Trận chiến chống lịch sử của Putin: Một ngàn năm tranh giành Ukraina

20
Xe tăng Nga bị 'thảm sát' trên đường phố Bucha

Anna Reid

(Nguyễn-Khoa Thái Anh dịch)

Lời dịch giả:

Xét người lại nghĩ đến ta. Phải chăng mối giao hảo giữa Ukraine và Nga không khác gì mấy mối tình môi hở răng lạnh giữa Việt-Nam và Trung quốc? Có khi nào quan hệ hữu hảo giữa 2 nước anh-em 4 tốt: Láng giềng tốt, Bạn bè tốt, Đồng chí tốt, Đối tác tốt, và 16 chữ vàng: “Láng giềng hữu nghị, hợp tác toàn diện, ổn định lâu dài, hướng tới tương lai” rồi một ngày kia sẽ trở thành một mối đe dọa của 1 cuộc chiến khốc liệt phản ảnh cuộc xâm lược của Putin ở Ukraine hiện nay mà chẳng có một đồng minh nào sất – kể cả Nga – đến giúp? Hoặc giả, may thay cho đám con Rồng cháu Tiên, chúng sẽ không phải đương đầu với một nạn tàn sát dã man vì chiến tranh xâm lăng nẩy lửa từ phương Bắc mà sẽ an cư lạc nghiệp, làm ăn phát tài dưới ô dù đô-hộ phủ của Bắc triều để rồi sẽ từ từ trở thành một Hồng Kông thứ 2 nói được nhiều thứ tiếng, kể cả tiếng mẹ lai-căng?

————————-

Vào tối ngày 21 tháng 2 năm 2022, ba ngày trước khi quân lực Nga bắt đầu cuộc xâm lăng trên bộ lớn nhất lục địa châu Âu kể từ Thế chiến thứ hai, Tổng thống Nga Vladimir Putin đọc một bài diễn văn đầy hằn học trên truyền hình. Ông bày tỏ sự bất bình cố hữu về sự bành trướng về phía đông của NATO, cáo buộc Ukraine gây hấn và sự hiện diện của các tên lửa phương Tây sát biên giới Nga. Nhưng phần lớn sự hô hoán của ông chú tâm vào một chuyện khác: lịch sử Ukraine. Putin nói: “Đối với chúng ta, Ukraine không chỉ là một quốc gia láng giềng. Đó là một phần không thể tách rời của lịch sử, văn hóa và không gian tâm linh của chúng ta.” Ông khẳng định rằng biên giới của Ukraine không có ý nghĩa gì khác hơn việc đánh dấu một khu vực hành chính trước đây của Liên Xô: “Ukraine hiện đại hoàn toàn do Nga tạo ra.”

Đối với nhiều người Tây phương, những lời tuyên bố lịch sử của Putin nghe có vẻ quái gở. Nhưng chúng hàm chứa một mức quan trọng to hơn những lời nói suông. Khác xa với một chế biến mới biện minh cho cuộc chiến kinh hoàng, nan giải hiện nay, lập luận xưa nay của Putin cho rằng Ukraine và Nga lúc nào cũng là một và cho rằng Ukraine đã bị các lực lượng phương Tây cưỡng bức, từ lâu đã trở nên một quan điểm trong thế-giới-quan của ông.

Trong cuộc nổi dậy Maidan của dân Ukraine ở Kyiv năm 2013–14, Putin hô hoán rằng những người dẫn đầu các cuộc biểu tình lớn là những bọn phát xít bị Tây phương sách động đang cố gắng chia xé Ukraine khỏi cội nguồn lịch sử của nó. (Trên thực tế, các cuộc biểu tình này đã làm phương Tây chưng hửng và mặc dù có phe cực hữu trong các nhóm này, nhưng không do phe phát-xít sách động) Và vào tháng 7 năm 2021, ngay trước khi quân đội Nga được tăng cường ở biên giới Ukraine, Điện Kremlin đã cho công bố một bài báo. Bài luận dài 7.000 chữ của Putin với tiêu đề “Về sự thống nhất lịch sử của người Nga và người Ukraine.” Bài viết khẳng định cả Nga và Ukraine không chỉ có nguồn gốc chung về ngôn ngữ và đức tin mà còn chia sẻ chung một vận mệnh lịch sử. Kể từ khi được công bố, bài luận này đã trở thành một phần của chương trình huấn giảng bắt buộc đối với tất cả các quân nhân phục vụ trong quân đội Nga, kể cả những người đang chiến đấu trong cuộc chiến hiện nay.

Theo logic của Putin, mọi sự chia rẽ giữa Nga và Ukraine là do các cường quốc phương Tây gây ra. Bắt đầu từ Ba Lan vào thế kỷ XVI đến Đế chế Áo-Hung vào thế kỷ XIX cho đến Đức Quốc xã trong Thế chiến thứ hai, Tây phương đã thường xuyên cưỡng chế Ukraine hoặc lèo lái Ukraine đi chệch hướng. Trong bài tiểu luận này, quan điểm thân Tây phương của Kyiv trong thập kỷ qua chỉ là hình thức can thiệp mới nhất từ ​​bên ngoài — lần này là do Liên minh châu Âu và Hoa Kỳ — nhằm chia rẽ Nga để chống lại chính mình. Ông Putin viết: “Việc ép buộc thay đổi căn cước” của Ukraine “có thể so sánh… với việc sử dụng vũ khí hủy diệt toàn bộ chống lại chúng ta”. Theo nghĩa của Putin, “chúng ta” gồm cả người Ukraine. Nói cách khác, người Ukraine và nước Ukraine không chỉ tự nhiên là một phần của Nga vì cả hai thậm chí không thực sự hiện hữu.

Ngoài chủ đề “Ukraine không thực sự tồn tại” Điện Kremlin còn khẳng định thêm một điều nữa: Ukraine là một sự hư hại đã rồi. Theo quan điểm này – mà lâu nay các nhà bình luận phương Tây đã nhắc lại dưới một hình thức phức tạp hơn – dựa trên địa lý và lịch sử chính trị của nó: Ukraine sẽ mãi mãi bị chia cắt trong nội bộ hoặc bị xé tan bởi các nước láng giềng hùng mạnh hơn. Đây là lập luận cốt lõi trong tuyên truyền của Putin trong cuộc xâm lược Ukraine trước đây, khi ông chiếm Crimea và Donbas sau các cuộc biểu tình Maidan ở Kyiv. Sau đó, truyền thông nhà nước Nga loan tin rằng Ukraine là một quốc gia thiếu khả năng tự trị vì bị phe Phát-xít mới chiếm lĩnh và được các lực lượng Nga đến giải cứu. Cố vấn thân cận của Putin, người chỉ đạo tất cả hoạt động tuyên truyền này là cận vệ trở thành chiến lược gia Vladislav Surkov, người đã diễn lại chủ đề này trong một cuộc phỏng vấn với Financial Times vào năm ngoái. Bằng cách so sánh kỳ quái, ông nói: Ukraine giống như “mô mềm” giữa hai khớp xương, cho đến khi nó bị cắt rời, sẽ cọ xát với nhau một cách đau đớn. (Với các nhà báo Nga, ông thẳng thừng hơn: “phương pháp duy nhất có nhiều hiệu quả ở Ukraine mà lịch sử đã chứng tỏ là “cưỡng ép Ukraine vào mối quan hệ anh em.”)

Những sự kiên cường phi thường và sự đoàn kết của người dân Ukraine trong cuộc chiến hiện tại đã chứng minh những tuyên bố này của Nga là vô nghĩa. Nói rằng Ukraine không thực sự tồn tại cũng vô lý như nói rằng Ireland không tồn tại bởi vì nước này đã bị Anh cai trị từ lâu, hoặc giả: thực ra người Na Uy là người Thụy Điển. Mặc dù họ chỉ giành được chủ quyền cách đây 31 năm, nhưng người Ukraine có một lịch sử quốc hồn quốc túy từ nhiều thế kỷ trước. Ý kiến ​​cho rằng người Ukraine quá yếu ớt và chia rẽ để đứng lên chống trả cho chính mình là điều ​​mà họ đang phản bác một cách ngoạn mục trên chiến trường.

Còn lời lăng mạ chính quyền Ukraine là Phát-xít mới, được chứng minh trong thực tế: tổng thống Ukraine, ông Volodymyr Zelensky, là người Do Thái và trong cuộc bầu cử quốc hội gần đây nhất, vào năm 2019, đảng cực hữu của Ukraine, Svoboda, đã giành được ít hơn 3% số phiếu. Không như Ukraine tưởng tượng của Putin, Ukraine thực tế ngày càng khác xa với Ukraine bịa đặt, huyền thoại của Putin khó có chỗ đứng và mâu thuẫn quá lớn. Nhưng thay vì điều tiết hoang tưởng lịch sử của mình nhằm đưa nó đến gần với sự thật hơn, Putin vẫn tiếp tục bình chân như vại, áp đặt sức mạnh quân sự, và cố dùng sức mạnh toàn trị để khống chế kiểm duyệt một cách vô vọng, biến huyền thoại cho gần với hiện thực hơn. Giờ đây, có lẽ  ông ta học được một thực tế khó có thể chối bỏ: giá phải trả cho một quá khứ đốn mạt là cái gánh thảm họa trong hiện tại.

TẬP HỢP NGA

Ám ảnh của Putin về quá khứ của Ukraine có thể bắt nguồn từ vết thương lòng sau khi Liên Xô sụp đổ. Cho đến năm 1991, phần lớn Ukraine ngày nay đã bị Nga cai trị trong 300 năm — nói cách khác là lâu hơn sự cai trị Scotland của Anh quốc một ít. Và với dân số hiện nay xấp xỉ với Tây Ban Nha, so với Nga trong thời Sô Viết Ukraine vẫn là một nước cộng hòa đáng kể nhất. Zbigniew Brzezinski, cựu cố vấn an ninh của Hoa Kỳ, đã viết một cách hùng hồn: “Không có Ukraine, Nga sẽ không còn là một đế chế”. Điều này không đúng theo nghĩa đen. Nga ngày nay vẫn là một đế chế đa sắc tộc to lớn, chiếm một diện tích rộng 3.000 dặm phía bắc châu Á, bao gồm hơn một chục quốc gia châu Á, từ 5,3 triệu người Tatars trên sông Volga cho đến vài nghìn người Chukchi trên eo biển Bering. Nhưng với sự sụp đổ của Liên Xô và Hiệp ước Warsaw, Moscow đã mất đi phương Tây của mình.

Đối với Putin, đế chế châu Âu của Nga là tất cả. Mặc dù từ lâu hình ảnh của nước Nga đã mang một chứng tích kỳ diệu đối với họ – “Vâng, chúng tôi là người Scythia!” nhà thơ thiện lành Aleksandr Blok đã tuyên bố sau cuộc cách mạng năm 1917 – nước Nga luôn tự coi mình là một cường quốc châu Âu chứ không phải châu Á. Các nhà soạn nhạc, tiểu thuyết gia và nghệ sĩ vĩ đại của Nga đã được định nghĩa theo định hướng châu Âu; những chiến thắng quân sự lịch sử của Nga — chống lại Napoléon và Hitler — đã khiến Nga trở thành một cường quốc cao cấp trong “ban nhạc đại hòa tấu quốc tế” ở châu Âu. Bằng cách đẩy nước Nga trở lại những cánh rừng thông u ám của mình, tránh xa những địa danh vang bóng cũ như Odessa và Sevastopol, sự mất mát của Ukraine, nói riêng, đã làm tổn thương ý thức về bản sắc của người Nga.

