Trận đánh cuối cùng, Sài Gòn thất thủ

13
Ảnh the Nwe York Times

 

Sơ lược tình hình

Tháng 8/1949 Nga Sô có bom Nguyên Tử nhờ ăn cắp tài liệu Mỹ, họ giúp Mao Trạch Đông đánh thắng Quốc Dân Đảng và chiếm trọn nước Tầu, Nga không còn sợ Mỹ và giúp Trung Cộng gây cuộc chiến Triều Tiên từ tháng 6/1950 tới tháng 7/1953.

Nga và Mao giúp Việt Minh thành lập 5 Sư đoàn chính qui từ 1950 tới 1951, họ trở thành quân tốt của CS Quốc tế dưới danh nghĩa giành độc lập. Quân Đội Quốc Gia được thành lập cuối năm 1949, lương bổng do Chính phủ trả tượng trưng còn lại do Viện trợ Mỹ đài thọ, các công sở Pháp được trao trả dần dần cho Việt Nam, dưới áp lực Mỹ Pháp đã phải trả độc lập từ từ.

Cuối tháng 10-1950 Mỹ vội viện trợ quân sự cho Pháp 300 triệu đô la, Hàng không mẫu hạm Mỹ chở tới Sài Gòn 40 máy bay Hellcat cho Pháp. Người Mỹ can thiệp vào Cuộc chiến Việt Nam từ 1949, 50 nhưng gián tiếp, năm 1953 Mỹ giúp Pháp 50% quân viện, năm sau 1954 viện trợ Mỹ tăng lên 78%.

Sau Hiệp Định Geneve 1954, Quân Pháp rút vào Nam dưới vĩ tuyến 17 rồi về nước trong hai năm sau. Chính phủ Mỹ giúp miền Nam thành lập Quân Đội Quốc Gia mà sau năm 1956 gọi là Quân Đội VNCH. Cuối thập niên 1950 và đầu thập niên 1960 Cuộc chiến miền Nam hãy còn là du kích, sang năm 1964 miền Nam có đảo chính , bên Nga sô chính phủ ôn hòa của Thủ Tướng Khrushchev bị lật đổ, Brezhnev lên thay giúp Hà Nội tích cực hơn trước.

Năm 1964, 65 lợi dụng tình hình chính trị miền Nam bất ổn, Hà Nội đưa nhiều trung đoàn chính qui vào tấn công mạnh, VNCH có nguy cơ sụp đổ. Trung Tướng Ngô Quang Trưởng, Tướng Westmoreland, Bộ Trưởng Quốc Phòng McNamara đều nói nếu Mỹ không đưa quân vào thì miền Nam sẽ mất trong vòng 6 tháng.

Giữa năm 1965 TT Johnson bắt đầu đưa quân vào VN, số quân được tăng dần cho tới 1968 lên tới hơn nửa triệu trong khi Cộng sản Bắc Việt cũng gia tăng xâm nhập, Lê Duẩn chấp nhận lấy sinh mạng 15, 20 cán binh để giết một người lính Mỹ, đẩy mạnh phong trào phản chiến. TT Johnson có nhiều sai lầm, trước hết thay vì phải Việt Nam hóa chiến tranh từ 1965, 66 ông lại bắt lính quân dịch, đẩy họ ra mặt trận .. nên số tử ngày càng tăng do Lê Duẩn thí quân để giết một lính Mỹ và đẩy mạnh phong trào phản chiến.

Tới năm 1968 số tử phía Mỹ lên tới 35 ngàn, CSBV chết hơn nửa triệu (1), cuộc chiến của Johnson là cuộc chiến tranh Giới hạn Limited war, không cho vượt biên giới đánh qua Miên lào, không dám oanh tạc mạnh BV vì sợ Trung Cộng và Nga leo thang chiến tranh nên đã không dứt điểm được cuộc chiến. Mặc dù Mỹ có thắng lợi nhiều về quân sự, gây tổn thất rất nặng cho địch khoảng trên mấy trăm ngàn người nhưng đầu năm 1968, trận Mậu Thân đã làm tiêu tan hy vọng chiến thắng. Người dân Mỹ không còn kiên nhẫn và chống đối rất mạnh, đòi chính phủ phải rút khỏi VN, gió đã đổi chiều.

Đầu năm 1969, tân Tổng thống Nixon tìm hòa bình trong danh dự, cuộc chiến có phần tàn khốc hơn trước nhưng không phải để thắng CS mà để chấm dứt chiến tranh rút bỏ Đông Dương vì phản chiến đã lên tột đỉnh. Tác giả George Donelson Moss (trong Vietnam, An American Ordeal) gọi cuộc chiến của Nixon là A war to end a war, một cuộc chiến để chấm dứt chiến tranh.

Nixon được Johnson để lại căn nhà dột nát khi phong trào phản chiến lên quá cao, các cuộc biểu tình năm 1969, 70 đi tới chỗ bạo động đổ máu và mọi kế hoạch quân sự không thể thực hiện được. Cuối tháng 1/1973, Hiệp định Paris được ký kết, mục đích của Mỹ để  rút hết quân lấy tù binh về nước, phía CSBV chờ Mỹ rút hết để Tổng tấn công chiếm miền Nam, họ mở xa lộ Đông Trường Sơn vận chuyển vũ khí và gia tăng xâm nhập để hoàn thành giấc mộng xâm lăng.

Sau khi ký Hiệp định khoảng một năm, Quốc Hội Dân chủ Mỹ bắt đầu cắt giảm quân viện VNCH mỗi năm khoảng 50%:  Từ  2,1 tỷ tài khóa  1973 xuống còn một tỷ tài khóa 1974 và xuống còn 700 triệu tài khoá 1975, con số này thực ra chỉ bằng 500 triệu vì dầu thô lên giá, tiền mất giá (2). Quyết định cắt giảm ô nhục của Quốc Hội đưa tới tình trạng thê thảm, theo tiết lộ của ông Cao Văn Viên (3) hậu quả là năm 1974 không quân đã phải cho hơn 200 phi cơ ngưng bay vì thiếu nhiên liệu, giảm số giờ bay yểm trợ, huấn luyện 50%, thám thính giảm 58%, phi vụ trực thăng giảm 70%.  Hải quân cũng cắt giảm hoạt động 50%, 600 giang thuyền các loại nằm ụ.

Đạn dược chỉ còn đủ đánh tới tháng 4 /1975, năm 1972 ta xử dụng trên 69 ngàn tấn đạn một tháng, từ tháng 7/1974 đến tháng 3/1975 ta chỉ còn xử dụng khoảng 19 ngàn tấn một tháng hoả lực giảm 70%. Tháng 2/1975 chỉ còn đủ đạn tất cả các loại súng cho 30 ngày, tháng 4/1975 chỉ còn đủ đạn đánh trong khoảng hai tuần (Sách đã dẫn trang 92). Trung Tướng Trần Văn Minh, cựu Tư lệnh không quân cho biết máy bay thiếu cơ phận thay thế, thiếu nhiên liệu cất cánh nên phần nhiều năm ụ.

Trong khi ấy theo Kissinger (4) Hà Nội đã xin được viện trợ của Sô viết tăng gấp bội. Tháng 12/1974, một viên chức cao cấp Nga viếng Hà Nội lần đầu tiên kể từ sau ngày ký Hiệp định Paris, Tổng tham mưu trưởng Nga Viktor Kulikov tới tham dự họp chiến lược với Bộ chính trị BV, nay họ bãi bỏ hạn chế trước đây. Sô Viết đã chở vũ khí viện trợ quân sự cho Hà Nội tăng gấp 4 lần trong những tháng sau đó. Nga khuyến khích BV gây hấn.

Cuộc chiến VN là một cuộc chiến viện trợ  tiếp liệu, cả hai bên đều không tự sản xuất được vũ khí đạn dược mà phải tùy thuộc vào quân viện nước ngoài, bên nào nhiều tiếp liệu, vũ khí đạn dược thì bên đó thắng.

