Trả lời bạn Nguyễn Văn Tuệ

17
Tuệ Nguyễn Văn Có một câu hỏi vẫn luôn ám ảnh trong đầu cháu, rất mong bác Vũ Thư Hiên có thể trả lời giúp cháu đó là: Sau tất cả những điều kinh khủng mà bác phải qua trong suốt 9 năm trời như vậy, mà sao bác không có chút hận thù, căm ghét gì với những kẻ đã hành hạ bác trong suốt những ngày tháng tù đày dã man đến vậy ạ? Đọc “Đêm giữa ban ngày” cháu có cảm tưởng như bác đang nói về chuyện của ai đó chứ không phải của mình vậy. Rất mong bác có thể trả lời giúp cháu ạ.
Gửi bạn Nguyễn Văn Tuệ, và các bạn: Chau Nhi, Kiều Mỵ, Phan Thuý Hà, Hong Ngoc Trinh, Vương Quốc Toàn, Tran Thang, Hoài Thu Nguyễn…
Nhân dịp bạn Nguyễn Văn Tuệ nêu câu hỏi, lần này tôi sẽ kể dài dòng một chút để bạn và các bạn khác cũng từng đặt câu hỏi tương tự biết thêm về chuyện cuốn Đêm Giữa Ban Ngày đã hình thành như thế nào. Trong câu chuyện kể này, biết đâu đấy, các bạn lại tìm thấy câu trả lời.
1.
Năm 1994, tôi ở Moskva (Liên Xô cũ).
Việc khởi đầu cuốn sách liên quan tới một hiện tượng mà tôi không thể giải thích.
Một buổi sáng, vừa mắt nhắm mắt mở vừa bước vào phòng tắm, tôi đứng sững – trước mặt tôi, trong tấm gương lớn tôi thấy không phải tôi mà cha tôi. Ông bất động, nhìn tôi bằng cặp mắt nghiêm khắc, có phần giận dữ. Hình ảnh ấy chỉ xuất hiện trong một thoáng, rất nhanh, rồi tôi lại nhìn thấy tôi trong gương như bình thường. Cảnh tượng cha tôi thoáng hiện ấy đưa tôi về một thời gian đã xa:
“- Bố thấy trong người yếu lắm – cha tôi thở dài – Chà, nếu bố còn khỏe! Có nhiều điều bố thấy cần phải viết ra cho đồng bào biết. Nhưng không còn sức nữa rồi. Bố kỳ vọng ở con. Con phải viết. Đó là trách nhiệm, con ạ, là trách nhiệm.
Ông gắng gượng ngồi dậy, đặt tay lên vai tôi, nhìn vào mắt tôi:
– Không phải vì mục đích vạch tội ai mà con làm việc này, không phải vì mục đích ấy. Mục đích lớn hơn: qua vụ án này con phải để nói lên điều khác, điều rất quan trọng đối với dân tộc ta. Nhân dân ta cần phải hiểu để tránh xa vết xe đổ. Nước mà không có dân chủ, không có luật pháp, hoặc luật pháp chỉ là xảo ngôn, là mảnh đất màu mỡ cho thể chế độc tài, cho sự lộng hành tùy tiện của những tên độc tài…
Tôi hiểu tâm trạng cha tôi.
Ông đã khoan thứ cho kẻ thù. Nhưng ông không ngơi lo lắng cho đất nước trước viễn cảnh xám xịt của nền chuyên chế”. (Trích Đêm Giữa Ban Ngày).
Tôi quyết định bỏ mọi việc để thực hiện lời cha tôi dặn trước khi qua đời.
Ngay hôm ấy tôi đến công ty, nói lời từ biệt.
Mọi người bàng hoàng vì sự bỏ đi đột ngột của tôi. Trong công ty thuần Nga tôi là người Việt duy nhất, nhưng lại là bộ óc điều khiển hoạt động của nó. Cả chục năm ở Sài Gòn để kiếm sống tôi đã học được ít nhiều cách điều hành một công ty, trong khi đó thì những người bạn Nga vừa thoát ra khỏi nền kinh tế kế hoạch hoá lại rất bỡ ngỡ. Chẳng cứ dân thường, ngay chính quyền mới cũng rất vụng về trong việc chuyển sang kinh tế thị trường. Một thí dụ: công ty chúng tôi gửi ngân hàng tiền dollar Mỹ và Deutch Mark thì lập tức được ngân hàng tính thành rúp, coi như gửi rúp chứ không phải ngoại tệ. Ít lâu sau lấy ra thì tỷ suất hối đoái đã khác do lạm phát phi mã. Số tiền tính bằng rúp tăng lên chóng mặt, khoản chênh lệch giữa hai thời điểm bị coi như lãi và công ty phải nộp thuế cho số tiền mà người ta gọi là “lãi bất ngờ”. Kỳ quặc thế đấy, vừa buồn cười vừa xót ruột, nhưng là sự thật. Những chuyện tương tự thời chuyển đổi chế độ ở Liên Xô kể không hết.
2.
Những trang đầu tiên của Đêm Giữa Ban Ngày được bắt đầu như thế nào?.
