Vũ khí nguyên tử Bắc Hàn có thực sự quan trọng?

3
Bắc Hàn liên tục thử vũ khí

Tôi xin đi ngay vào đề, đối với phía Mỹ nó không quá quan trọng như người ta đánh giá, TT Trump lấy Thượng đỉnh làm lợi khí tranh cử hơn là những mục tiêu khác vì cho dù Bắc Hàn có bom nguyên tử, hỏa tiễn hay không Mỹ cũng sẵn sàng đánh nếu cần.

Chúng ta còn nhớ cách đây gần một năm đầu tháng 8-2017 Liên Hiệp Quốc quyết định trừng phạt kinh tế Bắc Hàn về chương trình hỏa tiễn và nguyên tử của họ khiến Bắc Hàn thiệt hại mỗi năm một tỷ Mỹ kim. Kim Jong Un tức giận cho là Mỹ dựng lên và hăm dọa bắn Hỏa tiễn gắn đầu đạn nguyên tử vào Mỹ, Kim reo hò cổ vũ.
Tình hình leo thang căng thẳng, tháng 8 và cuối tháng 10-2017, TT Trump điều 3 hàng không mẫu hạm cùng các chiến hạm khác tới vịnh Bắc Hàn, người ta tưởng như chiến tranh sắp sẩy ra tới nơi.

Ngày 5-8-2017 Hội đồng bảo an Liên Hiệp Quốc chấp thuận quyết định mới trừng phạt kinh tế Bắc Hàn để buộc họ trở lại bàn hội nghị về chương trình hỏa tiễn và nguyên tử. Liên Hiệp Quốc cấm xuất cảng quặng mỏ và hải sản trị giá hơn $1 tỉ đô la, khoảng 1/3 tổng số trị giá xuất cảng của Bắc Hàn năm ngoái.
Các vị đô đốc đã sẵn sàng tác chiến chỉ chờ lệnh của Tổng thống nhưng Bắc Hàn nhượng bộ dần. Kim cử vận động viên và phái đoàn cao cấp Bắc Hàn tham dự Thế vận hội mùa đông tại Hán Thành ngày 9-2-2018.

Bắc Hàn cũng chịu nhượng bộ sẵn sàng họp với TT Trump dự trù ngày 12-6 -18

Cộng sản chỉ chịu thương thuyết, nhượng bộ khi chúng yếu, Un xuống nước khi phải đương đầu với một chính phủ Mỹ cứng rắn sẵn sàng sử dụng quân sự nếu thất bại về ngoại giao, Chủ tịch Kim không dám vuốt râu hùm. Ít ngày sau các vị đô đốc tiết lộ nếu Kim tiếp tục thử hỏa tiễn, bom nguyên tử thì TT Trump sẽ sẵn sàng ra lệnh trút hàng trăm, hàng nghìn quả hỏa tiễn xuống đất Bắc Hàn từ hạm đội mà không cần sử dụng bom nguyên tử.

Cuộc họp Thượng đỉnh lần thứ nhất tại Singapore ngày 12-6-2018 mang nhiều hy vọng lạc quan nhưng Thượng đỉnh lần thứ hai ngày 27 và 28-2-2019 tại Việt Nam mà cả thế giới trông chờ đã tan vỡ, không ký kết. TT Trump họp báo sớm 2 tiếng rồi rời phi trường Nội Bài về Mỹ ngay. Ông nói không phí thời gian và tiếp tục cấm vận Bắc Hàn, Mỹ muốn Bắc Hàn phải hủy bỏ hoàn toàn các căn cứ nguyên tử, Kim đòi hủy bỏ cấm vận….

Nhiều bình luận chỉ trích TT Trump thất bại, không hiểu con người của Kim Jong Un. Sự thực ông không cho cuộc họp này là quan trọng, như trên ta thấy dù Bắc Hàn đã có bom hạt nhân từ năm 2007 ông cũng sẵn sàng đánh, cho dù Un có vài chục quả bom nguyên tử, Mỹ cũng cũng đã từng sẵn sàng tàn phá Bắc Hàn nếu ngoan cố.

Sở dĩ TT Trump bỏ về ngay vì ông có nhiều chuyện quan trọng cần giả quyết như: Di dân lậu, Venezuela, Iran…..

