Âu châu kêu gọi 450 triệu dân hãy mua gạo dự trữ

6

An ninh trước hết là cái bếp có hoạt động hay không nên Âu châu kêu gọi dân lo phòng thủ dân sự để đối phó với những khủng hoảng ngày càng đa dạng và hung hãn. Mọi gia đình phải lo dự trữ lương thực, nước uống, thuốc men, ít lắm phải đủ cho 1 tuần.

Ở ba nước Bắc Âu, Phần-lan, Na-uy và Thụy-điển, chánh phủ vừa cho phổ biến tới tay người dân bản hướng dẩn chi tiết 32 trang nhắc nhở phải mua sắm những thứ cần thiết cho đời sống hằng ngày, tối thiểu, đủ cầm cự cho 72 giờ.

Tăng cường phòng thủ dân sự và quân sự Âu châu

Hôm 30 tháng 10 vừa qua, cụu Tổng thống phần-lan, ông Sauli Niinistö, đã trao cho bà Ursula von der Leyen, Chủ tịch Ủy hội Âu châu, bản Báo cáo về sự tăng cường phòng thủ dân sự và quân sự cho Âu châu.

Đó là bước đầu tiên về chiến lược Âu châu chuẩn bị đối phó tình hình chiến tranh e khó tránh sẽ lan rộng và những tai vạ khủng khiếp của nó. Ai cũng thấy Âu châu đang đối đầu với những khủng hoảng ngày thêm mới và nghiêm trọng hơn do những xung đột địa chánh với Nga, cả với khủng hoảng năng lượng, những tấn công thường xuyên mạng thông tin, và nhứt là sự yếu kém của hệ thống tiếp tế lương thực.

Trước tình hình khẩn trương như vậy, hôm 20 tháng 3/2024, bà Chủ tịch Ủy hội Âu châu, Ursula von der Leyen, và vị Đại diện cao cấp Âu châu về Ngoại vụ và An ninh, ông Josep Borrell, đã ủy nhiệm ông Sauli Niinistö soạn thảo một bản báo cáo về sự chuẩn bị dân sự và quân sự cho Âu châu.

Bản Báo cáo có tựa là  Cùng an toàn hơn: tăng cường chuẩn bị và tăng cường tình trạng chuẩn bị dân sự và quân sự cho Âu châu». Báo cáo nhằm cho thấy những khủng hoảng hiện nay không thể tách rời giữa Dân sự và Quân sự nên cần phải đưa ra một cách tiếp cận trọn vẹn, thuần nhứt để có thể bảo đảm an ninh cho Âu châu.

Bản Báo cáo gồm 150 trang nhấn mạnh một số điểm quan trọng như: tăng cường hợp tác dân sự và quân sự, khai triển khả năng chịu đựng và phục hồi cấp quốc gia và Âu châu, cải thiện sự chuẩn bị chống lại tấn công mạng thông tin, tăng cường hệ thống tiếp tế lương thực lúc khủng hoảng, tăng cường hợp tác giữa Âu châu và Otan (NATO).

Để chuẩn bị hữu hiệu, Âu châu phải gia tăng đóng góp tài chánh cho quốc phòng với một tốc độ mau hơn nhiều nữa, nhứt là để riêng ra một ngân khoản dành cho ngân sách Quốc phòng và phòng thủ Dân sự Âu châu .
Khoảng này đã được Tòa án Kiểm toán Âu châu chấp thuận với khuyến cáo hảy phối hợp ngân khoản, thời điểm và mục tiêu cho thật hợp lý và khả thi.

3 nước Âu châu chuẩn bị dân sự

Hôm 18 tháng 11/2024, đài BBC và cả báo chí pháp đều loan tin các nước Bắc Âu như Phần- lan, Na-uy và Thụy-điển, thi hành lệnh chánh phủ, đã bắt đầu lo chuẩn bị đề phòng chiến tranh mà họ tin sẽ xảy ra nay mai đây thôi.

Chánh phủ phổ biến tới từng nhà dân bản hướng dẩn chi tiết « Nếu một cuộc khủng hoảng hay chiến tranh xảy tới » kê ra những chuẩn bị cần phải làm để đối phó khi chiến tranh xảy ra . Họ tin chắc chiến tranh sẽ tới nay mai . Những việc phải làm ngay là dự trữ nước, lương thực như đồ họp, bánh mì khô, gạo, … thuốc men và cả những viên « iode » phòng trường hợp bị phóng xạ nguyên tử.

