Tình cờ, tôi nhận tờ flyer từ một trí thức trẻ có địa vị trong xã hội, là trưởng một nhóm người đứng ra tổ chức lễ đặt vòng hoa tưởng niệm ngày 30 tháng Tư tại Amphiheater, Veterans Memorial Park, Thành phố Tampa, Tiểu bang Florida. Dù là thứ Tư, giữa tuần, việc làm sẽ bị ảnh hưởng, nhưng họ không chọn ngày cuối tuần thuận lợi hơn nhiều, đặc biệt về số người tham dự. Vì họ muốn tưởng niệm chính xác ngày lịch sử đau thương của miền Nam.
Dịp này, mấy đứa cháu đang học đại học, chỉ biết tiếng Anh, text hỏi tôi tại sao người mình gọi tháng Tư là Tháng Tư Đen. Vì bạn học các cháu ngạc nhiên mà các cháu khó thể hiểu toàn cảnh sự kiện ngày 30 tháng Tư.
Tháng Tư Đen là đặc ngữ của người Việt tị nạn. Dù ở bất cứ nơi nào trên thế giới, tình cờ nghe ai đó nói như vậy biết ngay là gặp được đồng hương miền Nam.
Thế nhưng, tác giả tiểu thuyết hư cấu The Sympathizer (dịch là Kẻ Hai Mặt, Cảm Tình Viên hay Kẻ Nằm Vùng) người đoạt được giải thưởng cao quý Pulitzer lại có vẻ trái ngược với đồng bào ông, vì ông muốn đổi chữ Đen thành Trắng khi nói đến tháng Tư.
…
Thoáng thấy chữ Tưởng Niệm trên tờ flyer tôi bị rơi ngay vào cảm giác mà ngôn ngữ đành bất lực, vì không thể nào lột tả hết được tâm trạng.
Nửa thế kỷ trôi qua, điều mà văn chương nói là “nước chảy chân cầu”. Mọi việc, dù gì đi nữa, cũng như dòng nước. Trôi đi… trôi đi và không bao giờ quay trở lại. Chợt nhớ hai câu thơ của Lý Bạch “Quân bất kiến Hoàng Hà chi thủy thiên thượng lai. Bôn lưu đáo hải bất phục hồi”. Nước sông Hoàng Hà không biết từ đâu đến, chỉ thấy cuồn cuộn chảy ra biển và… sẽ không bao giờ quay trở lại!
Câu khác, của giới bình dân an phận. “Thời gian là thuốc tiên” sẽ chữa lành mọi sự.
Vâng, biết vậy. Hiểu vậy. Nhưng thấy chữ Tưởng Niệm trên tờ flyer thì mọi chuyện đảo ngược tức thì, dù thời gian, đã nửa thế kỷ, vẫn sống động như đang xảy ra trước mắt.
Ngày đó vợ con tôi may mắn di tản kịp từ Đà Lạt về, cùng gia đình anh chị em và gia đình người quen từ miền Trung chạy vào ở nhà ba má tôi tại Sài Gòn. Tất cả đều hoảng loạn đến độ không ai biết nên làm gì. Ba má tôi tự trấn an, nhà mình không ai làm điều chi thất nhơn ác đức với mấy “ổng” nên chắc không sao đâu.
Tôi như kẻ vô hồn, chạy chiếc Honda từ Lăng Cha Cả hướng về trung tâm Sài Gòn không biết để làm gì. Hai bên đường, từ Trương Minh Ký xuống Trương Minh Giảng, gần cổng xe lửa, thấy một số xác quân nhân mặc đồ rằn ri với súng đạn, không có gì che đậy, phần chắc thuộc đơn vị nhảy dù mới tuẫn tiết trên vỉa hè.
Các anh chọn “ở lại với đất Mẹ” trong khi hàng trăm ngàn người khác thì lao về bến Bạch Đằng sông Sài Gòn trong tuyệt vọng.