Trọng tâm của vấn đề Ukraine của Nga là một cuộc chiến với lịch sử. Trận chiến đầu tiên kết thúc khi câu chuyện khởi sự. Theo thông lệ, câu chuyện bắt đầu từ thời Trung cổ với một tướng quân được bao bọc bởi huyền thoại, Volodymyr (hoặc Vladimir trong tiếng Nga) Đại đế. Là hậu duệ của những kẻ chinh phạt và thương nhân Bắc Âu đến từ Scandinavia, Volodymyr đã thành lập nhà nước sơ khai đầu tiên ở Kyiv vào cuối thế kỷ thứ 10. Một thái ấp lỏng lẻo nhưng rất lớn được gọi là Rus, tập trung ở Kyiv và bao gồm cả Belarus ngày nay, Tây Bắc nước Nga và phần lớn lãnh thổ Ukraine. Volodymyr cũng cho Rus những nền tảng tinh thần của mình, chuyển đổi vương quốc của ông ta sang Thiên Chúa giáo Chính thống.

Theo cái nhìn của Putin, phương Tây đã kéo Ukraine ra khỏi Nga trong nhiều thế kỷ.

Mặc dù người Nga và người Ukraine đồng tình về tầm quan trọng của Volodymyr, nhưng họ không đồng ý về những gì đã xảy ra sau khi vương quốc của Đại Đế Vladimir tan rã. Trải qua thế kỷ 11 và 12, Rus bị tách ra thành các vương quốc nhỏ đánh nhau, và vào thế kỷ 13, nó bị quân Mông Cổ, dưới sự chỉ huy của Batu Khan, lấn chiếm. Theo lời kể của người Nga, dân chúng — và cùng với văn hoá Rus đích thực — lánh nạn bạo lực, tản cư về phía Đông Bắc, tới Matxcova và Novgorod. Tuy nhiên, người Ukraine cho rằng văn hóa Rus vẫn tập trung ở Ukraine và những gì trổi lên ở Moscow là một truyền thống riêng và khác biệt. Đối với độc giả phương Tây, những tranh luận này đều là tiểu tiết: như thể người Pháp và người Đức đang tranh giành nhau về việc Charlemagne, người sáng lập Đế chế Carolingian ở thế kỷ thứ 9, thuộc về nước Pháp hiện đại hay nước Đức hiện đại. Tuy nhiên, người Ukraine hiểu ý nghĩa của các tranh giành của Nga. Một trong những địa danh của Kyiv là một pho tượng lớn có từ thế kỷ 19 của Đại đế Volodymyr, tay cầm thập giá nhìn ra Sông Dneiper. Khi Putin cho đúc bức tượng Vladimir Đại đế của riêng mình bên ngoài cổng Điện Kremlin vào năm 2016 – còn to hơn Ukraine – người dân Ukraine không coi đó là một đài tưởng niệm cho một vị vua của thế kỷ thứ 10 mà là một hành động bóp méo lịch sử trắng trợn.

Trên thực tế, hầu hết trong bảy thế kỷ tiếp nối triều đại của Volodymyr, Ukraine nằm ngoài sự kiểm soát của Muscovite. Khi sự thống trị của Mông Cổ sụp đổ trong những năm 1300, lãnh thổ hiện thời của Ukraine bị thu tóm bởi Đại công quốc Lithuania mới nổi lên, rồi đến lượt nó được kết hợp trong cuộc hôn nhân triều đại với Ba Lan, do đó trong hai thế kỷ rưỡi tiếp theo, Ukraine bị cai trị từ Krakow. Cuối cùng, ngay cả tín ngưỡng của Ukraine cũng theo một vỏ bọc của phương Tây: vào năm 1596, Liên minh Brest-Litovsk đã tạo ra Giáo hội Công giáo Hy Lạp, hay Uniat – một sự thỏa hiệp giữa người Ba Lan Công giáo và người Ukraine Chính thống công nhận Đức Giáo Hoàng theo nghi lễ Chính thống giáo và cho phép các linh mục được kết hôn. Là một ngôi nhà nửa vời về mặt chính trị giữa hai tôn giáo, liên minh Brest-Litovsk đã giúp Balan hóa giới quý tộc Ukraine, một trong những điều Putin coi là mô hình lâu dài của phương Tây để kéo Ukraine ra khỏi ngôi nhà Chính thống hợp pháp của mình.

Mãi đến cuối thế kỷ XVII, Mátxcơva mới mạnh tay vào cuộc. Một loạt các cuộc nổi dậy của người Cossack Ukraina – các nhóm quân phiệt ở biên giới, tập trung vào vùng Dnieper phía Nam – đã làm suy yếu vương quốc Ba Lan-Litthuania. Sau đó, sau một cuộc chiến tranh giành Ukraine kéo dài với Ba Lan, Muscovy bành trướng và cuối cùng đã thôn tính Kyiv vào năm 1686. Đối với người Ukraine, đó là khoảnh khắc “từ chảo nóng nhảy vào lửa”: Sự cai trị của Ba Lan bị đánh đổi với cai trị của Muscovite khắc nghiệt hơn. Nhưng theo lời của Putin, đó là khởi đầu của “sự tập hợp của thế giới Nga”, sử dụng một cụm từ xưa mà ông đã cho hồi sinh để biện minh cho cuộc chiến chống Ukraine ngày nay. Một thế kỷ sau, Ba Lan được phân chia giữa Áo, Phổ và Nga, với Nga cuối cùng là Belarus và miền trung Ukraine ngày nay, bao gồm Kyiv, và Áo với miền tây Ukraine ngày nay, khi đó được gọi là miền đông Galicia, bao gồm Lviv.

TRẠNG THÁI CHIẾN LƯỢC

Phong trào dân tộc hiện đại của Ukraine bắt đầu vào những năm 1840, do nhà văn nói tiếng Ukraine vĩ đại đầu tiên, Taras Shevchenko lãnh đạo. Sinh ra trong một gia đình nông dân bị trị ở một ngôi làng gần Kyiv, ông đã kêu gọi người Ukraine vứt bỏ ách thống trị của Nga và lên án nhiều người đã tự đồng hóa mình với Nga để leo lên nấc thang kinh tế xã hội. (Những quan điểm này đã chuốc cho ông 10 năm lưu đày ở Siberia.) Khi thế kỷ này trôi qua, và đặc biệt là sau khi Sa hoàng Alexander II bị ám sát bởi những quân phiến loạn vào năm 1881, chế độ cai trị của Nga hoàng trở nên đàn áp hơn. Hàng trăm nhà chủ nghĩa xã hội Ukraine đã theo Shevchenko đi lưu vong, sách và giáo dục tiếng Ukraine bị cấm. Tại thời điểm này, sự phân chia đông-tây của Ukraine trở thành một lợi thế – ít nhất là đối với những người sống ở phần phía Tây – bởi vì ở Galicia do Áo cai trị, người Ukraine có thể tiếp nhận văn hóa công dân tự do hơn sau đó bén rễ ở châu Âu. Ở Lviv, họ xuất bản báo chí của riêng mình và tổ chức các phòng đọc, hợp tác xã, liên hiệp tín dụng, các ca đoàn và câu lạc bộ thể thao — tất cả những đổi mới đều vay mượn từ người Séc do Áo cai trị tương tự như họ. Mặc dù bị bất lợi bởi một hệ thống đầu phiếu ủng hộ chủ đất Ba Lan, họ vẫn có thể thành lập đảng chính trị của riêng mình và cử đại diện đến hội đồng cấp tỉnh của Lviv, mà vị thứ trưởng điển hình của Ukraine không phải là một nhà cách mạng nẩy lửa mà là một học giả xã hội chủ nghĩa ôn hòa, mang tính trí thức, hoặc giả là luật sư.

Ukraina nổi tiếng là vùng đất bị nguyền rủa bởi địa chính trị — một phần của “vùng đất máu” trong tựa đề cuốn sách bán chạy nhất của nhà sử học Timothy Snyder — đã thu thập được trong nửa đầu thế kỷ XX. Khi chế độ Nga hoàng đột nhiên sụp đổ vào năm 1917, một nghị viện Ukraine, hay chính phủ “Rada”, đã tuyên bố thành lập ở Kyiv, nhưng nó đã bị quét sạch chỉ vài tháng sau đó, đầu tiên là bởi các dân quân Bolshevik và sau đó là quân đội Đức, những người đã chiếm đóng Ukraine dưới quyền Hiệp ước Brest-Litovsk tháng 3 năm 1918. Sau hiệp định đình chiến vào tháng 11 kết thúc Thế Chiến thứ nhất, Đức lại rút quân, để lại Hồng quân, Bạch quân Nga phản động, quân Ba Lan, quân đội Ukraina dưới quyền bộ trưởng Symon Petlyura của đảng xã hội chủ nghĩa, và một loạt các lãnh chúa độc lập để lấp những lỗ hổng quyền lực. Trong cuộc nội chiến hỗn loạn xảy ra sau đó, nhóm bị thiệt hại nặng nề nhất là người Ukraine-Do Thái. Hơn 100.000 người bị giết bởi tất cả các bên vào năm 1919, trong một loạt các cuộc thảm sát chưa từng có kể từ những năm 1600. Bị phe Đỏ đánh bại, Petlyura thành lập một liên minh cuối cùng với Ba Lan, trước khi chạy trốn qua Paris khi Ba Lan và Liên Xô ký kết hòa ước chia cắt Ukraine một lần nữa, người Nga chiếm phía đông và trung tâm, người Ba Lan ở phía tây. Hai vùng biên giới nhỏ — Bukovina và Transcarpathia ngày nay — lần lượt thuộc về Romania và Tiệp Khắc mới được độc lập.