Tình hình tháng 3 tới giữa tháng 4/1975

Cuối tháng 3 năm 1975 Quân Khu I hoàn toàn thất thủ, Quân khu 2  chỉ còn Phan Rang và Phan Thiết (trong tổng số 12 tỉnh), đến ngày 4/4 hai tỉnh này được sáp nhập vào Quân khu III. Trên thực tế cả hai Vùng I và II coi như đã mất vào tay CSBV, các Sư đoàn chủ lực của Quân khu II và Quân khu I phần tan rã, phần đã bị thiệt hại nặng nề tới 1/2 hay 2/3 lực lượng.

Cuộc triệt thoái Cao Nguyên đã khiến cho trên 75% chủ lực của Quân đoàn II bị tan rã, Sư đoàn 23 BB và 7 Liên đoàn Biệt Động Quân mất gần hết quân số. Sư đoàn 22BB vùng duyên hải  giao tranh dữ dội với các Sư đoàn BV cuối tháng 3 tại Bình Định, khi được tầu Hải Quân đến cứu tại Qui Nhơn chỉ còn khoảng 2,000 người. Toàn bộ xe tăng và đại bác bị bỏ lại. Các Sư đoàn cơ hữu 1, 2, 3 của  Quân đoàn I và Sư đoàn TQLC đã bị thiệt hại nặng trên đường triệt thoái,  90 ngàn chủ lực quân của Quân đoàn chỉ có 16 ngàn được tầu vớt chở về miền Nam trong đó khoảng 6,000 TQLC (45%  quân số của Sư đoàn)

Vì TT Thiệu sai lầm cho tái phối trí lực lượng đã làm cho tình hình xấu đi một cách nhanh chóng tạo điều kiện thuận lợi cho Việt Cộng chiếm nốt phần đất còn lại của miền Nam. Lần đầu tiên trong chiến tranh Đông Dương hai Quân đoàn cùng triệt thoái giao lại đất cho địch.

CSBV bèn chớp thời cơ tập trung toàn bộ lực lượng tấn công chiếm Sài Gòn, họ dốc toàn bộ lực lượng vào cái gọi là “Chiến dịch Hồ chí Minh lịch sử”. Trong chiến dịch tháng 3/1975, Bắc Việt  đưa vào hai Quân khu I và II tổng cộng 14 Sư đoàn bộ binh, nay thấy thời cơ đã tới họ đưa nốt 3 Sư đoàn Tổng trừ bị ở ngoài Bắc (thuộc Quân đoàn I CSBV) vào cộng với trên mười Trung đoàn độc lập và đặc công đã đưa lực lượng tham gia chiến dịch này lên tới khoảng 20 Sư đoàn bộ binh chưa kể sự yểm trợ  của hơn hai chục Trung đoàn xe tăng, pháo binh, phòng không, công binh, chúng được võ trang đến tận răng.

Tài liệu CS (hồi ký Văn Tiến Dũng, Đại thắng mùa xuân) cho biết tại phiên họp ngày 25/3, Bộ Chính Trị Trung ương đảng khẳng định thời cơ chiến lược mới đã đến. Hà Nội có điều kiện sớm hoàn thành cuộc Tổng tiến công xâm lược, tập trung các lực lượng binh khí kỹ thuật giải phóng Sài Gòn trước mùa mưa. BV hối hả chuyên chở bằng cả ba phương tiện đường thủy, đường bộ, đường hàng không để chuyển vận vũ khí, quân nhu, nhân lực … đánh một ván bài chót

Tài liệu CS (hồi ký Văn Tiến Dũng, các Chương XI, XII, XIII) cho biết Quân khu 5 của BV tổ chức một đoàn xe chở thẳng vào Nam bộ đạn dược tiếp liệu cũng như chiến lợi phẩm vừa lấy được của VNCH, đoàn xe do Thiếu Tướng Võ Thứ, phó Tư lệnh Quân khu V chỉ huy. Trong khi ấy các sân bay Gia Lâm, Vĩnh Phú, Đồng Hới, Phú Bài, Đà Nẵng, Kontum…nhộn nhịp khác thường, các loại máy bay lên thẳng, vận tải, chở khách đều được huy động để chở người, súng đạn, vũ khí, chở sách báo phim ảnh, tranh, nhạc .. mà còn chở hàng tấn bản đồ Sài Gòn Gia Định vừa in xong ở xưởng in Bộ Tổng Tham Mưu tại Hà Nội. Các bến sông Hồng, sông Gianh, sông Mã, sông Hàn và các bến cảng Hải Phòng, Cửa Hội, Thuận An, Đà Nẵng ngày đêm nhộn nhịp. Các mặt hàng quân sự được bốc xếp kịp thời lên các đoàn tầu vận tải của Bộ Giao Thông vận tải và tầu Hải Quân nhân dân để đưa vào Nam. Hà Nội huy động hết mọi phương tiện thủy bộ, hàng không để chuyển ra mặt trận một số lượng quân đội và vũ khí lớn chưa từng có.

Ngày 4/4/1975 Phan Rang và Phan Thiết được sáp nhập vào Quân khu 3. Tại Phan Rang lực lượng VNCH gồm 2 Trung đoàn bộ binh 4 và 5 thuộc Sư đoàn 2, 1 lữ đoàn Dù, 1 liên đoàn Biệt Động Quân, 4 tiểu đoàn Địa Phương quân, Sư đoàn 6 Không quân, Hải quân gồm 2 khu trục hạm, một giang pháo hạm, một hải vận hạm. Trung Tướng Nguyễn Vĩnh Nghi Tư lệnh tiền phương Quân đoàn III đóng tại Tháp Chàm.

Phan Rang phố xá vắng tanh, dân di tản về Phan Thiết rất nhiều, ngày 14/4 Việt Cộng tấn công tuyến phòng thủ Phan Rang tại phi trường, một tiểu đoàn Dù đụng độ Việt Cộng, địch bỏ xác hàng 100 tên. Ngày 15/4 Phó Thủ tướng đặc trách Quốc phòng Trần văn Đôn và Tướng Toàn thị sát mặt trận. Khi phái đoàn vừa về thì Việt Cộng tấn công mạnh, địch tăng cường Sư đoàn 325 và nhiều chiến xa. Quân đội VNCH phản công dữ dội nhưng không thể chống lại lực lượng địch quá đông phải rút lui, Trung đoàn 4 và 5 tan rã. Khuya ngày 16/4 chỉ có 200 người thoát vòng vây, các sĩ quan thuộc Bộ tư lệnh tiền phương và Sư đoàn 6 Không quân bị bắt hết, các đơn vị của VNCH tại đây coi như tan rã, BV chiếm được 40 máy bay tại Phan Rang.

Hai hôm sau ngày 18/4 Phan Thiết cũng bị lọt vào tay Cộng quân.

Quân đoàn 4 CSBV gồm các đơn vị đã chiếm QK II VNCH  theo Quốc lộ 1, Quốc lộ 20 tiến về Sài Gòn, gần giao điểm của hai Quốc lộ này là Xuân Lộc thuộc tỉnh Long Khánh cách Sài Gòn 60 cây số, Xuân Lộc giữ vị trí quan trọng bảo vệ phi trường Biên Hoà.

Phạm vi trách nhiệm của Sư đoàn 18 BB là Long Khánh, phụ trách an ninh phía Bắc căn cứ Long Bình, Quốc lộ 15 và căn cứ Không quân Biên Hoà. CSBV huy động Sư đoàn 6, Sư đoàn 7, Sư đoàn 341, Sư đoàn 1, Sư đoàn 325, Trung đoàn biệt lập 95B.

BV đánh Xuân Lộc nhằm các mục tiêu.

-Tấn công tuyến phòng thủ then chốt phía đông như Xuân Lộc, Bà Rịa, Vũng Tầu.

-Kéo lực lượng VNCH ra ngoài để tiêu diệt, mở cửa lớn để vào Sài Gòn.

-Thu hút lực lượng VNCH vào phía Đông để đưa các lực lượng khác tới Bắc và Tây Bắc Sài Gòn.