Âu châu phản ứng sau khi TT.Biden tuyên bố cho phép Ukraine sử dụng hỏa tiển tầm xa của mỹ bắn vào trong lảnh thổ Nga . Tiếp theo là phản ứng mạnh của Poutine trên TV nga hôm thứ năm 21 tháng 11/2024 theo đó, Poutine hăm dọa sẽ đánh các nước Âu châu đã đưa võ khí cho Ukraine đánh Nga và nói rỏ đã có kế hoạch sẽ đánh Estonie, một nước vùng biển Baltique sau khi đã bắn một hỏa tiển đạn đạo nhằm một nhà máy kỷ nghệ quan trọng ở Dnipro của Ukraine từ thời Liên-xô để lại. Anh liền trả lời Poutine là Anh gởi quân qua Baltique đánh Nga không khoang nhượng.

Nhiều người nhận xét Poutine trên TV lúc tuyên bố, lời nói thì dữ dằn nhưng thái độ thì thiếu tự tin, đầy vẻ lo âu.

Các nước Bắc Âu lúc nào cũng cảnh giác hiểm họa Nga, ngoài những lý do như tham vọng chánh trị, còn tiếp cận lảnh thổ với một chiều dài rất lớn . Thế mà cho tới nay, 2024, Thụy điển mới chịu bỏ qui chế trung lập cố hũu, gia nhập Otan . Với Thụy điển, việc phòng thủ là bình thường . Phổ biến bản hướng dẩn đề phòng dân sự đã có từ thời Đệ II Thế chiến, qua thời chiến tranh lạnh, nay được cập nhựt lại . Và nay, làm mới thêm một lần nữa và dài 2 lần hơn .Ở Phần-lan và Na-uy, để cho đỡ tốn kém, chánh phủ gởi tới người dân bản hướng dẫn qua Internet .

Ngoài những thứ như lương thực, nước uống, thuốc men, bản hướng dẩn của Phần-lan và Na- Uy còn có thêm một chi tiết đáng quan tâm « Nếu Thụy-điển bị Nga tấn công, chúng ta sẽ không khoanh tay . Và hãy để ý khi có tin nói cuộc chống Nga nay ngưng thì đừng tin, hãy tiếp tục đánh vì đó là tin thất thiệt ».

Từ thời Chiến tranh lạnh, người Phần-lan vì có chung biên giới dài hơn cả ngàn km với Nga nên lúc nào cũng thấy việc đánh với Nga xâm lược để bảo vệ lảnh thổ là thực tế. Còn Thụy- điển, nay trong tình hình bất ổn do Poutine ngang ngược xô quân qua đánh chiếm Ukraine, nên mới giựt mình thấy rằng chiến tranh với Nga không còn là điều mơ hồ nữa.

Năm 2024, quốc phòng của Nga lên tới 388 tỷ đô-la (tính theo giá mua) trong lúc đó, quốc phòng của Âu châu là 428 tỷ. Cách đây mươi năm, Poutine nhìn thấy Âu châu yếu kém. Vậy nay chúng ta phải thay đổi cái nhìn của Poutine, cụu Tổng thống Phần-lan Niinistö cảnh báo.

Ông còn nói tiếp ngụ ý về đống minh Huê kỳ ngày nay « Nếu chúng ta không ráng hết mình để bảo vệ an ninh của chúng ta, chúng ta sẽ không thể chờ đợi ở kẻ khác làm giúp chúng ta ». Thật ra, chánh phủ các nước Âu châu đều thấy huê kỳ sẽ khó can thiệp khi Ấu châu bị Nga tấn công.

Đối với chế độ độc tài nhìn thấy Âu châu yếu, chúng ta, Âu châu, phải chứng minh cho chúng thấy chúng ta dư sức chống cự bảo vệ sự toàn vẹn lảnh thổ của chúng ta.

Bản Báo cáo Niinistö đặt nền tảng là một sự thống nhứt chuẩn bị. Ngân sách thực hiện bản Báo cáo sẽ cao nhưng chắc chắn sẽ rẻ hơn cái giá thiếu chuẩn bị.

Nguyễn thị Cỏ May

6 BÌNH LUẬN

  1. (Năm 2024, quốc phòng của Nga lên tới 388 tỷ đô-la (tính theo giá mua) trong lúc đó, quốc phòng của Âu châu là 428 tỷ. Cách đây mươi năm, Poutine nhìn thấy Âu châu yếu kém. Vậy nay chúng ta phải thay đổi cái nhìn của Poutine, cụu Tổng thống Phần-lan Niinistö cảnh báo.