Cái sườn đầu tiên cho cuốn sách chỉ là mấy trang phác thảo nằm lại ở Sài Gòn, được cất giấu ở nhà bè bạn. Tôi không cần đến chúng nữa vì đã thuộc nằm lòng. Tôi gặp may -vào thời gian đó tôi có nhu liệu Vietbit viết tiếng Việt rất tiện lợi của tác giả Bùi Quang Minh hồi ấy cũng ở Moskva. Cái Amstrad cổ lỗ không có ổ cứng, cứ viết thẳng vào đĩa mềm, không có cách trình bày như mình muốn. Tôi mổ cò từng chữ, ngày nối ngày, miễn sao nói được điều cần nói. Như tôi viết trong phần Tự Bạch “Văn học không có cũ nơi đây”, tôi tránh hết sức thói quen viết văn để cuốn sách chỉ chứa đụng những gì cần phải nói, nên nói. Chậm chạp, từng dòng một, ngày lại ngày kỳ cạch nối tiếp, những trang bản thảo theo nhau làm đầy dần từng đĩa. Những cái đĩa mềm ngày ấy đúng như tên gọi – chúng mềm thật và to thật, đựng trong những bao giấy có thể chứa cả kí lô usb ngày nay.
Tai họa đến bất ngờ.
Nghĩ mình giờ đã ở Moskva, một nơi an toàn cách xa Việt Nam nhiều ngàn cây số, tôi hoàn toàn yên tâm, không chút cảnh giác. Một người nào đó trong số khách đến thăm tôi tình cờ đọc được vài dòng trên màn hình Amstrad đã biết tôi đang viết gì.
Tin bay về Hà Nội. Một toán đặc nhiệm được cử sang. Lợi dụng một hôm tôi về nhà một mình, những tên đột nhập tấn công tôi ngay khi tôi vừa bước vào thang máy. Một tên trẻ măng theo chân tôi xông vào lấy tay bịt miệng tôi, đâm tôi một nhát, rồi khi thang máy lên đến tầng, những tên khác chờ sẵn xô tới, nhanh nhẹn lục túi tôi lấy chìa khoá, đưa tôi vào phòng. Ở đó chúng không nói một lời vật tôi xuống sàn, trói nghiến, bịt mắt bịt miệng tôi bằng băng dính. Sau đó, không vội vã chúng lục lọi cả giờ mọi xó xỉnh, lấy đi tất cả những gì tôi có – tiền nong, vật dụng, không từ thứ gì, kể cả quần áo. Nằm trên sàn, tôi bất lực, chú ý nghe từng câu cụt lủn chúng trao đổi với nhau,tôi hiểu – mục đích của cuộc đột nhập theo cách của kẻ cướp là bản thảo cuốn sách
Tin nội bộ từ Hà Nội cho tôi biết không đầy nửa tháng sau vụ đột nhập, việc tôi viết Đêm Giữa Ban Ngày đã được thông báo ngắn gọn với những trích dẫn trong một cuộc họp trung ương đảng (cộng sản). Điều này cho tôi thêm chứng cớ để khẳng định tác giả của vụ tấn công. Và hiểu thêm rằng vì sao những tên đột nhập chỉ đâm tôi một nhát cảnh cáo vào đùi chứ không định đâm chết. Có thể hiểu được chúng chỉ làm thếdo có chỉ đạo. Ở Moskva tôi có quan hệ rộng với nhiều nhà văn nhà báo Liên Xô, kể cả với giới quan chức, tất yếu sẽ gây ra một sự ồn ào không cần thiết và không có lợi nếu bị phanh phui. Vết đâm vào phần mềm không nặng, máu chảy ra nhiều làm ướt sũng quần và lõng bõng trong giày. Điện thoại bị chúng lấy mất, tôi phải nhờ điện thoại của hàng xóm gọi cho bạn bè và họ lập tức phóng tới để đưa tôi đi bệnh viện.
Mấy hôm sau, một trong những tên đột nhập gọi điện cho tôi vào nửa đêm, thì thào bằng giọng hấp tấp: “Hay, chú ạ, cháu đọc rồi, chú viết tiếp đi nhé!”. Rồi không thì thào nữa mà cho tôi biết tôi có thể nhận lại những vật bị mất ở đâu – số điện thoại mà tên cướp cung cấp không khó khăn để tra ra là số nhà riêng của một nhân viên lãnh sự quán Việt Nam. Câu sau là quan trọng, nhưng chúng mới ngây thơ làm sao – đời nào tôi dại dột đâm đầu vào rọ.
Về chuyện này tôi đã kể lại với đầy đủ chi tiết trong một bài báo “Những tên cướp dễ mến” được đăng trên tờ Việt Nam Dân chủ ở Paris. Nhiều bạn đã đọc hỏi tôi có giữ lại được bài báo đó không, nhưng mặc dầu cố gắng nhiều tôi không sao tìm ra. Tôi không có thói quen cất giữ những gì mình viết, cho rằng nếu chúng có giá trị thì chúng sẽ tồn tại không cần đến mình.