Không ngạc nhiên khi Petlyura là một nhân vật được tranh cãi sôi động. Đối với người Nga, ông ta chỉ là một lãnh chúa theo chủ nghĩa pogromist khác. (Quan điểm đó đã làm bão hòa cuốn tiểu thuyết Người Cận vệ Trắng của nhà văn Nga gốc Kyiv nhưng lại là người dân tộc Nga Mikhail Bulgakov, vì những nhân vật mà quân đội của Petlyura được coi là một đám đông đáng sợ) Ngược lại, đối với người Ukraine, ông là lãnh đạo được thử lửa đầu tiên trong chế độ nhà nước tự lập của đất nước họ, mà có thể đã thành công nếu Đồng minh chỉ cần dành cho ông sự hỗ trợ ngoại giao và quân sự giống như họ đã làm với các nước Balts và với người Armenia (ít thành công hơn), người Azerbaijan và người Georgian. Trước những cáo buộc về chủ nghĩa dân tộc, họ phản biện với chuyện chính phủ Rada đã in tiền giấy bằng 4 thứ tiếng – tiếng Ukraina, tiếng Nga, tiếng Ba Lan và tiếng Yiddish – và rằng người lãnh đạo phái đoàn Ukraina tham dự Hội nghị Hoà bình Paris năm 1919 là một luật sư Do Thái nổi tiếng, Arnold Margolin. Quân đội của Petlyura hung hãn, họ chấp nhận, nhưng vì ông ta không thể kiểm soát được, và tất cả những người khác cũng vậy. Cuộc tranh cãi nổ ra vào năm 1926 tại một tòa án ở Paris, sau khi Petlyura bị ám sát bởi một kẻ phiến loạn Do Thái, hắn tự xưng là báo thù cho các thành viên trong gia đình bị binh lính Ukraine giết hại. Phiên tòa kéo dài ba tuần đã gây chấn động quốc tế, với việc bên bào chữa đưa ra một hồ sơ bằng chứng tàn khốc về các tội ác, trong khi bên công tố tìm cách cho rằng kẻ ám sát là một điệp viên Liên Xô. Chỉ sau nửa giờ cân nhắc, bồi thẩm đoàn đã tuyên bố đương sự vô tội và cuộc tranh luận về vụ việc vẫn tiếp diễn gay gắt ngày nay.

GIỮA STALIN VÀ HITLER

Trên thực tế, bạo lực và hỗn loạn của thời đại Petlyura chỉ là mào đầu cho những thảm kịch lớn hơn nhiều của Ukraine trong những năm sau đó. Bắt đầu từ năm 1929, Joseph Stalin đã khởi động Holodomor — nói trắng ra là “giết người bằng cách bỏ đói” — một quá trình trục xuất cưỡng bức, trưng thu lương thực và đất đai nhằm mục đích tiêu diệt vĩnh viễn toàn bộ dân số nông thôn của Ukraine. Được thực hiện song song với một cuộc thanh trừng giới trí thức thành thị của Ukraine, nó đã dẫn đến cái chết của gần bốn triệu người Ukraine. Được che đậy trong nhiều thập kỷ, chắc chắn rằng vụ giết người hàng loạt kinh khủng này là có chủ ý: chính quyền Liên Xô biết rằng dân làng đang chết rất nhiều, nhưng họ vẫn kiên trì trưng thu lương thực và cấm dân làng rời khỏi các khu vực đói kém để đến các thị trấn. Lý do Stalin gây ra nạn đói thì ít rõ ràng hơn. Ước tính có khoảng ba triệu người Kazakhstan và người Nga cũng chết đói trong cùng những năm này, nhưng ông ta chọn tấn công Ukraine nặng nề nhất, có lẽ vì nó thể hiện hai con quỷ của ông ta trong một: tầng lớp nông dân bảo thủ và một dân tộc lớn, khẳng định mình không phải là người Nga. Tuy nhiên, cho đến hôm nay, Nga vẫn đang cố gắng ngăn chặn sự công nhận của quốc tế về vấn đề Holodomor là một tội ác diệt chủng. Trong bài luận “Sự thống nhất lịch sử” của mình, Putin đề cập nạn đói chỉ qua loa một lần, như một “thảm kịch chung.” Tên của Stalin hoàn toàn không được nhắc đến.

Chưa đầy một thập kỷ sau, một vòng kinh hoàng mới đã đổ ập lên Ukraine sau khi ký kết Hiệp ước Molotov-Ribbentrop năm 1939. Hồng quân đã chiếm đóng phần phía tây của đất nước do Ba Lan cai trị — lần đầu tiên Nga kiểm soát vùng lãnh thổ này. Tuy nhiên, hai năm sau, Wehrmacht vẫn hành quân qua đây, và hai năm sau đó, Hồng quân quay trở lại. Cả hai quân đội này đều trục xuất hoặc bắt giữ giới trí thức Lviv — một kết hợp phong phú giữa người Ukraine, người Ba Lan và người Do Thái —khi họ đến, và giết các tù nhân chính trị khi họ đi. Trong một vài tháng vào năm 1943, một đội quân đảng phái Ukraine lớn theo chủ nghĩa dân tộc chủ nghĩa đã kiểm soát phần lớn vùng đông bắc Ukraine, thiết lập một nền hành chính sơ khai và các trại huấn luyện cũng như bệnh viện quân sự của riêng họ. Đáng chú ý, các đơn vị nhỏ của quân đội này đã thực hiện một chiến dịch ám sát và phá hoại trong nhiều năm sau khi chiến tranh kết thúc, với vị chỉ huy cuối cùng của quân kháng chiến bị giết trong một vụ xả súng gần Lviv vào năm 1950.

Nhìn chung, 5,3 triệu người Ukraine đã chết trong những năm chiến tranh, một con số đáng kinh ngạc là 1/6 dân số. Một lần nữa, nhiều người chết vì đói, sau khi Đức bắt đầu tịch thu ngũ cốc. Và một lần nữa, người Do Thái phải chịu đựng nhiều nhất. Trước chiến tranh, họ chiếm 5% dân số Ukraine, tức khoảng 2,7 triệu người; sau đó, chỉ còn lại một số ít. Những người còn lại đã chạy trốn về phía đông hoặc nằm trong những ngôi mộ tập thể không được đánh dấu trong rừng hoặc bờ rìa nghĩa trang. (Vào mùa thu năm 2021, là một phần trong nỗ lực tưởng nhớ những sự kiện này, Zelensky đã chủ trì lễ khai trương khu phức hợp mới tại Babi Yar, hay Babyn Yar, công viên cạnh ga tàu điện ngầm nơi gần 34.000 người Do Thái Kyivan bị thảm sát vào tháng 9, 1941. Vào ngày thứ sáu của cuộc xâm lăng của Putin trong năm nay, ba tên lửa của Nga đã bay xuống xuống công viên, làm thiệt hại nghĩa trang của người Do Thái tại đó.)

5,3 triệu người Ukraine đã thiệt mạng trong Thế chiến thứ hai.

Đối với Liên Xô, và đối với Putin ngày nay, sự thật quan trọng nhất về người Ukraine trong chiến tranh không phải sự kiện họ là nạn nhân mà sự hợp tác – được cho là của họ – với Đức Quốc xã. Nhân vật Ukraine gây tranh cãi nhất trong thời kỳ này là Stepan Bandera, thủ lĩnh của một tổ chức khủng bố ở miền tây Ukraine thời kỳ chiến tranh do Ba Lan cai trị. Vốn đã trở nên khó khăn khi khu vực này nằm dưới sự cai trị của Áo, quan hệ Ba Lan-Ukraine trở nên tồi tệ đáng kể với chính sách Ba lan hóa của chính phủ mới, trong đó các trường dạy tiếng Ukraine bị đóng cửa, báo chí Ukraine bị kiểm duyệt nghiêm ngặt, người Ukraine bị cấm làm những công việc thấp nhất trong chính phủ, và các ứng cử viên và cử tri Ukraine bị loại khỏi danh sách cử tri. Sự đàn áp cực đoan hóa thay vì Ba Lan hóa, do đó đảng quốc hội Ukraine lớn nhất, Liên minh Dân chủ Quốc gia Ukraine tìm kiếm thỏa hiệp, ngày càng bị những người theo chủ nghĩa dân tộc ngầm của Bandera bóp nghẹt. Khi Wehrmacht tiến vào miền tây Ukraine vào tháng 6 năm 1941, Bandera gia nhập lực lượng với quân Đức, tổ chức hai tiểu đoàn, Nachtigall và Roland, mặc dù ông ta gần như ngay lập tức bị Đức Quốc xã bắt giữ, vì họ thấy khó bề kiểm soát đương sự.

Kể từ đó, Nga đã sử dụng Bandera như một cây gậy để đánh bại phong trào dân tộc Ukraine. Không cần biết nhiều người Ukraine đã chiến đấu trong Hồng quân hơn là trong Wehrmacht và rằng Đức cũng đã tuyển mộ hàng chục nghìn tù nhân chiến tranh Nga. Như những ngày ở Liên Xô, một điển hình tiêu chuẩn dành cho người Ukraine trên các phương tiện truyền thông nhà nước Nga ngày nay là Banderivtsi— “Những kẻ cướp Banderites” —và Putin đã thăm lại chiến tích trong một bài phát biểu thậm chí còn tệ hơn bình thường vào ngày 25 tháng 2, một ngày sau khi cuộc xâm lược của Nga bắt đầu, trong đó ông kêu gọi quân đội Ukraine để lật đổ “những kẻ nghiện ma túy và những người theo chủ nghĩa phát xít mới” đang nắm quyền ở Kyiv.

Sau khi Chiến tranh thế giới thứ hai kết thúc, và đặc biệt là sau cái chết của Stalin vào năm 1953, Ukraine đã có một vài thập kỷ tương đối ổn định. So với các quốc gia không phải là người Nga khác ở Liên Xô, người Ukraine vừa bị đàn áp nhiều hơn vừa có thể được thêm đặc quyền, họ trở thành nhóm tù nhân chính trị lớn nhất nhưng cũng đóng vai trò đối tác đàn em của Nga trong liên minh Sô viết. Bộ Chính trị có rất nhiều người Nga và Ukraine, và ở các nước cộng hòa không thuộc Slav, mô hình thông thường là một người dân tộc thiểu số được bổ nhiệm làm bí thư thứ nhất, trong khi một người Nga hoặc Ukraine nắm giữ quyền lực thực sự ở vị trí số hai. Khi Liên Xô sụp đổ, năm 1991, Ukraine giành độc lập mà không đổ máu, sau khi ban lãnh đạo Đảng Cộng sản của chính họ quyết định cắt dây kéo con tàu mẹ bị chìm. Chính trong mối quan hệ “anh em nhỏ” thời Liên Xô quá cố này mà Putin đã trưởng thành – và điều mà ông có thể tin (hoặc đã tin) là người Ukraine sẽ sẵn sàng quay trở về (với Nga) nếu không có sự can thiệp của phương Tây.

TÂY TIẾN THỤT LÙI 

Đường lối chính trị của Ukraine trong ba thập kỷ kể từ khi độc lập đã làm nổi bật lên tất cả những lo ngại của Nga. Lúc đầu, có vẻ như Nga và Ukraine sẽ đi trên con đường song song trong thời kỳ hậu Chiến tranh Lạnh. Cả hai quốc gia đều đang cưỡi trên tháp ghềnh của sự sụp đổ kinh tế kết hợp với các quyền tự do chính trị mới; dường như không không nước nào quan tâm đến quá khứ. Ở Ukraine, không ai bận tâm đến việc gỡ bỏ bức tượng Lenin của Kyiv hoặc đổi tên các đường phố của nó. Về phần mình, giai cấp thống trị mới của Nga dường như quan tâm đến việc kiếm tiền hơn là xây dựng lại một đế chế. Thật dễ dàng để hình dung hai quốc gia phát triển theo những con đường riêng biệt nhưng thân thiện: như Canada và Hoa Kỳ hay Áo và Đức.