Dòng người cuồn cuộn, nhếch nhác, bơ thờ không biết về đâu. Như con rắn bị dập đầu nhưng thân hình còn quằn quại. Hàng ngàn xe đủ loại bị bỏ lại. Cái đứng, cái ngã của người may mắn nhảy lên được một chiếc ghe nào đó. Điều ngạc nhiên là một số chủ xe cũng kịp để lại chìa khóa và giấy tờ chủ quyền xe để ai đó có thể dùng.
Trong tột cùng hoảng loạn, bản chất của người Sài Gòn vẫn vậy!
Sài Gòn hỗn loạn. Sài Gòn giẫy giụa. Cái giẫy giụa “thể lý” trước khi chết. Nhưng, người chết vẫn còn tên trên bia mộ, còn Sài Gòn thì mất cả tên.
Dù không có tên trên bia mộ nhưng mã hàng không Quốc tế của phi trường Tân Sơn Nhứt là SGN. Còn ngôn ngữ trò chuyện, từ trong nước đến hải ngoại, vẫn nói với nhau là Sài Gòn. Thì ra bia mộ là lòng người, khắc tên Sài Gòn. Còn tên mới bị áp đặt không mấy ai nhắc đến.
Điều ngạc nhiên là cách đây không lâu ông Tô Lâm, Tổng Bí thư đảng, bỗng dưng bỏ một điều húy kỵ vì chưa có ông/ bà lãnh đạo nào trước đó dám nhắc tới. Ông nói “Sài Gòn từng được gọi là Hòn Ngọc Viễn Đông”. Mới nhứt, ông khen lãnh đạo Tp HCM khi sáp nhập các đơn vị hành chính, dự trù đặt tên Thủ đô của miền Nam là Phường Sài Gòn: “Vừa qua các phường ở TP HCM tôi cho rằng đặt tên rất hay. Tất cả những địa danh gì của TP HCM trước đây chưa được nêu danh bây giờ hình thành hết.
Ô hô, Sài Gòn là Hòn Ngọc Viễn Đông bị bức tử giờ được cho sống lại? Dù cái “sống lại” của Hòn Ngọc Viễn Đông nhỏ bé đến độ chỉ là tên của một phường? Phường Sài Gòn?
Thế nhưng, mồ hôi, công sức của chỉ một “Phường Sài Gòn” phải nộp ra Hà Nội 82% lợi tức đã đủ để giúp nuôi sống chế độ, điều bí mật về ngân sách của Tp HCM bị lộ ra cách đây không lâu.
….
Veterans Memorial Park ở Thành phố Tampa rộng khoảng 14 acre, có 20 khu vực tưởng niệm. Riêng về chiến tranh người Mỹ từng tham dự có 14 khu với museum. Từ Iraq, Afghanistan đến Thế chiến I & II và trước nữa. Tưởng niệm chiến tranh Việt Nam khu số 7.
Vào công viên. Tôi lái xe chậm để nhìn quang cảnh vào Xuân bắt đầu vươn sức sống. Khu rừng đẫm màu xanh với cây cỏ, hoa lá, chim … yên bình đến tĩnh lặng. Nhờ đó những dằn vặt, suy nghĩ về tháng Tư chợt lắng xuống.
Đến nơi… nhóm lính già chơi bóng bàn chúng tôi gặp được nhiều đồng hương và cựu chiến binh Hoa Kỳ tham chiến tại Việt Nam. Đặc biệt có ái nữ Tướng Lê Minh Đảo, người hùng trận Long Khánh trong những ngày cuối tháng Tư, với chiếc áo dài cờ vàng ba sọc đỏ vô cùng trang nhã và duyên dáng. Khác với thường lệ, chào hỏi, trò chuyện rôm rả, lần nầy mỗi người khá im lặng. Một số vũ khí chiến tranh 50 năm trước, đặt biệt là trực thăng từng bay ngợp trời trong những cuộc hành quân, đang sờ sờ ngay trước mắt. Cứ như sờ tay vào chúng là đụng được quá khứ của ngày 30 tháng Tư năm 1975.