Một tuần sau, tôi được mời tới ngôi nhà rất lớn chạy dài cả một phố Lubianka nổi tiếng mà người dân Liên Xô nào cũng biết – trụ sở của KGB (Komitet Gosudarstvennoy Bezopasnosti – Bộ An ninh). Lúc ấy cơ quan quyền lực khủng khiếp một thời đã đổi tên là FSK (Federalnaya Sluzhba Kontrrazvedki – Cục Phản gián Liên bang) . Viên đại tá tầm thước, với gương mặt thật thà của người nông dân vùng Trung Nga, tiếp tôi trong căn phòng hẹp của ông ta dưới tầng hầm. Lấy ra chai vodka và con cá khô vobla đặt lên bàn, ông ta và tôi bắt đầu câu chuyện không vui. Chúng tôi vừa trò chuyện vừa uống rượu và nhai cá khô. Cuối cùng, trước khi chia tay viên đại tá buồn rầu bảo: “Ông thừa biết ai làm vụ này. Tôi xấu hổ phải nói với ông rằng FSK không thể bảo vệ ông khi người ta chỉ cần bỏ ra vài ngàn dollars là đã thuê được lũ mafia đang đói rạc giết ông. Tôi khuyên ông hãy chạy sang phương Tây, ở đó ông mới có thể giữ được tính mạng”.
Tôi không chạy sang phương Tây mà bỏ sang Warszawa, thủ đô của Ba Lan. Ở đó tôi cặm cụi viết lại những chương bị lấy mất (khoảng một phần ba cuốn sách) và vài chương tiếp theo. Công việc rồi cũng lại bị bỏ dở vì tôi được mật báo công an từ Hà Nội đã sang Warszawa để lùng tôi, và không biết lần này họ sẽ làm gì. Tôi đi Paris tị nạn và viết nốt những chương cuối cùng ở đó. Một cuốn sách được viết ra với rất nhiều vất vả. Nếu nói nó được viết cả bằng máu cũng không ngoa.
3
Tính từ khởi đầu cuộc trấn áp cái gọi là “nhóm xét lại chống Đảng” (1967) cho tới khi tôi đặt bút viết Đêm Giữa Ban Ngày thì đã qua gần 30 năm. Khoảng cách về thời gian ấy là một độ lùi cần thiết cho người viết hồi ký. Những trang viết sẽ tách khỏi những cảm xúc tại chỗ, nóng hổi, nhất thời, gắn với những sự việc đang hoặc vừa xảy ra. Độ lùi này làm cho sự nhìn lại và miêu tả những sự kiện xảy ra trong quá khứ khách quan hơn.
Đêm Giữa Ban Ngày đã được thực hiện đúng như ý cha tôi muốn. Nó không phải là cuốn sách về một vụ án. Tôi không có định viết về vụ “nhóm xét lại chống Đảng” như một bản buộc tội những kẻ gây ra nó, cũng là thủ phạm của vô vàn oan trái khác tràn lan trong xã hội thời ấy, hay như sự chiêu tuyết cho những nạn nhân. Vụ án chỉ là cái nền cho sự miêu tả một xã hội, trong đó tôi đã sống, với đầy đủ trải nghiệm của một thành viên bất đắc dĩ. Tôi vui khi thấy nhiều bạn đọc hiểu đúng mục đích của cuốn sách. Không có gì vô duyên hơn những hồi ký kể lể danh vị của cha ông hoặc sự khoe khoang những thành đạt trong cuộc đời tác giả. Người ta đọc hồi ký là để biết một cái gì lớn hơn cuộc đời của một cá nhân – ấy là diện mạo của một xã hội trong đó tác giả nằm khuất dưới những hàng chữ với tư cách nhân chứng.
Khi viết Đêm Giữa Ban Ngày tôi không hề muốn nói về “cái tôi” trong sự kiện, mà dùng sự kiện (vụ án) như cái nền trên đó hình ảnh của một xã hội mà tôi coi là không xứng đáng với con người được lộ ra nhiều nhất có thể. Chính vì thế mà bạn đọc mới được biết về những số phận người như ông già ba chục năm tù “Jean Valjean gọi bằng Cụ”, thằng bé Hán Còi, ông nông dân hiền lành Nguyễn Thái Bút hoặc tên “gián điệp quốc tế” Dịp Pún Mằn… Nếu tôi có đưa vào cuốn sách những văn nghệ sĩ như nhà văn Nguyễn Tuân, hoạ sĩ Nguyễn Sáng, Bùi Xuân Phái… thì đó là để nói về cách đối xử của chính quyền cộng sản với lớp công dân ưu tú mà chính quyền ở các quốc gia bình thường coi trọng.
