Trọng tiếp tục làm TBT giá bao nhiêu?

10
Phạm Minh Chinh và Nguyễn Phú Trọng. Ảnh: V.V.T

Đại hội XIII của đảng cộng sản ở Hà nội kết thúc với Nguyễn Phú Trọng tiếp tục làm Tổng Bí thư vẫn là chuyện không ai ngạc nhiên. Nhứt là nhơn dân Việt Nam. Vì đó là chuyện riêng của các đảng viên cộng sản với nhau.

Trong mấy ngày Đại hội, có lính đủ các loại, canh gác nghiêm ngặt, với cả xe bọc sắt, chó săn vì chúng sợ phe khác cướp Đại hội. Nguyễn Phú Trọng ngồi xổm trên Điều lệ đảng từ Đại hội XI, không tôn trọng qui định tuổi tác, không tôn trọng số nhiệm kỳ Tổng Bí thư thì dĩ nhiên bất kỳ ai, phe cánh nào cũng có quyền hất cẳng Trọng, giành lấy chiếc ghế Tổng Bí thư nếu có sức mạnh.

Nhưng đã không có chuyện gì xảy ra vì phe cánh không đủ khả năng hay có sự điều đình với nhau? Hay bị áp lực mạnh từ phương Bắc? Nếu điều đình, vậy điều kiện là gì? Giá bao nhiêu? Ai bỏ túi bao nhiêu?

Chớ chắc chắn không vì không có người có «hiểu biết» và có «lý luận» thay thế Trọng . Cái «hiểu biết» và «lý luận» của Trọng, đánh giá một cách rộng rãi, chỉ dưới trung bình của một người bình thường ở địa vị Tổng Bí thư của cái đảng hơn 4 triệu đảng viên.

Lý do thật Trọng tiếp tục làm Tổng Bí thư mới là điều nhơn dân quan tâm và muốn biết rõ.

Nhắc lại chuyện cũ

Trong đảng hiện nay, ông Phạm Minh Chính là người sáng giá hơn hết. Vừa thăng tiến nhảy vọt. Trong Đại hội XIII, ông được đề cử làm Thủ tướng thay thế Nguyễn Xuân Phúc. Còn Phúc sẽ làm Chủ tịch Nước nếu không bị ông Trọng kiêm luôn như vừa qua.

Chính bốc lên như diều gặp gió mạnh nhờ thành tích của ông vào những năm 2015-2016.

Cuối năm 2016, Chính vừa làm Trưởng Ban Tổ chức Trung ương đảng liền cầm đầu một phái đoàn đảng qua Tàu nói chuyện về dự án thành lập Đặc khu Vân đồn. Chính được Luu Vân Sơn, Ủy viên Thường vụ Bộ chánh trị, Trưởng Ban Tổ chức TW đảng cộng sản Trung Quốc đón tiếp niềm nở.

Tại Bắc kinh, ông Phạm Minh Chính nói “Đảng Cộng sản Việt Nam sẵn sàng cùng Đảng Cộng sản Trung Quốc dẫn dắt quan hệ Việt – Trung phát triển tốt đẹp hơn”.

Đáp lời khách, ông Lưu Vân Sơn nói rõ hơn “hai nước Trung – Việt là láng giềng hữu nghị xã hội chủ nghĩa, là cộng đồng cùng chung vận mệnh có ý nghĩa chiến lược”.
Ông giải thích :”Đảng Cộng sản Trung Quốc sẵn sàng cùng Đảng Cộng sản Việt Nam đi sâu thực hiện nhận thức chung quan trọng đạt được giữa Tổng Bí thư Tập Cận Bình và Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng, nắm chắc định hướng đúng đắn trong phát triển quan hệ giữa hai Đảng và hai nước, tăng cường giao lưu kinh nghiệm quản lý đất nước, sâu sắc hợp tác thiết thực trên các lĩnh vực, thúc đẩy quan hệ đối tác hợp tác chiến lược toàn diện Trung – Việt phát triển ổn định, lành mạnh lâu dài.

Ông Luu Vân Sơn nói tiếp “Sự phát triển tốt đẹp và ổn định các mối quan hệ song phương sẽ giúp củng cố vị trí lãnh đạo của hai đảng, vì lợi ích của hai Đảng và nhân dân hai nước,”

Khi mới lên nắm quyền Bí thư Quảng Ninh, năm 2012 Chính là tác giả của Đặc khu kinh tế . Chính xây dựng Đề án đặc khu kinh tế Vân Đồn, trực tiếp trình bày với Bộ Chánh trị, và được chấp thuận. Chính tổ chức nhiều hội thảo để trình bày mô hình đặc khu kinh tế ở Trung quốc thành công và mong muốn nó được thực hiện giống y như vậy ở Việt Nam.

Giáo sư Đào Nhất Đào, Giám đốc Trung tâm nghiên cứu đặc khu kinh tế, Trường Đại học Thâm Quyến, Quảng Đông, Trung Quốc, là thầy hướng dẫn Phạm Minh Chính cách xây dựng mô hình đặc khu kinh tế cho Việt nam .
Năm 2018, dự luật đặc khu đưa ra Quốc hội để thông qua, Chính là tác giả đã đóng góp nhiều ý kiến cho dự luật sớm ra đời, và chính Chính đã đồng ý cho dự luật phải được thông qua.

Chắc nhiều người còn nhớ dự luật đó đã gây xáo trộn mạnh cho xã hội Việt Nam, có hàng trăm người dân vô tội phải vào tù chỉ vì phản đối dự luật bán nước do Chính từ bên Tàu đem về.

Trong đề án, Chính đề nghị miễn toàn bộ thuế thu nhập trong 15 năm cho doanh nghiệp công nghệ cao, và 20 năm cho dịch vụ. Người Việt Nam và người nước ngoài làm việc tại đây sẽ được giảm tới 70% thuế thu nhập cá nhân trong vòng 15 năm. Đặc biệt, doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài được thuê quyền sử dụng đất trong 70 năm và doanh nghiệp dịch vụ còn có thể thuê đến 120 năm, chớ không phải có 99 năm.

