United Airlines – Một vết nhơ của ngành hàng không Mỹ

7
Hình minh họa. Nguồn: Bloomberg Businessweek

Là người nhiều lần di chuyển bằng phi cơ, nên khi xem clip hãng hàng không United Airlines dùng vũ lực để trục xuất một hành khách ra khỏi phi cơ, làm tôi rất ngạc nhiên, phải nói là lần đầu tiên trong đời tôi nhìn thấy.

Sự việc xảy ra vào ngày 9.4.2017 trên chuyến bay United Express 3411 của hãng United Airlines đi từ Chicago đến Louisville tiểu bang Kentucky, một hành khách, sau này báo chí cho biết, ông là ông David Dao, một bác sĩ người Mỹ gốc Việt, 69 tuổi, đã bị nhân viên công lực ở sân bay dùng vũ lực lôi kéo ra khỏi phi cơ.

Sự việc bắt đầu khi 4 nhân viên của hãng United Airlines cần phải đi Louisville vì công việc, không có chỗ trên chuyến bay nói trên vì tất cả các ghế đều có hành khách. United Airlines đã kêu gọi hành khách, những người không có nhu cầu phải đi ngay chuyến bay đó, nhường chỗ cho 4 nhân viên của hãng. United Airlines sẽ sắp xếp cho họ đi chuyến bay khác, đồng thồi bồi thường $400 cho mỗi người bằng một voucher (phiếu thanh toán), khách sạn ở qua đêm và vé máy bay cho chuyến bay 21 giờ tới. Voucher này sau đó tăng lên $800.

Có 3 người chấp nhận đi chuyến khác, lấy voucher nhưng như vậy vẫn thiếu một ghế. United kêu gọi lần nữa, tăng giá trị voucher lên $1.000 nhưng cũng không có ai chịu hủy bỏ chuyến đi, có thể do không ai thích những sắp xếp thời gian, sinh hoạt trong đời sống bị thay đổi dù $1.000 không phải là số tiền nhỏ.

Theo lời phát ngôn viên của United Airlines, ông Charlie Hobart, hãng bắt buộc chọn trục xuất một hành khách khỏi chuyến bay, nhường chỗ cho nhân viên của hãng, sau nhiều lần kêu gọi không thành công, bác sĩ David Đào, không may được chọn và sau nhiều lần được yêu cầu lịch sự, ông Đào đã bị nhân viên an ninh dùng vũ lực kéo ra khỏi phi cơ.

Không bàn đến việc bác sĩ Đào bị thương tích, chảy máu trên mặt, có kiện United Airlines ra tòa hay không, chỉ nói đến việc các hãng hàng không có được phép trục xuất hành khách đã mua vé, trả tiền, check-in và ngồi trên phi cơ theo số ghế đã được xếp? Câu trả lời rất rõ ràng là không.

Không vì bất cứ một lý do gì, hãng hàng không được phép trục xuất hành khách sau khi họ đã lên máy bay mà không có một lý do chính đáng. Đó là những lý do như liên hệ đến vấn đề an ninh phi hành, là kẻ khủng bố, tội phạm có thể gây nguy hiểm cho hành khách, phi hành đoàn, nghi can…đối tượng phạm pháp, hình sự đang bị theo dõi vừa mới phát hiện… Nhưng đó là chuyện của cảnh sát, không phải của hãng hàng không.

Luật thương mại của các quốc gia Âu – Mỹ tương đối giống nhau. Hành động nhân viên an ninh dùng vũ lực trục xuất bác sĩ David Đào của hãng United Airlines vi phạm luật thương mại mặc dù trong chính sách hoạt động kinh doanh của các hãng hàng không có những điều khoản cho phép họ loại bỏ bớt hành khách khi số vé bán ra nhiều hơn số ghế (ticket overbooked, oversold). Tuy nhiên trong trường hợp này, mọi việc phải được giải quyết trước khi hành khách check-in và nhận vé (boarding) lên phi cơ vì đây là những điều lệ mà không hành khách đi máy bay nào được biết. Đồng thời việc hủy bỏ ticket của hành khách phải được bồi thường thỏa đáng vì vi phạm thỏa thuận thương mại.