Chính vì để miêu tả những số phận bị chà đạp, bị dày xéo ấy mà bạn thấy tôi không nói gì nhiều về thân phận tôi trong chín năm qua nhiều trại giam và những gì tôi đã nếm trải, như thể tôi “đang nói về chuyện của ai đó chứ không phải của mình vậy”. Những nhà tù (được gọi là “trại cải tạo”) có rất nhiều chuyện đáng được nói đến, được kể ra, nhưng những cái đó nằm ngoài mục đích của cuốn Đêm Giữa Ban Ngày. Chỉ tính những gì được nói đến đã làm cho nó dày cộp rồi. Hơn nữa, tôi không có ý định viết một cuốn sách thuộc dòng văn học “tố khổ”. Những tác phẩm loại này đã có nhiều đến nỗi sự thêm vào một cuốn nữa là thừa.
Jean Fréville (Eugène Schklaff (1895-1971) có một lời khuyên rất đáng giá cho người cầm bút bất kể anh ta dùng thể loại văn học nào: “Hãy để sự vật nói lên”. Sức mạnh của sự vật, cũng là sức mạnh của sự thật, lớn hơn mọi thủ pháp văn chương. Tôi đã cố gắng theo đúng lời khuyên này, nhưng không chắc mình đã làm được.
Bạn hỏi: “Sau tất cả những điều kinh khủng mà bác phải qua trong suốt 9 năm trời như vậy, mà sao bác không có chút hận thù, căm ghét gì với những kẻ đã hành hạ bác trong suốt những ngày tháng tù đày dã man đến vậy ạ?”. Bảo rằng tôi không có chút hận thù hay căm ghét nào với những kẻ hành hạ tôi thì tôi nghĩ không được đúng lắm đâu. Có đấy, nó nằm trong sự thật mà bạn thấy qua những dữ kiện được trình bày bằng cái nhìn lạnh lùng. Sự thật đã được phơi bày thì mọi bình luận về nó là thừa, làm hỏng điều mình muốn nói.
Khi nhìn lại sự việc trong quá khứ cái nhìn nào cũng chứa đựng sự bao dung trong vô thức, không nhiều thì ít, với người nào cũng vậy. Không ai có thể mãi mãi khư khư ôm thù hận trong lòng trong suốt cuộc đời. Tôi nhớ có đọc đâu đó một nghiên cứu khoa học về một đặc tính của não bộ con người – nó bao giờ cũng giữ lại những kỷ niệm tốt đẹp và quên đi những việc xấu.
Tôi hiển nhiên là nạn nhân của hai tên độc tài Lê Duẩn và Lê Đức Thọ, như nhiều bạn cùng thời tôi biết rõ, hay ít ra thì cũng biết nhiều hơn những người chỉ đọc những bài tụng ca các lãnh tụ anh minh. Nhưng khi đã lùi xa khỏi sự kiện, tôi mới thấy cả hai người (hay quỷ) này xét cho cùng cũng là một thứ nạn nhân – nạn nhân của sự ham hố quyền lực và danh vọng, chúng chỉ không hiểu rằng chúng là nô lệ của sự ham hố ấy. Vô vàn tội ác của chúng cũng từ sự ham hố ấy mà ra. Chửi bới những tên nô lệ tự nguyện ấy là hạ mình xuống chỗ đứng của chúng.
Khi “quân dữ” (tôi mượn từ Thiên Chúa giáo) hùng hổ xông vào tôi khi tôi đang đi giữa đường, quẳng tôi lên xe, đưa tôi vào thẳng Hoả Lò, nhà tù nằm giữa lòng thành phố, rồi tiếp tục cuộc hành hạ tôi chín năm, tôi thấy lòng mình hoàn toàn yên tĩnh nhờ sự biết trước rằng chúng không thể hành xử theo cách nào khác với bản chất của chúng.
Khi ấy, tôi chợt nhớ tới mấy vần thơ của Puskhin:
Đừng cười nhé nỗi buồn anh thấy trước
Anh biết đòn số mệnh chẳng buông tha
Mái đầu xanh em vẫn hằng ve vuốt
Từ ngực em sẽ tới pháp trường xa…
(A.S. Pushkin)
Tôi không phải người biết làm thơ, nhưng trong những ngày tù đằng đẵng của mình, tức cảnh sinh tình, tôi cũng ghi lại mấy dòng giống như thơ sau đây:
Kiệt lực qua thập điện khổ đau
Tôi lử lả tiến công vào cái Ác
Trong đêm giữa ban ngày
Với vũ khí trong tay
Chỉ một ngọn bút cùn thay lưỡi mác
Tôi ngã xuống trong lốc bụi chiến trường,
Phút hấp hối còn mang mang nghe tiếng nhạc.
Thì ra máu của tim mình
nhỏ xuống
đất cằn
Và đất lên giọng hát
Bài hát của niềm tin
Từ trái tim tôi rách nát.
2.3.2018 (Theo Facebook)

