Tranh chấp bản quyền Quốc Ca nhìn theo góc độ bản quyền

5

Nhân vụ lộn xộn về bản quyền của bài Quốc ca Tiến quân ca, gây bức xúc lớn ở trong nước, với tư cách là người vừa mới «gác bàn phím » trong lĩnh vực này, sau 27 năm công tác liên tục ở 1 trong những cơ bản bản quyền lớn nhất thế giới, la SACEM của Pháp tôi viết bài này để giúp các bạn hiểu được những nét cơ bản của chuyện bản quyền, từ đó chúng ta biết rõ ai đúng ai sai. Để hiểu rõ và cũng để viết 1 lần cho nhiều những trường hợp khác tương tự lại có thể lại xẩy ra, bài có thể được viết hơi dài. Nếu các bạn muốn biết tường tận thì nên đọc đến cuối. Tôi cũng sẽ chỉ cố gắng nói đến các phần có thể liên quan đến sự kiện trên.

Các cơ quan bản quyền trên thế giới đều nằm trong, tạm dịch, Hiệp hội bản quyền quốc tế, La CISAC (la Confédération internationale des sociétés d’auteurs et compositeurs). Những nguyên tắc cơ bản về bản quyền của các nước trong hiệp hội là giống nhau và Việt Nam cũng đã là thành viên của CISAC. Vậy trước tiên là đừng có nói là luật của chúng tôi khác.

Để cho dễ diễn đạt, tôi lấy SACEM làm thí dụ.

Khi một nhà soạn nhạc làm ra 1 bản nhạc, để bản nhạc có bản quyền, ông ta phải đến đăng ký bản quyền ở SACEM, tức là nộp bản gốc. Sau 1 thời gian xét duyệt để biết là không phải đạo nhạc…, SACEM công nhận bản quyền của bản nhạc này và SACEM có nghĩa vụ phải bảo vệ bản quyền của nó, phải thu tiền bản quyền của nó để trao lại cho nhà soạn nhạc.

  1. Như vậy bản quyền chỉ có khi được 1 cơ quan bản quyền hợp pháp công nhận. 

Trường hợp bản quyền khác liên quan như phối âm, phối khí, thậm chí thay đổi 1 tý cả phần lời và nhạc thì sao?

Không ít các bài bản nhạc gốc được thay đổi 1 tý lại bán chạy hơn (tạm gọi là bản phối). Trong trường hợp như vậy, tác giả của bản phối cũng phải làm 1 động tác tương tự như tác giả của bản gốc, tức là cũng phải mang đến SACEM để được xét duyệt và công nhận bản quyền. Nhưng, cái nhưng này vô cùng quan trọng đây: khi bản phối đó có tạo ra bản quyền thì tác giả của bản phối chỉ được hưởng 1/12 bản quyền, còn 11/12 trả cho tác giả bản gốc. Các chú cứ chế, anh cứ nhận.

2. Như vậy, bản quyền của bản phối cũng chỉ có được khi được cơ quan bản quyền công nhận.

Khi nào thì hết bản quyền?: Nói một cách vắn tắt nhất thì sau khi tác giả chết 70 năm thì hết bản quyền, tác phẩm trở thành 1 tài sản chung của nhân loại, ai muốn chơi ở đâu cũng được, không phải trả tiền bản quyền nữa.

Trường hợp nhà sản xuất đĩa hát hay các phương tiện khác thì sao ?(Tôi tạm gọi là các nhà sản xuất đĩa).

Các nhà sản xuất đĩa, trước khi ra đĩa, phải xin phép SACEM trước về nội dung của đĩa và số lượng phát hành. Trên cơ sở đó SACEM bắt nộp tiền bản quyền cho việc sản xuất đó. Xin nhấn mạnh để các bạn biết là Nhà đĩa hoàn toàn không có bản quyền với các bản nhạc trên đĩa đó nhé, SACEM vẫn hoàn toàn có bản quyền với các bản nhạc đó. Nếu bạn sử dụng đĩa đó ở nơi công cộng, bạn vẫn phải trả tiền bản quyền cho SACEM, mặc dù bạn đã bỏ tiền mua đĩa.

SACEM đương nhiên không có quyền thu bản quyền với các bản nhạc đã trở thành tài sản của nhân loại. 

