chạng vạng tối ,hay bồ bịch dẫn nhau vào tư tình đã tháo chạy vì nghe tiếng thì thầm trong gió tiếng lịch kịch di chuyển ,cứ nghỉ là Ma ,là thần trùng tra hôn người chết đẻ bắt thân nhân của họ ,đã phải chạy ra khỏi nghĩa trang Giác Minh đó !
    Cho nên bây giờ nói chuyện củ là vô bổ .Cuộc sống vẫn phải sống . Mất miền Nam có nhiều nguyên nhân …Lổi tại ta mọi đàng (Méa Culpa).
    Hiện nay sự thật là chúng ta thua .Mỹ thua .Tất cả đều thua …Nhưng 40 năm qua nỗ lực chống cộng ở ngay trên phần đất TN ,chúng ta vẫn không làm gì được cho đất nước ngoài gởi tiền về cho thân nhân giúp VC sống cho tới lúc chúng đi đêm năn nỉ Mỹ bỏ cấm vận ,và Clinton đặt quan hệ ngoại giao sau 20 năm ! Và VC càng lớn mạnh ở Mỹ .gây xáo trộn ,chia rẻ hận thù nhau ,mất niềm tin vì những cái láo cài cái thật …”Láo mà nói mãi cũng thành sự thức” vẫn là đúng . Nó vẫn đúng khi học bài học bà mẹ Tăng Sâm dù tin con , vẫn chạy trốn khi có người nhắc lại là con bà giết người !(Và bây giờ trong lúc lưu vong vẫn chống TT Mỹ nghe lời xạo sự của một tên trọc phú ,tự phụ .kiêu căng …(nhưng cũng có lúc nói thật là “Thua b/c.Chích thuốc covid (3lân ) và chuẩn bị chích lần 4. Các TĐ CH phản đối lệnh chích ngừa nhưng thằng nào cũng đã chích đầy đủ . Thời 45 gần 400,000 người chết .nhưng có thằng vẫn cố tình giảm 1/2 (DLV VC mà 80% cán bộ đều thích Trump chỉ vì Trump phất cờ đỏ máu tháng ở thủ đô Hà Nội và khên công trình kiến trúc đẹp !Còn đánh TC ?…Nếu chúng tin Mỹ đánh TC và chúng thật sự coi TC là kẻ thù ,thì đã chạy tự nguyện theo Mỹ rốt ráo rồi (Clinton , Obama ,nay là Biden nhưng VC chỉ muốn lủng lẳng đứng giữa chân 2 thằng đẻ hưởng cái “tự sướng “!
    Người VN ở Mỹ chống cộng có thật là đang chưởi Mỹ vì trong quá khứ đã BỎ RƠI VNCH?
    Quá khứ đã qua . Hiện tại và tương lai …rồi sao ?

    • Ông này nói đúng quá: Thằng cha Trump tầm bậy nó phất cờ đỏ theo CS, còn ông Bẩy Đần mới là tốt, ông ấy có cái hay nhất thế giới là mặt chai mày đá, mặt ông ấy cứ trơ ra như mặt thớt
      Người dân chửi Fuck Biden, đụ mẹ thằng Biden ông ấy cũng cười, ông ấy mặt y như mặt thớt mà

  20. Nếu không có vụ Watergate, Nixon có sẽ can thiệp trở lại VN hay không?

    (Ghi chú: https://www.bbc.com/news/magazine-21768668
    Thời TT Johnson, ông cảm thấy có bổn phận cung cấp cho các sử gia sau này có những tài liệu chính xác về chính quyển của ông, nên ông đã cho ghi âm những gì xảy ra trong nhiệm kỳ của mình.
    Sau này, Nixon cũng có ý tưởng tương tự. Nhưng sau khi xảy ra vụ Watergate, thì các tổng thống đời sau đã chẳng dám cho tiếp tục việc ghi âm này ).

    Sử gia Ken Hughes – tác giả của các cuốn sách “Chasing Shadows: The Nixon Tapes, the Chennault Affair, and the Origins of Watergate” ; “Fatal Politics: The Nixon Tapes, the Vietnam War, and the Casualties of Reelection” – đã bỏ ra nhiều thì giờ để nghe lại các cuộn băng Nixon ghi âm dài 2,636 tiếng đồng hồ thu rõ chủ trương của Nixon bỏ rơi Việt Nam . Các máy ghi âm kết nối với microphone giấu trong Phòng Bầu dục và các phòng khác , hoạt động bất cứ khi nào nhận ra âm thanh .

    Dưới đây là nội dung của vài điều quan trọng điển hình mà tiến sĩ Ken Hughes viết thuật lại :
    * Khi nghe phúc trình rằng Nixon sẽ để quân Bắc Việt ở lại miền Nam và rút toàn bộ binh lính Mỹ còn lại, tổng thống Nguyễn Văn Thiệu đã than vãn “Sớm hay muộn, chính phủ VNCH sẽ sụp đổ”. Kissinger tường thuật lại cho Nixon nghe hôm 6/10/1972. Kisssinger nói “Tôi cũng nghĩ ông Thiệu nói đúng, rằng các điều khoản của chúng ta rồi sẽ tiêu diệt ông ta.”
    * Trong cuộc gặp đầu tiên với thủ tướng Trung Cộng Chu Ân Lai hôm 9/7/1971, Kissinger phác thảo đòi hỏi của Nixon. Nixon cần tù nhân Mỹ, triệt thoái toàn bộ lực lượng Mỹ, và ngừng bắn trong “khoảng 18 tháng”, rồi sau đó, nếu phe Cộng sản lật đổ chính phủ miền Nam, “chúng tôi sẽ không can thiệp”.
    * Liên Xô cũng được bảo đảm như vậy. Trong phiên họp kín với Nixon tại hội nghị thượng đỉnh Moscow 1972, lãnh đạo Liên Xô Leonid Brezhnev nói:
    “Tiến sĩ Kissinger đã nói với tôi rằng nếu có thỏa thuận hòa bình ở Việt Nam,sau đó 18 tháng, ông sẽ để cho người Việt làm gì thì làm, lấy cái gì họ muốn “.
    { Tiến sĩ Ken Hughes viết rằng Nixon giấu nhẹm dân Mỹ chuyện mà Nixon đã hứa kín với Trung cộng và Liên xô rằng Bắc Việt có thể chiếm miền Nam mà không sợ Mỹ sẽ can thiệp miễn là Bắc Việt làm chuyện đó chừng ( decent interval) một hay hai năm sau}.
    * Trong cuộc họp hôm 10/7/1971, Kissinger nói thêm với Chu ân Lai rằng: “Điều chúng tôi yêu cầu là có một khoảng thời gian chuyển tiếp ( decent interval) giữa sự rút quân của chúng tôi và diễn biến chính trị…. và tôi muốn nhắc lại rằng, nếu sau khi quân đội Mỹ rút lui hoàn toàn, mà các dân tộc Đông Dương thay đổi chính quyền của họ, Hoa Kỳ sẽ không can thiệp.” { Tiến sĩ Ken Hughes viết rằng vì nếu mà Nam Việt nam bị sụp đổ liền ngay sau khi Mỹ rút lui thì sự thất bại của việc giải quyết vấn đề Việt nam của Nixon sẽ quá hiển nhiên }.
    * Khi bàn riêng về chiến lược với Nixon ở phòng Bầu Dục, Kissinger trấn an Nixon là: “ Hoa Kỳ phải tìm ra một công thức nào đó để làm cho yên bề mọi chuyện trong một hay hai năm sau, sau đó thì chẳng ai cần đếch gì nữa . Vì lúc ấy, Việt nam sẽ chỉ còn là bãi hoang vắng ”.

    { Tiến sĩ Ken Hughes viết rằng dân chúng Mỹ đã không biết những gì Nixon bí mật thực hiện, nên vào ngày bầu cử, Nixon đã thắng lớn với gần 61 phần trăm số phiếu, hơn tất cả các tổng thống đảng Cộng Hòa trong lịch sử. Những điều mà Nixon hứa với Trung cộng và Liên xô đã được giấu kín nhẹm cho đến sau khi Nixon qua đời ).

    Nhà báo Ngô Nhân Dụng căn cứ vào tài liệu “Mối Liên Hệ Sô Viết- Hoa Kỳ Trong Những Năm Hòa Hoãn 1969- 1972 “ của Trung Tâm Văn Khố Quốc Gia Hoa Kỳ viết thuật lại rằng :
    ” Năm 1968, trong khi đang tranh cử tổng thống, Nixon đã sai Kissinger đến gặp riêng đại sứ Nga tại Washington là Anatoly Dobrynin – một người làm việc trong Sứ Quán Nga ở Mỹ từ năm 1944, rồi giữ chức đại sứ qua sáu đời tổng thống Mỹ, đến năm 1986 mới thôi. Kissinger báo cho Dobrynin biết Nixon chủ trương sẽ rút quân Mỹ khỏi Việt Nam, rồi sau đó miền Nam Việt Nam theo chế độ nào cũng được – ông Dobrynin thuật lại trong hồi ký.
    “Ngày 9 Tháng Giêng năm 1971, Kissinger lại gặp Dobrynin, và nói cho biết rằng Nixon không đòi quân Bắc Việt phải rút khỏi miền Nam để đánh đổi lấy việc Mỹ rút quân, và rằng tương lai chính trị của Việt Nam Cộng Hòa “không còn là mối quan tâm của nước Mỹ, mà đó là vấn đề của người Việt Nam với nhau , nếu sau khi Mỹ đã rút quân họ lại tiếp tục đánh nhau thêm.”

  21. Nixon gợi ý với TT Thiệu rằng Mỹ có thể tái can thiệp vào Việt Nam để ngăn chặn phe cộng sản vi phạm Hiệp định Paris. Sự thật sẽ ra sao ?

    *** “Biên bản chuyến đi Trung quốc của TS Kissinger năm 1971”, tài liệu Tòa Bạch Ốc, giải mật năm 2002 và từ các cuộn băng của Nixon ghi âm dài 2,636 tiếng đồng hồ thu rõ chủ trương của Nixon bỏ rơi Việt Nam mà tiến sĩ sử gia Ken Hughes đã nghe :

    Trong cuộc gặp gỡ với Chu ân Lai hôm 9/7/1971, Kissinger tỏ bày: “Nhân danh tổng thống Nixon, tôi xin thông báo với thủ tướng một cách trịnh trọng nhất rằng trước hết, chúng tôi sửa soạn rút quân hoàn toàn ra khỏi Đông Dương và ấn định ngày giờ rút quân, nếu có một cuộc ngưng bắn và phóng thích tù binh của chúng tôi. Thứ đến, chúng tôi sẽ để cho giải pháp chính trị của Nam Việt Nam tự diễn biến và phó mặc cho một mình người Việt tự giải quyết với nhau.”
    Trong cuộc họp hôm sau 10-7-1971, Kissinger nói thêm: “Điều chúng tôi yêu cầu là một khoảng thời gian chuyển tiếp ( decent interval – xin xem bên dưới) giữa sự rút quân và diễn biến chính trị. Không phải là để chúng tôi có thể trở vào lại Việt Nam, nhưng chúng tôi có thể để cho dân tộc Việt Nam và dân tộc các nơi khác ở Đông Dương tự quyết định lấy số phận của họ… Hôm qua, tôi đã thưa với Thủ tướng, và tôi muốn nhắc lại rằng, nếu sau khi quân đội Mỹ rút lui hoàn toàn, mà các dân tộc Đông Dương thay đổi chính quyền của họ, Hoa Kỳ sẽ không can thiệp.”
    Trong cuộc gặp gỡ lần nữa với thủ tướng Chu ân Lai hôm 20/6/72, Kissinger nói : “Nếu chúng tôi sống chung được với một chính quyền cộng sản Trung Hoa, chúng tôi sẽ chấp nhận được ở Đông Dương”. Ngoài ra Kissinger cũng gián tiếp cam kết với Chu Ân Lai Hoa Kỳ không có ý định tiêu diệt hoặc đánh bại cộng sản Bắc Việt ” chúng tôi đã không có ý định tiêu diệt họ hoặc ngay cả đánh bại họ..”.