Lúc đặt vòng hoa nơi lễ đài mọi người đều lặng lẽ đầu cúi đầu trong khi tiếng kèn trumpet vang lên. Một số cựu chiến binh Hoa Kỳ quỳ gối. Không khí tưởng niệm vô cùng trang nghiêm và xúc động.
….
Veterans Memorial Park đầy đủ tiện nghi, nhiều gia đình có thể chọn lựa khu vực thích hợp để tổ chức pinic, vui chơi, giải trí cuối tuần hoặc ngày lễ. Là nơi chốn yên bình của người đã hy sinh cho người đang thụ hưởng. Giá trị sự hy sinh đó thực sự đi vào lòng người mọi thế hệ.
Rồi nghĩ đến Nghĩa Trang Quân Đội VNCH nằm bên phải xa lộ Biên Hòa vào Sài Gòn. Bức tượng Thương Tiếc, người lính ở thế ngồi nghỉ, rất dễ nhìn thấy. Người miền Nam thương tiếc vì họ đã hy sinh để bảo vệ miền Nam.
Thế nhưng ngay sau ngày 30 tháng Tư bức tượng bị húc đổ. Có khoảng 16.000 người đã nằm trong lòng đất nghĩa trang vẫn bị quân quản mấy chục năm dài. Hoang tàn, đổ nát. Nhang tàn, khói lạnh. Dư luận, không chỉ riêng của người miền Nam mà lan ra thế giới, tạo áp lực mạnh nên cuối cùng người đương quyền đổi tên là Nghĩa trang nhân dân Bình An, cho mở cửa từ từ. Họ đổi để cái tên Nghĩa Trang Quân Đội theo thời gian sẽ rơi vào quên lãng trong ký ức của người miền Nam. Hoặc một ngày nào đó sẽ giải tỏa, như vô số nghĩa trang khác, nhân danh lợi ích gì đó để lấy đất?
Nhưng chính hai chữ Bình An giới cầm quyền muốn tuyên truyền lại thể hiện bản chất chế độ. Vì đặt tên là biểu lộ sự mong ước. Hiểu như thế thì 16.000 người nằm trong nghĩa trang vẫn bị ai đó căm thù, chưa thể bình an!

Veterans Memorial Park là lịch sử. Lịch sử những người xả thân cho lý tưởng. Trân trọng chiêm nghiệm chứng tích để học từ lịch sử. Không phải là nơi gieo rắc, nuôi dưỡng căm thù như đã xảy ra tại Hà Nội mới đây khi có một số người biểu cảm nhạo báng, gạch chéo lá cờ vàng và hình ảnh đồ vật được trưng bày. Vì lịch sử không phải chỉ do một bên viết, đặc biệt của bên thắng cuộc.
Victor Hugo, đại văn hào Pháp đã thể hiện quan điểm về lịch sử và sự trả giá của con người khi không tôn trọng hoặc xuyên tạc quá khứ: “Nếu anh bắn vào quá khứ bằng súng lục thì tương lai sẽ bắn vào anh bằng đại bác”!
…
“Old soldiers never die… they just fade away”. Những người lính già không bao giờ chết… họ chỉ mờ nhạt đi. Câu nói của Tướng Douglas MacAthur trong diễn văn giã từ quân ngũ tại Quốc Hội Hoa Kỳ rơi vào lòng người với niềm trắc ẩn và cũng là điều vinh dự.
Chúng tôi, cũng là những người lính già và nhiều thế hệ người Việt tị nạn cùng với cựu chiến binh Hoa Kỳ, xin nghiêng mình Tưởng Niệm những người đã hy sinh cho lý tưởng Dân chủ Tự do.
(Ngày 01 tháng 5 năm 2025)
Hồ Phú Bông
Trong nước hải ngoại khác gì đâu?
Cùng là đồng loại thứ ốc trâu
Phong sứ lũ trọc phú nhà giàu
Tàu lạ người lạ quá hèn hạ
Trong nước hải ngoại khác gì đâu?!
