VN: Giấy báo tử bị bỏ quên 50 năm

8
Cụ Lê Thị Yến trước di ảnh con trai Nguyễn Văn Hùng (ảnh: T.Hoa)

Sau gần 50 năm mất tung tích của con trai, gần đây một bà mẹ 93 tuổi tại huyện Can Lộc mới phát hiện con trai đã hy sinh. Giấy báo tử được phát hiện trong tủ hồ sơ của Sở LĐTB&XH tỉnh Hà Tĩnh.

Tờ giấy báo tử bị lãng quên

Cụ Lê Thị Yến (ở thôn Yên Bình, xã Quang Lộc, huyện Can Lộc) có ba người con, hai trai, một gái. Con trai đầu của cụ là ông Nguyễn Văn Hùng (SN 1948), nhập ngũ năm 1966.

Kể từ đó, cụ Yến và gia đình không nhận bất kỳ một thông tin, giấy tờ liên quan nào đến ông Hùng đã hy sinh hay mất tích. Chỉ đến gần đây nhất vào tháng 8/2017, gia đình nhận được thông tin từ một người quen làm việc tại Sở LĐTB&XH tỉnh cho biết, đã phát hiện giấy báo tử của của ông Hùng tại Sở.

Mặt sau giấy báo tử của liệt sĩ Nguyễn Văn Hùng.

Giấy báo tử ghi: “Đồng chí Nguyễn Văn Hùng (SN 1948), cấp bậc trung sĩ, đơn vị chiến đấu là đại đội 3, tiểu đoàn 17, sư đoàn 325, nguyên quán xã Quang Lộc, huyện Can Lộc, tỉnh Nghệ Tĩnh. Nhập ngũ ngày 16/4/1966, có mẹ là Lê Thị Yến. Hy sinh ngày 20/7/1969 tại Cồn Tiên, Dốc Miếu (Trị Thiên, tỉnh Bình Trị Thiên), hy sinh trong lúc chiến đấu. Được xác nhận là liệt sĩ. Thi hài mai táng tại nghĩa trang mặt trận”.  

Giấy báo tử được chuyển về Hà Tĩnh ngày 6/7/1987, do đại tá Nguyền Hữu Quyền ký.

Ở mặt sau giấy báo tử ở mục lương chính sách và các khoản thu nhập nghi rõ dòng chữ: “Hai trăm năm mươi đồng chẵn. Chuyển tuất tháng 12/1969.

Tưởng con ‘theo địch’

Trong căn nhà 2 gian, cụ Yến đã 93 tuổi, tai nghe không rõ, chân tay run rẩy cầm lấy tấm hình thờ con trai, miệng nở nụ cười mà nói: “Thằng Hùng, con trai tôi, nó hy sinh rồi!”.

Trong ký ức của cụ Yến, nỗi đau mất người thân vẫn còn nguyên như hôm nào. Năm 1966, con trai Nguyễn Văn Hùng của cụ viết đơn tình nguyện đi bộ đội mặc dù cha đang ở chiến trường. Một năm sau, chồng cụ hy sinh ở chiến trường Quảng Trị. Nỗi đau chưa kịp nguôi ngoai thì năm 1969 gia đình cụ Yến nghe tin đồn là ông Hùng đã “đi theo địch” rồi mất tin, mất tích luôn từ đó.

Người cháu trai của cụ, tên Ba chia sẻ: “Từ đó, suốt gần 50 năm qua, bà nội tôi luôn tâm trạng buồn rầu, day dứt, lúc nào bà cũng dặn tôi: “Chỉ còn mày là cháu trai, mày phải thực hiện di nguyện của bà là tìm cho được bác Hùng còn sống hay đã hy sinh. Nếu bác mày theo địch như lời ta đồn đại thì cũng phải làm rõ. Bà có chết cũng nhắm mắt, xuôi tay. Làm nhanh nhanh, không mai kia bà chết đi không siêu thoát được”

Anh Ba cho biết anh đã rất nhiều lần viết đơn gửi đi các cấp từ địa phương đến Trung ương để hỏi về trường hợp bác mình mà không nhận được hồi đáp.

Chỉ đạo làm rõ

Bí thư Tỉnh ủy Hà Tĩnh Lê Đình Sơn cho biết ông đã nhận được thông tin về trường hợp cụ Nguyễn Thị Yến có con trai là Nguyễn Văn Hùng có giấy báo tử đã hy sinh sau gần 50 năm không có tung tích. “Tôi đã chỉ đạo anh em các đơn vị phải làm rõ sự việc, tiến hành rà soát lại tất cả các hồ sơ, thủ tục”.