    ( “Decent interval “hàm ý rằng Kissinger muốn có một khoảng thời gian coi được giữa việc rút quân Mỹ ra khỏi VN và chiến thắng tất yếu sẽ đến của CS để Mỹ sẽ không bị đổ lỗi cho việc thất trận; Mỹ sẽ không quan tâm nếu sau này Bắc Việt tấn công nam Việt nam, miễn là không tấn công ngay sau khi Mỹ vừa rút khỏi Việt nam ).

    *** Sử gia Trần Gia Phụng viết : Sau khi Kissinger về nước, ngày 13-7-1971, Chu Ân Lai qua Hà Nội tường trình cho những nhà lãnh đạo cộng sản Hà nội về cuộc họp vừa qua với Kissinger và bảo đảm rằng Trung Quốc tiếp tục ủng hộ Bắc Việt .
    Tài liệu Hoa kỳ đã được giải mật : Kissinger hứa hẹn với Chu ân Lai sẽ không quay trở lại Việt Nam, và sẽ để cho Miền Nam ” sống chết mặc bay” .

  22. Tác giả Walter Isaacson trong cuốn sách Kissinger A Biography thuật lại rằng tình báo của VNCH đã tịch thu được một tài liệu 10 trang từ một hầm chỉ huy của CS ở Quảng Tín, và đã được tức tốc đem trình ngay cho TT Thiệu ngay nửa đêm Kissinger tới Sài gòn ngày 18/10/72. Tập tài liệu này là huấn thị chung về ngừng bắn, gồm cả bản Sơ thảo Hiệp định do Kissinger thỏa thuận với Lê đức Thọ. TT Thiệu cho đó là sự phản bội , Mỹ đã thỏa thuận sau lưng VNCH, trong khi Kissinger chưa nói cho VNCH biết mà nó đã được phát cho các cán bộ CS .
    “Chúng tôi đòi được coi như thành viên. Thực ra chúng tôi cũng chẳng được hỏi ý kiến” ” We asked to be treated as partners. Instead, we had not even been consulted”.

    Lịch sử lại được lập lại với tổng thống Afghanistan. Xin xem lại còm của Nguyễn Bảo ngày 25/12/2021 lúc 15:03
    Nguyen Bao 25/12/2021 at 15:03
    Nỗi niềm của tổng thống Afghanistan:
    Tổng Thống Afghanistan Ashraf Ghani, trong cuộc phỏng vấn với nhà báo của New York là Dexter Filkins đã Than Thở rằng ” Tôi là tổng thống của xứ Afghanistan. Người Mỹ thỏa hiệp với bọn Taliban, nhưng Chúng Tôi Đã Không Được Mời Vào Bàn. Họ bàn về rút hết quân Mỹ khỏi Afghanistan, cho dù đó là quyền của họ, nhưng tại sao họ không nói cho chúng tôi , họ chỉ nói với bọn Taliban mà thôi “.

  23. Tuyên bố của những nhân vật nổi tiếng về quân sự và chính trị không đơn thuần và không hoàn toàn là phải đúng. Tướng độc nhãn Moshe Dayan của Do thái nói VN (VNCH) muốn thắng cộng sản thì phải để cộng sản thắng. Vậy mà cũng khối người tin và cho rằng đúng. Nhưng đã gần 1/2 thế kỷ rồi VN vẫn là một nước cộng sản. Chẳng qua ông tướng này nói như thế là vì muốn Mỹ bỏ MNVN để quan tâm hơn về vùng Trung Đông của Do Thái. Tại sao Do Thái không để cho khối Á Rập chiếm xem nước Do Thái sẽ về đâu, có lấy lại được không? Mất nước 2 ngàn năm không lấy lại được. Nếu không có cuộc tàn sát người Do Thái của Hitler trong Thế Chiến II, và không có Mỹ và Anh giúp thành lập quốc gia Do Thái thì đã không có nước Do Thái ngày nay.

    VNCH mất là do rất nhiều nguyên do khách quan và chủ quan nhưng nguyên nhân chính yếu là do Mỹ cúp viện trợ bỏ rơi trong khi cộng sản Bắc Việt vẫn tiếp tục nhận viện trợ nhiều hơn từ khối cộng sản để tiếp tục đánh chiếm.
    nv

  24. Cuối năm 1979, tuần báo Der Spiegel số 50 đã đăng bài phỏng vấn cựu tổng thống Nguyễn Văn Thiệu, dài 9 trang, do hai biên tập viên Angels, John K. và Lohfeldt, Heinz P. thực hiện:

    ( Vài trích đoạn)
    Nguyễn Văn Thiệu : Điểm then chốt nhất mà tôi dốc sức bảo vệ, từ đầu cho đến khi kết thúc đàm phán, chính là yêu cầu Hà Nội phải rút quân. Tôi đã tuyên bố rõ với Kissinger là nếu không đạt được điều đó thì không có ký kết
    …..
    Nguyễn Văn Thiệu: Tất nhiên, và với cả Tướng Haig nữa. Tôi bảo ông ấy thế này: “Ông Haig, ông là tướng, tôi là tướng. Ông có biết một hiệp định hòa bình nào trong lịch sử lại cho phép kẻ xâm lăng tiếp tục đóng quân tại lãnh thổ mà nó xâm lược không? Ông có cho phép Liên Xô vào Hoa Kỳ đóng quân rồi tuyên bố rằng ông đã ký kết thành công một hiệp định hòa bình với Liên Xô không?”
    Spiegel: Ông ấy trả lời sao?
    Nguyễn Văn Thiệu: Ông ấy không trả lời được. Mà trả lời thế nào cơ chứ, chuyện đó hoàn toàn vô lý. Còn gì mà nói nữa.
    …..
    Nguyễn Văn Thiệu: Kissinger muốn xúc tiến thật nhanh mọi việc để Mỹ có thể rút quân và tù binh Mỹ được thả. Mà có lẽ mục đích của chính phủ Mỹ cũng là cao chạy xa bay. Họ thì có thể bỏ chạy. Nhưng chúng tôi thì phải ở lại Nam Việt Nam. Chúng tôi có quyền chính đáng để đòi hỏi một hiệp định hòa bình toàn diện. Không phải là vài ba năm hòa bình, rồi sau đó lại 30 năm chiến tranh.
    ….
    Nguyễn Văn Thiệu: Nếu ông Kissinger thương lượng được một nền hòa bình thực sự với Hà Nội thì miền Nam sẽ dựng tượng ông ấy, như MacAthur ở Nam Hàn. Nhưng đáng tiếc là đã không như vậy. Nhìn vào những hậu quả của nền hòa bình ấy: Trại tập trung cải tạo, nạn đói, nhục hình tra tấn, hàng ngàn thuyền nhân bỏ mạng trên biển, và một cuộc diệt chủng tàn bạo hơn, hệ thống hơn và hoạch định hơn cả ở Campuchia, tôi nghĩ tốt nhất là người Mỹ nên tự đánh giá những điều mà ông Nixon và ông Kissinger đã gây ra cho miền Nam Việt Nam. Kissinger không có gì để tự hào về nền hòa bình mà ông ấy đã đạt được. Đó là Hòa Bình Của Mấm Mồ “.

  25. Larry Berman- là một trong những học giả trong tổ chức học giả quốc tế Woodrow Wilson International Center for Scholars, và đã viết một số sách về VN- trong cuốn sách ” No Peace, No Honor”, ông thuật lại thái độ của tổng thống Thiệu khi bị Mỹ bắt ép ký Hiệp Định Paris:

    ” Rồi tới phiên Đại sứ Bunker mất bình tĩnh : “Vậy thì thưa Tổng thống, lập trường chót của ngài là không ký, có phải không?”
    T.T. Thiệu đáp : “Vâng, đó là lập trường cuối cùng của tôi. Tôi sẽ không ký và tôi xin ngài thông báo cho Tổng thống Nixon biết như thế. Xin quý vị trở lại Washington và nói với Tổng thống Nixon rằng tôi cần được trả lời.
    “Tổng thống Thiệu chỉ tay vào bản đồ Việt Nam rồi nói : “Có gì quan trọng khi Hoa Kỳ để mất một quốc gia nhỏ bé như Nam Việt Nam? Chúng tôi không hơn gì một chấm nhỏ trên bản đồ của thế giới đối với các ông… … Nhưng đối với chúng tôi, đó là một sự chọn lựa giữa sự sống và sự chết .
    “Đối với chúng tôi, đặt bút ký vào một hiệp ước tương đương với sự đầu hàng là chấp nhận một bản án tử hình, vì cuộc sống không có tự do là sự chết. Không, nó còn tệ hơn là sự chết” .

  26. * Hiệp định Geneve 54 và Hiệp định Ba Lê 72- Cựu bộ trưởng Ngoại Giao Trần Văn Đỗ nhận định rằng:

    “Qua hiệp định Ba Lê được ký kết năm 1973, trên thực tế Hoa Kỳ và Việt Nam Cộng Hòa coi như đã đầu hàng quân Bắc Việt: “Hiệp định Génève đã thành công hơn hiệp định Ba Lê rất nhiều vì nó quy định được việc rút quân của phía Bắc Việt và người dân hai miền Nam Bắc đều được tự do chọn lựa nơi sinh sống của mình.
    “Còn thì hiệp định Ba Lê chỉ đề cập đến việc quân đồng minh triệt thoái khỏi lãnh thổ Việt Nam và chấp nhận sự hiện diện của quân xâm lăng Bắc Việt tại miền Nam Việt Nam. Trong khi Hoa Kỳ với 500.000 binh sĩ mà không diệt được quân Bắc Việt, còn chúng ta với lực lượng đơn độc làm sao có thể thắng được kẻ địch. Tóm lại, với nỗ lực ngoại giao của ông Kissinger vị cố vấn tối cao của một cường quốc hạng nhất thế giới là Hoa Kỳ trong ba năm qua là sự lãng phí vô ích và rốt cuộc chỉ nhận được kết quả là sự đầu hàng mà thôi”.
    * Thượng nghị sĩ Cộng Hòa thâm niên Strom Thurmond đã viết cho Nixon rằng ” Tôi rất lo âu rằng trong bản dự thảo Hiệp Định Ngừng Bắn có điều khoản cho phép quân Bắc Việt được ở lại trong miền Nam. Đó sẽ là nền tảng cho việc miền Nam VN sẽ rơi vào tay miền Bắc sau khi Mỹ đã rời khỏi VN “.
    * Đô Đốc U.S.G Sharp, nguyên Tư lệnh Lực Lượng Mỹ tại Thái Bình Dương- “ Hiệp định Ba Lê mà Hoa Kỳ đã ký kết với CSBV, không phải là một công thức hòa bình, vì kẻ xâm lược là VC vẫn ở lại Miền Nam VN để tiếp tục gây chiến tranh một cách công khai, mà không còn sợ Mỹ can thiệp như quá khứ “.
    * Sử gia Ken Hughes : “Khi nghe phúc trình rằng Nixon sẽ để quân Bắc Việt ở lại miền Nam và rút toàn bộ binh lính Mỹ còn lại, tổng thống Nguyễn Văn Thiệu đã than vãn “Sớm hay muộn, chính phủ VNCH sẽ sụp đổ”. Kissinger tường thuật lại cho Nixon nghe hôm 6/10/1972, và Kisssinger nói “Tôi cũng nghĩ ông Thiệu nói đúng, rằng các điều khoản của chúng ta rồi sẽ tiêu diệt ông ta.”
    * Cựu đại sứ Bùi Diễm: “Hiệp định Ba Lê, theo quan điểm của người miền Nam, là một hiệp định không lấy gì làm lợi cho miền Nam bởi vì sau cuộc điều đình ở Ba Lê năm 1973 thì những đơn vị gọi là đơn vị tác chiến của Hà Nội vẫn được phép ở lại miền Nam, đó là một điều hết sức khó khăn cho miền Nam. “
    * RFA 2009 interview: Cựu Tổng trưởng Dân vận và Chiêu hồi Hoàng Đức Nhã : Nỗi lòng của mình là quá tin tưởng người đồng minh; thật sự trên phương diện chính trị khi một tổng thống của một cường quốc hứa thì sao lại không tin. Nhưng mà sau này các tài liệu giải mật cho thấy là vì Hiệp định Paris không được Quốc hội Hoa Kỳ phê chuẩn nên Quốc hội không bị ràng buộc theo điều khoản của Hiệp định. Đó là thực trạng mà mình không thay đổi được và VNCH tiếp tục chiến đấu đến khi không còn súng đạn.
    * Trong cuốn“ Witness to Power, the Nixon years “ , tác giả John Ehrlichman- Phụ Tá Nội Vụ của Nixon- thuật lại rằng sau khi ký Hiệp Định Paris tháng 1-1973, trả lời câu hỏi của Ehrlichman, Kissinger ước tính chỉ trong vòng 18 tháng Miền Nam Việt Nam sẽ bị Miền Bắc thôn tính.