Ảo tưởng hạnh phúc đó chỉ kéo dài vài năm. Hai thời điểm mấu chốt lịch sử Ukraine sau Chiến tranh Lạnh là hai màn thể hiện sức mạnh nhân dân có hiệu quả cao và thực sự truyền cảm hứng, cả hai đều được Điện Kremlin kích động. Năm 2004, Putin cố gắng đưa Viktor Yanukovych, một cựu tù tội phạm hộ pháp, thủ lĩnh chính trị ở Donetsk, vào vai trò ứng cử viên tổng thống Ukraine, cùng lúc với một ma-nớp đầu độc đối thủ bầu cử thân châu Âu của ông ta là Victor Yushchenko. Sau khi Yushchenko sống sót sau vụ tấn công (với khuôn mặt bị hủy), thay vào đó, lá phiếu đã bị tráo một cách trắng trợn. Mang những chiếc mũ và dải ru-băng màu cam, hàng trăm nghìn người Ukraine đã đổ xuống đường để phản đối và ở lại đó cho đến khi ủy ban bầu cử nhượng bộ cho bỏ phiếu lại, và Yushchenko đã giành chiến thắng. Đối với Putin, các cuộc biểu tình, được gọi là Cách mạng Cam, là một âm mưu do phương Tây dàn dựng.

Những người biểu tình ủng hộ châu Âu trong cuộc nổi dậy Maidan, Kyiv, tháng 12 năm 2013

Valentyn Ogirenko / Reuters

Năm 2010, Yanukovych rốt cuộc cũng đắc cử tổng thống, sau khi khối thân châu Âu xâu xé và chia xé. Trong bốn năm sau, ông ta dốc hết tâm lực trong việc biển thủ kho bạc của Ukraine. Nhưng vào tháng 11 năm 2013, ông ta đã đi một bước quá xa: ngay khi Ukraine chuẩn bị ký kết một thỏa thuận thương mại được ưa chuộng rộng rãi đã được lên kế hoạch lâu dài với Liên minh châu Âu, ông ta đột ngột hủy bỏ nó và thay vào đó, dưới áp lực của Putin, tuyên bố hợp tác với Nga.  Đối với người Ukraine, cũng như đối với Putin, đây không chỉ là cách tốt nhất để thúc đẩy nền kinh tế mà còn là bản sắc của Ukraine. Thay vì hướng về phía tây – thậm chí có thể một ngày gia nhập Liên minh châu Âu – quốc gia này đang bị buộc phải quay trở lại quỹ đạo của Nga. Ban đầu, chỉ có một số sinh viên xuống đường phản đối, nhưng sự phẫn nộ của công chúng đã tăng lên nhanh chóng sau khi họ bị cảnh sát đánh đập, những nhóm thuộc cấp trên của Yanukovych đã kết cấu với người Nga. Một trại biểu tình trên quảng trường ở trung tâm Kyiv, được gọi là Maidan, đã biến thành một thành phố cố định, giống như lễ hội trong một thành phố, đón một triệu người vào cuối tuần. Vào tháng 1 năm 2014, cảnh sát bắt đầu một cuộc đàn áp tàn bạo, đỉnh điểm là vụ giết hại 94 người biểu tình và 17 cảnh sát. Khi đám đông vẫn không chịu giải tán, Yanukovych tẩu thoát qua Moscow, và những đồ nội thất trong khu nhà riêng sang trọng của ông — dụng cụ phòng ăn của Hermès, đèn chùm cỡ của ô tô nhỏ, một con sư tử chết được nhồi bông — được trưng bày trong Bảo tàng Nghệ thuật Quốc gia Ukraine. Trong khoảng trống quyền lực theo sau chuyến đào thoát của Yanukovych, Putin xâm lược Crimea trước và sau đó, thông qua các ủy ban côn đồ địa phương ở các thành phố biên giới phía đông Donetsk và Luhansk.

Việc chiếm đất làm hài lòng dư luận Nga, nhưng nếu Putin định kéo Ukraine về phía Nga, thì hành động của ông ta lại bi phản tác dụng. Các cuộc bầu cử tổng thống mới đã mang lại một người ủng hộ châu Âu khác, Petro Poroshenko, một nhà tài phiệt Ukraine, người đã kiếm tiền từ bánh kẹo chứ không phải khai thác quặng mỏ hoặc kim loại đầy tham nhũng. Sau đó, trong những năm sau đó, một nỗ lực dân sự đông đảo đã hỗ trợ các lực lượng Ukraine trong một cuộc xung đột thấp nhưng đầy cam go với Nga trong và xung quanh Donetsk và Luhansk. (Cho đến khi Bộ Quốc phòng được cải tổ, quân đội Ukraine bị lãng quên trước đây đã được huy động vốn trực tiếp từ quần chúng) Sự ủng hộ của Ukraine đối với tư cách thành viên NATO tăng mạnh, và vào tháng 6 năm 2014, Ukraine đã ký một thỏa thuận liên kết rộng rãi với Liên minh châu Âu. Biểu tượng phổ biến nhất — hoặc, trong mắt Putin, quỷ quyệt nhất — là việc Liên minh Châu Âu cấp phép visa Bezviz,năm 2017 cho người Ukraine du lịch toàn bộ các nước Schengen 90 ngày miễn (phí) thị thực. Người Nga vẫn cần thị thực, giá phín khá đắt đỏ và nhiêu khê. Sự tương phản cấu xé nghiêm trọng: em trai không chỉ bỏ rơi anh trai lớn; bây giờ chuyện du lịch của  em trai cũng tốt hơn.

XƯƠNG NGA, ĐẤT UKRAINE

Tiến bộ của Ukraine trước cuộc xâm lược không nên được phóng đại. Nhiều kẻ tài phiệt, đầu sỏ gian manh giật dây đằng sau hậu trường, và đất nước đang bị chao đảo bởi nạn tham nhũng tràn lan. (Chỉ số Nhận thức Tham nhũng năm 2021 của Tổ chức Minh bạch Quốc tế xếp Ukraine ngang hàng với Mexico và Zambia nhưng xếp hạng nước này là ít tham nhũng hơn Nga một chút). Tuy vậy bất kể tất cả những vấn đề của Ukraine, lịch sử từ khi lấy được độc lập đã có những thay đổi thật về quyền lực được mang lại bởi những cuộc bầu cử thật, với các ứng cử viên thật, được báo cáo bởi các phương tiện truyền thông tự do thực sự.Tấm gương của người Ukraine đã trở thành một mối đe dọa chính trị trực tiếp đối với Putin. Điều gì sẽ xảy ra nếu chính dân số của Nga – chứ không chỉ riêng trong giới trí thức thành thị – bắt đầu đòi hỏi các quyền tự do tương tự? Trong bài luận “Sự thống nhất lịch sử” của mình, Putin đã giải thích thực tế rằng thay đổi các tổng thống Ukraine là kết quả của một “hệ thống” được thiết lập bởi “các tác giả phương Tây trong dự án chống Nga.” Ông viết, các công dân thân Nga của Ukraine không lên tiếng vì họ đã bị “tgiật dây ngầm”, “bị đàn áp vì những kết án của họ,” hoặc thậm chí “bị giết”. Liệu ông có thực sự tin điều này hay không thì chưa rõ, nhưng nó có thể giải thích cho các chiến thuật hơi đặc biệt được quân đội Nga sử dụng trong tuần đầu tiên của cuộc chiến ở Ukraine. Putin có thể thực sự mong đợi các tiểu đoàn xe tăng của mình sẽ được chào đón như những người giải phóng.

Như trong cuộc Cách mạng Cam năm 2004 và cuộc biểu tình Maidan 2013–14, được gọi là Cách mạng Nhân phẩm, quyền tự vệ khốc liệt của Ukraine ngày nay là sự bảo vệ các giá trị, không phải bản sắc dân tộc hay một thời huy hoàng ảo tưởng. Ngược lại, nỗi ám ảnh của Putin với lịch sử là một nhược điểm. Mặc dù trước đó trong những năm đầu của nhiệm kỳ tổng thống của mình, việc khua chiêng đánh trống về “sự tập hợp của thế giới Nga” đã nâng cao hậu thuẫn của ông với quần chúng, nhưng giờ đây nó đã khiến ông tụt xuống đến mức có thể trở thành một ngõ cụt chết người. Chỉ tính riêng về diện tích đất liền, Ukraine là quốc gia lớn thứ hai ở châu Âu, sau chính Nga. Nếu ta đặt nó ở phía đông Hoa Kỳ, như The Washington Post đã quan sát gần đây, Ukraine sẽ trải dài “từ Missouri đến Đại Tây Dương, và từ Ohio đến Georgia”. Chiếm đóng Ukraine vĩnh viễn sẽ tốn kém rất nhiều quân lực và hao tổn ngân khố. Hơn nữa, cuộc chiến của Putin đã đoàn kết dân tình Ukraine hơn bao giờ hết. Và cho dù họ đang nói tiếng Nga hay tiếng Ukraina, tình cảm của họ đều như nhau. Hiện tại, các video clip đã lan truyền với cảnh babushkas nói với binh lính Nga rằng họ sẽ để lại xương máu của họ trên đất Ukraine và những người lính Ukraine vui mừng thề khi bắn súng bazooka vào xe tăng Nga, tất cả đều bằng tiếng Nga thuần túy nhất. Cuộc chiến có thể sẽ diễn ra trong một thời gian dài và chưa biết kết quả cuối cùng sẽ ra sao. Lịch sử, Putin có thể đang học, chỉ là một chỉ dấu khi nó là thực tại.

Nguồn bản Anh ngữ

20 BÌNH LUẬN

  1. Tớ khoái nghe Ban Quân Lễ Nhạc Phủ Tổng Thống Ukraine trình diễn Quốc Ca Việt Nam Cộng Hòa và thu băng năm 2012.

    Các bác search trong Youtube hàng chữ “Le Van Khoa Ca ngoi tu do – quoc ca”

    Hoặc “Dàn Nhạc UKRAINE Trình Tấu Quốc Ca VNCH”
    Rồi từ đó nghe luôn dàn nhạc Kyiv Symphony Orchestra trình diễn các bài dân ca Việt Nam như Trống Cơm do Lê Văn Khoa arranged, với nhạc cụ truyền thống Bandura của Ukraine

    Và xin đọc bài viết của nhạc sĩ Lê Văn Khoa về kỷ niệm của ông với dàn nhạc giao hưởng Kyiv Symphony Orchestra bằng cách đánh vô Google hàng chữ.

