Vài suy nghĩ về nền dân chủ ở Mỹ

4
Nền dân chủ Mỹ liệu có quá thái: Các lãnh đạo phe Dân chủ quỳ tại quốc hội Mỹ ủng hộ phong trào chống bạo lực cảnh sát

Nuôi dưỡng nền dân chủ giống như kẻ trồng cây: khi còn là hạt giống phải chống đỡ quạ tha gà mổ; cây còn non trẻ cần ngăn ngừa sâu bọ; đến lúc trưởng thành già nua phải chặt bớt những cành lớn không thì một cơn bão lớn sẽ làm đổ ngã thân cây.

Việt Nam chưa có dân chủ nên tranh đấu đòi dân chủ. Nền dân chủ non trẻ tại Phi Luật Tân bị đe dọa trở lại độc tài. Dân chủ ở Mỹ trưởng thành lâu đời nay lại nảy sinh ra dấu hiệu già nua thoái hóa thành một hình dạng gì chưa nhận biết được.

Churchill từng nói “Dân Chủ là mô hình nhà nước tệ hại nhất nhưng tất cả các mô hình nhà nước khác đều đã được thử qua.” Cho đến giờ này Churchill vẫn đúng, nhưng mọi sinh hoạt xã hội và con người đều không tránh được định luật của Tạo Hóa là sanh, lão, bệnh, tử. Nền dân chủ lâu đời ở Hoa Kỳ hiện đang đối diện với những vấn nạn sống còn, liệu nó có thể tự cách mạng hóa để trở thành một nhà nước trẻ trung đương đầu với thử thách, hay sẽ kéo dài tình trạng trì trệ do hai phe tả và hữu tranh giành quyền lợi để rơi vào suy thoái trong thế kỷ 21?

Nhưng cần phân biệt giữa ý thức và chế độ. Athens giờ này chỉ còn là một đống gạch vụn nhưng tư tưởng dân chủ vốn bắt nguồn từ Athens lớn mạnh hơn bao giờ hết. Đế quốc La Mã đã tan rã 1800 năm trước nhưng tổ chức hành chánh và luật pháp của La Mã vẫn còn là nền tảng cho xã hội ngày nay. Nếu một ngày nào đó nước Mỹ không còn là cường quốc hàng đầu, hay Hoa Kỳ quay mặt tự cô lập như đã từng làm sau Thế Chiến Thứ Nhất thì những tư tưởng dân chủ, nhân quyền, bình đẳng, v.v… sẽ không vì đó mà mai một. Thế giới không thể dựa mãi vào nước Mỹ để duy trì dân chủ và trật tự quốc tế, và ngược lại Hoa Kỳ cũng không thể phung phí nhân vật lực để áp đặt dân chủ hay đi bảo vệ những nước khác trong khi không tự lo cho mình trước nhất.

Chính quyền Hoa Kỳ do dân Mỹ bầu lên chớ không phải của công dân quốc tế, nên trách nhiệm đầu tiên phải bảo vệ quyền lợi của dân Mỹ và nền dân chủ của Hoa Kỳ. Vị Tổng Thống đời thứ sáu John Quincy Adams từng cảnh giác đất nước đừng hung hăng đi tìm diệt những con quái vật bên ngoài châu Mỹ (“She goes not abroad in search of monsters to destroy”), câu này áp dụng ngày nay khi Hoa Kỳ bị chia rẽ sâu xa nội bộ do 50% dân Mỹ bất mãn vì đời sống không thăng tiến mà còn thụt lùi trong 30 năm kể từ ngày toàn cầu hóa. Hoa Kỳ phung phí hàng triệu tỷ đô-la vào các cuộc chiến ở Trung Đông và để bảo vệ Âu Châu trong khi các nước này không tự bảo vệ chính mình.