  27. Các bác à. Thật ra, nếu nói rằng Mỹ đã “bỏ rơi” miền Nam thì e rằng không đúng. Bởi vì Mỹ chưa bao giờ coi VNCH là đồng minh và tôn trọng quyền tự quyết của VNCH theo đúng ý nghĩa “đồng minh” một cách nghiêm túc. Suốt thời gian còn là đồng minh với nhau, hãy thử nhìn lại xem người Mỹ đã đối xử với VNCH ra sao:

    – Là đồng minh của VNCH, người Mỹ đã viện trợ VNCH ồ ạt, nhưng chưa bao giờ ký một hiệp ước an ninh chính thức nào với VNCH.
    – Ngầm bật đèn xanh cho MTGP miền Nam thành hình (1960).
    – Quyết đinh trung lập hoá vương quốc Lào (Kennedy)1962) để bỏ ngõ hành lang Bắc Nam mặc cho CSBV tha hồ tải vũ khì vào miền Nam cho MTGP..
    – Ngầm xúi dục Phạm Phú Quốc dội bom thanh toán TT Diệm,(tháng 2/ 1962) rồi che chở y vì âm mưu bất thành, chỉ vì ạnh em nhà Ngô đã cự tuyệt ý định Mỹ đổ quân vào miền Nam.
    – Ngầm sách động Phật giáo biểu tình để hạ uy tín TT Diệm để TT Diệm có thể phải từ chức hoặc khiến các sĩ quan Phật giáo trong quân lực VNCH sanh lòng bất mãn.
    – Đạo diễn cho VNCH thua một trận mất mặt ở Ấp Bắc (02/ 1963), mục đich để thuyết phục dư luận là Mỹ phải nhảy vào tham chiến mới giữ được miền Nam.
    – Tạo biến cố Phật giáo Huế (tháng 5/1963) làm tăng lòng bất mãn của dân chúng đối với chế độ.
    – Mua chuộc các tương lãnh và hàng ngũ các chính trị gia sa lông để lật đổ thành công anh em nhà Ngô (thang 11/1963).
    – Tạo sự kiện Vịnh Bắc Bộ (1964) để có cớ đổ quân vào miền Nam.
    – Lợi dụng loạn sứ quân VNCH (1963-1967), Mỹ đem quân đổ bộ Đà Nẵng, trước khi có sự đồng ý của chính phủ VNCH.
    – Làm ngơ cho VC luồn quân và vũ khí vào phá hoại kinh tế và an ninh của VMCH mà điển hình nhất là hệ thống đường hầm Củ Chi và trận Tết Mậu Thân 1968.
    – Viên cớ VNCH không có lòng chiến đấu trong trận Tết Mậu Thân, Mỹ đã âm thầm rút hầu hết lực lượng tác chiến về nước từ năm 1969. Đến mùa hè đỏ lửa năm 1972 thì Mỹ chỉ còn lại 69 ngàn quân mà đa số không phải là quân tác chiến (từ con số 649,000 vào cuối năm 1968).
    – Để thay thế quân số, Nixon đã đẻ ra chính sách Việt Nam hoá chiến tranh, nhưng theo lời TT Thiệu trong diễn văn từ chức ngày 28/04/1975 thì điều này chưa hề xảy ra.
    – Vừa rút quân, vừa cho Kissinger đi đêm với Bắc Kinh để bán đứng VNCH. Trận mùa hè đỏ lửa, Mỹ những tưởng VNCH sẽ sụp đổ sau khi Kissinger đã mặc cả đổi chác xong xuôi với Bắc Kinh.
    – Điều mà Mỹ đã không ngờ VNCH đã đứng vững sau mùa hè đỏ lửa 1972. Kissinger liền tiếp tục đi đêm với VC và bắt VNCH phải ngồi vào bàn hội nghị với một bọn thảo khầu, một phường chính phủ vô lại không có cả lãnh thổ lẫn đất đai để đẻ ra cái quái thai Hiệp Đinh Paris 1973 và ép buộc TT Thiệu phải ký vào sau nhiều đe doạ và hứa hẹn viễn vông.
    – Tuy nhiên, quân dân VNCH vẫn tiếp tục hưởng ứng cuộc chiến đấu chống cộng do TT Thiệu lãnh đạo, mà Mỹ thì muốn VNCH phải bị dứt điểm để họ phủi đít ra về vì họ đã đạt được mục đích. Thế nên, bổn cũ phải soạn lại: Mỹ ngầm xúi dục phong trào nhân dân chống tham nhũng 1974- 1975 (= phong trào Phật giáo 60’s) để ép TT Thiệu phải từ chức. Việc không xong thì Mỹ làm ngơ cho Nguyễn Thành Trung dội bom dinh độc lập ám sát TT Thiệu ngày 8 tháng 4/ 1975 (= Phạm Phú Quốc tháng 2 năm 1962).
    – Ám sát Thiệu không xong, điều bỉ ổi nhất là Mỹ đã chặt tay chặt chân VNCH bằng cắt giảm viện trợ tối đa khiến người lính VNCH phải đếm từng viên đạn để chống lại hoả lực hùng hậu của CSBV năm 1975. Chưa hết, để ra cái điều là Mỹ vẫn hổ trợ VNCH, Mỹ còn dàn cảnh cho thống chế Weyand qua thị sát rồi lập “cầu không vận” rầm rộ chẳng đi đến đâu, để cuối cùng VNCH vẫn mất!

    Cuối cùng thì VNCH đã sụp đổ ngày 30/04/1975 như chúng ta đã biết.
    Mối liên hệ “đồng minh” giữa VNCH là một cái QUÁI THAI TRONG BANG GIAO QUỐC TẾ mà có lẽ thiên hạ sẽ còn tốn nhiều bút mực, lôi kéo không ít qúi đệ tử Mao Tôn Cương để phân tách trong nhiều năm tới.
    Riêng tôi, những luận điệu lấp liếm của những chuyên gia, sử gia dù họ có gào cách mấy cũng không thể thay đổi ý kiến của tôi: MỸ CHƯA BAO GIỜ LÀ ĐỒNG MINH CỦA VNCH!

    • Quan điểm về đồng minh của bạn Lý Chính Luận có tính cách ép buộc. Đồng minh chỉ là bạn bè có cùng chung lợi ích nhưng không có nghĩa vụ là phải bảo vệ nếu không có hiệp ước bắt buộc, như Mỹ với Nhật hoặc Phi, nhất là khi lợi ích không còn, và có khi còn tùy cách diễn giải của mỗi bên.
      nv

      • Năm 1964, 65 TT Johnson (Dân Chủ) không đem quân vào miền Nam thì chỉ 6 tháng sau là mất, trong phim The Vietnam war mới quay 2017, một đảng viên VC nói rõ họ đang thắng lớn, thì Mỹ đưa quân vào khiến VC chạy có cờ, Ngô quân Trưởng (trong Trận Lễ Phục sinh 72), McNamara, Westmoreland.. đều nói vậy
        Nhưng TT Johnson sai lầm trong chiến thuật nên sa lầy (bài viết có nói)
        Dù sao ta cũng nên nhớ ơn người Mỹ, họ đã cứu miền Nam, ít ra VNCH cũng sống tự do, thoải mái được thêm10 năm
        Nhờ Mỹ, dựa lưng vào Mỹ, nhiều người vẫn chửi Mỹ ra đều ta đây ngon

        • Họ nói và nhận định “là mất” nhưng điều đó cũng chỉ là giả định vì đã không xảy ra thì không thể khẳng định được sẽ là sự thật. Tuy nhiên, có một điều là trận Tết Mậu Thân quân Bắc Việt hoàn toàn thất bại và thiệt hại nặng nề bởi QLVNCH.
          nv

        • Theo nhận xét của ông Ngô Quang Trưởng trong cuốn Trận chiến trong mùa lễ Phuc Sinh trang 17, bản dịch tiếng Việt thì mỗi tuan mất một quận, mỗi tuan mất một tiểu đoàn, đó là lời ông N Q Trưởng,
          Ông McNamara trong Hồi ký cũng nói nếu Mỹ không đổ quân vào thì mất bố nó từ lâu rồi
          Tôi có người bạn làm cho Mỹ hồi 64, 65 anh ta nói 90% an ninh của mình do Mỹ bảo vệ
          Mình ở Saigon yên ấm là nhờ Mỹ, năm 72, 73 Mỹ rút đi, cắt viện trợ là thấy ông trời ngay

          • My Ngầm xúi dục Phạm Phú Quốc dội bom thanh toán TT Diệm,(tháng 2/ 1962) rồi che chở y vì âm mưu bất thành, chỉ vì ạnh em nhà Ngô đã cự tuyệt ý định Mỹ đổ quân vào miền Nam.
            (ngưng trích)
            Chưa có bằng chứng nào nói Diệm chống Mỹ đưa quân vào VN, năm 1963, Kennedy chủ trương rút ra khỏi VN vì tình hình đã yên ổn (trong hồi ký McNamara, In restropect) chứ không phải đưa quân vào
            Mỹ đổ quân vào VNCH năm 1965 có sự yêu cầu của Nguyễn Văn Thiệu, Phó thủ tướng đặc trách quốc phòng, vả lại Mỹ không vào năm 1965 thì miền Nam sẽ mất, VC đánh dữ quá, người Việt mau quên lắm

          • Ngô Quang Trưởng là một tướng tài, lời nhận định của ông, theo tôi, là về khí cụ chứ không phải là nhân sự. Tức là nếu không có viện trợ của Mỹ thì MNVN sẽ mất như đã xảy ra năm 1975. Lý do vì Bắc Việt vẫn nhận viện trợ dồi dào từ Trung Cộng và Liên Xô. Tuy nhiên, tất cả đã thuộc về quá khứ, hãy để cho lịch sử phán xét.
            nv

        • @Người bàng quang: Chửi Mỹ? Tôi tự thấy trong suốt còm của tôi không có một lời hoặc ý gì gọi là chửi Mỹ! Còm của tôi đưa ra một nhận xét rất… bàng quang trong đời sống thường ngày, chẳng hạn như: thằng A chơi với thằng B kiểu đó thì có gì mà gọi là bạn thân!

    • @Lý Chính Luận:”– Quyết đinh trung lập hoá vương quốc Lào (Kennedy)1962) để bỏ ngõ hành lang Bắc Nam mặc cho CSBV tha hồ tải vũ khì vào miền Nam cho MTGP..”

      -Người ta cho rằng chính quyền Kennedy sau khi thất bại vụ Vịnh Con Heo (Bay of Pigs, Cuba) nên muốn đổ quân vào miền Nam để “dằn mặt “ Liên Xô.
      -Kẻ thì cho rằng Mỹ cần tiêu thụ vũ khí thừa thời đệ nhị thế chiến nên đổ vào miền Nam để chống CS.

      Hai lý lẽ trên dù đúng, sai cũng không sao vì nó chỉ là phương tiện nhưng có lẽ ai cũng công nhận mục đích chính của Mỹ là chống chủ nghĩa CS.
      Nếu vậy thì phải có một chiến lược, mà chiến lược trung lập ở Lào để bỏ ngỏ hành lang là một chiến lược hoàn toàn thất bại ngay từ đầu. Nó giống như kẻ xách gậy ra ngỏ trước chống trộm nhưng lại mở cửa nhà sau cho trộm vào!