    “Lê Văn Khoa: Duyên Tiền Định – Lê Văn Khoa và Ukraine”

    Bài viết tuyệt vời. Cám ơn nhạc sĩ Lê Văn Khoa

  2. Happy Easter Sunday. Hallelujah

    Hi Sakim và HuePhan, và tất cả các bạn đã nhắc tôi tới Phục Sinh và những câu reo hát Halleluja ở nhà thờ của người bản xứ (indegenious) tôi tham gia đêm qua. Và bản nhạc Halleluja được kd Lang mặc áo đen như linh mục, đi chân không biểu diễn, có thể tìm nghe và xem kd lang’s performance of Leonard Cohen’s “Hallelujah” at the Canadian Songwriters Hall of Fame induction of Leonard Cohen in 2006. “After hearing k.d. lang perform that song at the Canadian Songwriter’s Hall of Fame in 2006 we looked at each other and said, ‘Well, I think we can lay that song to rest now! It’s really been done to its ultimate blissful state of perfection’. I don’t think I could even try it, because it’s been so magnificently done.” (Anjani Thomas)

    Well she tied you to her kitchen chair Thế rồi cô ta cột bạn vào ghế nhà bếp
    She broke your throne and cut your hair Cô đập bể vương miện bạn và cắt tóc bạn
    And from your lips she drew Hallelujah Và cô kéo nét vẽ Halleluja từ môi bạn.

    Our love is not a victory march Tình yêu chúng ta không phải cuộc diễn hành chiến thắng
    It’s a cold and it’s a broken Hallelujah Nó là một sự lạnh lẽo và vỡ nát của Halleluja
    Maybe there’s a God above Có lẽ có Chúa trên cao
    But all I’ve ever learned from love Những những gì tôi đã học từ yêu thương
    Was how to shoot somebody who outdrew ya Là làm thế nào để giết người đã bội bạc
    It’s not a cry that you hear at night Đó không là than khóc bạn nghe giữa đêm
    It’s not someone who’s seen the light Đó không là người nào đó đã thấy ánh sáng
    It’s a cold and broken Hallelujah Đó là sự lạnh lẽo và vở nát Hallelujah

    Hallelujah, Hallelujah

    Nguyễn Văn và các bạn thân mến, để gởi những suy nghĩ về, “Vũ khí của người dân là sự đoàn kết.”, và chiến tranh VN, có phải là sự giết chết tự do dân chủ của Viêt Nam Cộng Hòa của US, tôi vào Cohen forum đọc về: VN version, không có trong bản official, chỉ ở các cuộc lưu diễn của Cohen, trong bản nhạc Diamonds in the Mine.

    “Every knows the war is over Môi người đều biết chiến tranh kết thúc
    Every knows that the good guys lost” Tất cả đều hiểu những người tốt lành thua cuộc (Cohen)

    Trong bản nhạc, với tình yêu và thù hận, “”Diamonds in the Mine” — Viet Nam Verse được Cohen biểu diễn 1979, maybe it was Hannover, November 11, 1979 (có thể từ 1976) và 1995 tại Montreal có Viet Nam Verse. Từ Cohen forum:
    by tomsakic Wed May 17, 2006:
    The best version is available at Diamonds in the Minefield bootleg CD (recorded at Montrex Jazz Festival, 1985). I always think of this performance as the ultimate version of the song:

    I told you all about it in the days of Vietnam Tôi đã nói cho bạn nghe vào những ngày của Vietnam
    when your poets marched for Uncle Ho khi những bạn nhà thơ diểu hành cho Uncle Ho
    And your sons for Uncle Sam Và những đứa con trai bạn (diễu hành) cho Uncle Sam (1979 biểu diễn với lời hơi khác: when your poets marched for Uncle Ho and your jocks for uncle Sam (và hoạt động của bạn ủng hộ Uncle Sam)
    But which side you’re gonna take now, Nhưng bây giờ thì bạn theo phe nào
    which song you’re gonna sing? bản nhạc nào bạn sẽ hát
    With the mega stench of corpses that is blowin’ in the wind Với rất nhiều thối tha của các xác chết bay trong gió
    etc. to the old verses (but in rearranged order
    And I like this Bob Dylan reference. (tomsakic)

    ~greg:
    ‘Diamonds In The Mine’ was born wailing,
    into this world of woe, cradled in the arms of the 1971 album: “Songs Of Love And Hate”
    “Now, the Vietnam war may very well be characterized as the US’s greatest abortion.(Bây giờ VN war có thể rõ ràng là sự phá thai lớn nhật lịch sử Mỹ)
    Which is what I think was LC’s point.” Là điều tôi nghĩ là Cohen có ý đưa ra (~greg)

    And there are no letters in the mailbox Không có thơ trong hộp thơ
    And there are no grapes upon the vine Không có nho trên nhành
    And there are no chocolates in the boxes anymore Không còn chocolate trong hộp
    And there are no diamonds in the mine Không có kim cương trong mỏ
    Ah, there is no comfort in the covens of the witch Không có thoải mái trong hội làm phù phép
    Some very clever doctor went and sterilized the bitch Có bác sĩ rất khôn khéo đã tới và diệt sản con phụ nữ
    And the only man of energy, yes the revolution’s pride và chỉ một người có năng lực, phải rồi niềm tự hãnh cách mạng
    He trained a hundred women just to kill an unborn child Ông ta huấn luyện một trăm phụ nữ chỉ để giết chết một đứa trẻ chưa sanh ra.

    Bản nhạc chống phá thai?

    Không có diamond trong cái mỏ kim cương ở VN và sự phá thai được nói tới ở đây, hay từ bản nhạc The Future của Cohen, có phải Việt Nam là sự phá thai lớn nhất của lịch sử Mỹ? Cái thai nghén của một nền tự do dân chủ chủ quyền quốc gia.

    Maybe there’s a God above Có lẽ có Chúa trên cao
    hay:
    It’s a cold and broken Hallelujah Đó là sự lạnh lẽo và vỡ nát Hallelujah

    Vẫn là sẽ có sự sống lại của một lể Phục Sinh. Và Niềm Hy Vọng
    Have a Great Day to All. Hallelujah

  3. Happy Easter to All

    “I went down to the desert to help my brothers (children) fight Tôi đã đi xuống sa mạc để giúp người anh em (sửa lại thành đàn con) chiến đấu
    I knew that they weren’t wrong Tôi đã biết họ không sai
    I knew that they weren’t right Tôi biết họ không đúng
    But bones must stand up straight and walk Nhưng những bộ xương phải đứng thẳng lên và bước đi
    And blood must move around Và máu phải di chuỳển chung quanh
    And men go making ugly lines Và những người đàn ông làm thành những hàng tàn bạo
    across the holy ground.” Xuyên qua đất thánh (L Cohen)

    Như những tiếng bom đạn nổ từ cuộc chiến Israel 1973:
    “Yes and lover, lover, lover, lover, lover, lover, lover come back to me
    Yes and lover, lover, lover, lover, lover, lover, lover come back to me”
    (L Cohen) Ngưới yêu ơi quay trở lại với tôi.

    Sakim, tôi sẽ tìm đọc còm của bạn, bây giờ chưa tìm ra. Cảm ơn bạn với những ý rất tốt. Tôi từng tìm đọc Tolstoy và tiểu sử như War and Peace (1869) and Anna Karenina (1878). Ông đặc biệt chịu ảnh hưởng với những bài giảng trên núi từ Thánh Kinh. Mất năm 1910, 82 tuổi vì pneumonia sau khi rời bỏ gia đình vào một ngày mùa đông, chết tại Astapovo railway station, chỉ ngày hôm sau. According to some sources, Tolstoy spent the last hours of his life preaching love, non-violence, and Georgism to fellow passengers on the trai Ông mong giúp người nghèo khổ.

    Sakim, HuePhan, Nguyễn Văn và các bạn thân mến, xin gửi L Cohen vào những cuộc chiến.

    Chiến tranh như nhưng tiếng bom đạn nổ từ bản nhạc của Leonard Cohen – Lover, Lover, Lover. Cohen official yt LeonardCohen. Người yêu, hãy quay trở lại.
    I knew that they weren’t wrong Tôi đã biết họ không sai
    I knew that they weren’t right Tôi biết họ không đúng

    Đây là bản nhạc Cohen viết tại chiến trường với Israel ( Leonard Cohen performs for Israeli troops in the Sinai during the 1973 Yom Kippur War (Ron Ilan/ IDF archives). Nhưng khi bản nhạc được phát hành thì những dòng thơ rất chạm lòng những người tại chiến trường đã không có ở đó.
    The missing verse ran as follows:
    “I went down to the desert to help my brothers fight
    I knew that they weren’t wrong
    I knew that they weren’t right
    But bones must stand up straight and walk
    And blood must move around
    And men go making ugly lines
    across the holy ground.”
    Những giòng bị bỏ đi được tìm thấy lại, từ sổ tay của Cohen. Rồi câu, “I went down to the desert to help my brothers fight” làm ông sợ hãi khi đó, sửa thành, ‘I went down to the desert to see the children fighting’ — he distances himself one step. It’s no longer my brothers, but the children,” Friedman said. “And then he apparently deleted the whole verse.”

    Rediscovered: Leonard Cohen lyrics of fighting with ‘brothers’ in Yom Kippur War
    One verse of Cohen’s song ‘Lover, Lover, Lover,’ written while he played for troops battling Egypt, deeply moved the soldiers who heard it, then mysteriously disappeared. Until now
    By TOI STAFF
    15 September 2021, 11:00 pm

    When the Yom Kippur War broke out in the fall of 1973, legendary Canadian singer Leonard Cohen was moved to come to Israel to try and help the Jewish state, which was facing the most serious threat to its short existence.

    Convinced by Israeli artists to join them and come down to the Sinai desert where the battle was raging against the invading Egyptian forces, Cohen went from base to base, playing concerts for the weary soldiers.

    There, during a break between performances, he penned and performed what would become one of his most famous hits: ‘Lover, Lover, Lover.”

    One particular verse in the song grabbed the attention of those who heard it, moved by the solidarity of the Jewish singer-poet: “I went down to the desert to help my brothers fight…,” the verse began.

    And yet when the song was released to the world, the lines had disappeared, leaving the soldiers to wonder what had become of that verse and, perhaps too, if something had changed regarding the manifest depth of Cohen’s attachment to Israel.

    Now, nearly five decades later, Canadian-born Israeli writer Matti Friedman has rediscovered Cohen’s original drafts while researching a book on Cohen’s trip to Israel in a book newly published in Hebrew.

    Cohen, who died in 2016 at the age of 82, was living on the Greek island of Hydra when the war broke out and had been suffering from an emotional and creative crisis at the time, even announcing he was quitting the music business, Friedman told Channel 12 in an interview.

    The musician had played concerts in Tel Aviv and Jerusalem in 1972, and now returned to Israel to show solidarity, but also to rediscover himself.

    Israeli singer Oshik Levi said he met Cohen in Tel Aviv. Cohen had wanted to go and volunteer on a kibbutz, but Levi convinced him to join him, and other Israeli artists, in the Sinai entertaining troops.

    It was then that Cohen wrote “Lover, Lover, Lover.”

    “We were doing six to eight concerts a day,” said Levi. “He wrote it between two performances, he just took out a notepad and wrote the lyrics there and then.”

    At the end of the song was a line that he wrote about the soldiers we performed for,” Levi said.

    Another soldier, Lieutenant Colonel (ret.) Shlomi Groner, recalls being deeply affected by the lines Cohen wrote.

    Groner, who had briefly met Cohen before the war while working as an El Al security guard, recalled leading a force he had been commanding into a tank parking lot and suddenly seeing the singer.