Đối với các tập đoàn đa quốc gia, phần lớn là của Trung cộng, được chánh phủ hà nội uu đải nên họ có điều kiện lập“quyền lãnh thổ’’ trên phần đất họ thuê dài hạn. Điều mà Trung cộng đã từng làm ở nhiều nơi khác!. Như ở Phi châu và chuỗi đảo dọc “con đường tơ lụa trên biển” như Sri Lanka và Maldives, khi các công ty Trung cộng thu mua/thuê lại một diện tích lớn đất đai.

Nhiều người cho rằng việc làm của Phạm Minh Chính cho ra đời Đề án Đặc khu và luật đặc khu không gì khác hơn là việc bán nước. Chính làm được, Nguyễn Phú Trọng và đảng cộng sản chấp thuận vì đứng sau Phạm Minh Chính là chú Ba Tàu chỉ đạo.

Phạm Minh Chính đã cương quyết làm cho được Đặc khu, Nguyễn Phú Trọng sát cánh ủng hộ, thì phải có cái giá của nó chớ? Xưa nay, chú Ba Tàu giải quyết mọi việc làm ăn, điều đình, …đều trung thành theo cái triết lý «  Mục tiêu nào cũng đạt được khi cái túi áo, miệng túi vẫn còn mở ra phía trên  » (để cái gì cũng bỏ vô được) .

Trong gần đây, một quan chức trung ương Bắc kinh (rất tiếc quên tên) tuyên bố thẳng, trả lời là có nên đánh Việt nam để chiếm không «Không! Không cần đánh chúng nó . Chỉ cần tống vào mồm chúng nó những cái bao thư, là cái gì cũng có»!

Vậy điều mà nhơn dân, và chắc cả đảng viên từ Trung cao trở xuống, muốn biết là những cái mồm nào được tống bao thơ  vào? Và trong bao thơ có cái gì? Có bao nhiêu?

Nay ông Trọng lại hy sanh thêm một nhiệm kỳ nữa, hỏi lại chuyện cũ.

Từ khi hai nước Việt Nam và Trung quốc bình thường hóa quan hệ ngoại giao năm 1992, không có việc gì Việt nam làm ở Việt nam, cho đất nước Việt Nam, mà không qui chiếu theo chánh trị bắc kinh và thoát ra khỏi khuôn khổ của đảng cộng sàn Trung Quốc. Việt Nam luôn luôn là một mini-copie Trung Quốc. Nên Hà Nội phải giữ sự tuân thủ ở các cấp trong quan hệ giữa hai nước. Rõ nhứt là nhà cầm quyền Hà Nội luôn dập tắt ngay, cả bằng đàn áp, khủng bố, mỗi khi nhơn dân bày tỏ lòng yêu nước, như xác nhận Hoàng sa và Trường sa là của Việt Nam, lấn đất biên giới phía bắc, đưa tàu vào hải phận Việt Nam đánh cá hoặc thăm dò dầu khí,.. . Nên ở Bắc kinh cũng như ở Hà nội, mục tiêu chung của hai đảng cộng sản vẫn là tìm cách giữ vững quyền lực cho phe cánh của mình, kiểm soát chặt chẽ xã hội bằng công an.

Về cơ chế nhà nước, Hà Nội tổ chức và hoạt động rập khuôn theo trung Quốc mà không bao giờ nghĩ như vậy là mình quá lệ thuộc. Tuy nhiên, thỉnh thoảng Hà Nội cũng có những phản ứng mạnh đối với Trung Quốc nhưng sau đó, Trung Quốc đưa ra những đề nghị để giải quyết. Sau những thăm viếng, những trao đổi giữa hai bên, dĩ nhiên có ngay giải pháp tốt đẹp để hai bên cùng có lợi. Mà thường phía Việt nam thì răng không còn!

Lúc này xảy ra Đại hội đảng XII. Ông Trọng đã quá tuổi theo Điều lệ nhưng thấy ông sẳn sàng hi sanh làm nửa nhiệm kỳ để tìm người có hiểu biết và có lý luận thay thế nên Đại hội lại vỗ tay bỏ phiếu 99% cho ông. Và nâng ông lên làm Chủ tịch nước luôn khi Trần Đại Quang băng hà.

Nhưng những chức vụ lãnh đạo tối cao đảng và Nhà nước ở Hà nội đều phải được sự chuẩn y của Bắc kinh. Việc này bỗng trở thành thế mạnh của Việt Nam.

Bắc kinh muốn có được một ê-kip lãnh đạo công sản Hà Nội tuyệt đối trung thành với mình, bảo sao họ sẽ làm đúng theo không sơ sót, thì phải chi tiền. Đây là cơ hội để phía Hà Nội tỏ ra mình có hiểu biết, có lý luận mác-xít, là người đòi hỏi ở Bắc kinh, chớ không phụ thuộc họ như ở những lúc khác. Và Bắc kinh thường chịu thua với cái giá khá mắt .

Theo học giả người Pháp, chuyên về Việt nam (Trường Đại học và cả ở Bộ Quốc phòng Pháp), ông Benoit de Tréglodé (Hérodote, Revue de Géographie et de Géopolitique, n° 157, Paris) cho biết Bắc kinh, lúc Hà Nội chuẩn bị Đại hội XII, đã đưa cho đảng cộng sản Hà Nội, tức đưa qua ông Nguyễn Phú Trọng 15 tỷ đô-la (mười lăm tỷ đô-la mỹ) dưới nhiều hình thức như đầu tư, hợp tác, phát triển đảng và ủng hộ trực tiếp một số ủy viên trung ương .

Khi nhận tiền, dĩ nhiên ông Tổng Bí thư đảng và cả BCH trung ương phải vâng dạ theo Bắc kinh, vì tất cả ủy viên đều được chia tiền, ít nhiều khác nhau tùy theo vai trò của ủy viên .