      Mục đích của họ là gì?
      Bởi không một chiến lược gia này khùng như thế.

      Chuyện Lào trung lập và kể cả Cambodia, ông Nhu đã phản đối chính quyền Kennedy dữ dội nên ông Nhu đã cho người gài đặt bom để giết vua Sihanouk nhưng thất bại.

  28. Kissinger chỉ nghe nói có nhiều quyền lực nhưng khó mà qua mặt được Nixon, một tay cáo già
    Ông Nguyễn Kỳ phong, nhà nghiên cứu sử trong Vũng lầy của Bạch Ốc đã gọi Nixon là một Tổng thống vào hàng ngoại hạng
    Thật vậy Nixon lại hòa bình cho Mỹ ít ra cho tới ngày nay, hồi đó Đông Nam Á chỉ lo chiến tranh với Tầu Cộng, với Nga.

    Hai người có công lớn nhất với Mỹ là Nixon và Reagan, cả hai ông đã thắng cử Tổng Thống lớn nhất từ xưa đến nay trong lịch sử Mỹ
    Nixon được hầu hết phiếu cử tri đoàn 520 (96%), McGoverm Dân chủ chỉ có 17 phiếu CTĐ trong kỳ bầu cử TT 11/1972
    Reagan thắng cử tháng 11/1984 523 phiều Cử tri đòan, Mondale (Dân chủ) chỉ có 13 phiếu CTĐ vì Reagan có công nhiều trong việc đánh sụp CS Nga

  29. Giấu diếm tài liệu về một cuộc hành quân, một trận đánh, hoặc một cuộc tháo lui bỏ chạy còn có thể hiểu và châm chước nặng nhẹ để định tội; nhưng Kissinger giấu tài liệu để bỏ rơi một quốc gia đồng minh thì tội của Kissinger phải nói là một tội ác chống nhân loại. Kissinger là tên tội đồ lớn nhất trong lịch sử chiến tranh của VNCH với đồng minh Hoa Kỳ chống lại toàn khối khối cộng sản Bắc Việt và quốc tế.

    Frank Snepp nói trong cuộc phỏng vấn để bào chữa lý do Hoa Kỳ bỏ rơi đồng minh VNCH bằng lời lẽ thiếu khách quan và không trong sáng rằng VNCH tham nhũng và buôn bán vũ khí chợ đen nhưng Snepp không dẫn chứng tài liệu cụ thể và số lượng là bao nhiêu, nhiều hay ít, để nếu VNCH có viện trợ cũng không giữ nổi Miền Nam. Snepp cũng là một loại ăn nói kiểu chụp mũ, đổ tội, không ngay thẳng và trong sáng.
    nv

    • Thế nào là tội ác chống nhân loại??
      Người ta thích thêu dệt Huyền thoại: Hồ chí Minh, Ngô đình Nhu, Thích trí Quang
      Hồ chí Meo được cả thế giới nói tới, nhiều sách, báo nói tới họ Hồ nhưng thực ra từ thập niên 60 Hồ chí Meo chả có tí quyền nào cả, chỉ là bù nhìn, quyền hành hoàn toàn nằm trong tay Lê Duẩn, Duẩn không được thế giới biết tới! thế mới lạ
      Còn Ngô đình Nhu và Thích trí Quang thì không dám nói vì sẽ gây chia rẽ…
      Người ta cũng thêu dệt nhiều huyền thoại về Kissinger nhưng không biết cụ thể Kissinger tài cán ra sao? làm được những việc gì to lớn?
      Chưa thấy một bằng chứng nào, CHỈ NGHE NÓI !! hear say, chưa ai biết ông ta công tội ra sao?? ma` chỉ hear say

      • Tài liệu và chứng cứ bị giấu nhẹm mà chính Snepp thấy và nói rõ trong bài viết. Và ở đây không xét về tội ác của Hồ hoặc các nhân vật lịch sử khác của VNCH mà chỉ nói riêng về Kissinger. Và khi xem xét để nhận định cần phải trung thực, đứng trên lập trường khách quan, công bằng theo lẽ phải của nhân văn và đạo đức, hoặc lập trường của mỗi bên và tùy theo lợi ích riêng mà đánh giá. Vậy nếu xét theo lập trường của VNCH, hoặc của Bắc Việt, hoặc của Mỹ, thì sẽ thấy nó xung khắc hoàn toàn mà người viết sử, hoặc người nói hay ghi chép lại, cũng sẽ tùy vào lập trường và lợi ích của bên đó để nhận định mà có khi đúng với bên này nhưng lại là sai hoặc có tội với bên kia. Kissinger có tội với VNCH.
        nv

        • Frank Snepp gần đây lấy vợ Trung Cộng, ủng hộ Biden, chống Trump.. . nói chung nghiêng ngả, bias
          Những gì Snepp viết ra có đáng tin không?, toàn bài do Snepp viết chỉ theo một lập trường duy nhất: Kissinger, Nixon đi Tầu 1972 để bỏ VN, trong bài viết Nixon có quyền không? Bài viết nói Nixon phải nghe theo Quốc Hội vì họ có thể ra Luật chấm dứt chiến tranh (có dẫn chứng), Nixon còn đếch có quyền thì Kissinger theo đuôi Nixon có quyền không? có tí hơi hướm nào của Nixon không??
          Mỗi người có một nhận định riêng, một ngàn người, một vạn người thì có ngàn vạn ý kiến riêng, nhưng sự thực thuộc về sự thực, có sách, có chứng cớ hiển nhiên
          Nếu chỉ nói theo ý riêng của mình thì ai cũng nói được,

          • Không phải ai cũng tin những gì Snepp nói và viết mà người nghe và đọc sẽ đánh giá qua tài liệu, chứng cứ, và sự thật.
            nv

  30. Trong bài viết tựa đề “The CIA In Vietnam War ” tháng 8 – 1989 , phỏng vấn viên Lynch ( cựu chiến binh đã từng chiến đấu tại Việt Nam) hỏi ông Thomas Polgar – cựu Giám Đốc CIA Vùng Đông Dương – “…

    “CIA có biết trước về cuộc tấn công ồ ạt và toàn lực của Cộng Sản Bắc Việt nhào vào đánh chiếm cướp mất Miền Nam Việt Nam Tự Do hay không ? ”
    Ông Polgar trả lời rằng: ” Có chứ, hẳn nhiên là phải biết trước về các cuộc tấn công hung bạo đó của Cộng Sản Bắc Việt. Tháng 9-1974 tôi đã gởi báo cáo tối mật và tối khẩn về Washington cho biết rằng CS Bắc Việt đang ra sức điều động các binh đoàn để tổng tấn công Miền Nam của VNCH… Trong tháng 9 và tháng 10-1974 tôi đã gởi báo cáo tối mật, tối khẩn như vậy liên tiếp mấy lần, và rồi tôi cũng rất sốt ruột nên đã báo cáo đều đều như vậy trong mấy tháng sau đó, tôi nói rằng bộ đội CS Bắc Việt đang bắt đầu di chuyển để tiến vào đánh chiếm Miền Nam… Nhưng tôi đã không thấy có sự đáp ứng , phản ứng nào của Washington về các báo cáo đó của tôi và về các cuộc tấn công khởi đầu của Cộng Sản Bắc Việt… Mãi đến sau nầy, khi trở lại Mỹ Quốc, tôi về Washington để tìm hiểu xem những điều gì đã xảy ra cho các báo cáo tối mật và tối khẩn kia của tôi… Tôi đã đào xới, bới móc tất cả các đống hồ sơ mật của Tòa Bạch Ốc của Tổng Thống và của Văn Phòng Cố Vấn An Ninh Quốc Gia của ông Henry Kissinger… và cuối cùng tôi đã tìm thấy được chúng ở tận đáy các thùng hồ sơ của ông Henry Kissinger và rồi lúc đó tôi mới có thể đưa trình chúng cho Tổng Thống xem… Ông Cố Vấn An Ninh Quốc Gia Kissinger đã cố tình giấu giếm các báo cáo tối mật, tối khẩn của tôi… Ông đã cố tình làm hư , làm hỏng mọi điều, mọi sự… Ông đã cố tình chủ mưu bỏ rơi VNCH và để cho Cộng Sản chiếm lấy, cướp lấy, thống trị Miền Nam, cai quản, chỉ huy toàn thể đất nước Việt Nam ! Thật là qúa đau buồn , cay đắng và chua xót cho VNCH và Miền Nam Việt Nam Tự Do, Dân Chủ! “.

  31. Vì sao Quảng Trị thất thủ nhanh chóng hồi năm 1972 ?:

    Cuộc phỏng vấn ông Nguyễn Văn Ngân- phụ tá đặc biệt của tổng thống Nguyễn Văn Thiệu- của nhà văn Trần Phong Vũ :

    Nguyễn Văn Ngân : ….Những khó khăn thực sự của ông Diệm và ông Thiệu phát xuất từ chính sách can thiệp của người Mỹ, có thể nói nếu giải quyết được những khó khăn nầy thì sẽ giải quyết được 90% những khó khăn trong việc xây dựng đất nước và chống Cộng….Thời tổng thống Thiệu khó khăn hơn thời tổng thống Diệm rất nhiều: hơn nửa triệu lính Mỹ trấn đóng; tòa Đại sứ Mỹ thực tế là một chánh phủ Mỹ tại hải ngoại với một hệ thống cố vấn dày đặc trong tất cả mọi lãnh vực sinh hoạt quốc gia từ trung ương tới địa phương; số lượng nhân viên CIA chỉ sau trụ sở trung ương (Langley), là chi nhánh có nhân viên đông nhất trên thế giới; và ông Thiệu đã phải đối phó với một nghịch lý: Trong khi khối cộng sản quốc tế và Bắc Việt tiếp tục leo thang chiến tranh thì người Mỹ thực hiện giải kết bằng cách rút quân trên chiến trường và nhượng bộ chính trị trên sinh mạng miền Nam Việt Nam tại hội đàm Paris. Trong cuộc chiến chống cộng và suốt thời gian lãnh đạo quốc gia, có thể nói 90% thời giờ của ông Thiệu được sử dụng trong nỗ lực không ngừng để tranh thủ và đối phó với người Mỹ .

    …… trong phiên họp Nội các, nghị sĩ Trần Trung Dung nêu câu hỏi: “liệu chúng ta có giữ được Quảng Trị không?” Đại tá Đỗ Đức Tâm- thuyết trình viên quân sự của Tổng Thồng – trả lời “…chắc chắn chúng ta giữ được.” Chừng nửa giờ sau, điện thoại trên bàn họp reo, tôi nhắc máy, đầu dây là đại tá Tâm cho biết trung tướng Hoàng Xuân Lãm- tư lệnh quân đoàn I- vừa điện trình tổng thống là Quảng trị đã thất thủ trưa hôm nay. Sự việc cho thấy là trung tướng Lãm không biết sư đoàn 3 rút bỏ Quảng trị , và như vậy là đã có một “sự cố bất thường” xẩy ra. Tôi đi gặp tổng thống Thiệu ngay lúc đó. Ông nhìn tôi nói: Tôi điện thoại gần như mỗi ngày cho ông Lãm về tình hình quân sự Quảng trị, tối qua tôi còn nhắc ông Lãm phải coi chừng “thằng cộng sản” ngày 1/5, ông Lãm bảo đảm với tôi là không việc gì, thế mà như vậy. Ông dằn mạnh: Đây là một “sabotage politique”. Bấy giờ là tháng 5/1972, trong mật đàm Paris Mỹ và cộng sản đã đạt được các thỏa thuận căn bản, chỉ còn trở ngại về phía ông Thiệu.
    Ông Thiệu nói với tôi vụ sư đoàn 3 rút bỏ Quảng Trị 1972 là một “sabotage politique”. ông im lặng một cách khó hiểu và mãi đến phút cuối cùng “bật nói”: “…không có lý do gì Quảng trị lại bị thất thủ, tướng Giai phải chịu trách nhiệm về việc nầy.”Tướng Vũ văn Giai, Tư lệnh sư đoàn 3 giới tuyến, được di tản bằng trực thăng của Mỹ, bỏ lại binh sĩ và dân chúng với “đại lộ kinh hoàng” – đã bị đưa ra Tòa án quân sự, bị tước đoạt binh quyền và ở tù.
    Tổng thống Thiệu đã ra lệnh tái chiếm Quảng trị ngay sau đó mặc dầu biết rằng Quảng trị sẽ thành một đống gạch vụn, sẽ phải hy sinh những người lính thiện chiến của những đơn vị thiện chiến nhất mà tổn thất khó có thể bù đắp được trong thực tế bấy giờ nhưng ông đã phải quyết định như vậy, một quyết định chính trị để chứng tỏ quyết tâm của quân dân miền Nam với thế giới, với nhân dân Hoa Kỳ, nhằm chống trả các thỏa hiệp mật giữa cộng sản và Mỹ mà sau nầy được cụ thể trong Hiệp Định Paris 1973.

