Venezuela: Vì sao Guaido được nhiều nước ủng hộ hơn Maduro?

5

Nhóm quốc gia châu Mỹ Latinh nhanh chóng nối gót Hoa Kỳ, công nhận Juan Guaido là tổng thống lâm thời của Venezuela, đông hơn nhóm chống lại bắt nguồn từ nhiều tuần lễ trước đó đã có những cuộc thu xếp bí mật.

Từ giữa tháng 12, chính trị gia trẻ tuổi Juan Guaido đã âm thầm lặng lẽ đi Mỹ, Colombia và Brazil để bí mật trình bày với ba nước này về kế hoạch biểu tình lớn vào ngày 10 tháng 1, ngày nhậm chức tổng thống của Maduro. Lúc bấy giờ, Maduro đang bị nhiều nước lên án về kết quả bầu cử gian lận.

Chuyến đi ra nước ngoài của Guaido phải ngụy trang dưới nhiều cách để tránh cặp mắt theo dõi của phe Maduro ở cả bên trong lẫn bên ngoài Venezuela.

Khi rời Venezuela, ông Guaido phải dùng đường biên giới lỏng lẻo với Colombia để khỏi gây nghi ngờ cho nhà cầm quyền thường hay gây khó dễ cho những người đối lập mỗi khi xuất cảnh, nhiều người còn bị cấm xuất cảnh không lý do.

Kết hợp phe đối lập cũng là một vấn đề nan giải cho Guaido vì phe đối lập có nhiều nhóm khác nhau, mỗi người một ý, ai cũng cho mình là nhất, cũng chụp mũ nhau như điên. Trong lúc phe đối lập chưa đoàn kết, phe chính quyền gia tăng các vụ trấn áp, khiến nhiều lãnh tụ đối lập phải bỏ trốn ra nước ngoài, những người còn lại trong nước nếu muốn gặp nhau để bàn bạc chuyện gì cũng khó, vừa bị canh chừng, vừa sợ bị ăng ten báo cáo.

Trong nhiều lần thu xếp, tin nhắn qua điện thoại thông minh cũng đã được sử dụng, nhưng phải được ngụy hóa, hoặc nói bóng nói gió. Một cách khác là sử dụng những người trung gian, nhất là mỗi khi cần tiếp xúc trao đổi với ông Leopoldo Lopez, người được coi là “sư phụ” của Guaido đang bị quản chế vì đã tổ chức một cuộc biểu tình lớn chống lại Maduro.

Trong một cuộc họp vào tháng 12 ở Bogota, thủ đô của Colombia, ông Guaido đã cam đoan rằng ông sẽ tự tuyên bố làm tổng thống lâm thời trong buổi mít-tinh vào ngày 23 tháng 1, kỷ niệm 61 năm cuộc đảo chính lật đổ chế độ độc tài quân sự của Venezuela.

Lời cam kết này được những người tham dự cuộc họp, gồm các giới chức nước ngoài và lãnh đạo các nhóm đối lập quan trọng, hồi hộp chờ đợi và theo dõi đến phút chót. Chỉ có những lãnh đạo đối lập quan trọng mới biết tin này, còn những phe lừng khừng, không dứt khoát, sợ thất bại thì không được mời họp.

Một giới chức của Canada có dự cuộc họp nhưng xin giấu tên nói rằng đây là lần đầu tiên từ 5 năm qua, phe đối lập mới có dịp ngồi lại với nhau một cách có ý nghĩa.

Một chuyện hiển nhiên: quyết định tấn công trực diện Maduro ngày 23 tháng 1 không thể xảy ra nếu không có sự ủng hộ của Hoa Kỳ, cụ thể là Tổng thống Trump, kéo theo một loạt chính phủ các nước châu Mỹ Latinh công nhận Guaido.

Thái độ dứt khoát của Tổng thống Trump đã có từ trước. Tháng 8 năm 2017, ông đã từng tuyên bố “giải pháp quân sự” đã được đặt ra để giải quyết cuộc khủng hoảng ở Venezuela. Qua đến tháng 9, ông tố giác Maduro trước diễn đàn Liên Hiệp Quốc; và sau đó, mỗi lần có dịp gặp lãnh đạo các nước châu Mỹ Latinh, ông đều nhắc đề tài Venezuela.
Qua thái độ này, các nước trong khu vực hiểu rằng chính quyền của Trump đã có một thái độ dứt khoát đối với Venezuela, một vấn đề mà các chính quyền Mỹ trước đây vẫn ngần ngại.

Nhưng tại sao Mexico lại chống đối và tuyên bố ủng hộ Marudo? Theo lời Fernando Cutz, trước đây thuộc văn phòng cố vấn an ninh quốc gia cho Tổng thống Obama về các vấn đề châu Mỹ Latinh, Mexico đang đàm phán lại với Hoa Kỳ về hiệp định NAFTA nên muốn dùng đề tài Venezuela để tìm một số lợi ích về thương mại cho mình.

Hai nước khác, ngoài Mỹ, ủng hộ Guaido mạnh nhất là Canada và Colombia. Ngoại trưởng Canada, bà Chrystia Freeland đã nói chuyện với ông Guaido vào đêm hôm trước ngày ông Maduro tuyên thệ nhâm chức tổng thống và hứa Canada sẽ ủng hộ nếu Guaido tuyên bố làm tổng thống lâm thời.