So sánh lực lượng Mỹ và Bắc Hàn

Mặc dù Bắc Hàn sử dụng tới 43% Tổng sản lượng GDP (17 tỷ rưỡi) cho quốc phòng nhưng Ngân sách quốc phòng của họ chỉ được 7 tỷ rưỡi, chỉ bằng 1% (một phần trăm) NSQP của Mỹ (710 tỷ), thế thì Kim đánh với ai?

Trang Hỏa lực toàn cầu (Globalfirepower.com) đã sắp hạng Ngân sách quốc phòng các nước trên thế giới:
1-Mỹ: 716 tỷ, 2-Trung cộng : 224, 3- Saudi Arabia: 70 tỷ, 4- Ấn độ: 55 tỷ, 5- Đức: 49 tỷ, 6-Anh: 47 tỷ, 7-Nhật: 47 tỷ, 8-Nga: 44 tỷ, 9-Pháp:40 tỷ, 10-Nam Hàn:38 tỷ

Theo trang Hỏa lực toàn cầu (Globalfirepower.com) nước Mỹ đứng đầu thế giới trong số 10 nước đứng đầu (top ten) về Ngân sách quốc phòng với 710 tỷ, NSQP của Mỹ còn nhiều hơn NSQP của 9 nước đứng đầu (Top ten) thế giới cộng lại: (614 tỷ)

Về vũ khí nguyên tử, từ 1940 tới 1996 trong 56 năm Mỹ đã chi 8,890 tỷ đô la (theo giá tiền ngày nay) trong việc chế tạo vũ khí nguyên tử. Người ta ước lượng từ 1945 Mỹ đã chế tạo hơn 70,000 đầu đạn nguyên tử, nhiều hơn tổng số đầu đạn nguyên tử của các nước trên thế giới cộng lại (Wikipedia -Nuclear weapons of the United States)
(It is estimated that, since 1945, the United States produced more than 70,000 nuclear warheads, which is more than all other nuclear weapon states combined).

Kim chỉ hò hét thách thức Mỹ những tháng cuối năm 2017 rất trẻ con và nguy hiểm cho chính đất nước ông, nếu họ thách thức hay bắn vào đất Mỹ thì sẽ được nếm mùi trả đủa. Người Mỹ một khi bị tấn công họ sẽ trả thù tới nơi tới chốn.

Ngày 7-12-1941, Hải quân Nhật bất ngờ đem một hạm đội lớn gồm 6 hàng không mẫu hạm, vài trăm máy bay, tầu chiến, tầu đổ bộ, tầu chở dầu tấn công Trân Châu Cảng. Hải quân Nhật có 10 Hàng không mẫu hạm được coi là lớn và tối tân nhât thời đó. Trận đánh bất ngờ khiến hạm đội Mỹ tải Thái Bình Dương bị thiệt hại nặng, người Nhật tưởng là Hải quân của họ đã chế ngự được Mỹ để làm bá chủ Thái Bình Dương.

Sáu tháng sau, tại trận Midway từ ngày 4 và 7 tháng 6 trận thủy chiến lớn nhất thế giới diễn ra, Nhật mất 4 Hàng không mẫu hạm chỉ trong 20 phút ngắn ngủi, Mỹ mất một vì họ giải mật được điện tín của Nhật và biết trước địch sẽ đánh Midway, người ta đã chuẩn bị sẵn để đưa đối phương vào chỗ thảm bại, Hải quân Nhật mất gần một nửa lực lượng không ngóc đầu dậy nổi.

Sau khi chiếm được đảo Okinawa, người Mỹ xây dựng các phi trường cho các pháo đài bay để oanh tạc 60 thành phố lớn ngày đêm biến chúng thành những đống gạch vụn.

Trong một cuốn phim về trận Trân Châu Cảng chiếu trên TV năm ngoái, người thuyết trình viên nói cho tới ngày 6 và 9 tháng 8-1945 chúng ta mới trả thù được nước Nhật bằng ném bom nguyên từ lên hai thành phố lớn Hiroshima và Nagasaki của họ. Người Mỹ công khai nói ném bom nguyên tử là để trả thù.
Kim Jong Un trông cái gương nước Nhật mà không dám vuốt râu hùm, Kim không hung hăng khùng điên như người ta tưởng.