Nông Dân Nam Bộ
Tận cùng địa ngục chịu ô nhục!
Nhà văn miền Bắc Tô Hoài: “Tớ có dịp nhập bọn đi thực tế miền Nam, đi sâu vào từng gia đình, họ hàng bà con, bạn bè cũ, mới. Tớ đi ra tận đất mũi Cà Mâu, ăn dầm nằm dề cả tháng ở đồng bằng sông Cửu Long… Và đi đâu tớ đều thấy cái THỰC TẾ RÀNH RÀNH là miền Nam sướng gấp trăm lần miền Bắc, dù tiếng súng chỉ mới im lặng sau miền Bắc có hơn 2 năm trời (chỉ tính từ khi Mỹ ngừng ném bom miền Bắc). Hàng hóa, thực phẩm từ nông thôn đến thành thị, đâu đâu cũng thấy thừa mứa, rẻ rề. Trong khi ở miền Bắc, miếng đậu phụ, lạng thịt cũng phải có phiếu thì ở miền Nam, bác ngư dân, Hai Tường, ở Cà Mâu có thể ngồi tại nhà quờ tay xuống nước vớt lên cả một cần xé cá, tôm đang còn giãy đành đạch, chiêu đãi đoàn nhạc sỹ cánh tớ nhậu suốt một ngày! Buồn cười Huy Du, có tiếng là thật thà còn hỏi nhỏ bác chủ nhà: “Ba bữa nhậu ngày, một bữa cháo rắn hổ mang đêm, thế này, có làm bác tốn kém lắm không”? Bác ta cười ha hả trả lời “Tôm cá dưới sông, rắn nằm trong bụi, có mất tiền mua đâu mà tốn với kém!” Nói rồi, bác cầm bao “555”, rút một điếu, xé giấy, vứt đầu lọc, nhồi thuốc vào… nõ điếu thuốc lào, rít một hơi dài, rồi nói thêm trong khói thuốc: “các chú thế là chưa biết gì về miệt Cà Mâu này rồi! Chim trên trời, cá tôm dưới nước, thiên nhiên này nuôi sống chúng tôi bao đời nay! Chẳng lo phải thiếu miếng ăn đâu mấy chú ạ! Bây giờ hòa bình rồi, tha hồ mà đi khơi, đi lộng, chẳng lo tên bay đạn lạc ,lo tàu Hải Quân xục sạo tìm Việt Cộng, cản trở làm ăn, thế là sướng rồi! Nào! nhậu đi mấy chú! “Thế đấy ,một người ngư dân bình thường đã “tuyên truyền”về cái sướng vật chất (và có lẽ cả tinh thần?) hơn hẳn của miền Nam bị “kìm kẹp”, cho chúng tớ quá đơn giản nhưng cực kỳ .. thuyết phục!
“Trở về thành phố, lại lang thang đi khắp chợ Bến Thành, đường Lê Lợi, Lê Thánh Tôn, Huỳnh Thúc Kháng, Đồng Khởi, Nguyễn Huệ…anh nào anh nấy đều ù tai, hoa mắt về những hàng hóa, về những câu chào hỏi “1 đồng (tiền mới) một mét mua dzô!” Còn vào đên Chợ lớn thì …cứ như …lạc sang Tầu! Đặc biệt ngon và rẻ thì có lẽ không anh nào đã được hưởng cái thú ăn cơm Tầu như ở đây! Huy Du, 5 năm học bên Tầu cũng chưa bao giờ được hưởng những món sang trọng mà lại rẻ rề đến thế! “.
Miền Bắc của Dương thu Hương: Chúng tôi sống như những người nông dân , và tất cả mọi người đều chịu sự tàn phá của bom đạn chiến tranh. Thức ăn thức uống vô cùng khan hiếm, thậm chí rau cũng không có. Gạo ở bên kia sông, chỉ vì mấy cân gạo có thể mất mạng, vì bom Mỹ ném liên tục.