Trong khi đó nền dân chủ trong nước Mỹ đang thoái trào. Nước Mỹ ngày nay có kiểm duyệt – không do chính quyền mà do dư luận cực đoan cánh tả – ngày nay ai bước ra đường tuyên bố bất cẩn về màu da, chủng tộc, nam nữ, giàu nghèo thì sẽ bị đuổi sở làm hay bị đánh cho tán gia bại sản. Nền dân chủ vững mạnh nhờ vào tính chính danh và các định chế nhưng ba đời Tổng Thống liên tiếp bị một thiểu số không nhỏ từ tả đến hữu tố cáo là soán ngôi: George W. Bush thắng năm 2000 nhờ vào quyết định của Tối Cao Pháp Viện trong đó đa số thẩm phán do đảng Cộng Hòa đề cử; Obama bị ám ảnh dai dẳng bởi tin đồn không sinh ra ở Mỹ; Trump thắng nhờ vào lá phiếu cử tri đoàn trong khi thua bà Clinton 2 triệu phiếu phổ thông. Tính chính danh của Hành Pháp bị soi mòn trong khi chỉ còn 30% dân chúng tin tưởng vào Quốc Hội. Tổng Thống không có sự hợp tác của Quốc Hội nên điều hành bằng các sắc lệnh hành chánh (executive oders), khi đổi sang đời Tổng Thống đối lập các sắc lệnh này bị hủy bỏ dễ dàng khiến chính sách nhà nước trở nên bất nhất và hổn loạn.

Tính chính danh của Đệ Tam Quyền tức Tối Cao Pháp Viện bị cánh tả bôi nhọ qua các lần đề cử thẩm phán Clarence Thomas, Neil Gorsuch và Brett Kavanaugh. Đệ Tứ Quyền hay báo chí thì truyền thông dòng chính (mainstream media) bị Trump và cánh hữu lên án như kẻ thù của quần chúng (enemy of the people) chuyên loan tin vịt (fake news) do cánh tả giựt dây. Các định chế hành chánh độc lập như cảnh sát bị chỉa mũi dùi tấn công vì xem như công cụ của đàn áp bất công.

Người viết có đọc một tam đoạn luận thú vị: “Người Việt trong và ngoài nước yêu nước phải chống Tàu. Trump chống Tàu. Người Việt trong và ngoài nước phải yêu Trump.” Nhưng một số đông ở ngoài nước ngày nay đã là người Mỹ gốc Việt thì sự trung thành (loyalty) trước hết phải dành cho nước Mỹ. Giả sử Trump chống Tàu kịch liệt nhưng kinh tế suy sụp, thất nghiệp gia tăng lại cắt trợ cấp và tiền hưu trí thì chắc người Mỹ gốc Việt cũng đều đắn đo trước khi bỏ phiếu.

Nói cách khác, vận mệnh của người Mỹ gốc Việt gắn liền với tương lai và nền dân chủ trong nước Mỹ. Nếu đảng Dân Chủ thắng cả Hành Pháp và Quốc Hội trong năm 2020 thì áp lực tiến gần đến xã hội chủ nghĩa sẽ vô cùng lớn: medicare for all (bảo hiểm sức khỏe cho mọi người), education for all (giáo dục cho mọi người), housing for all (nhà ở cho mọi người), basic income for all (lương bổng cho mọi người) – cái gì cũng for all (cho mọi người) tức là xã hội chủ nghĩa vì người dân đừng có lo để nhà nước no đủ thu tóm tài sản xã hội bằng đánh thuế triệt tiêu nhà giàu gọi là cho nhà nghèo. Ngược lại Trump tái đắc cử thì người viết không còn biết bộ mặt nước Mỹ sẽ thay đổi như thế nào trong 4 năm sắp tới.

Nhưng nước Mỹ dù thăng hay trầm, hay khi nền dân chủ của Hoa Kỳ không còn là mẫu mực thì người viết tin rằng ước vọng dân chủ trên toàn thế giới không vì thế suy mòn – cũng giống như cổ thành Athens đã để lại món quà dân chủ muôn đời cho nhân loại.