    “We came in desperate for fuel, ammunition, food, something to drink,” he said. “Suddenly I heard the voice of God, Lennie himself,” Groner told Channel 12, recounting how unassuming the singer was.

    “Aah, it’s you again,” Cohen greeted him.

    Leonard Cohen, center, performing with Israeli singer Matti Caspi, on guitar, for Ariel Sharon, with arms crossed, and other Israeli troops in the Sinai in 1973. (Courtesy of Maariv via JTA)
    “Here was this guy from overseas, who came to us without a microphone, without airs and graces. He ate rations with us and slept in a sleeping bag,” Groner said.

    “And then I heard for the very first time ‘Lover, lover lover come back to me.’ He wrote those lines about us, he called us ‘brothers,’” Groner recounted. “It was a wonderful verse, he repeated it a few times, made some small changes.”

    “Those words became engraved in my heart,” Groner said.

    Disappeared

    But the bond Groner felt dissipated when he discovered those lines that had so touched him had been removed from the song.

    “About a year after the war, I was driving along when I heard the chorus ‘Lover, Lover, Lover,’ and I turned up the volume and I heard the legendary song,” he said. “I was overwhelmed, I pulled over and listened, waiting for that line, waiting for ‘brothers.’ And the song ended without it; the lines had disappeared.”

    “I was very disappointed because even when he tried to be cosmopolitan, his Jewishness would come out. Even as he tried to get away from it, it kept coming back,” Groner said.

    Lieutenant Colonel (Ret.) Shlomi Groner (Screencapture/Channel 12)
    Then out of the blue, he was contacted by Friedman, who was researching his book, and who asked him if he had any information on Cohen’s time in the Sinai.

    “After 50 years, I felt like I had been shot in the heart with an arrow,” Groner said.

    Groner told Friedman about the missing lines, Friedman recalled this week in the Channel 12 interview, one of several TV interviews marking the Hebrew publication of his book, timed to coincide with Yom Kippur. “I did not think there was much chance to find them; Cohen’s songs underwent all sorts of changes and incarnations, but I looked for it,” Friedman said.

    And find them he did.

    “When I went over his notebooks, I found the first draft of ‘Lover, Lover Lover,’ Friedman recalled. “I turned over the page; I was already excited because I had seen something amazing in seeing the first draft of the song. And there was another verse, under the heading ‘airbase.’”

    • Lyrics:

      I asked my father
      I said, “Father change my name”
      The one I’m using now it’s covered up
      With fear and filth and cowardice and shame”

      Yes and lover, lover, lover, lover, lover, lover, lover come back to me
      Yes and lover, lover, lover, lover, lover, lover, lover come back to me

      He said, “I locked you in this body
      I meant it as a kind of trial
      You can use it for a weapon
      Or to make some woman smile.”

      Yeah and lover, lover, lover, lover, lover, lover, lover come back to me
      Yes and lover, lover, lover, lover, lover, lover, lover come back to me

      “Then let me start again,” I cried
      “please let me start again
      I want a face that’s fair this time
      I want a spirit that is calm.”

      Yes and lover, lover, lover, lover, lover, lover, lover come back to me
      Yes and lover, lover, lover, lover, lover, lover, lover come back to me

      “I never never turned aside,” he said
      “I never walked away
      It was you who built the temple
      It was you who covered up my face.”

      Yes and lover, lover, lover, lover, lover, lover, lover come back to me
      Yes and lover, lover, lover, lover, lover, lover, lover come back to me

  4. Xin có ý kiến về còm của 2 bạn.

    @ Nguyễn Văn
    #
    Lịch sử đấu tranh bất bạo động – bằng kiên trì biểu tình, cho đến nay, chưa nơi nào trên thế giới sánh nổi với Hong Kong!
    Là cựu nhượng địa của Anh, dân chúng Hg Kg may mắn hấp thụ được những giá trị chính trị nhân bản từ mô hình xã hội văn minh của thực dân Anh ngót 180 năm nếu kể cả thời gian Trung Cộng còn tôn trọng thoả ước trao trả Hg Kg về lại đại lục.
    Chính sự đổi đời nầy kể từ 1842 đã tạo nền tảng nghị lực phi thường cho hàng triệu dân Hg Kong đủ nghị lực hy sinh vô song để suốt hơn 6 tháng bỏ công ăn việc làm hy sinh vốn liếng kinh doanh nương tựa nhau kết thành phong trào Dù Vàng đi biểu tình ngày đêm kể cả dưới mưa gió, một cách dũng cảm kiên trì, một cách nhân văn…
    nhưng cuối cùng vẫn thất bại!

    “Đoàn kết tất cả cùng một lòng thì chắc chắn cộng sản sẽ phải thua”
    #
    Thực tế đã trả lời thay:
    Cường quyền vẫn thắng khi da mặt chúng siêu dày đủ để “ngẫng cao đầu” hứng bất cứ loại đàm dãi nước bọt dù thối tha cở nào từ khắp thế giới!
    Là chưa kể các hành vi tàn bạo mà các chế độ phi nhân sẵn sàng sử dụng không ngần ngại – đánh tét đầu giập mặt trên đường phố, gây nội thương xúc phạm nhân phẩm tại trại giam, loét da hại phổi vì hoá chất, bắt giam kêt án một phần đời!

    Con người trước hết vẫn là con người sinh lý. Ý chí không thể vượt thắng sinh lý trong thời gian dài.
    Phải để họ chịu thua thôi, tội nghiệp lắm!
    #
    * Cái gọi là “quốc tế sẽ ủng hộ”, ta đã thấy ở Hg Kg, là sự đáp ứng như dầu cù là/nhị thiên đường… trong uống ngoài thoa, chỉ hò reo lên án chỉ trích, và đã thất bại thảm hại, khắp nơi trên trái đât, mới đây là Thái lan, Myanmar… và lẹt đẹt như pháo xịt tại VN!
    #
    “Một bản báo cái…cần nhìn lại” là nhận định đúng của bạn.

    CS khôn hơn tất cả các thế lực thống trị cổ kim:
    Họ trồng người theo yêu cầu của mục đích chính trị.
    Họ đánh gục phần người để tăng trưởng phần con, bằng những biện pháp khêu dậy bản năng dục vọng từ thấp tới cao của người dân trong sự điều tiết bằng bạo lực theo đúng kế hoạch; họ tạo tập quán, tạo nhân sinh quan, tạo thang giá trị định hướng theo mục tiêu của họ;
    đồng thời họ triệt để bài trừ huỷ hoại các giá trị phổ quát đã có trước kia.
    Và họ rất kiên trì, đoàn kết…như lũ gia súc chạy cùng một hướng đi theo con đầu đàn!
    Khác với thế giới tự do,
    tự do chia rẽ, tự do đấu đá, tự do chia bè kết phái, tự do củng cố cái tôi!
    Làm gì đây? sao bây giờ?!

    @ Bison
    Xin chào. Có lẽ bạn chưa đọc trả lời cuối cùng của tôi về còm than thở của bạn.
    Xin có ý kiến về còm trên đây:
    #
    Nếu văn là người, ở bạn, thì bạn rất nhân hậu, sợ chiến tranh, muốn thế giới “hoà cả làng”.
    Khổ nổi, thế giới không chỉ có bồ câu, nai vàng…mà cả ác điểu, ác thú.
    Xin mượn lời Winston Churchill gửi cho bạn, “Một dân tộc mà né tránh chiến tranh bằng cái giá của sự nhục nhã, thì sẽ nhận lấy cả nhục nhã và chiến tranh”.
    Đấng Ki Tô dạy, “đừng chống cự người ác, trái lại, nếu bị ai vả má bên phải, thì hãy giơ cả má bên trái ra nữa”.

    CS sẽ rất hoan nghênh đồng chí Ki Tô riêng về quan điểm vô cùng thiện chí hoà bình nầy.

    Than ôi!

    • @SaKim

      Câu hỏi chung cho tất cả người VN là tại sao người cộng sản chiếm được Miền Bắc, rồi cả nước, người cộng sản làm được mà người quốc gia làm không được? Câu hỏi này cần đặt ra để phân tích tìm phương án cứu nước cứu dân tộc, và nếu dân tộc VN không làm được thì không còn cần bàn luận mà hãy sống nô lệ như hiện tại.

      Hong Kong không thể so sánh với VN. Hong Kong khác với VN. Người dân Hong Kong cả trăm năm, nhiều thế hệ sống dưới sự bảo hộ của người Anh, được hưởng tự do và dân chủ cho tới khi Anh trao trả lại cho Bắc Kinh, tiếp tục được hưởng tiếp thêm 50 năm. Nhưng khi bị Bắc Kinh sớm từ từ xiết mất tự do thì người Hong Kong chống đối biểu tình. Còn VN, đa số dân số trẻ sinh ra dưới chế độ cộng sản không có ý niệm về tự do và dân chủ. Cái khác nữa là Hong Kong chỉ là một mảnh đất nhỏ và dân số ít thuộc nước Tàu chứ không phải là một quốc gia với dân số hàng trăm triệu như VN.
      Một mảnh đất nhỏ trước sau gì cũng thuộc Tàu thì không so sánh được với một quốc gia có chủ quyền, địa chính trị và lợi ích chung cho cộng đồng thế giới cũng hoàn toàn khác. Dân Hong Kong tranh đấu cho một thiểu số người dân Hong Kong; khác với người VN tranh đấu là cho cả nước và dân tộc. Tuy người Hong Kong tranh đấu có tiếng vang tới quốc tế nhưng Mỹ và Anh không can thiệp vì nhiều lý do mà một trong nhiều lý do đó là lợi ích kinh tế giữa Mỹ, Anh và Tàu Cộng quan trọng hơn. Họ quan niệm Hong Kong là của Tàu, chỉ là sớm hơn thôi.

      Nhưng vị trí địa chính trị của VN là quan trọng, có thể nói là vùng đệm cho phần trên là cộng sản Tàu và phần dưới là khối tư bản tự do Mỹ, cũng chả khác gì thời VN chia cắt Quốc/Cộng nhưng nay là cả nước VN. Cộng sản Hà Nội không dám bỏ Mỹ theo Tàu Cộng dù cùng ý thức hệ chính trị vì lý do kinh tế và chủ quyền. Nếu theo hẳn Tàu, làm tay sai, đe dọa quyền lợi của Mỹ trong khu vực thì sẽ bị Mỹ trừng phạt và lật đổ; còn theo Mỹ thì cũng bị Tàu hỏi tội và giết. Khi bị Tàu Cộng đe dọa tới lợi ích kinh tế và chủ quyền thì Hà Nội chạy cầu cứu Mỹ, nhưng khi bị Mỹ ép phải thay đổi thì Hà Nội lại nghiêng về Tàu. Cứ thế mà bám víu cả hai bên để tiếp tục cầm quyền. Nhưng nếu người dân VN nổi dậy đòi lật đổ chế độ cộng sản, hoặc cộng sản bỏ Mỹ theo Tàu (cũng như Hà Nội đang ủng hộ Nga thay vì Ukraine cho tự do) thì người Mỹ sẽ hỗ trợ VN tự do như đang hỗ trợ Ukraine để ngăn chặn độc tài và cộng sản.