Như vậy, ông Trọng kỳ III vẫn tiếp tục làm Tổng Bí thư để giữ đảng đi đúng hướng Bắc kinh, bảo vệ 2 đảng bền vững, với giá bao nhiêu? Ông chia cho bao nhiêu đồng chí? Và mỗi người bao nhiêu?

Hay ông phải ở lại vì trong nhiệm kỳ rồi, ông chưa làm xong nhiệm vụ?

Còn Phạm Minh Chính có công làm Đặc khu cho Bắc kinh, lãnh bao nhiêu  ? Có chia cho những người lớn tiếng ủng hộ dự án Đặc khu, như Kim Ngân hay không? Và bao nhiêu?

Kỳ này, nếu lên làm Thủ tướng, Chính lãnh thêm bao nhiêu nữa? Nhiều hơn hay ít hơn ông Trọng?

Phạm Minh Chính là con cưng của Tập Cận bình lên làm Thủ tướng chánh phủ, Nguyễn Phú Trọng, người xưa của Bắc kinh, nắm đảng, thì có cần nhắc lại Hiệp ước Thành đô năm nay nữa hay không?

Hay như vậy đã đủ quá rồi!

Nguyễn thị Cỏ May

10 BÌNH LUẬN

  1. Tàu Cộng đang làm 02 xâu chuổi rất đẹp để tròng vào cổ Việt Nam.
    Đó là:
    -Chuổi Căn Cứ Nước Sâu giành riêng cho tàu ngầm của Tàu Cộng.
    -Chuổi Đặc Khu Đảo & Đất Liền phục-vụ cho “Vành Đai & Con Đường”.
    Trên cổ nước Việt Nam mà có 02 xâu chuổi này thì nhìn rất đẹp.
    Khen cho Chính Đặc Khu và Trọng Nước Sâu.

  2. Mòn mỏi đợi chờ đón xuân sang!

    Không dưa hành – không câu đối đỏ
    Không múa lân – không nghe pháo nổ
    Không thịt kho – không khổ qua hầm
    Bên ngoài – trời giá buốt tuyết đổ!

    Quỷ thời gian ngày càng cạn dần
    Nơi quê nhà dân ta vẫn khổ
    Vẫn bọn rợ Hồ – thứ ngu đần
    Vẫn “Bắc Kỳ lý luận” – quỷ đỏ!

    Mòn mỏi đợi chờ đón xuân sang!

    Thành

  3. Đừng quên 02 xâu chuổi siết họng Việt Nam của Tàu Cộng:
    -Chuổi “căn-cứ tàu ngầm trong các Cãng Nước Sâu” của Việt Nam.
    -Chuổi Đặc Khu trên đảo và đất liền của Việt Nam.
    *
    Đừng bao giờ rời mắt khỏi 02 tên:
    Chính Đặc Khu và Trọng Nước Sâu.

  4. Bao nhiêu tiền cho một chiếc nghế lãnh đạo? Nhưng tại sao Tàu chi nhiều tiền để mua người mà vẫn không hơn được Mỹ? Vẫn không kéo được VN theo hẳn bên Tàu?

    Đây là ván bài chính trị giữa Tàu và Mỹ mà Trọng có ở hay đi, có ăn tiền hay không, hoặc có đưa bất cứ ai lên thay chức tổng bí thư thì đảng cũng vẫn phải đu dây và tiếp tục chơi với cộng sản và tư bản. Chẳng ra Trọng tiếp tục ở lại là để tránh xáo trộn nội bộ, và cũng là để tiếp tục đóng vai trò đốt lò những đồng chí cần thanh toán mà Trọng gán cho tội tham nhũng để mị dân. Hiện tại, cả Mỹ và Tàu đều không hoặc chưa muốn, hoặc chưa chiếm ưu thế; nội bộ đảng cũng vậy, nên cứ để Trọng tại chức để giữ như vậy.

    Bắc-Trung-Nam, phe cánh nào mạnh chỉ có tính cách nội bộ, không quan trọng với đàn anh vì họ vẫn là cộng sản và vẫn phải du dây. Mỹ – Tàu, chưa bên nào bị “phản bội” nên Trọng tiếp tục ở lại làm vừa lòng cả hai đàn anh.

    Tàu chi tiền vì sợ mất ưu thế so với Mỹ.
    nv

  5. Phạm Minh Chính : Con đường ngắn nhất từ bến Vân Đồn đến Thủ tướng phủ ra sao ?

    a)Trích Kiến Thức Ngày Nay , 20/5/2016 , trang 10-15 :

    b)Doithoai, Friday, May 15, 2020
    Nghị quyết của Chính phủ thành lập Ban Quản lý Khu kinh tế Vân Đồn
    2020-05-15
    RFA
    [ Trọng phán : Khu kinh tế Vân Đồn là tên mới của Đặc Khu Vân Đồn , hả bây ? ]
    Ủy ban Nhân dân tỉnh Quảng Ninh vào ngày 15/5 tổ chức Lễ công bố Nghị quyết số 102 của Chính phủ về việc thí điểm thành lập Ban Quản lý Khu kinh tế Vân Đồn trực thuộc Ủy ban Nhân dân tỉnh Quảng Ninh.

    c)Quảng Ninh được phê duyệt khu kinh tế ven biển rộng 13.303 ha
    VẠN XUÂN 20:10 25/05/2020