“Còn vào đên Chợ lớn thì …cứ như …lạc sang Tầu! Đặc biệt ngon và rẻ thì có lẽ không anh nào đã được hưởng cái thú ăn cơm Tầu như ở đây! Huy Du, 5 năm học bên Tầu cũng chưa bao giờ được hưởng những món sang trọng mà lại rẻ rề đến thế! “
Mong cái đặc khu nó được như Chợ Lớn thì nhà văn Ta cứ gọi là tha hồ mà ca tụng
“mã hàng không Quốc tế của phi trường Tân Sơn Nhứt là SGN”
Đảng nên tiếp thu đóng góp này của 1 trí thức hải ngoại, và nên sửa sai . Bạn trí thức này rất bức xúc
“Victor Hugo, đại văn hào Pháp đã thể hiện quan điểm về lịch sử và sự trả giá của con người khi không tôn trọng hoặc xuyên tạc quá khứ: “Nếu anh bắn vào quá khứ bằng súng lục thì tương lai sẽ bắn vào anh bằng đại bác”
Rất đúng đấy ạ . Chỉ nói thế này, Đảng mà bắn súng lục vào quá khứ của chính mình, tương lai sẽ blow up Lăng Bác Hồ sky-hi, go Ka-Boom!
Hồ Phú Bông là người có nhiều bài đăng trên văn việt+ về chủ đề hòa giải hòa hợp
Ít nhứt ở ngoài này, hổng ai đưa ngón tay thối ghetto-style lên lá cờ Tổ quốc Lone Star State, nên học dổm, lộn, giả Trần Kiêm (Đảng, chính chủ của) Đoàn không có phàn nàn gì cả
Vietnam Finance : ” Mỗi năm, gần 100 nghìn người Việt di cư ra nước ngoài :
“Phần lớn người Việt di cư sang các nước phát triển trên thế giới. Việt Nam nằm trong top 10 quốc gia di cư ra nước ngoài nhiều nhất khu vực Đông Á – Thái Bình Dương tính đến năm 2013.
“Theo số liệu của Tổ chức Di cư quốc tế (IMO) lấy từ nguồn dữ liệu của Vụ Liên hiệp quốc về vấn đề kinh tế và xã hội (UN DESA), từ năm 1990 đến năm 2015 có 2,558.678 người Việt Nam di cư ra nước ngoài. Như vậy tính trung bình trong 26 năm, mỗi năm có khoảng gần 100 nghìn người Việt di cư ra nước ngoài.
“… Theo một báo cáo của Cục Lãnh sự – Bộ Ngoại giao Việt Nam, chưa có thời kỳ nào trong lịch sử nhân loại di cư lại diễn ra với quy mô lớn như hiện nay. Quy luật cung – cầu về sức lao động, dịch vụ, chênh lệch về mức sống và thu nhập, các điều kiện về an sinh xã hội,…đã thúc đẩy các luồng di cư từ Việt Nam ra nước ngoài. Số lượng người Việt Nam đang lao động, học tập và sinh sống ở nước ngoài hiện đã lên đến con số nhiều triệu người. Các hình thái di cư của công dân Việt Nam ngày càng đa dạng và phức tạp, quy mô di cư ngày càng gia tăng.”
“Mỗi năm, gần 100 nghìn người Việt di cư ra nước ngoài”
Tốt . Những ai kiên quyết ở lại, như Tiến Sĩ Mạc Văn Trang & bạn, đều dính dáng trực tiếp tới Đảng
Ngày 30 Tháng Tư, 2025, Dân Biểu Liên bang Derek Trần đã dựng Lá cờ vàng ba sọc đỏ trước cửa văn phòng làm việc của ông tại tòa nhà Longworth, thuộc khuôn viên Quốc Hội Hoa Kỳ.