17 BÌNH LUẬN

  1. Lúc mới nghe tựa “Đêm giữa ban ngày” (ĐGBN), tôi tưởng Ông Vũ Thư Hiên đã dịch tác phẩm DARKNESS AT NOON (của Arthur Koesler) ra tiếng Việt. Nhưng càng đọc càng thấy những chuyện tù trong ĐGBN thực ra thê thảm, tàn tệ hơn nhà tù trong “Darknest at noon” gấp ngàn lần.

  2. Đọc mà tức cười , cho nên phải gõ vài hàng.
    Thưa TG, cha mẹ TG , là người đã từng quen biết, che chở, giúp đỡ, làm việc , đại khái là rất thân cận với hcm và tay chân. Như vậy, những việc mà hcm và tay chân cs đã làm cũng có phần đóng góp của ông bà , phải không ạ ???
    TG được đi học nước ngoài, có bằng cấp, có việc làm và đời sống tương đối dễ chịu đầy đủ, trong khi hàng triệu thanh niên Việt khác thất học, lầm than . Thế thì oán hận cái gì nữa.
    Cái này kêu là : thái tử đảng đứt tay còn hơn dân thường đổ ruột, phải không ???
    Sự khốn khổ của dân Việt vì cs, phải nói là :” Trúc nam sơn không ghi hết tội, biển nam hải không rửa hết thù” , hay đơn giản hơn, so với cuộc đời vợ chồng nhà thơ Hữu Loan, như TG thì mùi mằn gì .
    Vả lại , chính cha mẹ TG đã tiếp tay, đãi cơm, nuôi dưỡng, TG đã kể lể như thế. Cái này kêu bằng bụng làm dạ chịu mà thôi.