    BizLIVE – Khu kinh tế ven biển sẽ được hình thành trên cơ sở Khu phức hợp đô thị, công nghiệp, công nghệ cao tại TP Uông Bí và TX Quảng Yên; khu dịch vụ cảng biển, công nghiệp và đô thị Đầm Nhà Mạc…

    d) Độc tôn tư tưởng của Nguyễn Phú Trọng.-
    Trích Quỷ Vương , trang 213 :
    Cởi mở tư tưởng sẽ giúp tâm tính người học lành hiền tử tế , khoáng đạt mà vẫn cẩn trọng , bao dung mà vẫn yêu ghét rõ ràng . Độc tôn một hệ tư tưởng tất sẽ dẫn đến độc quyền chân lý, con người dễ bị mê lạc, cái ác lấn cái thiện , thói kiêu căng và tự mãn, ích kỷ và gian dối sẽ lộng hành trong xã hội .
    [ Tác giả ám chỉ Nguyễn Phú Trọng độc quyền chân lý, mê lạc, tự mãn, kiêu căng, ích kỷ, gian dối, ung nhọt đã phát tác ! ]

    e)Bia tự khắc của Nguyễn Phú Trọng .-

    Doithoai, Thứ Ba, 18 tháng 2, 2020
    Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng kêu gọi Văn kiện Đại hội Đảng XIII phải là ‘Văn bia’!

    f)2020-02-18
    RFA

    Tham vọng để đời!
    Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Nguyễn Phú Trọng vừa phát biểu cho rằng phải coi văn kiện đại hội đảng là ‘văn bia’, còn để lại đời sau…

    Trích bài thơ Văn Bia (1982) của Trần Vàng Sao :

    người chết ở đây
    hai mươi sáu tuổi
    bị bắn
    đạn xuyên qua đầu
    họ và tên : Phan Văn Tế
    lý do : ăn cắp bỏ chạy
    kêu không đứng lại

    Nguyễn Văn Thụ
    hai mươi sáu tuổi
    chết ở trần trên đống rác
    giữa chợ

    ở đây chôn bốn em nhỏ
    khoảng từ sáu đến chín tuổi
    sốt xuất huyết
    nằm chết ngoài chợ

    Nguyễn Hữu Thực
    năm mươi tuổi
    chết ngay giữa bàn tiệc
    không kịp đưa vào bệnh viện
    có trên một ngàn người đưa đám

    Phạm Huỳnh Thưởng
    chết năm năm mươi sáu tuổi
    đứt mạch máu
    lúc đang đọc diễn văn
    gần đến đoạn cuối

    g)Tổng hành dinh Nằm Vùng https:nhanvanvietcom của triết gia sến Võ Văn Thưởng lại chửi rủa hạ lưu .
    “Nguyễn Ngọc Giao là việt kiều cộng sản nhất ” , và Nguyễn Thị Cỏ May là việt kiều chống cộng nhất !
    Ngọc Giao nghĩa là gì , Cỏ May nghĩa là gì ?
    h) Đi Tìm Nhân Vật Tổng bí thư .-
    Trích Tạ Duy Anh , Đi Tìm Nhân Vật , trang 214 :
    Tôi đã làm một cuộc hành trình Đi Tìm Nhân Vật , đã đi qua hầu hết những ngáng trở của cuộc đời , và đã từng thất vọng bởi thời đại tạo ra đủ thứ :
    chiến tranh , vũ khí hủy diệt, lò thiêu người, hố chôn tập thể , những cuộc thí nghiệm rùng rợn , lũ độc tài, phe nhóm, đảng phái , bọn đầy tớ , nịnh thần , bồi bút , nhà tù , bệnh aids , nhưng không tạo nổi nhân vật .
    [ Trọng phán : Bớ Tạ Duy Anh ! Sao mà mầy đặt lò nung của tao quá gần với hố chôn tập thể hồi Tết Mậu Thân Huế 1968 , hả bây ?
    Bớ Tạ Duy Anh ! Tao chính là Nhân Vật mà mầy đi tìm ! Mầy có mừng không ? ]
    i) Nguyễn Phú Trọng có khả năng trấn trạch , xua đuổi bọn xấu ,
    như chim Trọng tinh của người Hoa ?
    .
    Trích Huỳnh Ngọc Trảng, Câu chuyện văn hóa, NXB tổng hợp t/pHCM , 2019 , trang 80 :
    Nghiêu tại vị 70 năm . Có nước Kỳ Chi dâng con chim Thùy minh , còn có tên chim Trọng tinh , mắt có 2 con ngươi , hình dáng giống con gà , kêu như tiếng phượng , thường giương lông vũ mà bay lên , có thể đuổi bắt mãnh thú hổ lang , khiến bọn yêu quái ác độc không thể làm hại . Trong nước có người khắc gỗ , có người đúc vàng , làm theo loại hình chim này đặt ở trên cửa , thì ma quỷ bọn xấu tự nhiên tránh xa hết . Người ngày nay , vào ngày Tết Nguyên đán hàng năm , hoặc khắc gỗ , đúc vàng hoặc vẽ hình chim đặt ở cửa sổ , có lẽ di tượng của chim Trọng tinh vậy .
    Đây là 1 tập tục trấn trạch cổ xưa cho chúng ta dữ liệu khá gần với con mắt cửa , đặc biệt là chi tiết « mắt có 2 con ngươi “ của loài chim Thùy minh /Trọng tinh dũng mãnh này .

    [ Lời bàn : Nguyễn Phú Trọng có khả năng trấn trạch , xua đuổi bọn xấu ,
    như chim Trọng tinh ?
    Có thể dùng tượng Nguyễn Phú Trọng bằng gỗ hay đá, để thay thế các sư tử đá ở các đền đài, dinh thự , tiệm buôn bán , gốc TQ ? Có thể dùng bùa Nguyễn Phú Trọng mang trong người ? ]

    Mắt cửa ở Hội An . Mắt cửa có 2 mắt,mỗi mắt có hình âm dương, ám chỉ 2 con ngươi ?
    Tại sao gần như chỉ có Hội An là có mắt cửa ?
    Trích Đô thị cổ Hội An , NXB Kim Đồng , 2002 , trang 15 , 9 :
    Trích Hội An Phố , NXB Đà Nẵng , 2004 , trang 39 , 41 :

    Hai con mắt của ghe chài có dính líu tới 2 con mắt cửa ở Hội An ?
    Nếu có , thì các ghe chài này đều gốc Tàu ?