Thông cáo báo chí của ông ghi: “Năm mươi năm đã trôi qua, lá cờ này giờ đây không chỉ là biểu tượng của những mất mát trong Tháng Tư Đen – mà còn là biểu tượng của tự do, của niềm hy vọng bền bỉ và ý chí kiên cường đã giúp cộng đồng chúng ta vượt qua bi kịch để vươn tới thành công. Hơn 58,000 chiến sĩ Hoa Kỳ, hơn 250,000 chiến sĩ VNCH, cùng hàng trăm ngàn thường dân Việt Nam đã ngã xuống để bảo vệ lý tưởng cao cả mà lá cờ này tượng trưng. Đó là tự do và dân chủ. Là người Mỹ gốc Việt duy nhất trong Quốc Hội Hoa Kỳ hiện nay, và cũng là người đầu tiên đại diện cho cộng đồng người Việt hải ngoại lớn nhất thế giới, tôi tự hào dựng lá cờ di sản này và kể lại câu chuyện Tháng Tư Đen trước đất nước Hoa Kỳ.”
Trước đó, vào buổi sáng, một cuộc họp báo đã diễn ra trước trụ sở Quốc Hội Hoa Kỳ với sự tham dự của các hãng truyền thông quốc tế lớn.
Dưới những Lá cờ vàng ba sọc đỏ tung bay bên cạnh quốc kỳ Mỹ, Dân Biểu Derek Trần, trong vai trò đồng chủ tịch Nhóm Dân Biểu Quan Tâm Các Vấn Đề Việt Nam (Vietnam Caucus), đã thông báo một nghị quyết lưỡng đảng ghi nhận ý nghĩa trọng đại của 50 năm biến cố Tháng Tư Đen.
Ông khẳng định: “Nghị quyết này vinh danh quân đội Hoa Kỳ và Quân Lực VNCH – những người đã chiến đấu sát cánh để bảo vệ các giá trị dân chủ, nhân quyền và tự do cho tất cả mọi người – cũng như ghi nhận những đóng góp to lớn của cộng đồng người Mỹ gốc Việt đối với Hoa Kỳ trong suốt 50 năm qua.”
“Chúng ta tưởng niệm không chỉ những người đã chiến đấu cho tự do, mà còn vô số sinh mạng vô tội đã mất trong chiến tranh, những nạn nhân bị bức hại dưới tay chế độ Cộng Sản, và những con người dũng cảm đã bỏ mình trên hành trình vượt biên tìm tự do. Tôi chia sẻ câu chuyện của chính mình cùng với hàng trăm ngàn người Mỹ gốc Việt khác – những người sinh ra từ cha mẹ đã rời bỏ quê hương với hai bàn tay trắng. Giờ đây, sau 50 năm, chúng ta không chỉ tưởng niệm, mà còn tự hào về tất cả những gì cộng đồng người Việt tị nạn đã làm được. Từ tro tàn chiến tranh, chúng ta đã đứng dậy, vươn lên, và góp phần làm nên nước Mỹ.”
Đứng bên cạnh ông Derek Trần là các dân biểu liên bang Judy Chu (Địa Hạt 28-California), Grace Meng (Địa Hạt 6-New York), Sam Liccardo (Địa Hạt 16-California), Zoe Lofgren (Địa Hạt 18-California), và Dân Biểu Tiểu Bang Virginia Kathy Trần.
Họ đã phát biểu để ghi nhận sự kiên cường của cộng đồng người Việt trong 50 năm qua – từ những ngày đầu gian khó, vượt qua rào cản ngôn ngữ, phân biệt đối xử, đến việc xây dựng những cộng đồng năng động, thành công và đóng góp cho xã hội Mỹ.
Dân Biểu Judy Chu xúc động chia sẻ: “Người tị nạn Việt Nam đến đất nước này với lòng kiên định tái thiết cuộc đời. Họ không chỉ tồn tại, mà còn thành công – và truyền lại tinh thần bất khuất ấy cho thế hệ con cháu.”
Buổi trưa cùng ngày, Dân Biểu Derek Trần tiếp đón các nhà hoạt động nhân quyền Việt Nam và cựu tù nhân lương tâm đến thăm Quốc Hội Hoa Kỳ, trong một buổi thảo luận bàn tròn.