Ông Phạm Văn Công, Phó trưởng phòng Người có công – Sở LĐTB-XH Hà Tĩnh cho biết: Nội dung giấy báo tử công nhận liệt sĩ Nguyễn Văn Hùng, không cần xác minh thêm nữa! Vì nó đã rõ ràng. Ở đây chỉ còn việc thân nhân liệt sĩ chưa được hưởng chế độ chính sách như quy định. 

“Phương án của chúng tôi bây giờ là phát văn bản cho Cục chính sách – Bộ Quốc phòng, là cơ quan cấp giấy báo tử và thẩm định giải quyết chính sách, yêu cầu rà soát và chuyển một bộ hồ sơ về cho Sở để lưu và giải quyết chính sách. Đồng thời yêu cầu huyện Can Lộc phối hợp với xã Quang Lộc kiểm tra, tìm kiếm các thông tin để bổ sung hồ sơ, phải khẳng định rằng hồ sơ này chưa có ai hưởng chính sách, sau đó Sở sẽ giải quyết chính sách cho thân nhân. Sau khi hoàn tất thủ tục, chúng tôi cũng sẽ xin ý kiến của Bộ LĐ-TB-XH là cho hưởng từ thời gian nào” – ông Phạm Văn Công nói.

Tổng hợp thep Infonet.vn

8 BÌNH LUẬN

  1. Nhập ngũ ngày 16/4/1966, có mẹ là Lê Thị Yến. Hy sinh ngày 20/7/1969 tại Cồn Tiên, Dốc Miếu (Trị Thiên, tỉnh Bình Trị Thiên), hy sinh trong lúc chiến đấu

    Sau khi hoàn tất thủ tục, chúng tôi cũng sẽ xin ý kiến của Bộ LĐ-TB-XH là cho hưởng từ thời gian nào” – ông Phạm Văn Công nói.
    Con bà chúng nó…giấy tờ có ghi rỏ ngày sinh…ngày tử. Việc hưởng chế độ chính sách…thì …là …mà..cà ..rà…tà ..tà. Em học mới lớp 7 tích cho các bác nhé 47 năm X 12= 564 tháng, mỗi tháng US$100
    Rẻ bèo….

  2. Con của mẹ đâu có chịu theo địch, chú nó đi theo…”bác”, mỗi năm lãnh lương một lần, vào rằm tháng bảy.

    • Cái ông này sao lại mỉa mai chiến sĩ cách mạng, người đã hy sinh cho đại nghĩa dân tộc để cởi bỏ cái xiềng xích nô lệ của bọn Mỹ-Ngụy nó quàng lên đầu lên cổ đồng bào ta !!!
      Có phải ông ở Austin TX không?

      • Làm gì có việc cởi bỏ xiềng xích . ..má!
        Chú ấy vừa trong rừng ra phố thị thì thấy cọng dây điện cao thế của tụi “Mỹ Ngụy ” bị giông bão nằm ngay giữa đường cản bước quân ta. Hào khí ngút trời nên đồng chí đá ngay một phát rồi đi dùng cơm với “bác ” luôn. Cả xóm…té ghế!

      • Đánh bọn Mỷ ngụy thì hay…rồi. Nhưng nay lại dở giọng rước đế cuốc Mỹ và bọn Ngụy nắm ruột già , ruột dư của quê hương về. Còn bọn Tàu lạ thì sao nhỉ. Mở to mắt ra nhìn xem nhé em.

  3. ĐỢI CHỜ

    Mẹ toàn tóc bạc đợi chờ
    Năm mươi năm ấy con nào có tin
    Chiến tranh đã dứt lâu rồi
    Đứt từng đoạn ruột mẹ ngồi mong con

    Bây giờ tóc đã bạc phơ
    Chín ba tuổi chẳn có ngờ vậy đâu
    Nhưng con cứ biệt tăm hao
    Tâm can quặn thắt mẹ nào yên tâm

    Tưởng con theo “địch” vạn lần
    Nhưng nào mẹ biết một phần gì sao
    Chờ hoài mẹ chỉ nghẹn ngào
    Nên tin báo tử mẹ nào được hay

    Con đi giống triệu con người
    Kể từ ngày ấy dấn vào Trường Sơn
    Một lần đi mãi mõi mòn
    Khởi từ Hà Tỉnh ngày về vẫn không

    SƯƠNG NGÀN
    (05/10/17)

  4. Tổng cộng có hơn một triệu bộ đội chết trận (con số do Hà Nội công bồ năm 1995) thì ai rảnh mà làm giấy báo từ. Một triệu thanh niên bị đẩy vào chỗ chết

Leave a Reply to Minh nguyen Hủy phản hồi

Please enter your comment!
Tên