Trung Quốc, Đài Loan, Lithuania: cuộc tình tay ba

5
Cờ Đài Loan và Lithuanian tại văn phòng đại diện tại Vilnius, Lithuania ngày 10 tháng 1.

Chính sách Trung Quốc dùng để cô lập Đài Loan là hễ nước nào chơi với Đài Loan thì bị Trung Quốc nghỉ chơi. Chính sách này mang lại nhiều thành công cho Trung Quốc và số nước chơi với Đài Loan ngày càng bớt đi. Nhưng lần này với Lithuania thì vẫn còn giằng co.

Mọi chuyện bắt đầu vào năm ngoái, khi Lithuania hoặc Litva, đất nước chưa tới 3 triệu dân trong vùng biển Baltic, chọc giận Bắc Kinh hai lần trong vòng vài tháng.

Đầu tiên, Lithuania rút khỏi nhóm “17+1”, một diễn đàn gồm 17 quốc gia Đông và Trung Âu tham gia với Trung Quốc, sau đó Lithuania khuyến khích những nước khác làm tương tự. Giữa lúc Trung Quốc có nhiều lợi ích kinh doanh trong khu vực, đáng chú ý nhất là cái gọi là Sáng kiến ​​Vành đai và Con đường (BRI), bất kỳ hình thức “gây rối” nào của châu Âu cũng làm Bắc Kinh khó chịu.

Sau đó vào tháng 11, Lithuania trở thành quốc gia đầu tiên ở châu Âu cho phép Đài Loan mở đại sứ quán với tên gọi “Đài Loan” Các văn phòng khác như vậy ở châu Âu và Hoa Kỳ sử dụng tên Đài Bắc, để tránh ám chỉ sự độc lập của hòn đảo khỏi Trung Quốc. Đài Loan cho biết việc mở Văn phòng Đại diện Đài Loan tại Vilnius, thủ đô Lithuania, sẽ “tạo ra một lộ trình mới và đầy hứa hẹn cho quan hệ song phương giữa Đài Loan và Lithuania .”

Động thái này đã khiến Bắc Kinh phẫn nộ, coi đây là hành động xúc phạm nguyên tắc “Một Trung Quốc” xem Đài Loan là một phần của Trung Quốc, thay vì là một lãnh thổ có chủ quyền độc lập, mặc dù hai bên đã được quản lý riêng biệt trong hơn bảy thập niên qua. Theo quy định, nước nào muốn có quan hệ với Trung Quốc phải nhìn nhận chính sách này về mặt ngoại giao.

Lithuania cho biết văn phòng mới của Đài Loan không có tư cách ngoại giao chính thức và không mâu thuẫn với chính sách Một Trung Quốc. Nhưng Bắc Kinh đã phản ứng bằng cách ngay lập tức hạ cấp quan hệ ngoại giao với Vilnius.

Lithuania tuyên bố Trung Quốc đã ngăn chặn hàng hóa của Lithuania vào Trung Quốc, coi như tạo ra một rào cản thương mại. Trung Quốc đã nhiều lần bác bỏ những tuyên bố này, đổ lỗi cho Lithuana đã làm tổn hại đến “lợi ích cốt lõi” của Trung Quốc và khiến quan hệ song phương rơi vào tình trạng đóng băng thật sâu.

Đài Loan đã phản ứng bằng cách mua số hàng của Lithuana bị Trung Quốc cấm cửa – khoảng 20.400 chai rượu rum – và hứa đầu tư hàng trăm triệu đô la vào kinh tế Lithuana.

Cuộc tranh cãi đã kéo thêm Liên minh châu Âu, ủng hộ quốc gia Lithuania thành viên. Liên minh này coi việc Bắc Kinh đối xử với Lithuania là một mối đe dọa đối với các quốc gia EU khác, trong đó có nhiều quốc gia có liên kết kinh tế sâu sắc hơn với Trung Quốc.

EU đã kiện Trung Quốc tại Tổ chức Thương mại Thế giới, cáo buộc Bắc Kinh có “các hành vi thương mại phân biệt đối xử chống lại Lithuana, các hành vi này cũng đang đánh vào các mặt hàng xuất khẩu khác của EU.”