  32. Nhà bỉnh bút quân sử thế giới nổi tiếng Louis A Fanning: ‘ Sau hiệp định Paris 1973, hơn 300.000 bộ đội Cộng sản được người Mỹ bỗng dưng tự tác cho ở lại trên lãnh thổ của nước khác. Ðó là Miền Nam VN, một quốc gia độc lập, có chủ quyền, quốc hội và không hề là thuộc địa hay các tiểu bang của Hoa Kỳ. Trong lúc đó, VNCH là một đồng minh với Mỹ từ khuya , lại bị chính Mỹ phản bội, lường gạt, cắt viện trợ và sỉ nhục mọi điều. Ðúng là thái độ của bọn con buôn chính trị, hèn chi người Mỹ đã bị thế giới tự do coi thường, vì đã bội tín với nhiều đồng minh của mình.’

  33. Sử gia Bill Laurie : Một cách tổng quát, cứ bị đói như QLVNCH đă bị thì không một quân đội nào có thể chống lại cuộc tấn công cuồng bạo của quân đội Bắc Việt vói thừa ứ những khẩu pháo, xe tăng, vũ khí, nhiên liệu, xe tải quân, đạn dược, do khối cộng sản cung cấp. Truớc một đạo quân VNCH bị rút ruột vì cắt vịện trợ như vậy, quân đội Bắc Việt đă phải tung ra tất cả những gì họ có. Chừng 400 ngàn quân cộng sản, gần 90% là bộ đội miền Bắc, được đưa ra trận để đánh bại QLVNCH. Hà Nội chưa bao giờ từng tung ra một lực lượng khổng lồ và hiện đại như họ đă ném vào trận chiến năm 1975. Hà Nội chưa từng rút ra tất cả các đơn vị từ Lào, Cambodia. Về lượng, quân số 400 ngàn là gần gấp 5 số quân Việt cộng và Bắc Việt lâm chiến hồi tết 1968, trong khi về phẩm, còn có hằng trăm đại bác tầm xa, hằng trăm xe tăng, hằng ngàn xe tải, và nguyên một kho vũ khí hiện đại .

  34. Nỗi niềm của tổng thống Afghanistan:

    Mời đọc báo chí Mỹ- có trích dẫn link đàng hoàng – xem họ tường thuật về vụ rút quân khỏi Afghanistan ra sao:
    https://www.npr.org/2021/03/04/973604904/trumps-deal-to-end-war-in-afghanistan-leaves-biden-with-a-terrible-situation

    Vào năm 2017, khi Trump mới đắc cử, Taliban gửi một bức thư ngỏ yêu cầu Mỹ hãy rút quân khỏi Afghanistan. Sau đó, chính quyền Trump xúc tiến cuộc đàm phán với Taliban.
    Đến ngày 29/2/20, Trump và Taliban cuối cùng đã đạt được thỏa hiệp rằng – Mà Không Có Sự Tham Dự Của Chính Quyền Tổng Thống Afghanistan- Mỹ sẽ rút hết quân và thời hạn chót là vào ngày 1/5/2021, hai bên Mỹ và Taliban sẽ không gây chết chóc cho nhau, và Taliban sẽ không hỗ trợ cho bất cứ hành vi khủng bố nào chống lại người Mỹ.
    Và quả thật, từ tháng 2/2020 trở đi Taliban đã không giết hại bất cứ người Mỹ nào, dù chúng vẫn tiếp tục hạ sát những người Afghanistan but the Taliban are stepping up their killings of Afghans .
    Tổng Thống Afghanistan Ashraf Ghani, trong cuộc phỏng vấn với nhà báo của New York là Dexter Filkins đã Than Thở rằng ” Tôi là tổng thống của xứ Afghanistan. Người Mỹ thỏa hiệp với bọn Taliban, nhưng Chúng Tôi Đã Không Được Mời Vào Bàn. Họ bàn về rút hết quân Mỹ khỏi Afghanistan, cho dù đó là quyền của họ, nhưng tại sao họ không nói cho chúng tôi , họ chỉ nói với bọn Taliban mà thôi “.
    Sau khi Biden nhậm chức tổng thống, ông tuyên bố sẽ triển hạn rút hết quân Mỹ vào ngày 11/9 là ngày nước Mỹ bị bọn khủng bố al-Qaida của bin Laedden phát xuất từ Afghanistan tấn công và sau đó được Taliban cho ẩn thân.
    Thế nhưng ngày 18/8, Trump lên tiếng phản đối dự định của Biden. Trump nói nước Mỹ có thể và nên rút sớm hon vì đã đóng quân ở đó quá lâu rồi , 19 năm lận.Và rằng ngày 11/9 là một biến cố đau buồn không thể “đi chung” với tin mừng mang tất cả quân về lại nước Mỹ.
    https://www.msn.com/en-us/news/politics/donald-trump-objects-to-9-11-as-date-of-afghanistan-withdrawal-calls-for-earlier-exit/ar-BB1fMW4G?li=BBnb7Kz
    Donald Trump Objects to 9/11 as Date of Afghanistan Withdrawal, Calls for Earlier Exit

    (Còn nhớ trước kia , Kissinger thời Nixon cũng nhiều lần ” đi đêm ” với Bắc Việt mà không cho VNCH biết. Chính Nixon đã thú nhận điều này trên màn ảnh truyền hình năm 1972 rằng Kissinger đã thì thà thì thọt cả 12 lần với Lê Đức Thọ ở Ba Lê và với Xuân Thủy ở Hà nội :
    “Nixon reveals secret Vietnam peace talks, Jan. 25, 1972 ”
    01/25/2019
    https://www.politico.com/story/2019/01/25/nixon-vietnam-peace-talks-jan-25-1972-1116601

    Đến khi TT Thiệu cuối cùng được trình bày cho biết rằng Bắc Việt sẽ được- trong khi Mỹ sẽ rút hết quân tác chiến – ỡ lại trong lãnh thổ VNCH toàn vẹn hơn 300,000 quân chính quy với đầy đủ súng ống, đàn dược, thì TT Thiệu mới tá hỏa. Ban đầu TT Thiệu khăng khăng đòi Nixon hủy bỏ điều khoản chết người này, nhưng sau khi bị Nixon đe dọa Mỹ sẽ cúp viện trợ và TT Thiệu có thể sẽ có cái chết bi thảm như TT Diệm, thì TT Thiệu mới đành phải ký Hiệp Định Ba Lê . Sau Hiệp Định Ba Lê thì 300,000 bộ đội này cộng thêm với quân tăng viện từ ngoài Bắc vào tấn công VNCH, thêm nữa là viện trợ Mỹ cho VNCH bị cắt giảm trầm trọng khiến cho VNCH cuối cùng bị xóa tên trên bản đồ thế giới)

  35. Tại sao quân đội Afghanistan tan rã nhanh chóng- tôi có gửi kèm link của báo chí Mỹ- :

    https://www.msn.com/en-us/news/world/we-were-betrayed-top-afghan-general-points-finger-at-trump-biden-and-ghani-for-taliban-victory/ar-AANJVbZ?li=BBnb7Kz

    August 26, 2021 : Ông Sami Sadat – tướng 3 sao và từng là tư lệnh lực lượng đăc biệt Afghanistan – hôm thứ tư 25/8/21 đã viết cho tờ báo New York Times giải thích những nguyên do đã khiến cho quân đội Afghanistan chóng vánh thua trận :

    Ông viết : ” Đây không phải là cuộc chiến của chỉ riêng người Afghanistan, mà là một cuộc chiến với sự tham dự của nhiều quân đội các nước khác nữa. Không thể đòi hỏi quân đội Afghanistan một mình mà có thể chiến đấu được. Đây là một thảm bại về quân sự, nhưng nó bắt nguồn từ sự thất bại về chính trị.
    “Thứ nhất là lỗi của chính quyền Trump vào tháng Hai năm 2020 đã ký kết thỏa ước hòa bình riêng với bọn khủng bố Taliban đồng ý rút hết quân Mỹ mà không ngó ngàng đến việc sau đó sự phân chia quyền lực giữa Afghanistan và Taliban sẽ ra sao.
    “Vì chính quyền Trump đã thỏa thuận với bọn Taliban rằng sau ngày 1/5/2021, sẽ không còn có sự hiện diện của lính Mỹ nữa, nên điều này đã giúp bọn Taliban nằm yên chờ đợi cho đến lúc đó mở cuộc tổng tấn công ( put an “expiration date” on the US presence in the country, allowing the Taliban to lie in wait and retake the country once they left ).
    “Thứ đến là lỗi của chính quyền Biden đã đồng ý với thỏa ước hòa bình của Trump về việc rút quân Mỹ cũng như hàng ngàn những nhà khế ước quân sự chuyên lo việc bảo trì vũ khí và kỹ thuật tỷ như như trực thăng, phi cơ không người lái , mà đây lại là những thứ vũ khí vượt trội hơn bọn Taliban mà quân đội Affghanistan có.
    ” Thật sự là một niềm đau đớn cho tôi khi thấy ông Biden và các giới chức Tây Phương đổ trách nhiệm lên những người lính Afghanistan về sự sụp đổ mà không nói chi cả đến những nguyên nhân ẩn tàng gây nên tình trạng này. Tình trạng chia rẽ chính trị giữa Kabul và Hoa Thịnh đốn đã xiết cổ những người lính Afghanistan và giới hạn khả năng chiến đấu của chúng tôi “.
    ” Quân lực Afghanistan đã bị thiệt hại rất nhiều trong cuộc chiến, lên đến một phần năm, 66,000 người lính đã tử trận trong 20 năm qua, một cách so sánh, con số này giống như tương đương với 260,000 người lính Mỹ .
    “ Lý do thứ ba là tổng thống Ashraf Ghani đã dung túng cho một chính quyền tham nhũng. Đây thực sự là một bi kịch cho đất nước “.