  3. Có điều kỳ lạ thấy ông VTH đã viết rất nhiều những điều khôn ngoan, nhưng khi thấy ông tuyên bố nếu lịch sử lặp lại, thì ông vẫn hành động theo như ông đã làm khi xưa, thấy có vẻ không ổn tý nào!

    Ông đã từng ân hận có công đóng góp tạo nên một một chế độ phi nhân, vậy nếu có thể xin ông giải thích giúp xem có phải ông lại đi theo cs để ông đặt gông cùm cs thêm một lần nữa lên cổ nhân dân VN?

    làm cách mạng có nhiều cách, tại sao các cụ Phan là thầy của HCM, các cụ không theo cs, nhưng HCM thì nhẩy “cẩng lên” reo hò mừng rỡ, chính là vì các cụ đã nhận thấy sự tàn ác của cs, đã theo chúng thì chỉ có con đường vâng lệnh làm chó săn, mở rộng vùng ảnh hưởng cho chúng!

  4. Đó là Đêm Giữa Ban Ngày được viết ra sao. Ngày nay là Chính Trị Bình Dân của Phạm Đoan Trang. Tác giả cuốn sách này đang bị truy lùng. Có lẽ Phạm Đoan Trang đã bỏ trốn trước khi có “lệnh bắt khẩn cấp”.

  5. Cháu đâu có ngờ là đảng ta có bề dày lịch sử lưu manh đểu cáng như thế. Nay mới biết lý do tại sao chúng bị người ta tởm lợm, xa lánh ở mọi nơi. Âu cũng nhờ chuyện của bác kể ra mà không chừng có vài em của LL47 vác dao, vác súng đến độp mấy tên bịp đang là sếp của mình chăng?

    • TRẢ ĐŨA VIỆC VN ĐÓN HKMH USS CARL VINSON ĐẾN ĐÀ NẴNG, KHIẾN TRUNG QUỐC TỨC GIẬN CÔNG BỐ SỰ THẬT “MẸ GIÀ DÂN TỘC” VỢ CỦA “CHA GIÀ DÂN TỘC HCM” !
      Hôm nay, sau vụ HKMH Carl Vinson của Mỹ ghé VN, khiến bọn Trung Quốc tức lồng lộn lên, bèn trả thù bằng cách cho đăng trong nước những bài vén màn bí mật về MẸ GIÀ DÂN TỘC Lâm Y Lan, người tình, người vợ gắn bó mặn nồng nhất với “Cha Già Dân Tộc HCM” suốt hàng mấy chục năm Hồ hoạt động trong đảng cs bên TQ.
      Lâm Y Lan người đàn bà được đảng CSTQ bố trí sống sát cùng HCM, Lâm Y Lan sống cùng Hồ ngày đêm như một cán bộ hộ lý để phục vụ HCM về sinh hoạt hàng ngày ăn ở, chăm sóc HCM cả về tinh thần tâm sinh lý. Có thể nói Lâm Y Lan là người phụ nữ sống bên cạnh HCM lâu dài nhất, và cũng vì thế mà HCM đã nảy sinh tình cảm mặn nồng với Lâm Y Lan như một người tình, một người vợ đầu gối tay ấp rất gắn bó nhau nhiều chục năm sau trong tâm tưởng họ Hồ !.
      Đến đây, tất mọi người không cần thông minh lắm cũng có thể tự trả lời rằng nếu HCM không phải Tàu thì Hồ không viết thư cho Lâm Y Lan với những dòng chữ Tàu mẹ đẻ như rồng bay phượng múa, Hồ còn làm cả thơ Tàu tỏ tình với Lâm Y Lan, và vì họ có cùng một dân tộc Trung Hoa nên mới có thể cảm thông nhau và thấu hiểu nhau sâu sắc hơn, họ yêu nhau thằm thiết và sâu đậm không thể quên được nhau dù sau khi về làm “cha già dân tộc” cho đến khi gần chết…Hô vẫn ghi lòng tạc dạ người vợ không bao giờ cưới Lâm Y Lan !