Sư đoàn 18 VNCH và CSBV hỗn chiến dữ dội từ sáng 9/4 cho tới ngày 15/4 khi chiến đoàn 52 bị BV tràn ngập. Sáng ngày 16/4 Tướng Toàn cho lệnh thả 2 trái bom Daisy Cutter tại Bắc Gầu Giây tiêu diệt nhiều đơn vị bộ binh, thiết giáp, pháo binh địch. Ngày 20/4 Tướng Toàn bay trực thăng vào Xuân Lộc gặp Tướng Đảo bàn kế hoạch lui binh. Sư đoàn 18BB rút lui vào lúc đêm vừa đánh vừa rút, giữ trật tự bình tĩnh, tối 20/4 Trung đoàn 48 về đến Long Giao đặt pháo binh yểm trợ tổng quát cho cuộc lui binh, sau đó truyền tin, công binh, pháo binh, quân y… rút theo. Sư đoàn 18 thiệt hại 30% quân số, Địa phương quân Nghĩa quân bị thiệt hại nặng

Từ ngày 8/4/1975 Lê Đức Thọ chủ toạ phiên họp tại Lộc Ninh với các cán bộ thuộc Trung ương Cục miền Nam và Bộ Tổng tham mưu CS. Thọ tuyên bố thành lập Bộ Tư lệnh chiến dịch giải phóng Sài Gòn Chợ Lớn, Tư lệnh Đại Tướng Văn Tiến Dũng, Chính ủy Phạm Hùng, Phó Tư Lệnh Thượng Tướng Trần Văn Trà. Bộ Tư lệnh bàn kế hoạch đánh chiếm Bộ TTM, dinh Độc Lập, Bộ Tư lệnh Biệt Khu Thủ đô, Bộ Tư Lệnh Cảnh Sát Quốc Gia, Phi trường Tân Sơn Nhất.

Những ngày cuối tháng Tư đen 1975

Ngày 21/4, ông Nguyễn Văn Thiệu từ chức Tổng Thống tại dinh Độc Lập để rồi mấy hôm sau lên máy bay ra khỏi nước.

Phó Tổng Thống Trần văn Hương lên thay, trong khi ấy các nhà ngoại giao quốc tế ra sức vận động hai bên để tránh cho Sài Gòn khỏi trở thành bãi chiến trường. Mấy hôm sau Cộng quân bắn 4 trái hoả tiễn 120 ly vào Khánh Hội làm cháy mấy chục căn nhà. Đài BBC nói BV cảnh cáo chính phủ Trần Văn Hương phải bàn giao cho một chính quyền do họ chỉ định, người ta hiểu ngay đó là nhóm chính khách thứ ba do ông Dương Văn Minh lãnh đạo. Ngày 27/4 lưỡng viện Quốc Hội nhóm họp để biểu quyết việc trao quyền cho Dương Văn Minh.

Trung Tướng Nguyễn Văn Toàn Tư lệnh Quân đoàn 3 VNCH tổ chức phòng thủ Sài Gòn trên 5 tuyến chính với khoảng cách tới trung tâm thành phố xa hơn tầm pháo của đại bác 130 ly VC đồng thời bảo vệ các căn cứ quan trọng tại Biên Hoà, Củ chi, Lai Khê, Long Bình. (5)

Phía Tây Bắc là Tuyến Củ Chi với Sư đoàn 25 BB và hai Liên đoàn 8, 9 Biệt động quân. Tuyến Bình Dương ở phía Bắc với Sư đoàn 5 BB. Tuyến Biên Hoà phía Đông Bắc với Sư đoàn 18 BB và lực lượng Xung kích Quân đoàn III. Tuyến Vũng Tầu và Quốc Lộ 15 do Lữ đoàn 1 Dù cùng với một Tiểu đoàn thuộc Sư đoàn 3 BB và các đơn vị Thiết giáp, Địa phương quân, Nghĩa quân của Tiểu khu Phước Tuy phụ trách. Tuyến Long An phía Nam ngoài lực lượng Địa phương quân, Nghĩa quân cơ hữu còn  có Sư đoàn 22 BB phụ trách cộng với sự tăng cường của Trung đoàn 12 thuộc Sư đoàn 7 BB, Trung đoàn 14 thuộc Sư đoàn 9 BB và Liên  đoàn 6 BĐQ.

Năm tuyến phòng thủ chính của VNCH cũng trùng với 5 hướng tấn công của năm Quân đoàn CSBV: Hướng Tây Nam là Đoàn 232, (Tư lệnh Trung Tướng Lê Đức Anh, Chính Uỷ Thiếu Tướng Lê Văn Tưởng) với các Sư đoàn 3, 5, 8, 9 BB và Sư đoàn 27 đặc công cộng với 4 Trung đoàn độc lập 16, 24, 88, 71 và Trung đoàn phòng không tiến từ sông Vàm Cỏ Đông và Hậu Nghĩa. Quân đoàn 3, (Tư lệnh Thiếu Tướng Vũ Lăng, Chính Uỷ Đại Tá Nguyễn Hiệp) gồm các Sư đoàn 10, 316, 320 và 968 tiến về phía Tây Ninh. Phía Bắc là Quân đoàn 1, (Tư lệnh là Thiếu Tướng Nguyễn Hoà, Chính Uỷ Thiếu Tướng Hoàng Minh Thi) gồm các Sư đoàn 312, 320B và 308 từ Lộc Ninh và Phước Long tiến về khu tập trung ở phía Nam sông Bé. Quân đoàn 4, (Tư lệnh Thiếu Tướng Hoàng Cầm, Chính Uỷ Thiếu Tướng Hoàng Thế Thiện) gồm các Sư đoàn 6, 7 và 341 sau khi chiếm Xuân Lộc đang tiến về Trảng Bom. Mũi sau cùng là Quân đoàn 2 (Tư lệnh Thiếu tướng Nguyễn Hữu An, Chính Uỷ Thiếu Tướng Lê Linh) gồm các Sư đoàn 3 Sao vàng, 304, 324B, và 325 tiến đánh Long Thành, Vũng Tầu, Phước Lễ. (theo tác giả Nguyễn Đức Phương)

Kế hoạch CSBV như sau: Hướng Tây Bắc: Quân đoàn 3 và Địa phương quân Tây Ninh, Củ Chi, các lực lượng đặc công biệt động, tăng pháo tiến đánh căn cứ Đồng Dù, tiêu diệt Sư đoàn 25 VNCH từ Củ Chi đến Trảng Bàng rồi tiến đánh Tân sơn nhất, phối hợp với Quân đoàn 1 đánh Bộ Tổng Tham mưu sau đó tiến về Dinh Độc Lập. Hướng Bắc và Đông Bắc Quân đoàn 1, được tăng cường Trung đoàn 95 (SĐ 325) cùng các lực lượng đặc công, pháo binh, hoả tiễn.. bao vây căn cứ Bình Dương, Bến Cát rồi đánh BTTM, BTL các binh chủng Gò gấp rồi tiến về dinh Độc Lập. Hướng Đông Quân đoàn 4 tiến đánh Biên Hoà, phi trường BH rồi tiến vào quận 1 Sài Gòn. Hướng Đông Nam Quân đoàn 2 đánh Bà Rịa, Vũng Tầu để chặn đường rút lui của VNCH, chiếm căn cứ Nước Trong Long thành, pháo kích phi trường Tân Sơn Nhất, chiếm Long Bình. Hướng Tây, Tây Nam Đoàn 232 và Chủ Lực quân Quân khu 8 đánh chiếm Hậu nghĩa, rồi tiến đánh Biệt Khu Thủ Đô, Tổng Nha Cảnh Sát, bến cảng Bạch Đằng. Các Quân đoàn đều có nhiệm vụ chiếm Dinh Độc Lập, Quân đoàn nào tới trước thì đánh trước.