  36. Các nhà lãnh đạo Cộng Hòa không thương nhân dân, chỉ biết cái lợi trước mắt, họ cho tầu Cộng cả miền Nam VN
    Các nhà lãnh đạo Dân Chủ thương dân như thương con đẻ, như ông Bẩy Đần cho tiền nhân dân, lo cho dân tỵ nạn.
    Ông có cái hay mà không có chính trị gia nào sánh bằng: ông ấy mặt chai mày đá, người ta chửi ông ấy là thằng ăn cắp phiếu ông ấy cũng coi như pha, mặt ông ấy cứ trơ như mặt thớt, nói cho ngay cả nước Mỹ và cả thế giới không ai mặt trơ trán nhẵn bằng ông Bẩy Đần

  37. Nixon là tên TT mặt khỉ . Chính hắn bàn với Kissinger đã bỏ rơi VN qua đàm phán vói Bắc Kinh ,Nga đẻ rút quân về vấu đó VNCH cs cầm cự được vói VC hay không là chuyện của VNCH. Điều này ông ta đã hỏi các cố vấn và cả Kissinger ,nhưng ai cũng lắc đầu…Nhưng đẻ làm thêm 01 nhiệm kỳ TT <Nixon .CH bất chấp …Rút quân Mỹ là chính dẻ thuyết phục dân phản và báo chí phản chiến bỏ phiếu bầu TT cho ông ta 01 nhiệm kỳ nữa . Nhưng số phận trớ trêu ,người tính không bằng trời tính .ông ta từ chức (vì nghe trộm đảng D/C bàn về ứng cử TT. Việc khuất tất này có thể ra tòa ,có thể bị tù,nên Nixon từ nhiệm để tránh họa Đây là luật trời ,nhớ lại Kennedy cũng đã chết thảm sau TTNĐ D 01 tuần . Nợ máu trả bằng máu ,thê thôi !
    Nixon cũng có nói với NVThiệu ,nhưng Thiệu nói là VNCH chưa thể chiến đấu một mình chống lại Bắc K ộng có cả khối cộng (Nga Tàu) đằng sau yểm trợ .
    Nixon cũng không biết là Tàu không thuyết phục cho VC nghe theo để ngưng chiến ,TTC đẻ có hòa bình cho VN…Và điều này dẫn đến Tàu chiếm HS của VNCH và TS của Bắc K ộng và sau cùng là trận chiến Việt Trung … VC đã bỏ lở cơ hội thoát trung vì V và T không ưa nhau. Việt đi với chủ Nga .nhưng khi Nga sụp đổ thì chạy qua Bắc kinh lạy lục xin tha thứ ,ký Hiệp ước thành đô . MTĐ được cho là năm phè trên giường , và bọ chóp bu VC đứng ở chân giường ,nghiêm túc nghe MTĐ mắng chưởi …Và VN ,như rắn mất đầu ,nay tìm lại được ,dạ vâng rối tít…(v/d sử chử QN của Bùi Hèn cung do chỉ thị của TC: triệt tiêu văn hoa VN (nhớ lại ĐXK ra lệnh học chữ tàu vì chữ QN do Tây soạn ra . Và gần đây ,ở ĐN đã bác bỏ tên cô đạo Tây có công với QN.)
    VC tóm lại :KHÔNG THỂ NÀO THOÁT TRUNG và có thể một ngày nào đó mất nước . Bấy giờ không là LBĐ D mà LB trung quốc…
    ''Tổng thống Nixon và số phận VNCH
    18 tháng 5 2016/BBC )

  38. Phét khoe khoang Quân đội nhân dân anh hùng đánh Tây, Mỹ, Tầu Cộng.. chạy té re hết, VC bạt tai Tây, Mẽo, Tầu…khiến chúng sợ Quân đội nhân dân anh Hùng bỏ mẹ
    Nhưng Quân đội nhân dân đói quá, cứ nằm chờ VNCH thua y như chó chờ cứt, há họng chờ cứt Miền Nam rơi tõm vào mõm VC, VC chúng là Quân đội chó chờ cứt
    Ông đang chờ thằng Phét ba hoa để ông chửi tiếp

  39. Cái quân đội nhân dân chỉ há mõm chờ thằng địch thua như chó há mõm chờ cứt
    Quân đội nhân dân anh hùng thành ra quân đội nhân dân há mõm chờ cứt

  40. VNCH tham nhũng , bất lực nên CSBV mới zô chiếm miền Nam, đói quá chỉ chờ thằng địch thua chạy là ta có cơm ăn, có thóc gạo
    VC đéo bao giờ biết nhục, đi ăn chờ, ăn chực mà không biết nhục , Quân đội nhân dân anh hùng thành ra Quân đội nhân dân Chết đói
    Cái quân đội gì mà đếch có cơm ăn phải chớ thằng địch thua mới vào bếp lục cơm ăn không thì đói, chết đầy đường đầy chợ

  41. “Những người cho rằng Hoa Kỳ bỏ rơi Nam Việt Nam vì đã không viện trợ đủ cho VNCH trong thời gian ngừng bắn, đã nói đúng. Vì lý do chính trị, viện trợ Hoa Kỳ đã không được cấp. Nhưng thực tế là, thứ nhất, viện trợ không thể đến kịp thời để cứu miền Nam Việt Nam. Thứ hai, hệ thống hậu cần của VNCH đã bị tham nhũng lũng đoạn, khó có thể tiếp thu và triển khai thêm vật liệu một cách hiệu quả”

    Càng cho nhiều thì bọn NGỤY càng quăng nhiều chứ báu gì nào. Chạy làng thì mang súng đạn làm gí cho nặng , quăng sạch , thậm chí có đứa còn mạc tà lỏn chạy cho nhẹ. Mòi Ngụy Cóck Trong Đạt đọc lại bài báo của Newyork Times viét vào ngày 29 tháng 3 năm 1975 duoi đây để biét NGUY SAI GON quăng súng liệng đạn thé nào nghen.:

    nytimes.com/1975/03/29/archives/arms-left-by-us-loss-by-saigon-force-called-catastrophic-1billion.html

    About the Archive
    This is a digitized version of an article from The Times’s print archive, before the start of online publication in 1996. To preserve these articles as they originally appeared, The Times does not alter, edit or update them.
    Occasionally the digitization process introduces transcription errors or other problems; we are continuing to work to improve these archived versions.
    SAIGON, South Vietnam, March 28—The South Vietnamese have lost more than $1‐billion in American military weapons and other equipment over the last two weeks, according to qualified Vietnamese sources.

    The abandonment of hundreds of artillery pieces, trucks, planes, mortars, tanks, armored personnel carriers, rifles and ammunition—coupled with the rapid retreat of army units—is viewed by Vietnamese and Western sources as a stunning and, quite possibly irreversible military and psychological blow for South Vietnam.

    A senior Western official, who has spent more than a decade in South Vietnam, said today: “These losses are very, very, very considerable. It’s a catastrophic loss.”

    Another informed Western source said: “We’ve made no attempt to quantify the loss, but it’s staggering. The equipment has not been saved at all and we’re facing a devastating failure.”

    Cải cho lại bọn MẺO nghen Ngụy Trọng Đạt, hhehehheheeheh.

    • Phét khoe khoang Quân đội nhân dân anh hùng đánh Tây, Mỹ, Tầu Cộng.. chạy té re hết, VC bạt tai Tây, Mẽo, Tầu…khiến chúng sợ Quân đội nhân dân anh Hùng bỏ mẹ
      Nhưng Quân đội nhân dân đói quá, cứ nằm chờ VNCH thua y như chó chờ cứt, há họng chờ cứt Miền Nam rơi tõm vào mõm VC, VC chúng là Quân đội chó chờ cứt
      Ông đang chờ thằng Phét ba hoa để ông chửi tiếp
      Thằng Phét trả lời ông coi, bố bảo mày cũng đéo dám trả lời
      Ông là Tổng bí thư chúng mày ông biết tỏng ra rồi

  42. Một thèng VNCH hay còn gọi là NGUY COCK SÈ GÒNG chỉ biét há mỏm chờ…..sung rơi tỏm vào mỏ, ngoài ra chăng biét làm gì chỉ ngồi chờ thèng MẼO ra lệnh, loại ngử đó thì phải dứt bỏ đi cho rảnh nợ. Đúng ra là thèng MẼO đả phạm phải mot sai lầm UNFORGIVEABLE(không thể tha thứ đuọc) đó là đi ủng hộ một thèng BẤT TÀI, BẤT LỰC, BẤT TRÍ như thèng NGUY SAI GÒN.

    Từ khi thèng MẺO dính líu cho tói khi túa quân, túa cùa cải vào và cho tói khi cuốn cờ rút ra khỏi miên NAM thì đả tốn trên duói 148 tĩ dollars thời 1975 tuong đuong vói gần 1000 tĩ thời giá hiên nay.

    Thèng MẼO ủng hộ mot đạo quân mà tướng tá thi tối ngày chỉ biét nhảy nhót và chơi đĩ và ăn cắp tham nhũng , lính lác thì tối ngày chỉ nghỉ tói chuyện đào ngủ thì của núi củng khong tài nào chịu nổi.

    Cứ nhìn sau khi thèng MẼO rút quân rồi thì đám NGUY COCK SAI GON đánh đấm thé nào thì thien hạ thế giói đều đả rỏ. Tuóng Tá Chỉ HUY thì đấn độn ngu si, lính lác thì hèn nhát. Ai đời trong lúc dâu sôi lửa bỏng thì nguoi cao nhất của NGUY SAI GON lại đưa ra mot chien thuật gọi là MÔNG TO ĐẦU NHỎ hay ĐẦU BÉ ĐÍT TO , nghe là biét ngu liền. Đầu nhỏ là biẻu tuọng của não nhỏ và kém, mông to là biẻu tuọng của an chơi đàng điếm. Lảo Tam Thẹo muón ám chỉ là bỏ toàn bộ miền TRUNG và chỉ giử miền NAM. Thiéu gì cách dùng chử mà lão khoái dùng chử ĐẤU BÉ ĐÍT BỰ, điều này trong đấu lảo TÁM THẸO chỉ có báy nhieu đó. Và như mot kết quả là toàn tháo chạy.

    Mở màn cho màn tháo chạy truóc tiên đó là tên Dư Quoc Đóng , tên này nỏi danh là lính Dù thé mà gạP Viet Công tiên về Phuoc Long là phóc chạy về SAI GÒN khua moi múa mép mot lúc rồi xong, kể nhu Phuoc Long , cửa ngõ vào SAI GON kể như Toang.

    Màn chạy kế tiếp đó là tên tuóng ho lao PHAM VAN PHÚ tư lênh nguyen cả VÙNG II , lảo cai quản từ Bình Định Quy Nhơn và bao trùm lên tat cá vùng cao nguyên trung phân gồm Pleiku, Phú bỏn, Ban me Thuột , Di linh, Đa Lạt Lâm Đồng. Thé mà chỉ sau mot trận tién công sơ sơ của VIET CỘNG chúng anh là đám này thất kinh hồn vía , phoc chạy trối chet’. Tên ho lao Pham Van Phú trốn vê nằm duoi Nha Trang và giao cho tên tuóng mói ra lò PHAM DUY TẤT chỉ huy đoàn quân rút theo ngả đuòng B7 hàng trăM km , và cuoi cùng thì làm mồi cho Viet Công chúng anh nả đại bác vào và thé là TOANG vùng II.

    Trong khi tên ho lao PHAM VAN PHÚ nằm ấp ỏ Nha Trang thì tên tuóng măt luỏi cày NGO QUANG TRUỎNG, mot ten tuóng nỏi đinh nỏi đám nắm trong tay 6 sư đoàn thiện chiến nhất của NGỤY SÀI GON, áy thé mà chúng bắt chuóc nhau tiep tục màn chạy làng cực kỳ đẹp mắt. Thuy Quan Lục Chén này chạy từ Hải Lăng Quảng Trị chạy vào LA VANG , chạy tói Phong Điền vượt sông MỶ Chánh, bọn chúng chạy vào HÚE và tim ra Thuận An huóng ra biển để chạy tiép vào ĐÀ NẲNG vì quoc lộ 1 đả bị cắt đứt bỏi VIET CÔNG chúng anh. 6 sư đoàn thiên chién của tên mặt luỏi cày NGO QUANG RUONG đua nhau , đạp nhau chạy ra biển đẻ vào Đà Năng và rả đám khi tên NGO QUANG TRUỎNG chuòn ra ngoài tàu HQ5 năm uông bia ngoài đó. Thé la xong đời vùng I.

    Đó là diẻn biến và kết quả đua tói quyet đinh của TÁM THẸO tung ra chien thuat ĐẦU BÉ ĐÍT TO. Túc là mất Vùng I và Vùng II chỉ trong vòng chưa đây mot tháng.

    Đánh đấm kiẻu đó thì thèng MẼO phải chào thua và đả nhận ra rằng đả ủng hộ mot đội quân hèn nhát chỉ biét chạy chứ khong bao giò biét bắn.