3. Như vậy, bạn mua đĩa mà có bản nhạc hết bản quyền thì cứ thoải mái dùng ở bất cứ nơi đâu nhé. Nhà đĩa đừng có ấm ớ mà đòi tiền bản quyền.

Trở lại với bài Tiến quân ca: Gia đình nhạc sỹ đã hiến cho nhà nước, như vậy có thể coi bản nhạc này là tài sản chung rồi, không ai có quyền thu bản quyền. 

Cơ quan bản quyền âm nhạc của Việt Nam, VCPMC đã được thành lập từ lâu rồi và đã hoạt động rất có hiệu quả, đã là thành viên của CISAC. Mọi vấn đề liên quan đến bản quyền phải do cơ quan này quyết định như tôi đã nói trong bài viết.

Qua những điểm mà tôi đã nói ở bài này, thì các bạn có thể thấy rõ là tất cả những lời tuyên bố về bản quyền(bất cứ dạng nào) đối với bản Tiến quân ca đều vô nghĩa. VPCMC không hề công nhận bản quyền của họ. Bản thân bà Trần Lệ Chiến là một trong những lãnh đạo của VPCMC cũng đang rất bức xúc về vấn đề này. 

Các hãng nào đó đưa bản phối của họ lên youtube và đòi bản quyền là vô lý vì họ làm gì có bản quyền được công nhận bởi VPCMC và hơn nữa, nói 1 cách tóm tắt nhất, quy tắc số 1 về bản quyền trên youtube là bạn không có quyền đưa lên mạng các tác phẩm không phải của bạn hoặc không được phép. 

Các hãng nào đó đòi tiền bản quyền vì ai đó đã lấy (sử dụng) từ đĩa của họ cũng vô lý vì nhà đĩa không có bản quyền với nhạc ghi trên đĩa và hơn nữa bản nhạc này đã là của chung.

Từ lâu rồi ở Việt Nam ta, người dân vẫn kêu ca rất nhiều về hệ thống luật Pháp của Việt Nam là chồng chéo, luật không rõ ràng… Kể về lời ca thán thì nhiều lắm không thề kể hết. Nhưng đây là chuyện luật bản quyền rất rõ ràng và những luật này không có ảnh hưởng gì đến hệ thống chính trị của Việt Nam. Người ta có thể thông cảm cho nhà chức trách không rõ lắm về bản quyền nên vẫn chưa biết xử lý ra sao. Nhưng sau bài viết này của tôi một thời gian và về sau này vẫn còn các vụ tương tự không được giải quyết thì người dân lại có quyền nghi ngờ về các nhóm lợi ích đang hoành hành ở nước ta. Rất mong các nhà chức trách giải quyết dứt điểm. Người dân ở Việt Nam sẽ không thể nào hiểu nổi là một nước có chuyên chính vô sản, có thể làm được những chuyện tầy trời mà lại không thể làm được cái chuyện cỏn con thế này. 

HOÀNG Quốc Dũng 

(Paris)

5 BÌNH LUẬN

  1. Có thể ông này viết đúng vì ông sống ở Pháp, theo luật quốc tế.

    Nhưng, ông sai vì ở VN thời định hướng XHCN, tư tưởng HCM, luật là do đảng lãnh đạo và chỉ đạo: bảo sai là sai, bảo đúng là đúng. Nhiều khi sáng đúng chiều sai rồi làm gì được nhau. Dân biết điều này lâu rồi, nên luật thì cứ luật, ta làm thì cứ làm. Luật lệ có nghĩa gì!

    Ông có về VN chơi thì đừng có nhìn đèn đỏ đèn xanh để qua đường. Cứ bình thản qua đường khi thấy đèn xanh có ngày bị xe cán ráng chịu!

  2. Sao tự nhiên bọn cộng sản nhà ta lại tử tế đến thế nhỉ ?
    Trả lại tác quyền của bài quốc ca cho Văn Cao .

    He he … ở cái xứ Cộng Hoà Xã Nghĩa Vẹm ,thì bất cứ
    chuyện trời đánh gì cũng có thể xảy ra .