    j)Lê Duẩn phán : Trí thức VNCH sau 1975 , một chiến lợi phẩm rất lớn .-
    [ Trọng phán : Trí thức Việt kiều hiện nay và gia sản của họ cũng là một chiến lợi phẩm rất lớn , nghe bây ! ]
    [ Mao phán : Bớ Lê Duẩn ! VNCH là một chiến lợi phẩm rất lớn của TQ và VN , mày không được quyền hưởng một mình , nghe bây ! ]

    facebook, 29/6/2020 :
    ‎Diễn Le Tai‎ đến TT GROUP
    Trí thức miền Nam sau 1975
    Sau ngày 30-4-1975,
    Chu Phạm Ngọc Sơn là một nhà chuyên môn hợp tác toàn diện với chế độ.
    Ông và một số nhà khoa học khác thường không câu nệ khi nhận các đơn đặt hàng thực hiện những công trình “khoa học” phục vụ nhu cầu chính trị.
    Theo Tổng thư ký Hội Trí thức Yêu nước Thành phố Hồ Chí Minh Huỳnh Kim Báu: “Những năm ấy, các trí thức Sài Gòn vẫn nhận được điện thoại từ Văn phòng Thành ủy hỏi xem: ‘Có công trình khoa học chào mừng 3-2 hay 19-5 không?’.
    Những Giáo sư như Phạm Biểu Tâm, Lê Văn Thới thì mắng ngay: ‘Không có thứ khoa học nào gọi là khoa học chào mừng cả’. Nhưng một số người khác thì có, người thì làm ra chất tẩy rửa ‘pentonic’, người chứng minh ‘ăn mấy ký khoai mì bổ bằng một ký thịt bò’, người thì ‘ăn bo bo nhiều dinh dưỡng hơn cả gạo’. Nhưng ngay cả những ‘nỗ lực’ đó cũng không giúp kiến tạo được lòng tin”.
    Giáo sư Chu Phạm Ngọc Sơn kể:
    “Nhìn vào lý lịch, thấy trước đây năm nào tôi cũng đi Mỹ nghiên cứu hoặc đi dạy, người ta cứ thắc mắc sao đi Mỹ quá trời. Tôi nộp đơn xin vô Hội Trí thức Yêu nước, mấy lần bị từ chối”. Năm 1980, trong thời gian Giáo sư Chu Phạm Ngọc Sơn đi Liên Xô, một người con của ông vượt biên không thành. Người con gái của ông cũng cảm thấy bế tắc khi thi không đậu vào dự bị y khoa. Biết chuyện, ông Võ Văn Kiệt thỉnh thoảng qua lại, trò chuyện, khi hiểu thêm nội tình, ông nói với Giáo sư Sơn: “Thôi, anh cứ để cho cô ấy và mấy cháu đi, đi chính thức. Bên đó có điều kiện cho các cháu học hành… Sau này nếu các cháu trở về thì tốt, nếu không, tôi với anh cũng được làm tròn bổn phận”.
    Ông Huỳnh Kim Báu kể: Sau giải phóng, Bí thư Thứ nhất Lê Duẩn vào Sài Gòn, sau khi nghe Mai Chí Thọ, Trần Trọng Tân báo cáo tình hình, ông nói: “Nãy giờ có một chiến lợi phẩm rất lớn mà các đồng chí không đề cập, đó là lực lượng trí thức được đào tạo từ nhiều nguồn. Lenin nói, không có trí thức là không có xã hội chủ nghĩa”. Tuy nhiên, theo ông Huỳnh Kim Báu, cách mà chính quyền sử dụng trí thức chủ yếu là “làm kiểng”.
    Giáo sư Phạm Hoàng Hộ tuy ở thời điểm đó vẫn còn là hiệu phó Đại học Khoa học, nhưng theo ông Báu: “Đấy chỉ là một chức vụ bù nhìn, không có vai trò gì trong giáo dục”. Giáo sư Hộ là hiệu phó nhưng không phải đảng viên, nên khi có vấn đề gì thì những người trong Đảng họp riêng, quyết định xong, có việc nói vớiông, có việc ông không bao giờ được biết. Từ rất sớm, Giáo sư Phạm Hoàng Hộ đã phản đối cách đào tạo đưa thời gian học chính trị quá nhiều vào chương trình. Ông cảnh báo: “Nếu chính trị can dự quá mạnh, các nhà khoa học sẽ mất căn bản”.
    Giáo sư Phạm Hoàng Hộ nói lên điều này sau khi chính ông đã được trải nghiệm trong những ngày học chính trị. Năm 1977, một lớp học kéo dài mười tám tháng về “Chủ nghĩa xã hội khoa học” dành riêng cho các trí thức miền Nam đã được tổ chức tại Thành phố Hồ Chí Minh. Ông Võ Ba, người tham gia tổ chức lớp học này, kể: “Chính quyền tưởng rằng sau lớp học sẽ có được một tầng lớp trí thức của chế độ cũ yêu mến và phụng sự chủ nghĩa xã hội. Tuy nhiên, nếu như Marxism đã từng được các trí thức miền Nam quan tâm như là một môn khoa học thì giờ đây họ lại nghe những giảng sư miền Bắc nói về Marx hết sức giáo điều. Chưa kể, những người đứng lớp còn rao giảng với tư thế của người chiến thắng, tự tôn, tự đắc”. Những đảng viên tham gia lớp học như ông Võ Ba cũng thừa nhận: “Trước giới trí thức Sài Gòn, chính quyền đã thất bại ngay trong lần trình diễn đầu tiên”.
    Chưa kết thúc lớp học, Tiến sỹ Nguyễn Văn Trung, một giáo sư triết học nổi tiếng của Sài Gòn, một người được coi là “hằn học với Giáo hội”, đã coi cộng sản cũng là “một giáo hội”. Tiến sỹ Nguyễn Văn Trung cho rằng hình thức “kiểm điểm” mà cộng sản áp dụng trong sinh hoạt chính là một thứ “xưng tội man rợ”. Về đường lối, ông cho rằng: “Có thể có những điều Lenin nói đã đúng vào năm 1916, nhưng sau bảy mươi năm mà ta áp dụng là không lý trí”. Còn Giáo sư Châu Tâm Luân thì khi nghe các giảng sư miền Bắc say sưa nói về con đường “tiến lên chủ nghĩa xã hội bỏ qua giai đoạn phát triển chủ nghĩa tư bản” đã mỉa mai: “Sao không tìm hiểu xem sau chủ nghĩa cộng sản là gì để nhân tiện bỏ qua, mình bỏ qua luôn hai, ba bước”. Giáo sư Châu Tâm Luân lấy bằng tiến sỹ về kinh tế nông nghiệp ở Đại học Illinois, Mỹ, năm hai mươi lăm tuổi, trở về dạy cùng lúc ở hai trường đại học Minh Đức và Vạn Hạnh. Ông là một trong những trí thức phản chiến hàng đầu, bị chế độ Sài Gòn bắt giam đầu năm 1975 cho tới những ngày cuối tháng 4-1975 mới được Chính quyền Dương Văn Minh thả ra. Giáo sư Châu Tâm Luân là một thành viên của nhóm “sứ giả” được ông Dương Văn Minh phái vào trại Davis300 và được giữ lại ở đây cho đến trưa ngày 30-4-1975. Sau giải phóng, chính quyền xếp ông vào diện “người của ta”. Ông là đại biểu khóa I Hội đồng Nhân dân Thành phố Hồ Chí Minh, đồng thời là ủy viên Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam.