      Mỹ đã bỏ mất VNCH vì thời cuộc thay đổi, bỏ một con cá nhỏ để bắt một con gấu nhưng sẽ không bỏ mất VN cho Tàu vì lợi ích của nước Mỹ trong khu vực và toàn Á Châu. Tại sao có bản báo cáo của chính phủ Mỹ về nhân quyền của chế độ cộng sản Hà Nội? Mục đích là gì? Đứng lên đấu tranh hay chờ đợi chịu sống làm nô lệ?
      nv

  5. Chiến tranh và tham vọng bành trướng lãnh thổ ngày nay có khác thời phong kiến ngày xưa? Không có gì khác cả mặc dù bây giờ có Liên Hiệp Quốc và có luật pháp quốc tế. Vẫn bành trướng lãnh thổ; vẫn vì lợi ích; vẫn mạnh được và yếu thua; vẫn cố gắng bảo vệ và duy trì quyền lực cho tới chết như vua, nếu không là cá nhân thì cũng là đảng phái; vẫn chà đạp nhân quyền; vẫn lừa dân dù cho dân đi bầu lựa chọn người lãnh đạo nhưng tất cả chỉ là mặt nổi bề ngoài còn bên trong thì vẫn lừa bịp dân. Các nước lớn khi muốn thâu tóm lợi ích thì lấy mọi lý lẽ, đem cả lịch sử ngàn năm ra để viện dẫn, đúng sai không bởi luật pháp mà bởi sức mạnh. Các nước nhỏ muốn tồn tại và muốn sống có hòa bình thì cũng phải liên kết với nước khác, phải tự xây dựng sức mạnh riêng cho nước mình.

    Cộng sản VN ngày nay cũng vậy. Cướp được chính quyền cai trị đất nước cũng như thời phong kiến ai mạnh nổi lên thì làm chủ thiên hạ. Cũng bắt dân, cũng tước đoạt mọi quyền của một công dân, cũng bắt dân làm nô lệ hầu hạ thành phần cai trị, cũng cấm không cho dân xúc phạm “chính quyền”. Hình thức cai trị dân giống như thời phong kiến, chỉ cha truyền con nối. Chỉ khi nào có một đảng phái khác nổi lên đánh bại được cộng sản nhưng làm gì cộng sản để yên cho nổi dậy lật đổ chúng. Chỉ có toàn dân nổi dậy thì mới lật đổ chiến thắng được cộng sản mà thôi.
    nv

    • Trích, “Chỉ có toàn dân nổi dậy thì mới lật đổ chiến thắng được cộng sản mà thôi.” (Nguyễn Văn)
      Nếu điều này có nghĩa là toàn dân gây chiến tranh (nổi dậy) hay là sự nổi dậy sẽ không gây chiến tranh nhưng thành công như một cuộc trưng cầu dân ý là câu hỏi ở đây. Hay là có những chính quyền sẽ tìm biện pháp hòa bình, không gây chiến tranh mà chỉ tìm hiểu và làm theo ý của toàn dân. Hay là sẽ gây chiến tranh theo lòng dân như một quyết định từ Hộn Nghị Diên Hồng? Chiến tranh luôn gây thảm hại, điều này chưa bao giờ sai.

      Theo Tolstoy, trong lịch sử, chiến tranh là từ chính quyền không do lòng dân và chiến tranh luôn gây thảm hại.

      Tôi đọc quote này từ The Hill yt, Kim Iversen: Bucha Was A BRITISH ‘Special Op’ & Ukraine Peace Talks Are DEAD, According To Putinl 2 days ago, Apr 13, 2022)

      Eugene Zhang
      1 day ago
      “In all history there is no war which was not hatched by the governments, the governments alone, independent of the interests of the people, to whom war is always pernicious even when successful.” – Leo Tolstoy

      Have a Great Day to All

      • Thời đại chiến tranh gươm giáo và ngựa thồ không còn. Người dân không có súng đạn để chống lại một nhà cầm quyền trang bị những vũ khí hiện đại tận răng như ngày nay nên không thể nổi dậy bằng chiến tranh mà chỉ có ôn hòa. Vũ khí của người dân là sự đoàn kết. Chỉ có đoàn kết nổi dậy biểu tình thì mới đem lại chiến thắng cuối cùng.

        Mỹ không chủ trương thay đổi chế độ cộng sản nhưng nếu người dân VN dám đứng lên đấu tranh với số lượng vài trăm ngàn người trở lên, kiên trì đòi quyền làm người, thay đổi thể chế, đòi tự do, dân chủ, thì quốc tế sẽ ủng hộ. Cái giá cho tự do không phải nhỏ. Yêu đất nước, yêu dân tộc, can đảm dấn thân sẽ là tù đày hoặc hy sinh nhưng đó mới chính là đấu tranh. Đoàn kết tất cả cùng một lòng thì chắc chắn cộng sản sẽ phải thua.

        Một bản báo cáo của chính phủ Mỹ mới đây cho biết là người dân VN không có khả năng thay đổi nhà cầm quyền cộng sản bằng con đường ôn hòa. Kết quả này cho thấy phần đông người VN an thân thủ phận, lo làm giàu cá nhân, chia rẽ, sợ hãi, và thậm chí còn đi theo hoặc ủng hộ cộng sản. Đó là vấn đề chung của dân tộc mà mọi người cần nhìn lại.
        nv

  6. Với luật pháp mọi ngời defu như nhau ,đó là lý thuyết ,nhưng đôi kh trong thực tế ,trong thâm tâm của người Myx da trăng ,vẫn còn kỳ thị ăn sau trong tiềm thức …va đôi khi vẫn có những án xử bất công cho người da den (hay nay là da màu )vì màu da của họ .
    Nói về bạo loạn thì người da trắng thượng dẳng họ cung chẳng hơn gì da đen ,Họ cung pham tội ,đôi khi nặng hơn (như vụ 6/1) ,Những vụ bắn giest ngoài đường phố ,cướp phá tài sản ,hiếp dâm hay xã súng giest hàng loat ,dã man tàn ác hơn vẫn là người da trắng . Cố nhiên người da đen ọ cung vậy ,Và hoàn cảnh địa vị họ ,ho cung gây bạo loạn cướp phá giest người . Luật pháp không tha ai dù đen trắng vàng đỏ hay nâu ,ở trên đát nước này ,duwoi hiesn pháp và luật lệ ,họ vẫn ở tù nếu phạm pháp…Người xã súng bắn vào đám đông không phải chỉ có da đen mà các vụ giétt người bừa bãi này nhiêu nhất ở người da trăng vì kỳ thị,vì hạn thù ..và nhiều nguyen nhân khác kể cả cuồng 45 kể cả da trăng thượng dẳng ,kể cả CH . Luật pháp chỉ bất công vói da màu (den) đôi khi lộ liểu như vụ tên thanh niên da trắng xách xúng từ tiểu bang nay đến TB khác ,ngờ ngờ giữa phó ,phạm tội băn 3 người da đen chét hoạc bị thuong à sau cung Toà Da trắng tha bổng …
    Vụ nổ sung ở New York ,tên tội phạm bị bắt ,Dưới mắt luật pháp ,không có đen trắng vàng đỏ nau mà là tội phạm giest người phải bi trừng trị . Cố nhiên vụ án mạng giét người nào cũng có nguyên nhân ,có động cơ gây án mà cái đông cơ ở đây là “thù hận người da trắng còn hỏi làm gì ?Cái động cơ gây án ,,CH DC ,kỳ thị hay gì gì nữa thì cũng quan trọng vói nhà lập pháp đẻ định tội ,và các nhà nghiên cứu xã hội học đẻ đức két ,còn người dân vô danh tiêu tốt ,cuông tên phát xít nói láo ,da vàng muĩ tẹt.không quyền không chức ,chay theo lủ điên cuồng BIẾT ĐỂ LÀM GÌ? “vụ khủng bố ( (sao gọi là khủng bố .? Thế còn thằng da trăng ghi trên hay thằng da trắng tàn sát dân ở lLas Vegas độ nào không là “khủng bố” sao Khác là khác thé nào ? khủng bố cũng phân biệt màu da nữa sao cà ! Đung là ngu như lùa …Càng nói càng thấy cái “thê vỏ” đá hậu ” chỉ tới đó thôi (Con lừa gặp con cọp .Run rẩy ,quay mặtvào bụi râm ,và đá chân sau liên tục. Cọp lúc đầu củng gờm ,đứng quan sát ,Sau thấy …mãi cũng chỉ có chừng đó ,cọp cười ha hả ,chửi ĐM rồi “khủng bố” con LỪA).

  7. Nươc Tàu ngày xưa có một tên tiểu nhân đắc chí gọi là Tào Tháo, kẻ đã thao túng chinh trường thời mạt Hán và cuối cùng đã soán ngôi Hán Đế để lập ra nhà Nguỵ. Mưu toan thâu tóm thiên hạ của y chỉ bị ngăn chận và dập tắt sau khi đại bại trước liên minh Thục-Ngô ở trận Xích Bích. Tháo là tên gian hùng, chăng chừa một thủ đoạn nào, dù tàn nhẫn đến đâu, để đat được mục đích. Triết lý để đời: “CHẲNG THÀ MÌNH PHỤ NGƯỜI, CHỨ ĐỪNG ĐỂ NGƯỜI PHỤ MÌNH” không phải là cốt lõi trong chinh sách đối ngoại của Mỹ xưa nay đó sao?

    Gian hùng và tàn nhẫn như Tháo mà cung còn biết phân biện thiệt hơn, lúc nào cần tiến, lúc nào phải dừng, nhưng một thăng khùng như Putin thì không! Hắn xông vào đánh đấm Ukraine như một con bò điên, bất kể nhân mạng của bất kỳ ai, dân hay lính, bạn hay thù đều không có ký lô gì đối với hắn!

  8. New York vừa có vụ nổ súng trong subway làm bị thương hàng chục người, thủ phạm là một người da….đen, Black Supremacist, thù hận người da trắng. Thế nhưng trong các cuộc họp báo, từ các giới chức cho đến phóng viên của bọn chó đẻ TTTT, không một lời nhắc đến nguyên nhân (MOTIVE) của vụ khủng bố này, rất khác biệt với những trường hợp mà thủ phạm là người da trắng.
    Ở Sacramento, California, cũng có vụ bắn nhau giữa 2 băng đảng đều da đen làm cho 6 người chết, hơn chục người bị thương. Giới chức và truyền thông cũng….vờ đi chuyện màu da và một trong những thủ phạm là tù nhân mới được thả sớm do đảng Lừa mới sửa lại Luật.

    Đọc tin tức là phải đọc với cái đầu có bộ não hoạt động, chớ không phải đọc với cái đầu…..Buồi như bọn CUỒNG LỪA, cứ hễ tin tức nào của CNN, CBS, MSNBC,….đưa ra là tin như “thánh phán” vậy.

    “ĐM cho tao chửi lũ chúng mày một tiếng,

    Luật pháp đặt ra là để chúng mày ngồi??

    Bịa đặt, vu khống, theo dõi, bỏ tù,

    Là quyền của chúng bay???