    Đố thèng NGUY COCK nào ngoác mốm cải đi cho lại. Đám Nguy Cokc Tàn Dư nên đấm ngực , đấm mạnh vào và hảy lẩm bẩm “LỔI TẠI TÔI, LỔI TẠI TÔI, LỔI TẠI TÔI mọi đàng nghe chưa. Tiên trách kỷ , hậu trách nhân, đất nuoc của mình và giao trọn LINH HỒN và XÁC trong tay thèng MẼO từ cái ăn, cái mặc cho tói viên đạn, khẳu súng , an bám như thế mà vân còn ngoác mỏ tự hào thì thoi hét chổ nói.

    Đố thèng NGUY COCK TAN DU nào ngoác mồm lên cải anh Phét xem nào.

    • Phét khoe khoang Quân đội nhân dân anh hùng đánh Tây, Mỹ, Tầu Cộng.. chạy té re hết, VC bạt tai Tây, Mẽo, Tầu…khiến chúng sợ Quân đội nhân dân anh Hùng bỏ mẹ
      Nhưng Quân đội nhân dân đói quá, cứ nằm chờ VNCH thua y như chó chờ cứt, há họng chờ cứt Miền Nam rơi tõm vào mõm VC, VC chúng là Quân đội chó chờ cứt
      Ông đang chờ thằng Phét ba hoa để ông chửi tiếp
      Thằng Phét trả lời ông coi
      Ông là Tổng bí thư chúng mày ông biết tỏng ra rồi

  43. Trích: “Henry viết rất khách quan về tình hình khi TT Nixon mới vào Tòa Bạch Ốc, Dân Chủ đã đưa quân can thiệp vào miền Nam VN (từ 1965) và đã sa lầy. Mới đầu họ trung lập sau hùa theo bọn Phản Chiến chống Hành Pháp Nixon, buộc ông phải có trách nhiệm rút khỏi cuộc chiến.

    Từ đó họ chống đối Nixon kịch liệt, lần đầu tiên trong lịch sủ Mỹ đảng phái phá nhau làm lợi cho địch.”

    Đảng LỪA là những kẻ Đốt Đền, nhưng lại vờ làm lính cứu hỏa. (The Dems are the Arsonists but pretend to be the Firefighters)

  44. Tại sao quân đội Afghanistan tan rã nhanh chóng- tôi có gửi kèm link của báo chí Mỹ- :
    https://www.msn.com/en-us/news/world/we-were-betrayed-top-afghan-general-points-finger-at-trump-biden-and-ghani-for-taliban-victory/ar-AANJVbZ?li=BBnb7Kz

    August 26, 2021 : Ông Sami Sadat – tướng 3 sao và từng là tư lệnh lực lượng đăc biệt Afghanistan – hôm thứ tư 25/8/21 đã viết cho tờ báo New York Times giải thích những nguyên do đã khiến cho quân đội Afghanistan chóng vánh thua trận :

    Ông viết : ” Đây không phải là cuộc chiến của chỉ riêng người Afghanistan, mà là một cuộc chiến với sự tham dự của nhiều quân đội các nước khác nữa. Không thể đòi hỏi quân đội Afghanistan một mình mà có thể chiến đấu được. Đây là một thảm bại về quân sự, nhưng nó bắt nguồn từ sự thất bại về chính trị.
    “Thứ nhất là lỗi của chính quyền Trump vào tháng Hai năm 2020 đã ký kết thỏa ước hòa bình riêng với bọn khủng bố Taliban đồng ý rút hết quân Mỹ mà không ngó ngàng đến việc sau đó sự phân chia quyền lực giữa Afghanistan và Taliban sẽ ra sao.
    “Vì chính quyền Trump đã thỏa thuận với bọn Taliban rằng sau ngày 1/5/2021, sẽ không còn có sự hiện diện của lính Mỹ nữa, nên điều này đã giúp bọn Taliban nằm yên chờ đợi cho đến lúc đó mở cuộc tổng tấn công ( put an “expiration date” on the US presence in the country, allowing the Taliban to lie in wait and retake the country once they left ).
    “Thứ đến là lỗi của chính quyền Biden đã đồng ý với thỏa ước hòa bình của Trump về việc rút quân Mỹ cũng như hàng ngàn những nhà khế ước quân sự chuyên lo việc bảo trì vũ khí và kỹ thuật tỷ như như trực thăng, phi cơ không người lái , mà đây lại là những thứ vũ khí vượt trội hơn bọn Taliban mà quân đội Affghanistan có.
    ” Thật sự là một niềm đau đớn cho tôi khi thấy ông Biden và các giới chức Tây Phương đổ trách nhiệm lên những người lính Afghanistan về sự sụp đổ mà không nói chi cả đến những nguyên nhân ẩn tàng gây nên tình trạng này. Tình trạng chia rẽ chính trị giữa Kabul và Hoa Thịnh đốn đã xiết cổ những người lính Afghanistan và giới hạn khả năng chiến đấu của chúng tôi “.
    ” Quân lực Afghanistan đã bị thiệt hại rất nhiều trong cuộc chiến, lên đến một phần năm, 66,000 người lính đã tử trận trong 20 năm qua, một cách so sánh, con số này giống như tương đương với 260,000 người lính Mỹ .
    “ Lý do thứ ba là tổng thống Ashraf Ghani đã dung túng cho một chính quyền tham nhũng. Đây thực sự là một bi kịch cho đất nước “.

  45. Khà khà khà, giải thích cai chi nửa mà giải thích. lý do mà thèng MẼO cắt đứt cai’ của nợ tức NGUY COCK SAI GON chỉ cần tóm gọn 2 chử :

    1/ INCOMPETENCY = BẤT LỰC

    2/ CORRUPTION = THỐI NÁT

    Nói tói NGUY COCK là anh Phét xuất khẩu thành thơ liền à nghen. Đọc thơ này các lão NGUY COCK nếu ai còn răng thì xin đừng………..nghiến nghe chưa, anh Phét hỏng chịu trách nhiệm à nghen.

    Thấm thoát thế đà 47 năm
    Lưu vong xứ lạ kiếp ăn mày
    Cứ tưởng đâu rằng chỉ vài năm
    Ngụy về đánh cộng láy lai quyền

    Nào ngờ không dể như nói phét
    Xưa kia súng đận cao ngút trời
    Nào MẼO nào ÚC nào Thai Lan
    Nào Newziland vói Đại Hàn

    Sáu nuóc huà theo đàn anh MẼO
    Phụ lực chung súc trừ Viet Cộng
    Cậy mình súng đạn nhất hành tinh
    Tác oai tac quái Ngụy kênh đời

    Xe Tank Đai bác vói Tàu bò
    Hạm đội số 7 Mẽo giúp sức
    Bao vây Viet Cộng quyét khong nhường
    Trên troì day dạc vói chim sắt

    Nào B52 vói bom chùm
    Nào A37 vói F5
    Nguyen từ bom hơi đuọc tính vào
    Phen này NGỤY tưởng, cá hóa rồng

    Có đàn anh MẼO, NGỤY huyen hoang
    Tiền của đô la, cứ an xài
    Tivi tủ lạnh, MẼO tuá vào
    Các sét A kAI, nhạc xập xình

    Thiên đuờng là đây hỏi anh em
    An choi trác táng NGỤY quên đời
    Tù Thiẹu cho tới tên lính quèn
    Vợ 1, vợ 2 rồi vợ 3

    Ngụy cứ an chơi như bao giò
    An choi chua thoả, Ngụy ăn cắp
    Tham ô tham nhũng mọi giai tầng
    Lính ma lính kiễng Ngụy ăn chia

    Thế rôi việc gì tới phải tới
    Mệt mỏi cau mày, MẼO đăm chiêu
    Ta đánh Viet Cộng , đánh cho ai
    Tiền của dân ta, ai đang xài

    Của cải dân ta, ai đang hưởng
    Để nuoi cái đám NGỤY bất tài
    Ăn tham ,ăn cắp như thảo khấu
    Nghỉ rồi mọi việc đua ra bàn

    Quyet đinh PARIS tại tọa đàm
    21 tháng Giêng năm 73
    NIXON quyet định căt cổ THIỆU
    Néu cư’ lỳ lợm làm KÝ SINH

    Ông sè căt cổ néu Mày(THIÊU)lỳ
    Haĩ quá Thiệu vội vàng răm rắp
    Nghe theo quyet đinh của quan thày
    Ký xong Thiệu biet rỏ mình khờ

    Ma mãnh troì oi, chính NIXON
    Con Cáo ẩn mình giò ló mặt
    Thư từ trao THIỆU , Nixon hứa
    Viet Cộng duong oai, tao trả thù

    Tai nghe ù ù, Thiệu vẩn tin
    Rồi lúc lịch sữ đến đỉnh điễm
    Phuoc Long, Sông Bé, rợp cờ hồng
    Mồng 10 tháng 1 năm 75

    Giải Phónng Quân về làm lịch sữ
    Ngụy Chạy từ đó , chạy loanh quanh
    Phuoc Long that thủ ngay sau đó
    Quăng súng liệng đạn, Ngụy te cò

    Về SAI GON, Ngụy xum xoe họp báo
    Phước Long Sông Bé kể như tàn
    Giải Phóng không dừng tai điểm đó
    Vùng 2 Chien thuật, trong tầm ngắm

    MÔng 10 tháng 3 trong năm đó
    Ban Mê Thuọt ầm ầm đại pháo
    Vủ bão xe Tank, Viet Cong vào
    Ngụy lần nửa , co giò chạy tiép

    BAN ME THUỌT lọt vào tay Giải Phóng
    Pham van Phú, ngu si quyet đinh
    Đuòng 7B , một chién thuật ngu đần
    Dai ngoàn nguèo cả hàng trăm cây số

    Làm mồi ngon cho Giải Phóng bắn vào
    Thé là tan tác mot vùng ÌI
    Ngo quang Truong ten tuóng măt luỏi cầy
    nám trong tay 6 sư đoàn thiện chiến

    Không dám woanh’ cho dù chỉ mot trận
    Toàn chạy làng, chạy làng và chỉ chạy
    Từ Ái Tử Quảng Tri rồi Mỹ Chánh
    Huế, Thuận An, Ngụy bèn tìm ra biển

    Vào Đà Năng và cuoi cùng rã đám
    NGO QUANG TRUÓNG chuồn lên HQ5
    Về Sai Gòn , THIỆU hạch tội bỏ trốn
    Trưỡng phân bua TẠI VÌ THÌ LÀ……

    Thé là xong NGỤY TAN TÀNH VÙNG I
    Thiệu hoảng vía lệnh cho NGUYEN VAN TOÀN
    Phan Rang vành đai, Toàn chỉ huy
    Nguyen Vỉnh Nghi lo củng cố tàn quân

    Cùng tuóng KHONG QUẦN PHẠM Ngoc Sang
    Cá hóa rồng Thiệu sẻ tưởng thưởng
    Phan Rang thất thủ, Toàn vọt chạy
    Viet Cộng tòm cổ NGHI và SANG
    Đang lổm ngổm bò truờn duói ống cống

    Thé là xong Bộ Chi Huy Tiền Phương
    Thiêu hoảng hốt dốc tàn lực vùng ÌÌI
    Sư 18 mong đuọc cá hóa rồng
    LE MINH ĐẢO bụp xoè vói báo chí

    “Tao Se đánh cho VC biét muì ”
    Hai tuần sau LE MINH ĐẢO chuồn
    Ngãi Giao, Bình Giả Đảo trốn chui
    Bà Riạ Vung TÀU ĐÃO sa cơ

    Thu góp tàn quân về Xa Lộ
    MINH ĐẢO thất thần mặt láo liên
    Xong đơì VUNG ÌÌI, THIỆU khóc lóc
    Diển văn daì thòng THIỆU từ chức

    “Đồng bào chien sĩ cứ yên tâm
    “Trung Tuóng Tám Thẹo vẩn còn đây
    “Chung sức đánh Cộng tói cuói cùng”

    Nhưng rồi Thiẹu vọt liền sau đó
    Huơng già lên thay rồi tói MINH
    Thay qua đổi lại NGỤY làm hài
    30 tháng 4 trưa ngày đó

    Xe TaNK Giaỉ Phóng cờ rợp bóng
    Vế SAI GON , bộ đôi của con dân
    Oai phong lẩm liệt như thánh GIÓNG
    Canh cỗng quyền lục NGỤY SAI GON

    Sập đổ lăn cù, đống săt vụn
    Cờ đỏ rọp troì, tiếng loa vang
    Ngụy chạy tan tác, coì áo quần
    Cỏi luon giày vớ, quẳng ba lô

    Ket thúc mot đòi quân hại nuớc
    Chấm dứt cái nghiệp LINH ĐÁNH THƯÊ
    47 năm rồi như hom qua
    30 tháng 4 laị hiện về

    Vàng son mot thời NGỤY luyến tiếc
    Néu như thé này như thé khác
    Ta đau có phaỉ kiếp lưu vong
    Ăn mày quốc tê đòi ô nhục

    Nghỉ lại mà tức thằng Viet Cộng
    Dép rau nón cồi chẳng bằng ai
    Ấy thế mà ta lại thua hoài
    Thầy ta MẺO PHÁP lại còn đau

    Điện Biên năm nào chưa ráo mực
    Nóc nhà tháo chạy MẼO cuồn cờ
    Nhục này ai trả cho thù này
    Thoi thì con cháu nhớ lấy lời

    Làm lính đánh thuê nhớ xin đừng
    Làm kiếp Ký Sinh lại đừng luon
    Con cháu hảy ghi lòng tạc dạ
    Lich Sữ muon đoì chịu nhục chung .