Đoàn Hưng Quốc

4 BÌNH LUẬN

  1. Nền Dân chủ và Tự do ở Mỹ quá rộng rãi và nhiều kẻ hở để những kẻ kháclo75i dụng phá hoại “dân chủ và tự do ” của kẻ khác. Kẻ phá hoại đó không ai xa lạ chính đảng con Lừa Mỹ và bọn TT thiên tả.
    Hãy nhìn những cuộc biểu tình bạo loạn vừa qua thì rõ cái bản chất “dân chủ” Mỹ đã thảm sát bao nhiêu người… tàn phá bao nhiêu tàn sản và bọn đầu nậu chính trị lợi dụng như thế nào.
    Hãy nhìn về Seattle bây giờ…. có phải là “dân chủ” không ?
    Mấy hôm nay, nhóm dân quân khủng bố cực tả #Antifa và người biểu tình #BlackLivesMatter đã tràn vào Seattle, thành phố lớn nhất của tiểu bang Washington. Họ chiếm các toà nhà, kiểm soát một vài khu vực trung tâm, thiết lập vùng không-cảnh-sát mà họ gọi là “Khu Tự trị Capitol Hill” (Capitol Hill Autonomous Zone, viết tắt là #CHAZ), hay “Nước Cộng hoà Nhân dân Capitol Hill” (People’s Republic of Capitol Hill).
    Vượt qua chướng ngại vật ở các chốt kiểm soát được canh giữ bởi những người có vũ trang, là các biển cảnh báo “bạn đang rời khỏi lãnh thổ Hoa Kỳ” (you are now leaving the USA), “không gian này giờ đây là tài sản của nhân dân” (this space is now property of the people), kèm theo khẩu hiệu “hãy giết cảnh sát” (kill the police) ở khắp mọi nơi.
    Nhóm khủng bố Antifa và người biểu tình Black Lives Matter đưa ra một loạt yêu sách :
    – Bãi bỏ 100% lực lượng cảnh sát, ngưng vĩnh viễn việc trả lương hưu cho cảnh sát, thay thế cảnh sát bằng chuyên viên tư vấn tâm lý xã hội; bãi bỏ cảnh sát di trú ICE;
    – Trước khi có thể hoàn toàn giải tán cảnh sát, thì trong thời kỳ quá độ, phải cấm cảnh sát dùng bất kỳ loại vũ khí hay công cụ hỗ trợ nào (bao gồm súng, dùi cui, khiên, súng điện, bom khói, vv);
    – Ngân sách cho cảnh sát từ nay phải được dùng để chi trả, trợ cấp cho người nhập cư bất hợp pháp và người da đen;
    – Phải gọi người nhập cư bất hợp pháp là “người chưa có giấy tờ”, vì bản chất con người không thể nào bất hợp pháp; phải cung cấp dịch vụ di trú miễn phí, từ đó tiến tới cấp quốc tịch cho người ở Mỹ “chưa có giấy tờ”;
    – Bãi bỏ toàn bộ hệ thống nhà tù theo từng giai đoạn, trong đó giai đoạn đầu phải ngay lập tức thả những người bị bắt vì tội sử dụng cần sa, ma tuý, bạo động, hoặc chống người thi hành công vụ;
    – Bãi bỏ hệ thống toà án, những ai đang bị cầm tù do tội hình sự phải được đưa ra để hội đồng “nhân dân” xét xử lại.
    – “Nhân dân” phải được trao quyền lập các ấp chiến lược tự trị có vũ trang để phòng chống tội phạm ở địa phương;
    – Chính phủ phải miễn học phí đại học, cao đẳng; miễn phí tiền nhà ở công cho “nhân dân”; đối với nhà tư nhân cho thuê, chính phủ phải kiểm soát không cho họ tăng giá;
    – Phải cho phép tầng lớp công nhân lao động lên nắm chính quyền bằng việc thay đổi, và đơn giản hoá thể thức bầu cử .
    – Các bệnh viện phải tuyển riêng y tá, bác sĩ người da đen để chăm sóc bệnh nhân da đen;
    – Chính quyền và “nhân dân” phải ủng hộ việc kinh doanh của các doanh nghiệp do người da đen làm chủ (tức là hãy tới hàng quán của người da đen mua sắm, ăn uống thay vì đi chỗ của người da trắng hay châu Á.