Những diễn giả tham gia gồm Tiến Sĩ Nguyễn Đình Thắng, chủ tịch Boat People SOS; bà Quyên Đinh, giám đốc điều hành Trung Tâm Hành Động và Tài Nguyên Đông Nam Á (SEARAC); ông Michael Phương Minh Nguyễn, cựu tù nhân lương tâm; cùng vợ chồng Luật Sư Đặng Đình Mạnh, những người đấu tranh nhân quyền đang sống lưu vong. Đồng chủ trì buổi thảo luận còn có Dân Biểu Grace Meng, trưởng Khối Dân Biểu Gốc Á Châu-Thái Bình Dương (CAPAC), và Dân Biểu Judy Chu, cựu chủ tịch CAPAC.
Nhục nhã VN: Dân Việt phải đi làm giúp việc gia đình, chăm sóc người già, nông ngư nghiệp,v….ở trên 40 quốc gia !
2/27/2024- VN: “Mặt tối” của câu chuyện đẩy mạnh việc xuất khẩu lao động ”
Hiện có khoảng 650,000 lao động Việt Nam đang làm việc ở 40 quốc gia và vùng lãnh thổ trên thế giới, theo con số thống kê của Bộ LĐ-TB-XH. Trung bình mỗi năm Việt Nam đưa đi xuất khẩu 140,000 lao động.
1/8/2025- Quốc gia nào có hộ chiếu quyền lực nhất thế giới năm 2025?
Henley Passport Index (“Chỉ số hộ chiếu Henley”) – do công ty tư vấn cư trú và quyền công dân toàn cầu Henley & Partners có trụ sở ở London lập ra , theo đó thì :
Singapore giữ vị trí dẫn đầu trong bảng xếp hạng hộ chiếu quyền lực nhất thế giới , theo Henley Passport Index. Theo Henley Passport Index, công dân Singapore được miễn thị thực khi đến 195 trong số 227 điểm đến trên toàn thế giới, nhiều hơn công dân của bất kỳ nơi nào khác trên hành tinh .
Nhật Bản đứng thứ hai trong bảng xếp hạng, với 193 điểm đến được miễn thị thực.
Hàn Quốc , Pháp, Đức, Italy và Tây Ban Nha, cùng với Phần Lan đứng ở vị trí thứ 3. Công dân những nước này có thể nhập cảnh vào 192 điểm đến mà không xin cần thị thực trước.
…..
Hoa kỳ đứng thứ 9 trong bảng xếp hạng, với 186 điểm đến được miễn thị thực.
Afghanistan đứng cuối bảng xếp hạng, ở vị trí số 106, với quyền miễn thị thực tại 26 điểm đến.
Syria ở vị trí số 105 (với 27 điểm đến) và Iraq ở vị trí số 104 (với 31 điểm đến).
Ukraine đứng thứ 28 với 147 điểm đến được miễn thị thực.
Đài Loan đứng thứ 33 với 141 điểm đến được miễn thị thực.
Nga “ “ 45 “ 114 “ “ “ “.
Trung cộng đứng thứ 60 với 85 ” ” “.
Thái lan đứng thứ 61 với 82 ” ” “.
Nam Dương đứng thứ 66 với 76 ” ” “.
Cam Bốt đứng thứ 89 với 53 ” ” “.
Việt nam đứng thứ 91 với 51 ” ” “.
Lào đứng thứ 93 với 49 ” ” “.
Bắc Hàn đứng thứ 99 với 41 ” ” “.
Chót là Afghanistan đứng thứ 106 với 26 điểm đến được miễn thị thực .
3/5/2023- Tổ chức tự do báo chí Phóng Viên Không Biên Giới RSF công bố Chỉ số tự do báo chí thế giới, theo đó Việt nam hạng 178 trong số 180 nước, cao hơn cả Trung cộng và Bắc Hàn.
Hiện tại đang có 42 nhà làm báo bị cầm tù ở Việt nam.