  3. Chả hiểu nổi bọn cộng sản . Chúng bắn bà Cát Hanh Long ,tịch thu tài sản.
    Chúng đấu tố địa chủ ,tịch thu ruộng đất . Chúng “quốc doanh” mẹ nó hết
    công xưởng ,nhà máy tư nhân . Chúng là bọn ăn cướp, muốn cướp cái gì ,
    thì chúng nhân danh “nhân dân” ,mà trắng trợn cướp vô tội vạ . Không những
    cướp mà còn xử bắn nữa .

    Nay chỉ vì một bản nhạc thuộc về tài sản của Văn Cao ,mà tắt âm thanh của
    bài quốc ca ,thì thật là chuyện … khôi hài đỏ .
    Chẳng nhẽ nó muốn đổi bài quốc ca của Văn Cao ,thành nhạc Tàu chăng ?
    Vì thân nhân của Văn Cao đòi tác quyền ,nên Đảng đổi quốc ca cho giống
    với quốc ca của mẫu quốc . Năm nay là năm 2021 ,chắc cũng đến thời hạn
    rồi cũng nên .

    Học tiếng Tàu đi là vừa .” Vạn tuế Tập hoàng đế , muôn năm trường trị,
    thống nhất giang hồ “. He he he …

  4. Cũng đồng thời với Phạm Duy, nhưng chỉ vì tin vào Hồ Chí Minh và đảng CS mà cuộc đời Văn Cao khốn khổ, khốn nạn tới gần lúc….chết.

    Trong khi những người như Phạm Duy bỏ Việt Minh và sau đó bỏ Cs để vào Nam thì sự nghiệp âm nhạc phát triển vượt bực với những ca khúc để đời thì Văn Cao – nếu không kể một số`tình khúc “tiền chiến” (bị cs cấm hát) – thì “gia tài” âm nhạc của Văn Cao chả có gì ngoài bài Tiến Quân Ca và vài bài ca kháng chiến ..khiến chán, chả ai mặn mòi.

    Xuốt thời gian dài bị Hồ Chí Minh vùi dập, cô lập….trong vụ an Nhân Văn – Giai Phẩm…Văn Cao đã nhẫn nhục sông trong nghèo túng và cho mãi tới năm 1988 thì một số bản nhạc “tiền chiến” của ông mời được phép cho lưu hành lại.

    Tởm nhất là đợi sau khi ông mất được một năm (1996) thì bọn CS đểu cáng mới ‘bố thì” cho ông một “đống” huy chương, huân chương…để gọi là …an ủi.

    Giá ông không tin theo Hồ Chí Minh mà “di cư” vào Nam như Phạm Duy thì kho tàng âm nhạc VN có lẽ đã có thêm hàng trăm ca khúc để đời

    Có lẽ vì bài Tiến Quân Ca của Văn Cao quá khát máu, quá tàn bạo và lời ca đã thúc dục, dẫn dụ hàng triệu người phải chết cho cái gọi là “Sinh Bắc Tử Nam”, nên “cha đẻ” của nó mới có một cuộc đời bi thảm và tủi nhục như thế (cũng có người nói vì Văn Cao – trong thời gian làm công an – đã giết nhiều người, nên gặp quả báo)

    Âu đó cũng là số mệnh của một tài hoa chọn lầm lý tưởng

  5. Cần phải biế̃t phân biệt rõ r̀àng Quốc Ca v̀a Đảng Ca.
    Quốc ca l̀a bài hát tượng trưng cho cã nước,tổ quốc dân tộc.
    Đảng ca,như đã rõ ràng chỉ l̀à bài” ca hiệu”
    của một Đảng ,l̀à một thiểu số so vơí toàn dân số trong nước VN hiện nay vào khoảng chín mươi ba triệu ngươì..Theo như hiện trạng đảng viên CS,khoảng ba triệu kể cả bà con thân thuộc của chúng,được ưu tiên trên mọi lảnh vực.cũng như đảng viên Đảng Quốc Xã dươí thơì Hittler…
    Bọn VGCS,nhập nh̀à nhập nhằng ép buộc mọi ngươì dân trong nước tưởng lầm Đảng Ca ,Đảng kỳ l̀à Quốc Ca,quốc kỳ.

Leave a Reply to dân SG Hủy phản hồi

Please enter your comment!
Tên