Khi hành khách đặt mua vé máy bay trực tiếp tại hãng hay qua các văn phòng du lịch trung gian, sau khi trả tiền thì giữa hãng hàng không cũng như các văn phòng bán vé và hành khách đã hình thành một thỏa thuận thương mại (business- contract, agreement) dù không có chữ ký của các đối tác mà chỉ qua các điều khoản ghi trong các trang nhà của hãng hàng không, văn phòng du lịch (Travel Agency).

Việc thanh toán tiền của hành khách khi mua vé xác nhận các điều khoản hai bên cam kết với nhau. Hãng hàng không có trách nhiệm vận chuyển hành khách đến nơi an toàn, đúng theo quảng cáo đã phổ biến trên mạng, trên quảng cáo, đồng thời cung cấp thức ăn, nước uống, giải trí… tùy theo chuyến bay dài hay ngắn. Ngược lại, hành khách có bổn phận tôn trọng các quy định ở phi trường, trên phi cơ về hành lý, an ninh, trật tự…, phải tuân thủ theo hướng dẫn của nhân viên an ninh của phi trường, tiếp viên trên máy bay.

Trường hợp hành khách đi phi cơ bị chậm trễ quá 3 tiếng đồng hồ, không phải vì lý do thời tiết mà vì lỗi kỹ thuật hay điều hành của hãng hàng không, hành khách có thể đòi bồi thường thiệt hại. Số tiền bồi thường có thể lên đến $600 cho mỗi chuyến bay (tương đương với đề nghị của United)

Trục xuất, lôi kéo bác sĩ David Đào ra khỏi phi cơ, hãng United Airlines đã vi phạm 2 lỗi lầm nghiêm trọng là vi phạm hợp đồng thương mại và dùng vũ lực không có lý do chính đáng. Ông Đào không vi phạm hình sự, không bị theo dõi hay có tiền án, bị giam giữ, điều tra về khủng bố, không có dấu hiệu gây nguy hại an ninh, làm tổn thương người khác. Có lập luận nói David Đào bị đối xử bất công vì không phải là người da trắng. Cũng có thể vì ông Charlie Hobart, phát ngôn viên của United Airlines, không nói rõ viêc chọn trục xuất người khỏi phi cơ là do người quyết định hay máy chọn một cách tình cờ, hoặc cả hai cách.

Sau khi đoạn video của bà Audra Bridges lan truyền trên mạng, không hiểu từ đâu lại rộ lên một số tin tức với những đường link dẫn tới việc bôi nhọ đời tư, cá nhân bác sĩ Đào rằng, trong quá khứ bác sĩ David Đào đã từng bị kết án vì lạm dụng, tấn công tình dục, bị mất giấy phép khám, chữa bệnh năm 2005, những chuyện không dính dáng gì đến cách hành xử của United Airlines với ông David Đao.

Cách hành xử của United Airlines qua sự kiện ông David Đào đã làm cho hình ảnh của họ bị ảnh hường, thiệt hại nặng nề. Cổ phiếu của United Airlines sụt giảm 3% ngay sau khi video của bà Audra Bridges đưa lên mạng, lan truyền khắp nơi trên thế giới. Đồng thời trên mạng cũng xuất hiện một làn sóng kêu gọi hành khách di chuyển bằng máy bay, tẩy chay United Airlines.

Sau khi đoạn video được đưa lên mạng, ông Oscar Munoz, Giám đốc Điều hành (CEO) của United Airlines, còn nói cứng, cho rằng việc đẩy ông Đào ra khỏi phi cơ bằng vũ lực là bình thường, “đúng theo quy trình”, nhưng sau đó đã phải co vòi, xin lỗi về chuyện đáng tiếc đã xẩy ra. Không thể vì bất cứ lý do gì, chỗ ngồi, việc làm của tiếp viên phi hành lại quan trọng hơn công việc, sự di chuyển của hành khách.

Cũng có nhận định cho rằng ông David Đào có thể rời khỏi phi cơ, không cần chống cự lại chuyện bị trục xuất nhưng không nhận voucher, đồng thời yêu cầu United Airlines làm biên bản việc trục xuất, sau đó kiện hãng hàng không này ra tòa. Nếu đã thế thì làm gì còn có chuyện lùm xùm? Thế giới đã bình yên, không có chiến tranh.