RSF: Tự do báo chí ở Mỹ tồi tệ hơn kể từ khi Donald Trump trở lại Nhà Trắng
Trái ngược với Na Uy, quốc gia đứng đầu bảng xếp hạng trong 9 năm liên tiếp, Hoa Kỳ đã tụt thêm hai bậc xuống vị trí thứ 57, sau cả Sierra Leone. Vào năm ngoái, Mỹ vốn đã bị hạ 10 bậc, nhưng trả lời AFP, bà Anne Bocandé, giám đốc biên tập của RSF cho biết tình hình đã tồi tệ hơn kể từ khi ông Donald Trump trở lại Nhà Trắng vào tháng 1/2025, do ông đã phát động “các cuộc tấn công hàng ngày” vào báo chí
NGƯỜI TỊ NẠN ĐÔNG DƯƠNG TỪ 1975 ĐẾN 1995
(Nguồn: The State of the World’s Refugees 2000)
Việt Nam: 754, 842
Cam Bốt: 235,484
Lào : 320,856
Tổng cộng: 1,311,183
Bloodthirsty Vietnamese Communists are coming ! Bloodthirsty Vietnamese Communists are coming !
SỐ THUYỀN NHÂN VN TRONG TỪNG GIAI ĐOẠN:
(Nguồn: The State of the World’s Refugees 2000)
75- 79 : 311,426
80- 84: 241,995
85-89: 186,498
90- 95: 56,391
Tổng cộng: : 796, 310
Sài Gòn tưởng phen này lên voi ai ngờ xuống chó !!!
“quận 1 sáp nhập từ 10 phường còn 4 phường với tên gọi phường Tân Định, Sài Gòn, Bến Thành, Cầu Ông Lãnh.”(trích báo VC.)
Dât Mít đặc nên ăn mừng vì tên Sài Gòn còn được VC giữ lại là may lắm rùi. Tên Sài Gòn ngang với tên Cầu Ông Lãnh à nha. Mít đặc ơi là Mít dặc ngu ơi là ngu ! Ngu quá ! Ha ha ha !!!
Chính quyền Trump đã khuyến cáo các quan chức ngoại giao của nước nay không tham dự các sự kiện liên quan đến kỷ niệm 50 năm ngày giải phóng miền Nam.(NVL)
Ông Trump đã nhìn thấy sự hèn yếu cấu kết của VC với TQ từ lâu. Năm 2017 khi Trump qua Việt Nam dự hội nghị APEC CEO Summit tại Đà Nẵng ngày 10/11/2017 thì ông đã nhắc lại về lịch sử Hai Bà Trưng kháng chiến chống Bắc thuộc ngoại xâm, dành độc lập và tự hào cho dân tộc VN
“It was around 40 AD when two Vietnamese sisters, the Trung Sisters, first awakened the spirit of the people of this land. It was then that, for the first time, the people of Vietnam stood for your independence and your pride.”(TT Trump)
Yes, it’s taught in CA schools. “When Heaven and Earth Changed Places was required reading in high school and the book talks about it in the first few chapters.
Có cả lá cờ MTGP đã chết yểu trong đoàn diễn binh vừa qua. Không biết bọn Trí thức thiên tả thời VNCH có ngồi trên khán đài không?
25/4/2025 Trung Quốc đưa quân lên Bãi Đá mà Việt Nam tuyên bố chủ quyền ở Trường Sa, trùng một ngày lính TQ được đón tiếp tại Hà Nội sang VN diểu binh phô trương lực lượng.
“Truyền hình Nhà nước Trung Quốc hôm qua, 26/04/2025, loan tin Hải cảnh Trung Quốc đã đổ bộ và cắm quốc kỳ tại đá Hoài Ân, tên tiếng Anh là Sandy Cay, phía đông quần đảo Trường Sa giữa tháng Tư vừa qua, khu vực mà Việt Nam đòi hỏi chủ quyền.” (tin RFI)
Có người nói:Không thiếu những người còn sống,mà như đã chết,tuy nhiên có nhiều người đã chết mà vẫn sống trong lòng người lòng Dân Tộc.