    Luật nào, Hiến pháp nào, chỉ rõ tao coi??

    (Không thôi) Tao cứ mãi mãi chửi Cha, Đéo Mẹ chúng mày.”

  9. TT Biden đã phát bieeruhoom nay là “Putin phajm tội “diệt chủng “sau khi đã từ từ năng cáp tội ác của Putin “là côn đồ” rồi đồ tẻ và “tội phạm hiến tranh” TT Ukraine rất tán thưởng về lời tuyên bố này của Myx. Nhưng đó là ý kiến của TT một Đai Cường Quốc , Nó còn nhiều yếu tố đẻ quyết đinh là “có đúng Putin mang ooij dieejkt chủng không ?(TT Mỹ cũng không khẳng đinh câu ném vào mặt Putin là đsung vì tội diệt chủng mang nhiều yếu tố ,Và nay có vài nơi phân tích và bình luận xem công luận quốc té có đồng ý vói Biden hay không ?
    Thời buổi này sự việc xảy ra nhanh chống ,không thể so vói trăm năm trước hay 47 năm (hoặc 70 năm VNCS được .
    Putin thời này đi xâm chiếm nước (nhỏ )của người ta mà lập luận như thời Lien Sô củ , hay 47 năm trước đây của VC khi xâm chiếm miền Nam “Ta đã chiếm 2/3 lãnh thổ VNCH nay các đồng chí vào đó ,có khi không cần đánh mà chỉ tiếp thu vói nhiều chiên lọi phẫm.Đồng bào dưới sự kềm kép của Mỷ Nguỵ sẻ tràn ra đường đón các đồng chí anh hùng giải phóng quân .Sẻ dâng nước dâng thức ăn …” Nhưng người bộ dọi non tre bị dụ (cưỡng bức) vào Nam ,nằm trên khu tập két vói bom đan ,bải mình ,đã “con nào thấy giải phóng gì đâu …”Và anh ta đã CHẾT vì một lời DỐI TRÁ của moi đảng ,một CS viên qt ,một cái tên Điém QT HỐ NGHỆ (hay Hồ Khách!)…
    Và VN trong nước vẫn cái não cũ Bỏ phiếu trắng 2 lần và sau cùng sợ Nga ,nên bỏ phiêu “chống” NQLHQ đuổi Nga ra khỏi UB/ NQLHQ mà một cb quân đội vè hưu nói là “NHỤC ,NHỤC và NHỤC!’…Còn cai Đảng csvn theo theo đít TC cam tâm làm “hạ bộ” nó thì sao Không thêm vài tiếng Nhục nữa cho đảng ăn cướp !

  10. Lời dịch giả: tiếng “sất” là một tiếng lóng ,dùng trong đôi thoại nhiều hơn và thốt ra từ mieejnt của một kẻ đườn phố ,ít hoặc không nghiêm túc. Văn viest Một bài vết đứng nng đắn ,một lời nói .một ý kiến của dịch giả ở thể loại này ,thì không nên dùng tiếng “sất” .Thay thé nó bằng tiesng “cả”,tiếng “hết'”thì lời người dịch nghiêm túc hơn ,hợp vói VNCH hơn !(chẳng có một đồng minh nào sất = chẳng có một đồng minh nào cả (…hết))
    bài dịch dài ,có nhiều câu khó hiểu vì chuyển ngữ rất đúng giọng văn Tây .Nhưng tựu trung biện minh cho Nga xâm hiếm Ukraina vì đó là ljch sử .Như vậy cung là cách biện minh cho Tàu chiếm VN ,hay vn lệ thuộc tàu như bây giò và có thể ,một ngày nào đao ,Putin Tàu sẻ đánh VNvif lý do như Putin đưa ra và còn được biện minh bởi cứ như TT 45 Hoa kỳ quốc:những người ở phaafn dát đạt nói tiéng NGa là đất của NGa…Ngoài ra VN không gióng Ukraina .UK dã tuyên bố độc lập tự do và thiên về Mỹ Tây Âu ,tách ròi hay thoát Nga kể từ khi LX tan rã và nhiều lần Nga tạo chinh phủ bù nhìn ,một TT poupée như cht hôm nay vói ảo tưởng Putin :Dân Ukraine sẻ chào đón nồng nhiệt ,sẽ uỷ lạo bằng những bữa ăn thịnh soạn…
    Vn sẻ không giong Ukraine,mà vói lịch sử là kẻ thù của TC vì VN trong quá khứ lịch sử đã đánh Tống bình Chiêm ,thu giang sơn về một mối .có độc nhưng VN HồNghệ (hay Hồ Khách)và bọn cs quá lệ thuộc vào Tàu ,bỏ lỡ ít nhất hai lần có thẻ thoát Trung nhưng não trạng vẫn thờ CHA NGA ,kính MẸ Tầu. Vậy sao gióng Ukraina vói 01 TT Do Thái can đảm.quyết tâm thoát Nga ,Ukraine nhâp vào Nato vào Châu Âu ?.

  11. Từ tội phạm chiến tranh , Biden hôm qua nâng mức tội phạm của Putin lên án trạng tối đa “ kẻ diệt chủng “ . Bênh cạnh đó còn đặt thêm câu hỏi liệu Putin có thể xử dụng vũ khí hoá học , xem ra cái vũ khí nguyên tử được Putin hăm dọa kém hiệu nghiệm , khiến Putin phải ra mặt ngụy biện biện minh cho cái chính nghĩa khi Nga phải tấn công Ukrain với một chiến dịch đặc biệt .

    Hậu thuẫn từ các tỷ Phú sau lưng Putin đã lung lay , trước mắt khung thành Ukrain được Mỹ và thế giới bảo vệ xem chừng kiên cố lâu dài . Con đường tính mệnh và tài sản gia đình Putin đang đặt tên thảm họa tiêu tán cũng chẳng khác gì những gia đình người Ukrain tan tác chết chóc ly biệt hôm nay .

    Giỏi lắm Putin chỉ còn có thể tấn công Donbas , Mariupol nhằm cứu lấy sĩ diện . Nhưng bản án tội ác chiến tranh , tội đồ diệt chủng mà Biden tròng vào cổ Putin khó bề rửa được trước công luận quốc tế ở thời buổi truyền thông Internet hôm nay , cho dù chẳng có toà án quốc tế nào xét xử .

    Có không ít lãnh tụ , lãnh đạo có máu độc tài cố gắng cầu mong Putin nuốt chửng Ukrain . Nhưng lại quên mất tội lỗi của Putin cũng như tội lỗi của mình chẳng thể ngụy biện dấu diếm được .

    Đừng tưởng rằng có tiền , có quyền là có tất cả đã là một cái ngu . Kẻ thấy người có tiền , có quyền vội tung hô là thần tượng , là thiên sứ ắt hẳn phải là kẻ đại ngu . Cái ngu nhất ở đời vẫn là cái ngu như Putin hôm nay không ai ép buộc lại xung phong “ Đi cầm cu cho thiên hạ đái “ trong trạng thái cuồng si .

  12. Trên không gian mạng…….Việt cộng tung ra cả chục ngàn dư luận viên ăn xong rồi phá những người đàng hoàng dân chủ, hay chống cộng sản độc tài_______ Thành ra nhiều trang web hay nhiều cá nhân người dân chủ chống cộng bị dính chưởng……….tức là Việt cộng dụ khị nói trắng phải nói đen nói xanh phải nói đỏ, nói riết thành thằng…..ba phải, tức nói chuyên huề vốn chằng ai thèm nghe nữa.____Thật vậy, Việt cộng đỏ là đỏ…….tụi Việt cộng ranh ma như vậy, còn tụi nó xúi những người phe dân chủ nói trắng phải nói đen cho công bằng nói riết thành ra nói chuyên huề….vốn. Chiến tranh Ukraine chính cựu tổng thống Pháp Francois Holland đã nói rỏ là Putin muốn nước NGa thằng một đế quốc…Phải chặn đứng Putin lại. Và họ chọn mắc xích yếu nhất là Ukraine để đánh…..Quá rỏ ràng. Về phần mình chinh Putin đả nói rất rỏ đến người lãng tai cũng còn nghe thấy….đó là sự lãnh đạo của Mỹ đả kết thúc kỷ nguyên trật tự của Mỹ đả kết thúc……và Putin muốn một trật tự mới……..rỏ ràng. Đừng nghe tụi dư luận viên lèo lái…theo kiểu lịch sử xưa..v.v… để đánh lận con đen, tức đổi thừa quá khứ ăn mày quá khứ. Chẳng hạn tụi tàu cộng muốn ăn cướp biển đông…rỏ ràng là ăn cướp không thể đổi thừa là của ông cố nội tàu-cộng làm chủ cách đây 1000 năm…thời cổ đại!!!!!!!. Tụi mọi Nga và tàu cộng cùng Việt cộng đã chuẩn bị trật tự mới từ lâu rồi mà tụi nó nói đểu là……đại cục, tiểu cục…….Tại sai N10tv của truong quoc Huy nổi tiếng vì người ta nói rỏ ràng…..chống cộng sản độc tài xạo ke, còn nhiều người khác ỷ mình văn hay chữ tốt kiến thức hay ,rồi nói chuyên ba…phải huề vốn làm người đọc như bị thôi miên chẳng biết đâu là đúng sai……Phàm ở đời cái đúng rất đơn giản, còn cái sai cáo xạo ke thì mơ hồ rắc rối vì nó đánh lận con đen……….gọi là điếm thúi, độc giả phải phân biệt cái gì lòng vòng rắc rối là điều xạo láo……Putin là thằng ăn cướp cạn rỏ ràng, ngụy biện làm gì cho rắc rối, nhìn mặt thằng KGB Putin là biết thằng khùng ảo tưởng rồi, vì người văn minh thông minh chẳng ai đi đánh giết dân Ukraine mà đến cả Đức giáo hoàng cũng phải lên tiếng ủng hộ Ukraine, người bình thường ở Việt nam mà người ta còn biết Putin là thằng khùng đi ăn cướp cạn……..đem lịch sử vô để tâng bốc Putin là xạo ke rỏ ràng….nay kính.

  13. Lời dịch vật, lộn, giả đọc cho thấy nỗi lòng của dịch thiệt đ/v vấn mệnh của nước nhà dưới sự lãnh đạo của Đảng “ta” . Rất thấu cảm với dịch giả, sến sặc sụa nhưng nói lên được nỗi lòng ưu tư của tác giả với sự lãnh đạo của Đảng .

    “con Rồng cháu Tiên” đã trở thành con cháu Bác Hồ hít chơn hít chọi gòi . Và những tấm lòng sến sặc sụa như tác giả is very welcome to join, Its a Phúc Kđinh horde of evils.

    Lão thành cách mạng/tinh, rất đúng với Nguyễn Khoa Thái Anh

  14. “Lời dịch giả” ở Ukraine có Volodymyr Zelenskiy còn VN có HCM cho tới NPT thì miển bàn?
    ngu như thế là cùng…

Leave a Reply to ĐM cho tao chửi lũ TLĐL một tiếng Hủy phản hồi

Please enter your comment!
Tên