Quân đội VNCH như chúng ta đã biết từ cuối tháng 3-1975 đã mất một nửa lực lượng chủ lực quân. Tại Quân khu III miền Nam chỉ còn 3 Sư đoàn 25BB, 5BB, 18 BB và các đơn vị di tản từ miền Trung về với quân số thiếu hụt, tổng cộng vào khoảng 5 Sư đoàn để đối đầu với khoảng 20 Sư đoàn CSBV. Về lực lượng hai bên, tác giả Nguyễn Đức Phương (Chiến Tranh Việt Nam Toàn Tập) đã nói

“Về tương quan lực lượng giữa hai bên thì QLVNCH chỉ có 6 sư đoàn để bảo vệ thủ đô chống lại một lực lượng đông đảo với quân số gần 20 sư đoàn CSBV. Ba sư đoàn 7, 9 và 21 BB thuộc quân đoàn IV QLVNCH không thể dùng để tiếp ứng do điều kiện an ninh lãnh thổ của vùng đồng bằng sông Cửu Long”

Tac giả trích tài liệu CS như sau:

“CS cũng đã xác nhận cán cân lực lượng trong chiến dịch này như sau:

Ta: 4 quân đoàn 1, 2, 3, 4, và 232 bao gồm 15 sư đoàn bộ binh, 5 lữ đoàn bộ binh biệt lập, 4 trung đoàn tăng thiết giáp và 6 trung đoàn đặc công. Quân số tổng cộng khoảng 280 ngàn với 400 xe tăng và 420 pháo.

Địch: 5 sư đoàn  bộ binh 5, 18, 22 và 25, sư đoàn TQLC, 2 lữ đoàn Dù, lữ đoàn 3 Kỵ binh và 4 liên đoàn Biệt động quân. Quân số tổng cộng khoảng 240 ngàn với 625 xe tăng thiết giáp và 400 pháo”

Quân số của BV gồm 280 ngàn người trong đó đa số là thành phần tác chiến, lính VC không có lương nên không có các đơn vị hành chánh tài chánh, họ cũng không có cứu thương y tế nên nói chung thực lực đông đảo hơn miền Nam. Sau khi chiếm được Quân Khu I và II VNCH, Cộng quân chỉ để lại Địa phương quân và du kích cai quản và đưa toàn bộ Chủ lực quận vào chiến dịch. Họ dốc toàn lực vào canh bạc cuối cùng này: 5 quân đoàn (1, 2, 3, 4 và 232) tổng cộng 15 Sư đoàn, công thêm trên 5 Trung đoàn độc lập và 6 Trung đoàn đặc công toàn bộ lực lượng vào khoảng gần 20 Sư đoàn. Kissinger nói CSBV đưa kết lực lượng vào Nam để trống hoàn toàn miền Bắc, chỉ cần một trung đoàn TQLC là chiếm được miền Bắc.

Quân số của VNCH là 240 ngàn nhưng trong đó chỉ có khoảng 50 ngàn là lính nhà nghề, còn lại là Địa phương quân, Nghĩa quân và các thành phần không chiến đấu. BV  được CS Quốc tế tiếp viện đầy đủ vũ khí đạn dược trong khi miền Nam đã kiệt quệ vì Quốc Hội Dân Chủ Mỹ cắt viện trợ tới xương tủy, pháo binh phải đếm từng viên đạn. Sau khi đoàn quân di tản từ miền Trung kéo vào Nam, Bộ Tổng tham mưu đã mở kho vét hết súng đạn để tái trang bị. Ông Cao Văn Viên (6) cho biết  đạn dược chỉ đủ xử dụng trong khoảng hai tuần lễ. Lực lượng hai bên trên thực tế quá chênh lệch, ưu thế nghiêng hẳn về phía Cộng quân.

Từ 26/4/1975 CSBV đã bắt đầu tấn công vào Trường Thiết Giáp Long Thành, căn cứ Nước Trong, đặc công đánh Tân cảng, cầu xa lộ, đài ra đa Phú Lâm nhưng thất bại bị đẩy lui. Bắc Việt đã cho mở chiến dịch Hồ Chí Minh từ 26/4, hai ngày trước khi ông Dương Văn Minh lên làm Tổng Thống, họ không đếm xỉa gì tới việc thương thuyết.

Sáng ngày 27/4 Sư đoàn 3 BV tấn công chiếm Phước Lễ, Lữ đoàn Dù rút về Vũng Tầu, Sư đoàn 18 được lệnh lui về giữ Trảng Bom. Phía Tây các căn cứ dọc theo Vàm Cỏ Đông lần lượt bị chiếm. CSBV pháo phi trường Biên Hoà dữ dội, Sư đoàn 3 Không quân phải di về Tân Sơn Nhất và Cần thơ. Phía Tây Nam Đoàn 232  CSBV (gồm 3 Sư đoàn) cắt Quốc lộ 4 nhiều nơi để chận viện binh từ Quân khu 4, phía Bắc Quân đoàn 1 BV tiến về Thủ Đầu Một, phía Tây Bắc Quân đoàn 3 BV cắt Quốc lộ 1 và 21 để chặn đường rút của Sư đoàn 25 BB.

Chiều ngày 28/4 ông Dương Văn Minh tuyên thệ nhậm chức Tổng thống tại dinh Độc Lập, chừng một tiếng sau, phi công nằm vùng trung úy Nguyễn Thành Trung hướng dẫn năm phi cơ A-37 của VNCH do BV chiếm được ném bom phi trường Tân Sơn Nhất rung chuyển trời đất khiến dân chúng Đô Thành hốt hoảng. Tối hôm ấy BTL Quân đoàn 3 di chuyển từ Biên Hoà về Gò Vấp.

Tại Bộ TTM, từ chiều 28/4/1975 Đại tướng Cao Văn Viên và Chuẩn Tướng Thọ đã ra đi. Trung tướng Đồng Văn Khuyên, Tham mưu trưởng rời BTTM trưa 29/4. Trung Tướng Nguyễn Văn Minh Tư lệnh Biệt khu Thủ đô cũng đã bỏ đi. Đến trưa 29/4 các Tướng có thẩm quyền tại BTTM đã ra đi gần hết, các ông lớn đều đã nhìn xa trông rộng, họ biết trước Quốc Hội Dân Chủ Mỹ cắt quân viện xương tủy để bỏ miền Nam. Ông Dương Văn Minh cử một số Tướng và cựu Tướng lãnh vào làm việc tại BTTM: Trung Tướng Vĩnh Lộc Tổng tham mưu trưởng, Chuẩn Tướng Nguyễn Hữu Hạnh phụ tá, Lâm Văn Phát Tư Lệnh Biệt Khu Thủ đô. Chiều 29/4 Tướng Vĩnh Lộc họp các Tướng lãnh, sĩ quan cao cấp còn sót lại và kêu gọi cố gắng hoàn tất trách nhiệm. Tối 29/4 ông Dương Văn Minh vẫn kêu gọi trên đài phát thanh, lời kêu gọi lập đi lập lại suốt đêm.

“Các vị Tư lệnh Quân đoàn, Sư đoàn hãy giữ vững vị trí và chờ lệnh mới”

Tân Tổng Tham mưu trưởng Vĩnh Lộc lớn tiếng chỉ trích Thiệu và kêu gọi anh em binh sĩ giữ vững phòng tuyến.

Từ 4 giờ sáng ngày 29/4 Bộ TTM, phi trường Tân Sơn Nhất, BTL Hải Quân bị pháo kích dữ dội. Cộng quân chiếm được Nhơn Trạch đặt hai khẩu 130 ly và bắn 300 quả vào Tân Sơn Nhất gây nhiều thiệt hại, các bãi đậu phi cơ, bồn chứa nhiên liệu, kho đạn bị trúng pháo kích gây nhiều đám cháy lớn. Sư đoàn 325 BV chiếm Nhơn Trạch, thành Tuy Hạ, tiến về Cát Lái. Sư đoàn 304 chiếm căn cứ Nước Trong.

Trong khi ấy ông Dương văn Minh cử ba người sứ giả đến trại David tại Tân Sơn Nhất để thương thuyết ngưng bắn với phái đoàn Quân sự VC nhưng bị Đại tá CS Võ Đông Giang bác bỏ. Tại Biên Hòa lực lượng xung kích Quân Đoàn III VNCH của Chuẩn Tướng Trần Quang Khôi (gồm các Chiến đoàn 315, 318, 322) vẫn giữ được phòng tuyến. Buổi chiều Bộ Tư lệnh Hải quân và Không quân di tản. Một Liên đoàn BĐQ tại Bến Tranh Bắc Mỹ Tho được lệnh trực thăng vận về Cần Đước ngăn chận Việt Cộng trên liên tỉnh lộ 5A nhưng không có trực thăng, do đó Chợ Lớn được coi như bỏ ngỏ. Đến tối Cộng quân đụng độ với các Chiến đoàn 315, 322 tại hai hướng Đông Bắc thành phố. Trung Tướng Vĩnh Lộc, tân Tổng tham mưu trưởng lệnh cho Sư đoàn 18 BB rút về giữ khu vực nằm giữa Thủ Đức và nghĩa trang Quân đội.