    Sự việc bắt đầu gây chú ý lớn từ chiều hôm qua, sau khi cảnh sát phải rút lui để tránh gây căng thẳng. Các cuộc biểu tình trong khu vực bị chiếm đóng vẫn khá “ôn hoà”, nhưng cũng có một số báo cáo về xảy ra bạo lực.
    Ban đầu, người biểu tình được sự ủng hộ công khai của ủy viên Hội đồng thành phố Seattle là bà Kshama Sawant, một người theo chủ nghĩa xã hội cấp tiến thân Đảng Dân chủ. Về sau, cả thống đốc tiểu bang Washington lẫn thị trưởng thành phố Seattle, đều là người của Đảng Dân chủ, đã đồng thanh ủng hộ phe ”ly khai”.
    Trước tình hình đó, Tổng thống Donald Trump viết trên Twitter rằng: “Thống đốc cực tả Jay Inslee và thị trưởng Seattle (Jenny Durkan) đang bị chế nhạo, bị chơi xỏ ở một mức độ mà đất nước tuyệt vời của chúng ta chưa bao giờ chứng kiến. Hãy lập lại trật tự của thành phố ngay. Nếu các ông bà không làm, tôi sẽ làm. Đây không phải là trò chơi. Những kẻ vô chính phủ gớm ghiếc này cần phải bị ngăn chặn ngay lập tức. Hãy làm nhanh!”
    Đáp lại lời kêu gọi của tổng thống, bà thị trưởng Seattle Jenny Durkan đã mỉa mai ông Trump (hình dưới): “Hãy để cho tất cả chúng tôi an toàn. Quay trở lại hầm trú ẩn (bên dưới Nhà Trắng) của ông đi.”
    Trước đó, trả lời câu hỏi của phóng viên, thống đốc Washington Jay Inslee cho biết ông “chưa hề nghe” việc những kẻ cực đoan tuyên bố lập “Khu Tự trị Capitol Hill” ở Seattle, bất chấp hình ảnh, video và tin tức lan truyền khắp các mạng xã hội về tình hình thành phố.
    Mới đây nhất, cả thị trưởng thành phố và thống đốc bang đều lên tiếng chống lại việc Tổng thống Trump có ý muốn can thiệp. Họ cảnh báo ông Trump không được đưa Vệ binh Quốc gia tới “xâm lược” Seattle, và thề sẽ bảo vệ nhóm vô chính phủ mà họ gọi là “người biểu tình ôn hoà”.
    Tính tới thời điểm bài viết này, chỉ một số báo đài cánh hữu và các kênh truyền thông địa phương ở Seattle đăng tải thông tin. Báo chí cánh tả, cùng với lãnh đạo Đảng Dân chủ, chọn cách làm ngơ không lên tiếng, vì đối với họ, đây là những người biểu tình “ôn hoà” đang đòi hỏi quyền lợi “chính đáng”.
    Trước sau gì truyền thông thiên tả cũng phải đưa tin, nhưng họ đang câu giờ nhằm tìm ra cách tường thuật bẻ cong, theo hướng tô vẽ, giảm nhẹ những hành động mang tính ly khai của người biểu tình. Khi nào các tờ The New York Times, CNN hay Washington Post đăng bài, họ sẽ ví von chuyện này giống như những em bé đang chơi đồ hàng, một buổi ca nhạc kịch ngoài trời, không có gì nghiêm trọng.
    Qua những yêu sách nêu trên của phe Antifa và Black Lives Matter, người ta không khó nhận ra tư tưởng vô chính phủ, nặng mùi cộng sản, cùng ý muốn phá hoại nền Cộng họa.
    Hiến Pháp Hoa Kỳ quy định quyền biểu tình ôn hòa , nhưng chắc chắn những kế hoạch, những hành động táo bạo đòi tự trị, ly khai không thể xuất phát từ một nhóm biểu tình “tự phát”. Thế lực nào đứng đằng sau họ…??? Nếu không phải đảng con Lừa , TT thiên tả cùng bọn tài phiệt CS thì ai trồng khoai đất này khi mùa bầu cử TT Mỹ sắp đến.
    Đấy…bộ mặt thật “Dân chủ” Mỹ dưới bàn tay CS Mỹ…and Democratic Party .
    Note: Tin tức từ TNT. tdonline.