Vụ kiện với WTO có thể chỉ là bước khởi đầu cho thấy EU có lập trường cứng rắn hơn với Trung Quốc, mặc dù vẫn có những dè dặt có thể khiến Bắc Kinh trả đũa dưới hình thức chiến tranh thương mại hoặc hủy bỏ các khoản đầu tư vào châu Âu.

‘Trung Quốc cần rút ra bài học’

Năm 1990, Lithuana là thành viên đầu tiên của Liên Xô tuyên bố độc lập khỏi Moscow và sau đó gia nhập cả EU lẫn NATO vào năm 2004.

Trong bối cảnh đó, một quốc gia như Trung Quốc thể hiện sự hung hăng – đặc biệt là chống lại Đài Loan – cũng như sử dụng thương mại như một vũ khí chống lại các quốc gia châu Âu nhỏ hơn, làm mọi người nhớ lại thời kỳ phải sống dưới sự thống trị của Liên Xô.

“Trung Quốc cần rút ra bài học vì cho đến nay, họ vẫn được phép hành xử theo cách không phù hợp các giá trị và quy tắc của chúng tôi, đơn giản chỉ vì họ quá giàu có”, cựu Thủ tướng Andrius Kubilius của Lithuania nói với CNN.

“Tôi không thấy các nước EU lớn hơn có phản ứng mạnh. Có thể hành động của Lithuana sẽ lan sang các nước khác và trong thời gian tới, châu Âu sẽ đoàn kết chống lại một quốc gia không đáp ứng các tiêu chuẩn của chúng tôi”, ông nói thêm.

Một bài xã luận gần đây trên tờ báo nhà nước Trung Quốc Hoàn cầu Thời báo đã đưa ra các bước mà Lithuania phải thực hiện để khôi phục quan hệ, đồng thời cảnh báo: “bất kể họ dùng những thủ đoạn nào, Trung Quốc sẽ không bao giờ nhượng bộ nửa tấc trong các vấn đề thuộc về nguyên tắc.”

Theo CNN

5 BÌNH LUẬN

  1. The thing is that process is painful, và kết quả hổng chắc là nền văn hóa Việt Nam Cộng Hòa ngày xưa . Why? Vì chính sách kỳ thị đã loại cho bằng hết những người cũ ra ngoài xã hội . To apply a set of ideas successfully, you cần đúng người . Người đúng đã hoàn toàn bị loại ra, có nghĩa rite now, none is rite for the job, có nghĩa more than likely they gonna Phúc it all up. Lấy Titanic như là 1 metaphor, sau khi Titanic được hoàn thành, them gonna find the iceberg & tông thẳng vào nó để phi tang . When its sinkin, them gonna throw OUR PEOPLE overboard, so that them can save themselves one way or another. SAVE OUR PEOPLE BY GETTING THEM OUT. Chỉ sau khi cái tàu Titanic có tên Việt Nam chìm sâu trong lòng đại dương, then we can rebuild the whole thing starting from scratch. And we need those people.

  2. Năm mới thử bàn tới thắng-thua giữa “Ngụy” & Cộng Sản . Nếu gọi 30/4/75 là “giải phóng” có nghĩa cuộc chiến tranh đó mang ý nghĩa ý thức hệ; Chủ nghĩa xã hội vs Kinh tế thị trường aka Tư bản . Ai thắng có nghĩa tư tưởng của người thắng tồn tại, trong khi thua thì rõ ràng, tư tưởng của họ, obviously, không còn đất để sống .