Phía Bắc, căn cứ Lai Khê của Sư đoàn 5BB bị pháo kích dữ dội, quận Bến Cát bị tấn công. Phía Tây 2 Liên đoàn 8, 9 BĐQ bị thiệt hại nặng, CSBV bỏ xác cả trăm người cùng 18 xe tăng bị bắn cháy, Quốc lộ 1 giữa Sài Gòn và Củ Chi bị gián đoạn.

Sư đoàn 22 BB vẫn làm chủ được tình hình phía Nam, mặc dù bị tấn công.

Chiều 29/4 Toà Đại sứ Mỹ bắt đầu di tản bằng trực thăng, sau 19 giờ bay liên tục 80 trực thăng đã chở đi được hơn 1,000 người Mỹ và khoảng 6,000 người Việt Nam ra ngoài hạm đội. Ngày 30/4 Trung đoàn 24 CSBV (SĐ 10) giao tranh ác liệt với quân Dù tại Ngã Tư Bẩy Hiền và Lăng Cha Cả, BV bị thiệt hại nặng tới 50% quân số. Cộng quân tấn công trại Hoàng Hoa Thám, BTL không quân, căn cứ Sư đoàn 25 BB VNCH thất thủ, Chuẩn Tướng Lý Tòng Bá bị bắt. Cộng quân xâm nhập Ngã Tư Bẩy Hiền, trong vòng 15 phút có 6 chiến  xa bị Liên đoàn 81 Biệt Cách Dù bắn hạ,  lính BV bị chận đánh phải rút khỏi ngã tư  Bẩy Hiền.

Theo Tướng Hoàng Lạc, Đại tá Hà Mai Việt (7): TT Dương Văn Minh lại cử người tới Tân Sơn Nhất để thương thuyết với phái đoàn CS xem có vớt vát được tí nào không nhưng họ vẫn một mực đòi phải buông súng đầu hàng nếu không sẽ pháo kích ồ ạt vào Thủ Đô, Sài Gòn bây giờ đang nằm trong tầm pháo của quân thù.  Cộng quân đã vào sát thành phố, thấy không hy vọng cứu vãn được tình thế, ông Dương Văn Minh bèn lên tiếng trên đài phát thanh vào lúc 10 giờ 30 sáng kêu gọi các vị Tướng lãnh, các cấp chỉ huy QĐVNCH hãy liên lạc với các đơn vị Cộng Hoà Miền Nam nơi gần nhất giao nạp vũ khí thực hiện ngưng bắn tại chỗ để tránh đổ máu vô ích. Khi ấy tiếng súng trận khắp nơi đều đã im bặt.

Khi có lệnh ngưng bắn, Thiếu Tá Phạm Châu Tài, Chiến đoàn trưởng Biệt Cách Dù lấy xe Jeep vào Bộ TTM, lính gác cho biết ông Vĩnh Lộc đã ra đi từ 6 giờ sáng, các Tướng lãnh, sĩ quan cao cấp không còn ai. Thiếu tá Tài bèn gọi về phủ Tổng Thống xin nói chuyện với Đại Tướng Dương Văn Minh. Tài nói các chiến sĩ của ông đang tử chiến với VC để bảo vệ BTTM thì có lệnh ngưng bắn nhưng địch vẫn tiến vào, BTTM không còn ai, xin Tổng thống quyết định.

“Tướng Minh trả lời “các em chuẩn bị bàn giao đi”.

Thiếu tá Tài ngạc nhiên hỏi lại “Bàn giao là như thế nào thưa Đại Tướng, có phải là đầu hàng không?

Tướng Minh đáp “Đúng vậy, ngay bây giờ xe tăng Việt Cộng đang tiến vào Dinh Độc Lập”.

Nghe Tướng Minh cho biết như vậy, Thiếu tá Tài nói ngay “Nếu xe tăng Việt Cộng tiến vào Dinh Độc Lập, chúng tôi sẽ đến cứu Tổng Thống”.

Tướng Minh suy nghĩ, Thiếu tá Tài nói tiếp “Tổng thống phải chịu trách nhiệm trước hai ngàn cảm tử quân đang tử chiến với Cộng quân ở Bộ Tổng tham mưu”

Tướng Minh trả lời “Tuỳ các anh em”.(8)

Ông Dương Văn Minh tuyên bố ngưng bắn thì Lê Đức Thọ ban lệnh cho các Quân đoàn BV không chấp nhận đình chiến và cứ tiến thẳng vào Sài Gòn. Cộng quân tiến vào Thủ Đô đang bỏ ngỏ làm bốn ngả: Cánh thứ nhất từ Long Khánh theo xa lộ Biên Hoà, thứ hai từ Củ Chi qua Ngã Tư Bẩy Hiền, thứ ba từ Long An kéo lên qua ngả Phú Lâm Chợ Lớn, cánh cuối cùng từ Bình Dương theo xa lộ Đại Hàn vào Hàng Xanh. (theo hồi ký Văn Tiến Dũng)

Báo Sài Gòn Giải Phóng năm 1976 nhân ngày kỷ niệm chiến thắng 30/4 cho biết đoàn quân vào dinh Độc Lập trước nhất là cánh từ Long An, họ có chụp hình những chiếc xe lội nước PT-76 vào sân dinh và bộ đội thiết giáp CS trên xe nhẩy xuống. Theo tài liệu của ký giả ngoại quốc hoặc do lời kể của các viên chức chính phủ trong dinh Độc Lập thì cánh quân từ Biên Hoà cùng với các xe T-54 đã tiến chiếm dinh Độc Lập trước tiên.

Báo Sài Gòn Giải Phóng và Quân Đội Nhân Dân năm 1976 cho biết người đi đầu là một viên đại uý, được các viên chức tiếp đón tại cửa vào, y hỏi thăm đường lên lầu rồi vội kéo cờ vàng của VNCH xuống để treo cờ Mặt trận lên để chứng tỏ giang sơn này, đất nước này đã hoàn toàn thuộc về CS. Quân đội CSBV bắt Dương Văn Minh phải lên đài phát thanh tuyên bố đầu hàng. Theo lời kể của cựu dân biểu Lý Quí Chung thì cả những sĩ quan cấp úy BV khi mới vào dinh cũng quát tháo những người cầm đầu chính phủ và gọi họ bằng anh: “Các anh phải hàng hết”

Sau khi Tướng Dương Văn Minh tuyên bố đầu hàng thì các mặt trận quanh Sài gòn đều im tiếng súng chỉ còn một vài trận lẻ tẻ như tại Hố Nai, bốn tiếng sau lệnh đầu hàng, Thiếu Uý Tư, Biệt kích Dù và năm người lính thân tín dùng súng chống chiến xa M-72 phục kích bắn cháy, lật một xe Jeep, một T-54, 2 xe Molotova… rồi chạy thoát hết.

Nghe lệnh đầu hàng Thiếu Tướng Phạm Văn Phú Tư Lệnh Quân đoàn II và Chuẩn Tướng Lê Nguyên Vỹ, Tư lệnh Sư đoàn 5 tự sát.

Quân khu IV vẫn còn nguyên vẹn, Thiếu Tướng Nguyễn Khoa Nam không cho giật sập cầu Long An như Tỉnh trưởng đề nghị.  Thiếu Tướng Lê Văn Hưng, Tư lệnh phó tự tử chiều tối 30/4, hôm sau 1/5 Tướng Nam tự sát lúc 7 giờ rưỡi sáng, Chuẩn tướng Trần Văn Hai Tư lệnh Sư đoàn 7 cũng tự sát.