    Về phía mình, Giáo sư Châu Tâm Luân cũng là một trong những trí thức kỳ vọng nhiều vào chế độ mới. Mấy tháng “sau giải phóng”, giá cả sinh hoạt tăng vọt lên, trong khi dân tình lo âu thì ông lại cho là giá tăng vì “tâm lý”, giống như cách giải thích thời ấy của chính quyền301. Sau khi cho rằng nhà nước không thể dùng ngoại tệ để nhập hàng như trước đây, Giáo sư Châu Tâm Luân viết: “Giờ đây không còn bọn tay sai đem máu của con em nhân dân đổi lấy đô la nữa thì cần phải tiết kiệmtối đa số ngoại tệ mà dân phải lao động đổ mồ hôi mới đem về được cho quốc gia… Vì vậy ngoài sự tiếp tay chánh quyền kiểm soát gian thương, chúng ta cũng cần kềm hãm bớt kẻ địch ở ngay trong lòng mình…”302.
    Khi trao cho Giáo sư Châu Tâm Luân nhiều trọng trách, Chính quyền nghĩ đơn giản ông là người “dùng” được. Nhưng, cũng như nhiều trí thức Sài Gòn, ông đã không hành xử như là một công cụ. Từ năm 1976, Giáo sư Châu Tâm Luân không được đứng lớp vì kiến thức kinh tế của ông là “kinh tế tư bản”, tuy nhiên, ông vẫn còn được để ngồi trong Hội đồng Khoa học của trường. Chỉ ít lâu sau, Đảng ủy trường nhận xét ông muốn “tranh giành lãnh đạo với Đảng”.
    Giáo sư Châu Tâm Luân kể: “Tôi ngạc nhiên, chế độ cũ hai lần giao chức cho tôi mà tôi có màng tới đâu”. Nhưng té ra vấn đề không phải là “ghế”, mà là những ý kiến của ông ở Hội đồng Khoa học luôn luôn khác với ý kiến của chi bộ. Trong một cuộc họp, khi nghe ông Đỗ Mười thao thao nói về “hợp tác hóa”, về chủ trương phải đưa những người bần cố nông lên làm lãnh đạo hợp tác và “phải đào tạo họ”, Giáo sư Luân hỏi: “Nhà nước định đào tạo trong bao lâu?”. Ông Đỗ Mười nói: “Tình hình gấp rút, đào tạo ba ngày”. Giáo sư Châu Tâm Luân nhớ lại: “Tôi bắt đầu ngao ngán vì muốn thay đổi thì phải bắt đầu từ cái đầu mà… những ‘cái đầu’ thì như thế”. Sau lần gặp ông Đỗ Mười, nhà kinh tế nông nghiệp Châu Tâm Luân được đưa về Viện Khoa học Xã hội.
    Không chỉ có những đụng độ tại cơ quan. Ở Hội đồng Nhân dân, Giáo sư Châu Tâm Luân là trưởng Ban Nông nghiệp. Trong một phiên họp toàn thể thảo luận về các chương trình khoa học của Thành phố, sau khi nghe ông Luân tranh luận, một đại biểu trong Hội đồng mặc quân phục đứng dậy xin ngưng cuộc cãi vã, và lớn tiếng: “Các chuyên viên đã để ra rất nhiều thời giờ soạn thảo, đại biểu đó tư cách gì mà đòi sửa qua sửa lại”. Ông Luân cố dằn lòng: “Tôi xin ngưng cuộc thảo luận, bởi như vị đại biểu vừa nói, đã có các chuyên viên nghiên cứu cho chúng ta rồi thì chúng ta chỉ còn là chuyên viên giơ tay thôi”. Chủ trì phiên họp, ông Mai Chí Thọ không nói gì, chỉ yêu cầu biểu quyết. Nhìn thấy ông Luân không giơ tay, ông Mai Chí Thọ hỏi: “Ai không chấp thuận?”. Ông Luân cũng không giơ tay, ông nói: “Toàn thể chấp thuận, một phiếu trắng”.
    Một số cán bộ cách mạng tốt bụng bắt đầu lo lắng cho vị giáo sư trẻ tuổi này, một trưởng Ban Đảng khuyên: “Tôi sáu mươi tuổi, người ta vẫn xem tôi như con nít, phải ăn nói thận trọng lắm. Anh nhớ, anh chỉ mới hơn ba mươi tuổi”. Giáo sư Châu Tâm Luân kể: “Tại diễn đàn của Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam, tôi đề nghị phải áp dụng ‘kinh tế thị trường có sự quản lý của nhà nước’. Ông Xuân Thủy nghe, nói với tôi: ‘Anh phải có người đỡ đầu, anh về nói với Sáu Dân đi’. Tôi trả lời ông Xuân Thủy: ‘Nếu tôi nói đúng thì các anh phải nghe chứ sao lại cần người đỡ đầu?’.
    Sau đó, ông Mai Chí Thọ nhắc: ‘Cậu đúng, nhưng áp dụng như vậy thì phức tạp quá, làm sao chúng tôi quản lý được. Muốn làm phải có những người như cậu. Mà nói thật chúng tôi chưa thể tin hoàn toàn những người như cậu’”. Theo ông Luân: “Những năm ấy, tôi chê ông Võ Văn Kiệt nhát, ‘xé rào’ là vá víu; phải ‘phá vỡ’ để áp dụng kinh tế thị trường chứ không thể phá những đoạn rào. Ông Mai Chí Thọ nghe, nhắc: ‘Phải giữ chính quyền trước hết, chính sách sai thì còn sửa được chứ mất chính quyền là mất hết’. Về sau tôi mới thấy ông Mai Chí Thọ đã nói rất thật lòng, họ đã ngủ rừng hàng chục năm để có chính quyền, làm sao họ để mất cái mà họ vừa giành được đó”.
    Hai vợ chồng Giáo sư Châu Tâm Luân đều học ở Mỹ. Trước năm 1975, gia đình ông đã định cư ở một nước Bắc Âu, nhưng cả hai đều chọn con đường về nước. Sau năm năm cố gắng chòi đạp trong chế độ mới, ông không tìm thấy một cơ may thay đổi nào. Đầu năm 1979, ông vẫn còn được trả lời phỏng vấn các phóng viên nước ngoài, nhưng càng về sau thì không thấy nhà báo nào gặp ông nữa. Giáo sư Châu Tâm Luân nói: “Tôi bắt đầu có dự cảm bất ổn. Khi tình cờ gặp một vài phóng viên, nghe họ nói mấy lần đến Việt Nam xin gặp tôi đều được chính quyền trả lời là Giáo sư Châu Tâm Luân đang đi công tác xa. Tôi biết tôi đang dần dần bị cô lập”.
    Dù từng hoạt động trong các phong trào chống đối dưới chế độ Sài Gòn, ông Huỳnh Kim Báu vẫn phải thừa nhận: “Trước 1975, mặc dù chính quyền bị coi là bù nhìn, nhưng trí thức vẫn được trọng dụng, họ có quyền thực sự trong chuyên môn. Sau giải phóng, chính quyền được nói là của mình nhưng trí thức gần như chỉ được dùng như bù nhìn, trong khi đa phần họ là những người khảng khái”.