    Nhưng ở Việt Nam, things are different. Cái gì mà không khác ở Việt Nam, nói nghe coi . Có thể lấy 1 cảnh trong phim Matrix I & Kronos ăn thịt con/kẻ thù của mình để làm metaphor ở đây . Agent Smith nuốt chửng Neo vào bụng, để rồi Neo phá tung từng mảng của agent Smith cho tới lúc Smith bị hoàn toàn tiêu diệt . Thats exactly whats happening. Đảng Cộng Sản ngày càng phản bội lại lý tưởng Cộng Sản của mình, và cùng lúc adopt lại hầu như nguyên con những “tàn dư” của “Ngụy”. Văn hóa nghệ thuật cách mạng, theo Trần Long Ẩn, đã đi vào hoạt động bí mật, giáo dục thì bộ giáo dục đang nghiên cứu để áp dụng hệ thống giáo dúc của “Ngụy” … Practically, Đảng Cộng Sản đã từ bỏ hầu như hoàn toàn tư duy của chính mình, đồng thời dựng lại cờ vàng, làm sống dậy tư tưởng/tư duy “Ngụy”. Agent Smith đang bị tan vỡ ra từng mảng, và Neo cuối cùng sẽ lại rũ bùn đứng dậy sáng lòa . Theoretically, tư tưởng xã hội chủ nghĩa, lý tưởng Cộng Sản got a serious beating, almost to the point of K.O’d. How? Những người mang tư duy “Ngụy” trong hệ thống Đảng tự lụi dao vô bụng Đảng mình . i take it back, họ đang lăng trì tùng xẻo tư duy Cộng Sản, tư tưởng xã hội chủ nghĩa trong Đảng . In the mean time, họ cho Đảng OD on painkillers để Đảng vẫn luôn nở 1 nụ cười ngờ nghệch thường trực trên môi .

    • Nếu xem cuộc đấu tranh 1 mất 1 còn giữa 2 luồng tư duy là chiến tranh giữa Cộng Sản & “Ngụy”, cho tới hôm nay ta có thể nói được rằng câu hỏi ‘Ai thắng Ai?” đã có câu trả lời .

      Cộng Sản chết rồi nhưng chưa chôn, Ngụy thì đã ráng chôn nhưng … Ah, Phúc it. Cant beat’em, join’em.

      Cái cần cho dân VNCH là ya gotta hold on to yr ideas. First, you mite wanna stop nghe lời đám trí thức Cộng Sản . You nghe lời chúng -> kính trọng -> talk their language, 1 thứ ngôn ngữ đã thoái hóa đến cùng cực . Cho tới 1 lúc nào đó, người Việt cả trong lẫn ngoài nước xem Đảng thoái hóa sẽ dẫn tới thảm họa cho đất nước, vì vậy, Cứu Đảng là cứu nước .

      Trò tẩy não của Việt Cộng come from the same Phúc Kđinh tư duy của tụi trí thức Cộng Sản . & Them usin it again. Wake the Phúc up, bớ dân Việt nhà mềnh .

  3. Về chuyện đội tuyển Việt + thắng đội tuyển Trung + trong trận giao hữu, See, again, huấn luyện viên Nam Hàn . Cái thằng đó có biết mịa gì về tình cảm lâu đời giữa 2 nước . Chính vì lụy cái tình cảm đó mà Trung Quốc let their guards down. Tây nó gọi cái thua này là Sweet Surrender. Trích lời bản Heaven của nhóm nhạc rock Warrant, Trung Quốc không cần là bá chủ của thế giới, mới có thể là idol của Đảng “Ta” -obviously, hổng phải “tớ”. Và cũng nhắc lại nhiều trí thức mỗi lần Việt + thắng trong đá banh, cái “thắng” thật sự hổng phải trên sân cỏ . Với VN thì ngoài sân cỏ ra, VN các bác stand no chance in hell thắng cái gì, ngoại trừ mình tự đặt giải thưởng để tự biên, tự diễn, tự phát cho mềnh . Ngay cả chủ nghĩa xã hội, lets say this. Một đàn khổng tượng 30 con dàn hàng ngang chui qua lỗ kim dễ hơn Ngụy đi theo con đường xã hội chủ nghĩa nếu hổng bị các bác giải phóng . Và theo lý luận của hội lái lợn nhà Đảng, Ngụy sẽ xây dựng thành công chủ nghĩa xã hội trước các bác .

  4. Ah, tác giả muốn khuyên Đảng Cộng Sản của mềnh nên tránh xa Trung Quốc . Trung với Đảng lém lém lun . Thấu cảm với tác giả, its just i dont give a xít . OK, i do give a xít, but thats the only thing im gonna give

Leave a Reply to montaukmosquito Hủy phản hồi

Please enter your comment!
Tên