Chẳng biết từ bao giờ, United Airlines đã học cách hành xử này từ Vietnam Airlines, đó là sẵn sàng tống cổ hành khách ra khỏi phi cơ, mỗi khi có quan chức cộng sản trong chính quyền hay người của Vietnam Airlines cần đi máy bay?

 

7 BÌNH LUẬN

  1. Có đoạn ghi hình nào ông Đào nói Tôi là người Trung hoa khg? Tôi theo dỏi các video clip về vụ nầy khg nghe ông nói ông là người Tàu.

  2. Hảng máy bay có quyền ngưng hành khách trong chuyến bay trong trường hợp “emergency” . Đây là luật .

    Ông này là “bác sỉ” nhưng thái độ của ông trong lúc phản đối rất là “đáng buồn” (đã xuống máy bay làm ồn ào, rồi chạy ngược le6n máy bay … )! làm dân da vàng bị tụi khác nhìn một cách “quái đản” !
    Có một số dân da màu cho là kỳ thị da màu tôi nghĩ là không đúng . Random mà làm sao mà kỳ thị ? Lôi kéo là vì ông này đã xuống máy bay xong rồii lại chạy lên lại la ồn ào trên máy bay nên phải bị lôi kéo

    Thật ra hai phía đều đối xử có thái độ quá đán cã .

    • Tomle làm sao biết ông Đào duy Anh chạy lên chạy xuống, nói sai sự thật
      Ông Đào duy Anh bị lôi ra cửa mà ông vùng chạy ngược lại vì ông phản đối, viedeo chỉ vắn tắt thế thôi
      Không ai nói như Tomle, chắc Tomle danh giá lắm nên sợ ông Đào làm mất danh giá?
      Tin mới cho hay United mất khách rất nhiều và còn mất khách

  3. Không thể bào chữa trong cảnh đã quay trong video. Trước là kiểu kinh doanh như vậy không tạo thêm lợi nhuận mà ngược lại tự giết chết business của mình vì trái ngược với căn bản nhân văn đạo đức trong một xã hội văn minh như nước Mỹ. Washington nên vào cuộc vì hành vi ép buộc gây đổ máu là vi phạm luật pháp. Tin tức sáng nay nói luật sư đại diện của bác sĩ Đào tuyên bố sẽ khởi kiện United Airlines. Thắng hay thua thì vụ kiện cũng làm hãng hàng không UA này mất tiếng về mặt tâm lý vì không bất cứ hành khách nào bước chân lên máy bay mà không nghĩ tới cảnh quay này. Không bất cứ ai chấp nhận bị đối xử như vậy. Tổng giám đốc Oscar Munoz ra tuyên bố nói sẽ không để xảy ra như vậy nữa và ông không chịu từ chức. Ông có ở lại cũng không làm bộ mặt hãng tốt trở lại nhưng ông ra đi thì phần nào còn cứu vãn danh dự, danh dự của chính cá nhân ông và danh dự của hãng.

    nv

  4. United Airlines – Một vết nhơ của ngành hàng không Mỹ ?

    Nói tóm lại, không ai nói nhân viên an ninh của United Airlines lôi kéo người là hành vi đúng cả. Từ dân chúng đến người chịu trách nhiệm của hảng máy bay, cho đến cả TT Trump cũng đều cho là hành vi thô bạo, vi phạm.

    United Airlines cũng đã trả giá cho việc làm này qua cổ phiếu bị tuột dốc. Cũng như chắc chẳng ông tòa nào bênh vực họ nếu nạn nhân làm đơn thưa. Chuyện chỉ có thể coi như một scandal – gương xấu. Thế thôi. Đâu có thể nào coi là “vết nhơ” của cả ngành hàng không dân dụng của Hoa Kỳ (?). Càng không thể nói một cách máy móc là United Airlines bắt chước VC (?). Chả nhẽ cảnh sát Mỹ còng tay người dân cũng phải học theo VC hay sao?

    http://fortune.com/2017/04/12/trump-united-airlines-horrible/

  5. mot so ban? tin dang tre^n bao’ la’ cai? My~ bo^i nho. BS Dao Duy Anh mot cach ha ca^’p
    truye^`n tho^ng My~ nga`y ca`ng ha ca^p’, to^i` te^., an tie^`n chu*i? thue^

Leave a Reply to Vanle Hủy phản hồi

Please enter your comment!
Tên