    Ông còn nói tiếp ngụ ý về đống minh Huê kỳ ngày nay « Nếu chúng ta không ráng hết mình để bảo vệ an ninh của chúng ta, chúng ta sẽ không thể chờ đợi ở kẻ khác làm giúp chúng ta ». Thật ra, chánh phủ các nước Âu châu đều thấy huê kỳ sẽ khó can thiệp khi Ấu châu bị Nga tấn công.)

    Ông tổng thống Niinistö cảnh báo đúng.
    Mỹ đã cứu Âu châu hai lần rồi, chắc không có nhất hóa tam. Nhưng theo các chuyên gia quân sự phân tích thì với khả năng vũ khí của khối Âu nếu Putin chơi khùng làm Âu châu tan nát thì Nga cũng banh xác.
    Nhưng chắc ông Trump chận lại không cho nó xảy ra vì ổng biết yếu điểm của Putin.
    Và kỳ này ổng cũng buộc đồng minh “ăn hại” này tăng ngân sách 3% chứ không phải 2%.

  2. Đi với Bụt mặc áo cà sa
    Đi bới ma mặc áo giấy.
    Đối với mấy thằng có bản tánh hung dữ thì phải đập chết tươi ngay từ khi nó mới chập choạng trổ tài máu me, nếu để nó đủ lông đủ cánh thì sau này cả thế giới mệt với nó. Ví dụ như thằng Ủn công tử chẳng hạn, phải triệt nó khi nó giết hại anh trai nó vì nó vốn mang dòng máu chó điên. Bây giờ thì gặp phiền phức với nó rồi.

  3. Mỹ sẽ không bao giờ bỏ Châu Âu,vì châu âu là Mỹ và Mỹ là Châu âu!. Nhưng Châu Âu củng phải tư lo cho mình trước khi nhờ Mỹ. Hơn ai hết,Cỏ May biết rỏ câu nói ở Châu âu : “Aides toi-Dieu t’aidera”.
    Thật vây,từ khi Ông Trump lên ở nhiêm kỳ đầu,châu Âu mới có chút đóng góp cho nền an ninh chính mình 2%.Còn trước đó ,gần như nền an ninh của Châu Âu ,Mỹ lo hết (Free).!

  4. Thế hệ Baby Boomers ở Âu Châu, họ nên tỉnh ngủ sau cuộc chiến tranh lạnh dài không tiếng súng. Sinh sau thế chiến 2, lớn lên chưa biết chiến tranh và chưa đối mặt sống với chiến tranh, chỉ biết sống hưởng thụ, nay đang nhìn thấy chiến tranh có thể xảy ra cho đất nước mình mà phải thay đổi cách sống. Chiến tranh thời nay là chiến tranh nóng, chiến tranh khủng bố, chiến tranh kinh tế và di dân mà cuộc chiến nào cũng phải tổn thất mà phải thắt lưng buộc bụng, nhưng Âu Châu vẫn giàu và đủ mạnh để tự đứng lên bằng đôi chân chính mình.

    Nhưng với nước Mỹ, chỉ trừ những thành phần quá giàu nhưng con số này không nhiều, còn nói chung, giàu mạnh như nước Mỹ mà chính phủ và người dân Mỹ còn mang nợ ngập đầu mà nước Mỹ còn phải chi lo mọi chuyện khủng hoảng xảy ra trên thế giới thì người dân Âu Châu cũng nên nghĩ tới chuyện tự lo cho đất nước của mình.

    Mỹ không bỏ Âu Châu và sẽ không bao giờ bỏ khi Nga vẫn là một nước độc tài hiếu chiến nhưng Mỹ để Âu Châu phải biết tự lo liệu cho chính mình trước khi đòi hỏi nước Mỹ lo cho họ.

  5. Nếu Mỹ không bảo vệ Âu Châu thì khả năng đánh Mỹ của Nga sau khi tóm được Châu Âu chỉ còn là thời gian.MỸ chỉ hăm bỏ Châu ÂU thôi , bỏ Châu Âu thì sẽ con ai để làm đồng minh ?

    • Putin tin lấy người đâu ra để đánh Châu Âu ?
      Lấy lính bắc hàn hay lính Ba Tư hay mớ tàn quân của con chó điên Ramzan Kadyrow sếp sòng Chechnya. ? Còn nói về vũ khí nguyên tử thì Pháp và Anh Quốc cũng có hàng mà.

BÌNH LUẬN

Please enter your comment!
Tên