Ngoài ra có nhiều người tuẫn tiết trước ngày tàn của đất nước như Thiếu tá Đặng Sĩ Vinh thuộc BTL Cảnh sát Quốc gia tự sát lúc 2 giờ chiều 30/4 cùng vợ và 7 người con tại nhà riêng. Trung tá Vũ đình Duy, Trung tá Nguyễn Văn Hoàn thuộc Đơn vị 101 tự sát… Nhiều quân nhân Biệt kích Dù cũng như nhiều binh chủng khác đã mở lựu đạn tự tử thất vọng chán nản vì mất nước. Nhiều người tự sát ngoài mặt trận như Trung tá Nguyễn Hữu Thống Trung đoàn trưởng Trung đoàn 42 (Sư đoàn 22) khi tầu Hải quân vào Qui Nhơn cứu đám tàn quân của Sư đoàn cuối tháng 3-75 , Trung tá Thống từ chối di tản ở lại tự sát.

Tháng 4 năm 2006 một cựu sĩ quan tham mưu của Quân đoàn IV (VNCH) tiết lộ ngày 30/4/1975 họ đã dự định hành quân qua Miên sang Thái Lan hoặc ra Phú Quốc lập phòng tuyến chống lại CS, cũng có người cho rằng Quân khu IV chờ chính phủ Sài Gòn dời xuống để tiếp tục chiến đấu nhưng TT Dương Văn Minh lại đầu hàng địch. Theo lời kể của Trung uý Danh, tuỳ viên của Tướng Nam thì ông là người nhân ái, sùng đạo Phật không muốn đổ máu.

“Là một tư lệnh Quân đoàn, đã nắm trong tay nhiều đơn vị trung thành, tướng Nguyễn Khoa Nam có thể ra lệnh tiếp tục chiến đấu, nhưng là vị tướng có lòng nhân ái, không muốn binh sĩ và đồng bào đổ máu vô ích, ông không cho phá cầu, ông không muốn có người chết thêm”(9)

Nhận xét về Tướng Dương Văn Minh nhiều người hồi đó cũng như bây giờ chỉ trích chê bai ông là kẻ đầu hàng địch, dâng nước cho CSBV, nhưng cũng có nhiều người tán đồng quyết định của Tướng Minh cho rằng tiếp tục chiến đấu sẽ chỉ gây thêm tang tóc đổ máu vô ích không hy vọng gì cứu vãn tình thế. Sau khi ra định cư tại Hải ngoại, Tướng Dương Văn Minh đã trả lời phỏng vấn:

“Tôi không cứu được nước nhưng tôi phải cứu dân”.

Theo Tướng Vanuxem, sáng 30-4-1975 Trung Tướng Vĩnh Lộc báo cáo với ông Dương Văn Minh tình hình mặt trận, ông xoè bàn tay cho biết đã hỏng hết rồi, Sư đoàn 25 tại Củ Chi và Sư đoàn 18 tại Thủ Đức bị tan rã hoặc rút lui, các lữ đoàn Dù và TQLC tại Vũng Tầu mất liên lạc, Sư đoàn 5 tại Lai Khê đang bị bao vây… Cộng quân đã vào tới Ngã Tư Bảy Hiền đang giao tranh với Biệt Cách Dù.

Sau 30/4/1975, Thủ trưởng trường học tập cải tạo Long Thành cho biết  Dương Văn Minh đầu hàng vì ông đã thua hết cả, nếu lực lượng còn mạnh chưa chắc ông ta đã chịu cho buông súng.

BV bắt đầu mở chiến dịch tấn công Sài Gòn từ 26-4- 1975, bốn ngày sau phòng tuyến của VNCH sụp đổ. Trước khi Dương Văn Minh lên làm Tổng Thống người ta đã đoán biết công việc của ông chỉ là để đầu hàng. Một viên chức hành chánh thân cận của ông Trần Văn Hương sau này tiết lộ hồi đó ông Hương cho biết người ta đã sắp đặt sẵn để ông Thiệu bàn giao cho ông Hương rồi ông Hương bàn giao cho ông Minh, ngay cả việc Dương Văn Minh yêu cầu cơ quan Tuỳ viên quân sự DAO Mỹ rút lui cũng là do người ta sắp đặt cả.

Khi Dương Văn Minh đang làm lễ bàn giao ngày 28/4 thì đài BBC đã nói.

“Hôm nay tại Sài Gòn ông Dương Văn Minh được cử giữ chức vụ Quyền Tổng thống do ông Trần Văn Hương trao lại để chuẩn bị cho một cuộc đầu hàng”

Trong phim VietNam a Television History (Việt Nam Thiên Sử Truyền Hình) do các ký giả, sử gia Mỹ, Anh, Pháp thực hiện đã được chiếu ở VN giữa thập niên 80,  Chuẩn Tướng không quân Phan Phu Tiên trả lời phỏng vấn và kết luận.

“Chúng tôi là cấp lớn mà bỏ chạy đi như thế này thì cũng nhục nhã lắm nhưng mọi việc người ta đã sắp đặt sẵn cả rồi, dẫu muốn gì cũng đành bó tay không thể làm hơn được”

Khi hai ông Thiệu và Khiêm ra đi hôm 21/4/1975, quân dân hoàn toàn thất vọng , họ thừa hiểu số phận của miền Nam như thế nào, lại nữa hai hôm sau, Tổng Thống Trần Văn Hương hiệu triệu đồng bào về tình hình vô cùng bi đát của đất nước, ông đã khóc lóc trên làn sóng điện về viễn ảnh “núi xương sông máu của thành phố Sài Gòn” khiến cho người dân ai nấy hồn lạc phách siêu, chuyện bí mật Quốc gia đã được công khai tuyên bố trên đài phát thanh.

Quân đội VNCH không đủ lực lượng để chống lại gần 20 Sư đoàn Cộng quân và vì bị Quốc Hội Dân Chủ Mỹ cắt hết viện trợ: tiếp liệu kiệt quệ, máy bay hết săng, pháo binh hết đạn. .. Đài BBC Luân Đôn cũng tuyên truyền phá hoại khiến binh sĩ thất vọng. Lực lượng phòng thủ dần dần rã ngũ, một số đơn vị cảm tử chiến đấu tới cùng nhưng cũng không cứu vãn được tình thế.

Trận đánh cuối cùng đã kết thúc cuộc chiến Đông Dương chỉ kéo dài có mấy ngày từ 26/4 cho tới 30/4/1975, cũng vào ngày này 30 năm trước đó, năm 1945 tại Bá Linh quân Đức đầu hàng Nga. Sài Gòn tái diễn lịch sử nước Đức Đệ Nhị Thế Chiến, có khác chăng tại Bá Linh giới lãnh đạo không bỏ trốn và ép buộc quân đội của họ chiến đấu tới người lính cuối cùng.

Kể từ ngày Cộng quân đánh chiếm quận Đức Lập ngày 9/3/1975 và Ban Mê Thuột ngày 10/3 để mở đầu cuộc Tổng tấn công  cho tới ngày 30/4/1975, ngày kết thúc chỉ vỏn vẹn  có năm mươi mấy ngày.

Võ Nguyên Giáp ra lệnh tấn công quân Pháp tại Hà Nội nửa đêm 19/12/1946 là ngày khởi đầu cuộc chiến tranh dài nhất của thế kỷ mà một ký giả Pháp năm 1966 đã gọi là La guerre la plus longue du siecle, đến trưa ngày 30/4/1975 là ngày kết thúc tính ra đã được ba mươi năm và Việt Nam đã trở thành bãi chiến trường tan nát vì bom đạn.

Những kẻ đã gây lên cuộc chiến tranh cốt nhục tương tàn, núi xương sống máu sẽ phải đời đời đắc tội với Non sông và Lịch Sử.

Trọng Đạt

 ——————————-

(1)  Võ Nguyên Giáp trả lời phỏng vấn ký giả Ý Fallaci năm 1968

(2)  Henry Kissinger, Years of Renewal trang 471

(3)  Cao Văn Viên,  Những Ngày Cuối Của VNCH trang 86, 87

(4) Years of Renewal trang 481

(5) Theo Nguyễn Đức Phương, Chiến Tranh Việt Nam Toàn Tập trang 798-811

(6) Những Ngày Cuối VNCH trang 92

(7) Việt Nam 1954-1975, Những Sự Thật Chưa Hề Nhắc Tới Texas 1990

(8) Vương Hồng Anh, Bộ Tổng Tham Mưu QLVNCH Những Ngày Cuối Cùng.