    Năm 1977, có lần hệ thống nước máy của Thành phố bị đục, ông Võ Văn Kiệt mời các nhà trí thức tới hiến kế. Nhiều người phát biểu, riêng ông Phạm Biểu Tâm ngồi im. Ông Kiệt hỏi: “Sao vậy anh Tâm?”. Ông Phạm Biểu Tâm nguyên là chủ tịch Hội Sinh viên Hà Nội trước 1945. Năm 1963, con gái Ngô Đình Nhu là Ngô Đình Lệ Thủy thi y khoa đã bị ông đánh rớt dù bị nhà Ngô gây áp lực. Ông là một nhà giáo được sinh viên kính nể. Ông Tâm được nói là rất quý ông Kiệt, nhưng có lẽ do quá bị dồn nén, ông đứng dậy nói: “Từ ngày mấy anh về, cái đầu trí thức khỏe, vì cái gì cũng đã có mấy anh nghĩ hết. Nước là chuyện mấy anh đâu phải chuyện tụi tui”.
    Một thời gian sau, Giáo sư Phạm Hoàng Hộ trả lại chức hiệu phó. Trường sợ mang tiếng không nhận, ông khóa phòng, giao chìa khóa, tự chấm dứt vai trò “chim kiểng” của mình. Theo ông Võ Văn Kiệt, Thành ủy vẫn để Giáo sư Phạm Hoàng Hộ hàng năm sang Pháp dạy học. Trong một lần đi Pháp, ông ở lại luôn bên đó rồi viết thư về cho ông Kiệt nói rằng, công việc nghiên cứu nhiều, ông cần phải ở nơi có phương tiện cho ông làm việc, khi nào đất nước thực sự cần, ông sẽ về.
    Còn Giáo sư Châu Tâm Luân, nhân một buổi tối rủ ông Võ Ba tới nhà chơi, đã đưa cho Võ Ba coi một tập đánh máy hai mươi trang về “tình hình kinh tế nông nghiệp miền Nam”, rồi nói: “Võ Ba ơi, mình rất mừng vì bản báo cáo này của mình đã được Mặt trận Tổ quốc đánh máy gởi đi… Hai lần trước thì họ không chịu đánh máy. Nhưng, Võ Ba ạ, họ đánh sai hết, những thuật ngữ như ma trận họ đánh thành mặt trận ông ạ”. Mấy hôm sau, Võ Ba chạy qua nhà Giáo sư Luân thì thấy cửa đóng, bên trong thấp thoáng bóng mấy công an đến “chốt nhà”. Cho dù, sang tới Thái Lan ông bị các thuyền nhân khác đánh rất đau, khi viết thư về, trả lời câu hỏi của ông Huỳnh Kim Báu, “liệu vượt biên có phải là một quyết định sai lầm”, Giáo sư Châu Tâm Luân vẫn cả quyết: “Không, Báu! Dù phải trả giá đắt, mình vẫn thấy đi là đúng”.
    Trong số các trí thức miền Nam, ông Võ Văn Kiệt “xếp” Giáo sư Châu Tâm Luân vào hàng “khó tính”. Tuy nhiên, ông kể: “Đến nhà Châu Tâm Luân mình rất thích vì ảnh thẳng thắn, nghĩ sao nói vậy, có khi như búa bổ. Ảnh hy vọng khi đất nước hòa bình, với sự phì nhiêu của đất đai miền Nam, sẽ có dịp thi thố giúp phát triển nền nông nghiệp. Nhưng một thời gian sau, thấy cơ chế như thế thì không thể nào đóng góp được”.
    Một người khác từng quen biết Bí thư Thành ủy Võ Văn Kiệt nhưng cũng phảivượt biên là Kỹ sư Phạm Văn Hai, giám đốc nhà máy dệt Phong Phú. Ông Phạm Văn Hai là người đưa kỹ nghệ nhuộm vào miền Nam. Ông có hai người con, một người được đặt tên là Phạm Chí Minh, một người là Phạm Ái Quốc. Sau ngày 30-4, ông Phạm Văn Hai vẫn nhiệt tình tư vấn để phục hồi ngành dệt và nghiên cứu chất kích thích cây cỏ. Nhưng năm 1977 ông quyết định “đi”. Vượt biên hai lần, cả hai lần đều bị bắt. Lần đầu bị bắt ở Kiên Giang, Thành ủy lãnh. Lần hai, bị bắt ở thành phố, ông Võ Văn Kiệt vào thăm, ông Hai nói: “Cho dù anh quan tâm nhưng như thế này thì không làm được”. Ông Võ Văn Kiệt thừa nhận: “Những người như Kỹ sư Phạm Văn Hai, như Giáo sư Châu Tâm Luân…, nếu chỉ khó khăn về cuộc sống họ sẽ vượt qua, nhưng nếu bị đặt vào hoàn cảnh không thể đóng góp thì họ không chịu được. Tôi cũng không biết làm gì hơn, chỉ đề nghị mấy ảnh đừng vượt biên nguy hiểm”.
    Ông Võ Văn Kiệt nhớ lại: “Tôi tiếc đứt ruột khi để những anh em trí thức ấy ra đi, nhưng biết là nếu họ ở lại thì cơ chế hiện thời cũng chưa cho phép mình sử dụng họ”. Trước khi vượt biên, ông Dương Kích Nhưỡng, một công trình sư cầu cống, thủy điện, nói với ông Võ Văn Kiệt: “Ước mơ của các anh rất đẹp, nhưng các anh làm như thế này là không được. Đi đâu cũng nghe nói tới nghị quyết, làm cái gì cũng chỉ theo tinh thần nghị quyết này, chủ trương kia thay vì theo pháp luật. Trị nước mà bằng nghị quyết và chỉ thị chung chung thì không được”.
    Tổng Thư ký Hội Trí thức Yêu nước Huỳnh Kim Báu nhớ lại: ông Kiệt biết là các trí thức bắt đầu vượt biên, ông gọi tôi lên và dặn “Nghe ngóng, nếu có anh em trí thức bị bắt ở đâu, anh phải lãnh về”. Khi nhận được tin công an Bình Thuận bắt giam Kỹ sư Dương Tấn Tước, ông Kiệt cấp giấy cho ông Báu ra Bình Thuận xin “di án về Thành phố”. Ông Báu kể: “Công an Bình Thuận thấy giấy của Thành ủy thì cho nhận ‘can phạm’. Nhưng khi anh Tước thấy tôi mừng quá định kêu lên, tôi đã phải giả vờ làm mặt lạnh, bước tới, còng tay anh Tước. Dọc đường, tôi cứ phải làm thinh mặc cho Kỹ sư Dương Tấn Tước ngơ ngác. Qua khỏi Bình Thuận, tôi mới mở còng và giải thích: Công an Bình Thuận mà biết, người ta chụp đầu cả tôi”.
    Đích thân ông Kiệt cũng nhiều lần đến các trại giam để bảo lãnh các trí thức.
    Theo ông Phạm Văn Hùng và Nguyễn Văn Huấn, hai người giúp việc thời đó của ông, hình thức “xử lý” đối với những trí thức vượt biên của “Anh Sáu Dân” là kêu tụi tôi đích thân đi làm lại hộ khẩu và sổ gạo cho họ. Nhưng phần lớn các trí thức đã ra đi lặng lẽ. Giáo sư Châu Tâm Luân kể: “Tôi đi tất cả sáu lần. Lần bị giữ lâu nhất là ở Rạch Giá, cả tháng trời. Nhưng tôi không khai mình là ai. Như bốn lần trước, ở nhà cứ lo một cây vàng thì được thả”.
    Có những người không chịu nhờ Thành ủy, hoặc “lo” bằng vàng. Theo ông Huỳnh Kim Báu, khi vượt biên bị bắt, Giáo sư Lê Thước đã tự sát.
    ST.