Gần đây ông Putin nói đã chuẩn bị cho mọi tình huống xấu giữa Nga và Mỹ, nếu cần ông sẽ ra tay trước bằng phóng hỏa tiễn gắn đầu đạn nguyên tử vào hai mục tiêu chính là Ngũ Giác Đài và trại Camp David. Putin nói cho oai thôi chứ trong trường hợp Mỹ bị tấn công như thế thì nước Nga sẽ thành bình địa.
Năm ngoái một ông Thượng tướng Hải quân Trung Cộng có nói;

Nếu Hải quân Mỹ xâm phạm lãnh hải của ta, chúng ta sẽ đánh chìm Hàng công mẫu hạm của chúng có thể gây thương vong tới bốn, năm nghìn người, Mỹ rất sợ thiệt hại nhân mạng. Ông Tướng này chỉ biết một mà không biết mười, nếu Mỹ bị thiệt hại nặng như vậy họ sẽ trả thù tàn khốc, các thành phố lớn như Thượng Hải, Thiên Tân, Bắc Kinh, Thiên Tân, Hàng Châu… sẽ trở thành những đống gạch vụn.

Ngày 14-4 vừa qua, Tổng thống Nam Hàn Moon Jae-in đã gặp TT Trump để bàn về cuộc hội nghị lần thứ ba với Kim Jong Un, nhưng TT Trump không tha thiết lắm, vấn đề quan trọng hàng đầu của ông nay là giải quyết khủng hoảng di dân tại biên giới Hoa Kỳ-Mễ Tây Cơ..

Trọng Đạt

—————————————–

Tham khảo

North Korea and weapons of mass destruction, Wikipedia
Cộng hòa dân chủ nhân dân Triều tiên và vũ khí hủy diệt hàng loạt, Bách khoa toàn thư
List of countries by GDP (nominal), Wikipedia
List of countries by GDP (nominal) per capita, Wikipedia
Globalfirepower.com
Triều Tiên tồn tại thế nào trước cuộc tấn công của Mỹ, Zing.VN
List of countries by population (United Nations), Wikipedia

3 BÌNH LUẬN

  1. Dân Mỹ không đái ra quẩn vì mấy cái hoả tiễn trẻ con đâu . Chỉ có Nhật bản là đồng minh chiến lược quan trọng của Mỹ cảm thấy không yên thôi .

  2. Một ông cường quốc mà để ông nhải kim hăm he mất mặt quá cho dù ngân sách quốc phòng không bằng Mỹ nhưng chơi vài quả hỏa triển dân Mỹ cũng đái ra quần , hăm Ỉran nhưng Mỹ có dám động binh ? Tóm lại Mỹ chỉ ăn hiếp mấy thằng trong tay không vũ khí hạt nhân , ông già Trump để thằng nhóc nó lên mặt thật không chịu nổi , thằng nhóc nầy nó chỉ hù biết Mỹ sợ thằng chí phèo làm liều ,nhưng nó không ngu đâu cả bộ chính trị nó cũng đâu ngu ,lẽ ra Mỹ đừng quan tâm đến chuyện nó thử Vũ khí , nó càng thử càng nghèo cứ Cấm vận sống chết mặc nó để anh Nam Hàn lo ,mà Triều tiên sau đời ông Nội nó khôn hơn Bắc Việt nam không đánh nhau đúng ông Trump chẳng cần thiết tha gặp thằng bé nầy làm gì mối lo trước mắt là Biên giới và đi dân giãi quyết xong tính chuyện khác ./

  3. Gớm! Đem hết đầu đạn nguyên tử của Ủn cho nổ một lúc cũng không bằng cái đánh rắm so với những vũ khí hiện đại của Mỹ!
    Các bác ạ! Nói cho cùng thì kho vũ khí của Ủn chỉ có vẻ “hiện thực” hơn so với chương trình sản xuất vũ khí hóa học, “hủy diệt hàng loạt” của Saddam Hussein hồi năm 2003. Hơn một chút xíu thôi, không nhiều. Tuy nhiên, cả hai tình huống nói trên đều có một điểm giống nhau. Đó là, chú Sam đã “có ít xít ra nhiều” những sự kiện này cũng chỉ vì quyền lợi của người Mỹ. Không có hai tình huống này, Mỹ biết tiêu thụ kho vũ khí cũ đi đâu, hoặc bán vũ khí mới cho ai để vừa thúc đẩy kinh tế, vừa tiêu diệt khủng bố, lại ngăn không cho chiến tranh mò vào đất Mỹ?

Leave a Reply to Lý Chính Luận Hủy phản hồi

Please enter your comment!
Tên