(9) Thiếu Tướng Nguyễn Khoa Nam, Bút ký của Trung úy Lê Ngọc Danh.

 

13 BÌNH LUẬN

  1. Nhắc tói tài đánh đấm của NGUY SAI GON thì anh Phét chỉ vỏn vẹn đánh giá một câu thôi đó là “Đánh Đấm Như Kậc CHÓ” vậy đó. That is it I can say about ịt., heheheheh , LOL

  2. Ê Phét
    Tớ thấy quân đội VC của bạn cũng ngon đấy, đánh Mỹ, đánh tầu
    Tụi tới cũng muốn gia nhập đoàn quân VCnhưng sao các cậu lại thờ thằng Hồ Chí Minh, nó chỉ là thằng già xạo, một thằng bú cặc, tớ đề nghị các cập đập tan cái bàn thờ của nó đi
    Tụi tớ gần một ngàn người sẵn sàng theo VC với các cậu
    Nhớ trả lời tụi tớ nhá

  3. Có đánh đấm con mẹ gi đâu mà THẮNG vói THUA. Toàn là chạy làng. Mẻo cho súng đạn, máy bay , tàu bò, radar , điện đài quăng sạch sành sanh.

    nytimes.com/1975/03/29/archives/arms-left-by-us-loss-by-saigon-force-called-catastrophic-1billion.html

    SAIGON, South Vietnam, March 28—The South Vietnamese have lost more than $1‐billion in American military weapons and other equipment over the last two weeks, according to qualified Vietnamese sources.

    The abandonment of hundreds of artillery pieces, trucks, planes, mortars, tanks, armored personnel carriers, rifles and ammunition

    The loss of the strategic province capital of Ban Me Thuot, which prompted the decision to abandon the highlands and northern provinces, resulted in a panicky troop withdrawal and the abandonnent of 105‐mm. and 155‐mm. artillery pieces, all Americanmade weapons now in the lands of the North Vietnamese

    At Hau Bon, the capital of Phu Bon Province in the highlands and a scene of sharp, fighting, the South Vietnamese left behind dozens of M‐41 light tanks and M‐48 battle tanks as well as 81‐mm. mortars.

    One highly reliable Vietnamese source said that in the flight from Pleiku at least 15,000 tons of ammunition and 100 tons of bombs were left intact.

    In Ban Me Thuot, the source said, 3,200 rounds of ammunition were left behind, together with 81‐mm. mortars, 105‐mm. howitzers, rockets, generators and trucks.

    In Pleiku, said one source, signal equipment worth about $5‐million was left intact. Army radio equipment was also abandoned, enabling the North Vietnamese to overhear transmissions and to create further chaos in the ranks of the South Vietnamese.

    Sơ So tại Pleiku thôi mà NGỤY SAI GÒN quăng bỏ chạy từ súng đạn cho tói điện đài râdar và vô tuyến điện đài trị giá tói 5 Triệu USD vào thòi đó.

    Tháy chưa toàn là quăng chạy hết, máy bác có đánh đấm con mẹ gi đâu mà trận đầu voi trân cuòi’. Tót hơn là máy bác NGỤY TAN DƯ nên im lăng thì sẻ bớt nhục hơn.

  4. Ai đời máy bay trực thăng bu MẼO cho đám NGỤY SAI GÒN xử dụng đê winh’ VC chúng anh thì lại đuọc đám NGỤY ……………XÔ xuống biển để lấy chổ cho đám NGỤY chạy làng . Đánh đấm như………KẶC chó thé mà cứ to mồm là VIET GIAN CỘNG HÒA anh……….K(hùng). LOL , Ngụy ơi là Ngụy.

  5. Cộng Sản thắng 30/4/1975 chỉ có nghĩa là 1 lực lượng chiếm đóng, hổng có nghĩa người dân phải ủng hộ Cộng Sản . Khi ủng hộ, biện hộ cho Cộng Sản, đánh đồng lực lượng chiếm đóng, lực lượng xâm lược với đất nước, mỗi người làm chuyện đó đang làm chuyện legitimization 1 lực lượng chiếm đóng, 1 lực lượng xâm lược .

    Tớ xem chuyện đó là tội ác .

    RFA, BBC, các báo đài tiếng Việt hải ngoại đang làm chuyện đó … Có vẻ họ học được đạo đức cách mạng . Só zi, i cant Phúc Kđinh stand that xít

  6. Chế độ tư bản và cộng sản có hai cái tột đỉnh trái ngược mà nói tới tư bản là phải hiểu đi kèm với tự do và giàu có; còn nói tới cộng sản độc tài toàn trị thì thường là ngược lại. Tư bản thì giàu tột đỉnh; còn cộng sản thì tột đỉnh của nghèo đói.

    Không có tư bản thì sẽ không có cộng sản, mà không có tư bản để chơi thì cộng sản sống nghèo muôn kiếp như Bắc Hàn. Để khỏi chết đói có nguy cơ sụp đổ chế độ, Đặng Tiểu Bình và Nguyễn Văn Linh mời tư bản vào đầu tư làm ăn vì lợi ích chung đẻ ra tư bản đỏ. Hai ông tư bản tài phiệt này không đánh nhau bằng bom đạn mà dùng tiền đầu tư vì lợi ích của quốc gia. Nhưng lợi ích của quốc gia là nói chung, gồm quốc gia và bọn tài phiệt, mà quốc gia là phần nổi, bao gồm tất cả mọi khía cạnh thuộc quốc gia như kinh tế, khoa học, kỹ thuật, giáo dục, y tế, v.v. cho tới chính trị. Còn phần chìm là tiền của bọn tài phiệt mà không có gì so sánh và quan trọng hơn tiền. Tim Cook của Apple làm ăn với Tàu Cộng là một điển hình cho tư bản vì lợi nhuận đồng tiền đứng trên lợi ích quốc gia.

    Người ta hay nói “nhà nước ngầm”, ý nói tụi tư bản tài phiệt. Ngầm là vì không đại diện cho dân, cũng không do dân bầu nhưng lại có sức mạnh đồng tiền, có khả năng ra lệnh, điều khiển, hoặc gây ảnh hưởng chi phối cả chính quyền thay đổi một chính sách hoặc giấu nhẹm và thậm chí giết người mà luật pháp vì tiền hoặc đảng phái mà che giấu hay làm ngơ. Đây là mặt trái (ngầm) của chủ nghĩa tư bản. Chuyện Facebook, Twitter, cấm hoặc tước quyền truy cập của bất cứ ai họ muốn; hoặc chuyện bao che cho cha con Biden có liên hệ tới tham nhũng v.v. cho thấy quyền lợi quốc gia là quan trọng nhưng luôn đứng sau quyền lợi của tư bản tài phiệt.

    Chiến tranh hoặc đầu tư làm ăn chỉ là thay đổi hình thức nhưng đều đem lợi nhuận đến cho tư bản tài phiệt. Chỉ khác nhau là chiến tranh thì cùng chết mà làm ăn thì cùng hưởng.
    nv

  7. Tướng Dương Văn Minh đã trả lời phỏng vấn: “Tôi không cứu được nước nhưng tôi phải cứu dân”.

    Tôi nghe nhiều người nguyền rủa tướng Minh, nhưng lời ông nói lúc tàn cuộc chiến không phải là không có lý.

    Mỹ nhập cuộc vào chiến tranh VN chỉ có một mục đich: lôi kéo băng được LX vào cuộc chạy đua vũ trang với Mỹ. Thế lưc ngầm sau lưng năm đời tổng thống Mỹ đã đạo diễn tất cả. Ai dám ngăn cản khi họ muốn leo thang chiên tranh sẽ bị họ thanh toán không thương tiếc (anh em nhà Kennedy, anh em nhà Ngô). Một khi LX đã mắc mưu, tức là đổ hết tài lực vào trang bị vũ khí (1), họ mới dàn cảnh để có cớ rút quân về nước (bật đèn xanh cho BV mở màn trận mùa hè đỏ lửa 1972, buộc VNCH ký vào HĐ Paris 1973). Ai tìm cách dây dưa nán lại VN sau HD Paris đều bị họ tìm mọi cách loại bỏ (Nixon và vụ Watergate 1974-1975, TT Thiệu đối đầu với phong trào chông tham nhũng 1973-1974). Người Mỹ đã chịu nhiều thiệt hại về tiên bạc (900 tỉ đô la) lẫn nhân mạng (58,000 quan nhan), nhưng đó chỉ là collateral damages để đạt đươc mục đích, bất kể không biết bao nhiêu là xương máu của nhân dân hai miền Nam Bắc VN đã đổ ra trong 20 năm ròng rã.