    • Cám ơn Canhchua ở Sàigon kể lại nhiều chi tiết thú vị “đau thương” sau 1975.
      Điểm đáng chú ý là giáo sư Châu Tâm Luân dù chống đối thể chế VNCH vẫn được miền Nam cho đi du học ở Mỹ và can đảm đối đầu với chế độ mới khi sự thật bị phơi bày.

  6. Cái ghế Tỗng-bí-thư của Trọng Nước Sâu có giá là “Chuổi căn-cứ tàu ngầm Tàu Cộng” trong các cãng nước sâu từ Quãng Ninh tới Cà Mau. Vân Phong, Vũng Áng, Cà Ná, Cam Ranh, Đại Lãnh, Vũng Rô…và các nơi khác.
    Cái giá của chiếc ghế Thủ-tướng của Chính Đặc Khu là “Chuổi Đặc Khu Tàu Cộng” trải dài từ Quãng Ninh tới Phú Quốc, trong đó quan trọng nhất là Quãng Ninh và Phú Quốc, đoạn giửa chỉ giử phần yễm-trợ.
    Trọng Nước Sâu ôm ghế Tbt 05 năm.
    Chính Đặc Khu ôm ghế Thtg 10.
    Thời-gian vừa đủ cho Tàu Cộng hoàn-tất 02 Chuổi.
    Sau đó là kế-hoạch khác.

Leave a Reply to Nguyễn Văn Hủy phản hồi

Please enter your comment!
Tên