Colombia thì khỏi nói. Nước có đường biên giới chung với Venezuela đang phải cưu mang hơn 2 triệu người tỵ nạn kinh tế từ bên kia tràn sang.
Đó là chưa kể Brazil với tân Tổng thống Jair Bolsonaro, một người có cùng phong cách lãnh đạo giống Trump.

Một vài tin về Venezuela tính đến chiều Chủ nhật:

Nga gửi 400 nhà thầu quân sự, có nơi gọi là lính đánh thuê, có nơi gọi là biệt động, có nơi gọi là vệ sĩ, đến bảo vệ an ninh cho Maduro.

Maduro đổi ý, cho phép các nhà ngoại giao Mỹ tại Venezuela ở thêm 30 ngày, thay vì 72 tiếng như trước.

Guaido đang điều đình với quân đội để Maduro ra đi trong trật tự, dù trước đó Tổng tư lệnh Quân đội tuyên bố trung thành với Maduro.

ĐCV tổng hợp theo Yahoo.com

5 BÌNH LUẬN

  1. Chệt đầu tư quá nhiều vào Maduro, chứ không phải Venezuela, kiểu Lã Bất Vi đầu tư cho Tử Sở. Chệt quả là coi thuờng Mỹ nên chúng tưởng chúng sẽ qua mặt người Mỹ mà người Mỹ sẽ chẳng làm gì.

    Tôi cho rằng, người Mỹ đã thấy hết và biết hết những mưu đồ bẩn thỉu của chệt, nhưng đã không ra tay ngăn chặn vì chưa tới lúc tính sổ. “Tính sổ” theo kiểu Michael Corleone ở New York trước khi dọn ổ về Las Vegas, nghĩa là phải diệt trọn ổ một trật tất cả đối thủ.

    Chệt có tham vọng sẽ ôm trọn dầu hỏa của Venezuela và sẽ có trọn quyền sai khiến chính phủ nước này qua tay Maduro, dồng thời dùng nước này làm bàn đạp cho “cách mang XHCN kiẻu TQ” ở Châu Mỹ La Tinh.

    Nay thì Mỹ và đông đảo đồng minh đang phản pháo chệt mãnh liệt. Hết áp đặt thuế, truy bắt gián điệp công nghệ, truy tố tố Mạnh Vãn Chu và tập đoàn Hoa Vi, Mỹ đang liên tục tố cáo TQ bằng những từ ngữ thóa mạ chưa từng thấy trong lịch sử bang giao giữa hai nước. Với đòn “hồi mã thương” của Mỹ đánh vào TQ lần này ở Venezuela, tôi e rằng chệt sẽ phải ôm đầu máu, ôm hận về không mà vẫn chưa hết!

    Mất dầu hỏa ở Venezuela, đường tiếp lieu dầu hỏa ở Trung Đông và Trung Á thì khó mà ổn định lâu dài vì bị các phe phải Hồi Giáo phá hoại, dầu hỏa Nga thì lịch sử cho thấy nước Nga luôn là một đồng minh đầy bất trắc của TQ, chệt đánh phải quyết đoán hơn để độc chiếm nguồn dầu hỏa ở Biển Đông.

    Mà Biển Đông thì đang có Mỹ chờ đợi…

    • Trung Cộng là nước đang phát triển công nghiệp lớn nhất trong 30 năm qua nhờ thế giới đổ tiền vào khai thác vì công nhân giá rẻ bèo nhưng lại đói dầu. Vì thế TC đã bỏ và Venezuela khoảng 60 tỉ đô theo con số chính thức, còn con số “lợi quả” đố ai biết được, cho nên trận này nếu Maduro rơi đài thì coi như TC thua trắng tay.
      Tin mới nhất cho biết ông John Bolton cố vấn của ông Trump trong lúc hợp hẹc làm sao mà có người thấy trong tờ giấy viết tay của ổng ghi “hãy chuyển 5000 quân qua Columbia nằm chờ đó”.
      Thế là người đặt câu hỏi: đây là bí mật quân sự bị lộ hay game hù Maduro cố ý để…bị lộ?

      • Mỹ cũng mua dầu hỏa của Venezuela với số lượng không nhỏ .
        Làm mạnh tay quá ,các tài phiệt dầu hỏa của Mỹ sẽ thất thoát
        doanh thu ,phản đối . Tư bản là thế .

        Không biết Trump sẽ giải quyết ra sao trong thời gian tới .
        Nga bỏ tiền bán thiếu vũ khí cho Venezuela cũng bộn bạc .
        Maduro bị hạ bệ, thì cả Nga và Chệt trắng tay .

  2. Đất nước đầy dẩy Mỹ nhân ,nhưng thiếu Danh -tướng!! Mỹ nhân không phải để cho những “thằng Mường-thằng Mán leo” ! Phải thay đổi, để Venuzuela xứng đáng là “vương quốc của sắc đẹp” !

Leave a Reply to Nam Kỳ Khởi Nghĩa Hủy phản hồi

Please enter your comment!
Tên