    Lúc tàn cuôc chiến, cả Ô Thiệu lẫn Ô Minh ắt đã thấy hết tâm địa của người Mỹ nên Ô Thiệu đã không tiếc lời xỉ vả “đồng minh” Mỹ (2) và Ô Minh không muốn đổ thêm xương máu người dân mà kết quả cũng vẫn la thua cuộc.

    Shakespeare có viết: “Đời bất quá cũng chỉ là sân khấu mà mọi người trên đó chẳng qua đều là diễn viên”.

    Thương thi kịch bản nào cũng có kết luận tương đối giông nhau: diễn viên chính mà chết thì cũng la hết chuyện!

    Người Mỹ tuy là vai chính trên nhiều sân khấu chính trị thế giới, nhưng sỡ dĩ không tuồng nào có hồi kết và vai chính không bao giờ chết cũng vì họ vừa là người viết kịch bản, vừa là đạo diễn, vừa đóng vai chính. Kich bản không cho vai chính chết đi thì vở kich sẽ phải kéo dài, là lẽ đương nhiên!

    PS:
    (1) Xin bấm vào Google: “US and Soviet Union’s military budgets during the Cold War” sẽ thấy nhiêu tài liệu về chủ đề này.
    (2) Xin xem YouTube “Diễn văn từ chức của TT Nguyễn Văn Thiệu”.

  8. Không dám mạn bàn về lịch sử chiến tranh nhưng theo cái nhìn cá nhân thì có lẽ trận đánh cuối cùng của VNCH là trận Mùa Hè Đỏ Lửa năm 1972, tới tháng 1/1973 thì Hiệp Định Paris (hòa bình) được ký kết để Mỹ rút quân đội về, cắt viện trợ, kể từ đó VNCH chỉ chống cự cầm chừng hoặc rút bỏ cho tới ngày mất nước 30/4/1975.

    Chiến tranh Nam/Bắc VN đã thuộc về lịch sử. Tạm thời bọn cộng sản rừng rú man rợ đã thắng và VNCH văn minh đã thua. Sài Gòn bị cộng sản thay tên, không còn tên trên bản đồ nhưng vẫn tồn tại trong trái tim người VN. Sài Gòn, chỉ hai chữ, kêu tên lên, đã gợi lại tất cả một thời tiêu biểu cho TỰ DO và DÂN CHỦ mà ngày nay dù đã đổi tên nhưng người dân vẫn gọi Sài Gòn. Họ vẫn nhớ về VNCH của một quá khứ tự do.

    Sài Gòn vẫn đang sống trong lòng người dân, sẽ một ngày chính thức lấy tên lại.
    Cái tên Hồ hiện thời, tiêu biểu cho tội ác, vẫn tiếp tục gây tội ác cho người dân Sài Gòn.

    Sài Gòn là TỰ DO mà người dân vẫn nhớ; Thành Hồ là tội ác CỘNG SẢN mà người dân vẫn ghét vẫn căm thù.

    Ngày 30/4, Sài Gòn vẫn sống mãi trong lòng dân tộc VN.
    nv

  9. Câu nói “đừng nghe…” thì hầu như ai cũng biết của ai nói ! Nhưng có câu này nữa của ông tôi thấy đúng quá, mà hình như không ai nhớ hay không có dịp nói (?) cho hợp tình hợp cảnh : “Đất nước còn, tất cả còn ; để đất nước mất vào tay CS là mất tất cả.” ?! Hay đau quá , nên không nói nên lời ?

  10. Những gì tôi biết rất trùng hợp với bài viết, khi đó mình đang ở sd4kq rất lo âu cho bản thân và vận nước nên cứ nghe radio liên tục.
    Cám ơn tác giả đã có công chắt lọc nhiều nguồn tài liệu mà mình thấy rất đúng. Một chi tiết rất-rất nhỏ không bao giờ tôi quên : khi tướng Vĩnh Lộc nhận bộ TTM, ông bảo các tướng ở TTM “bỏ chạy như lũ chuột”, thì khi ông bỏ chạy, không biết gọi bằng gì ?!

    • Tuóng NGUY SAI GON chạy như lủ chuột , kekekeekeke, quá đúng.Anh Phét nhó lại ten tuong NGUYEN VINH NGHI, PHẠM NGOC SANG bị Viet Công tó tại phi truòng THÁNH SƠN Phan Rang khi 2 lảo đó đang lỏm ngỏm bò truòn duói ông công chung quanh phi truòng, kekekekek.

      Chạy như chuọt như thế nhưng khi vưa đăt chân tói đáo GUAM thì mot dám tuóng bao gồm TOÀN, TRUỎNG , KỲ lại năn nỉ xin phép bu MẼO đuoc tiep tục đeo quân hàm tuóng. Anh Phét nói là có sách mách co chúng nghen.

      Trich’ trong cuon sach DECENT INTERVAL page 573 line 1 to Line 15
      “Shortly after arriving in GUAM, several of dêfeated ARVN gẻnerals were brought together in one of the old metal baracks. An exhausted General Toan , the former MR 3 Commander, was pushed into the meeting in a wheelchair , and Gẻneral Truong , the defender of Danang , was suffering from such an acute case of conjunctivitis he could not find his way to a chair. Moments later an American naval officer marched in and demanded that the generals remove their uniforms. “Can’t we at least keep our shoulder stars?” one of them asked. “NO”, the American replied. “You have no army, no country any more.” It’s as if the Republc of Vietnam had never existed at all. ”

      Để anh Phét dich ra tieng Viet đọc cho thấm thía nghen.

      Sau khi chạy đến đảo GUAM mot lúc thì năm bảy tên bại tuóng của NGUY SAI GON tụ tập lại trong một trại lính đuọc làm bằng KẺM. Tuóng NGUY NGUYEN VAN TOÀN cụu tu lệnh Vùng III chién thuạt ngồi xe lăn đuọc đẩy tói tham dụ cuoc họp. Bại tuong NGO QUANG TRUỎNG , nguòi tuyen bố bảo vệ và tủ thủ Đà Năng , đả dang bị đau mắt trầm trọng đến nỏi khong tháy đuòng mò tói chiec ghế tại cuoc hop..

      “Môt vài phút sau đó , một tên sỉ quan hải quân MẼO tiến vào và đề nghị tat cả các BẠI TUONG’ NGUY SAI GON trút bỏ quân phục. “Cho phép chúng toi ít nhất là tiep tục đeo LON(cáp bậc) tren ve áo “? Một trong những bại tuóng van xin. “KHÔNG”, Vien si quan MẼO trả lòi “Chúng mày khong còn quân đội, Chúng mày chẳng còn tổ quóc , khong còn lý do gi đẻ mang lon và mạc quân phục “. Cau noi thẳng thừng trắng trợn như thé duòng như là NGỤY SAI GON chưa bao giò hiện hửu trên thé giói này.”

      Pà mịa oi nhục oi là nhục. Đả là bại tuóng bỏ lính phóc chạy truóc tiên qua đảo GUAM rồi mà chưa biét thủ phận bại tuóng mà còn xin tiep tục đeo LON là thé nào. Thằng lính Mẽo nó khong cho. Nó bằt bại tuóng NGỤY bao gồm TOÀN, TRUỎNG và mot số tên tuong khác trút bỏ quân phục và nó còn bảo “Chúng mày không còn quân đội, chúng mày khong còn đất nuóc” thì hà cớ chi mà chúng mày còn muón măc quan phục và đeo lon tuóng hả ”

Leave a Reply to Ngụy Hèn Cay Cú Hủy phản hồi

Please enter your comment!
Tên