  46. Những năm cuối trước 75 , báo chí Việt nam còn viết về mối liên hệ giữa Nixon- Kissinger là : Nixon “ trình bày bằng cách ra lệnh “ , còn Kissinger thì “ ra lệnh bằng cách trình bày “ ! Cho nên cả hai chỉ là một !

  47. VC chúng anh danh giá quá nhỉ? VC chúng anh chết đói chết khát, ngày ngày mong vào Nam để cướp cơm gạo cho khỏi đói
    Đúng lý ra VC phải nhớ ơn miền Nam, vì miền Nam đã cứu sống hàng trăm ngàn VC khỏi đói khát, VC không chết vì súng đạn mà chết vì đói khát nhưng bọn VC vô ơn bội nghĩa có biết đạo lý là gì
    Chúng cướp nhà, cướp đất của dân, đuổi dân đi kinh tế mới, chiếm nhà, chiếm cửa của dân, một lũ chết đói không nhà, không cơm áo vào Nam để vơ vét.
    Dân Saigon nó khinh VC như súc vật

  48. Bộ đội Việt Cộng vào đến Long Khánh mừng chết mẹ, đứa nào đứa nấy đói rã họng ra, khốn khổ con người chứ đâu phải con chó, một đạo quân chết đói, chết một triệu 100 ngàn người trên dẫy Trường sơn, 80% chết vì đói khát, thiếu gạo
    VC vào tới Saigon mừng chết mẹ, thóc gạo đầy ra, phen này được ăn no bụng, cái đạo quân gì mà khốn nạn chó má đến thế
    Lính VC không có lương mà đến cơm ăn áo mặc còn không có
    Lính VNCH có lương bổng, được nuôi ăn đàng hoàng, không khốn nạn, đói khổ như lính VC

  49. Tại sao quân đội Afghanistan tan rã nhanh chóng- tôi có gửi kèm link của báo chí Mỹ- :

    August 26, 2021 : Ông Sami Sadat – tướng 3 sao và từng là tư lệnh lực lượng đăc biệt Afghanistan – hôm thứ tư 25/8/21 đã viết cho tờ báo New York Times giải thích những nguyên do đã khiến cho quân đội Afghanistan chóng vánh thua trận :
    Ông viết : ” Đây không phải là cuộc chiến của chỉ riêng người Afghanistan, mà là một cuộc chiến với sự tham dự của nhiều quân đội các nước khác nữa. Không thể đòi hỏi quân đội Afghanistan một mình mà có thể chiến đấu được. Đây là một thảm bại về quân sự, nhưng nó bắt nguồn từ sự thất bại về chính trị.
    “Thứ nhất là lỗi của chính quyền Trump vào tháng Hai năm 2020 đã ký kết thỏa ước hòa bình riêng với bọn khủng bố Taliban đồng ý rút hết quân Mỹ mà không ngó ngàng đến việc sau đó sự phân chia quyền lực giữa Afghanistan và Taliban sẽ ra sao.
    “Vì chính quyền Trump đã thỏa thuận với bọn Taliban rằng sau ngày 1/5/2021, sẽ không còn có sự hiện diện của lính Mỹ nữa, nên điều này đã giúp bọn Taliban nằm yên chờ đợi cho đến lúc đó mở cuộc tổng tấn công ( put an “expiration date” on the US presence in the country, allowing the Taliban to lie in wait and retake the country once they left ).
    “Thứ đến là lỗi của chính quyền Biden đã đồng ý với thỏa ước hòa bình của Trump về việc rút quân Mỹ cũng như hàng ngàn những nhà khế ước quân sự chuyên lo việc bảo trì vũ khí và kỹ thuật tỷ như như trực thăng, phi cơ không người lái , mà đây lại là những thứ vũ khí vượt trội hơn bọn Taliban mà quân đội Affghanistan có.
    ” Thật sự là một niềm đau đớn cho tôi khi thấy ông Biden và các giới chức Tây Phương đổ trách nhiệm lên những người lính Afghanistan về sự sụp đổ mà không nói chi cả đến những nguyên nhân ẩn tàng gây nên tình trạng này. Tình trạng chia rẽ chính trị giữa Kabul và Hoa Thịnh đốn đã xiết cổ những người lính Afghanistan và giới hạn khả năng chiến đấu của chúng tôi “.
    ” Quân lực Afghanistan đã bị thiệt hại rất nhiều trong cuộc chiến, lên đến một phần năm, 66,000 người lính đã tử trận trong 20 năm qua, một cách so sánh, con số này giống như tương đương với 260,000 người lính Mỹ .
    “ Lý do thứ ba là tổng thống Ashraf Ghani đã dung túng cho một chính quyền tham nhũng. Đây thực sự là một bi kịch cho đất nước “.

    https://www.msn.com/en-us/news/world/we-were-betrayed-top-afghan-general-points-finger-at-trump-biden-and-ghani-for-taliban-victory/ar-AANJVbZ?li=BBnb7Kz

  50. Khà khà khà , mổi khi nhắc đến thèng điệp viên CIA ni thì đám NGUY COCK lại thêm nhục mặt à nghen. Frank Snepp là mot cụm truỏng tình báo tại SÈ GÒNG và thòi gian có mặt tại miền NAM khong phải là ngắn. Tám năm 2 đợt đến SÈ GÒNG để thi hành mệnh lệnh cùa thèng MẼO đó là quan sát xe TÁM THẸO( NGUYEN VAN THIÊU) mần ăn ra sao, tham nhũng tói mức nào, phe cánh bè phái ra làm sao để báo cáo về Washington.

    Trong Cuốn DECENT INTERVAL dày 590 trang, Frank Snepp tuòng thuật từng chi tiet’ một tại Pleiku và BAn Mê Thuột sau khi TÁM THẸO đưa ra chiến thuật Đầu Bé Đít To hay còn gọi là chiến thuật “Mông To Đầu Nhỏ” để hàm ý đó là mot chiến thuật ngu si và đần độn. Đầu óc mà nhỏ bằng trái nho thì láy đâu ra sự thông minh; đít bự là tượng hình của…..phần duói của cơ thể chứa đựng những cặn bã……phế thải cúa cơ thể đợi để bài tiét ra ngoài . “Đầu Bé Đít To” mot cụm từ mà chỉ có TÁM THẸO, một tên lính thú học ít nhưng tay sai thì nhiều phịa ra cái chién thuật ĐẦN ĐỘN như thế và đả dẩn tói làn sóng CHẠY LIEN HOÀN, CHẠY NON STOP.

    Tại phần cuói của cuon sàch FRANK SNEPP tường thuật lại mot cuọc ……..VAN XIN của đám bại tuóng bao gồm NGUYEN VAN TOÀN , NGO QUANG TRUỎNG , NGUYEN VAN MINH, NGUYEN CAO KỲ , ĐĂNG VAN QUANG và mot đám Đai Tá. Số là sau khi bỏ lính phóc chạy ra Ham Đội 7 và khi tói đảo GUAM , đám bại tuóng NGUY COCK chứng nào tật đó tụ tập lại vói nhau trong trại lính của MẼO tại GUAM để cùng đấu láo. Đang trong lúc đâu’ láo bốc phét thì mot tên lính hải quân MẼO mặt mủi non choẹt rảo buóc tói và ra lệnh cho đám BẠI TUÓNG NGUY rằng “TAKE OFF YOUR UNIFORMS Please , you guys don’t have country any more .” Môt vài tên tuóng van xin “Can we still keep our stars on our shoulders .” “NO, NO, You guys đo not have army , you guys don’t have country anymore” , so keep your stars for what?”.

    Đó là mẩu đối thoại ngắn ngủi giửa những tên bại tuóng và thèng lính hải quan của Mẽo đuọc FRANK SNEPP ghi lại. Cuói cùng FRANK SNEPP nhận định “Ít seems like SOUTH VIETNAM never existed “.

    Đọc qua đoạn chuyện kề trên trong cuón DECENT INTERVAL làm anh Phét cảm tháy xâu’ hổ lây vì bon MẺO sẻ nghỉ gi và winh’ giá như thé nào về thói VÔ LIÊM SĨ của đám bại tuong’ NGUY COCK SAI GON treen đảo GUAM như thé.

    Pà mịa ơi bỏ lính chạy thoát thân mà chẳng biét NHỤC lại còn to mồm xin phép MẺO để duoc tiep tục đeo lon đeo lá để tự…………SƯỚNG thí còn gi là NHÂN CÁCH của cái gọi là Tuóng NGỤY SAI GÒN.

    Lói hành xử mất dạy như thé thí chỉ có đạo quân CHẠY LÀNG của NGUY COCK SAI GON mói có mà thôi, trên thé giói này chưa nghe mot tên bại tuóng nào hành xử như đám thảo khấu của NGUY SAI GON năm xưa à nghen.

    Ngụy Cock Tàn Dư nào còn rống mồm lên cải anh Phét xem nào.

    • He he he ….

      Loại đề tài này thì nhất định họ hàng nhà Phét phải nhảy vào bốc…phét inh ỏi chứ chả chơi.

      Nhà Phét nhất định phải khoe thành tích đánh mỹ cho Liên Xô và Trung quốc …và đánh đến người VN cuối cùng của đám (thí mạng cùi) sinh bắc tử nam , rằng thì là khiến cho đám Ngụy chạy “tụt quần” ..blah blah blah….

      Thì đúng thôi, “các bố mày” nhát chết, nên khi thấy mấy thằng “khỉ trường sơn” hung hăng, hùng hổ, ác ôn….đờ …éo sợ chết là gì, đờ…éo sợ mất cái gì vì đờ..éo có cái gì để mất, nên phải nhận mình hèn thôi.

      Chả bù với QDNDVN anh …(k)hùng, dù bị địch bắn xối xả nhưng vẫn không thèm chạy, vẫn anh dũng đứng đưa lưng cho địch bắn mà “không thèm” bắn lại phát nào….

      Hình ảnh “oai hùng” trong trận Hãi Chiến Gạc Ma 1988 …lừng danh của Việt cộng khiến thế giới phải…xanh mặt.

      Phét chỉ cần copy & paste hàng chữ sau là thấy lòng dũng cảm của QDNDVN anh (k)hùng của họ nhà Phét ngay. (không biết Phét có can đảm xem cái clip này không?)

      China vs Vietnam: Johnson South Reef Skirmish of 1988实拍中越 海战

      Xem video này (ở đoạn 2:20) mới thấy rằng lính Ngụy so với QDNDVN anh (k)hùng thì thua xa là điều không thể chối cãi!

      Tội nghiệp Pét!

Leave a Reply to Nguyễn Văn Hủy phản hồi

Please enter your comment!
Tên