  2. Bác ni viet thiếu tùm lum à nghen. Phai viet thé này nè bác : CHUMP chống Tàu băng………….Mồm. Ngụy Tàn Dư 3/// củng chỉ chống cộng củng băng……….MỒM. Hai đứa đều chỉ dung Mồm để chống —-> Ngụy Tàn Dư nên bầu cho CHUMP.

  3. t/g noi’
    Nói cách khác, vận mệnh của người Mỹ gốc Việt gắn liền với tương lai và nền dân chủ trong nước Mỹ. Nếu đảng Dân Chủ thắng cả Hành Pháp và Quốc Hội trong năm 2020 thì áp lực tiến gần đến xã hội chủ nghĩa sẽ vô cùng lớn: medicare for all (bảo hiểm sức khỏe cho mọi người), education for all (giáo dục cho mọi người), housing for all (nhà ở cho mọi người), basic income for all (lương bổng cho mọi người) – cái gì cũng for all (cho mọi người) tức là xã hội chủ nghĩa vì người dân đừng có lo để nhà nước no đủ thu tóm tài sản xã hội bằng đánh thuế triệt tiêu nhà giàu gọi là cho nhà nghèo. Ngược lại Trump tái đắc cử thì người viết không còn biết bộ mặt nước Mỹ sẽ thay đổi như thế nào trong 4 năm sắp tới.
    (thôi trích)

    Hình như t/g sống ở nước khác, viết về Mỹ mà không biết gì về Mỹ cả.
    Mỗi đảng làm 2 nhiệm kỳ, gần như một định lý. Dân chủ chỉ có 1% hy vọng thắng cử năm 2020. Nghe t/g nói DC sẽ lo bảo hiểm, giáo dục, nhà ở cho mọi người… mà buồn cười, lấy tiền ở đâu? kế hoạch đầu tiên là tiền đâu?

    Trump sẽ làm TT 2020-2024, không có gì khó hiểu, bộ mặt Mỹ cũng chẳng có gì thay đổi cả

  4. T/G nói
    George W. Bush thắng năm 2000 nhờ vào quyết định của Tối Cao Pháp Viện trong đó đa số thẩm phán do đảng Cộng Hòa đề cử; Obama bị ám ảnh dai dẳng bởi tin đồn không sinh ra ở Mỹ; Trump thắng nhờ vào lá phiếu cử tri đoàn trong khi thua bà Clinton 2 triệu phiếu phổ thông.

    (thôi trích)
    t/g nói không đúng
    Ông Bush con thắng ông Al Gore tại Florida KHÔNG PHẢI DO Tối cao pháp viện như t/g nói: trên wikipedia nói cuối cùng tại FL khi đếm lại Bush hơn Gore 537 phiếu phổ thông (nên Bush được luôn cả 20 phiếu CTĐ của tiểu bang FL),

    With the end of the recount, Bush won Florida by a margin of 0.009%, or 537 votes.
    https://en.wikipedia.org/wiki/2000_United_States_presidential_election

    Trump hơn Clinton 77 phiếu cừ tri đoàn (304/227), BẦU CƯ TỔNG THỐNG TẠI MỸ CHỈ TÍNH PHIẾU CTĐ, phiếu phổ thông vứt vào thùng rác, không tính tới.

Leave a Reply to Mưa đầu mùa Hủy phản hồi

Please enter your comment!
Tên