      – ĐỘNG TRỜI..!! Trả đũa việc VN đón HKMH USS Carl Vinson đến Đà Nẵng, Trung Quốc dọa công bố sự thật Mẹ Già Dân Tộc VN vợ của cha già dân tộc HCM..!
      https://www.youtube.com/watch?v=fIlxiHca-uA
      – Đặng Chí Hùng: Những sự thật không thể chối bỏ (tập 15) HCM..Người chồng, người cha tồi tệ.
      https://www.youtube.com/watch?v=hYlyY4-Uuc0
      – Cựu Đại tá Phạm Quế Dương (Quân Đội Nhân Dân Việt Nam) đề nghị làm sáng tỏ vụ việc: Hồ Chí Minh là người Việt hay Tàu ?
      http://chauxuannguyen.org/2013/09/02/de-nghi-lam-sang-to-vu-viec-ho-chi-minh-la-nguoi-viet-nam-hay-dai-loan/
      – Những giây phút cuối đời của Hồ Chí Minh: Ai bốc phét, ai nói láo ?? (Hàn Lệ Nhân)
      http://www.geocities.ws/xoathantuong/hln_nhungphutcuoi.htm
      – “BA LẦN BÁC CƯỜI TRƯỚC LÚC RA ĐI” – (Báo QĐND – Thứ Hai, 25/01/2010)
      http://www.qdnd.vn/qdndsite/vi-vn/61/43/242/242/242/101538/Default.aspx.
      “KHÔNG THẰNG NÀO KHỐN NẠN BẰNG THẰNG BỐ TÔI !!”…Thằng con rơi chơi chui của Hồ Chí Minh và bà Nông Thị Xuân là Nguyễn Tất Trung sinh năm 1956 chửi thằng bố:
      “Không thằng nào khốn nạn bằng thằng bố tôi (HCM) đẻ con ra mà không dám nhận con !”
      https://www.youtube.com/watch?v=-uGHOQc-JBM

  6. Thật hơi khó hiểu là cụ Vũ Kỳ , người đã giữ những chức vụ cao trong guồng máy nhà nước cộng sản :
    Năm 1952, Ủy viên Ban Chấp hành Đảng bộ Hà Nội.
    Từ ngày 28 tháng 8 năm 1945, Thư ký riêng của Hồ Chí Minh.
    Từ năm 1953, Đoàn trưởng đoàn Thanh niên xung phong Trung ương.
    Từ tháng 4 năm 1956, Chánh Văn phòng Chủ tịch nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa kiêm Thư ký của Hồ Chí Minh. ( Wikipedia tiếng Việt )
    Mà cho mãi đến khi Lê Duẩn và Lê đức Thọ thao túng , cụ mới nhận ra ” Nhân dân ta cần phải hiểu để tránh xa vết xe đổ. Nước mà không có dân chủ, không có luật pháp, hoặc luật pháp chỉ là xảo ngôn, là mảnh đất màu mỡ cho thể chế độc tài, cho sự lộng hành tùy tiện của những tên độc tài ”
    Chẳng lẽ trước đó người dân miền Bắc có được tự do , dân chủ hay sao ? Cải cách ruộng đất , nhân văn giai phẩm …. ̣đâu phải là chuyện tưởng tượng .

    • Xin bạn Tuấn Đỗ, cộng đồng mạng (một lần nữa) đừng nhầm lẫn giữa Vũ Kỳ (1921-2005), và Ông Vũ Đình Hùynh (1906-1990) là thân phụ của Nhà Văn (viết hoa) Vũ Thư Hiên (còn sống bên Pháp), tác giả cuốn “Đêm giữa ban ngày”, trong đó nổi bật nhất là đoạn thuật lại người tình Nông Thị Xuân của HCM, được/bị Công An của “bác” bảo kê thủ tiêu ra sao, xin xem thêm ở đường link:

      http://www.geocities.ws/xoathantuong/vth_cccntx.htm

      Trân trọng.

        • Chồng tôi – Vũ Đình Huỳnh – nguyên thành viên tổ chức Việt Nam Thanh niên Cách mạng đồng chí hội, nguyên đảng viên Đảng cộng sản Việt Nam (1930), nguyên bí thư cho chủ tịch Hồ Chí Minh, nguyên giám đốc công thương liên khu III – IV, nguyên vụ trưởng Vụ lễ tân Bộ ngoại giao, nguyên Vụ trưởng Ban thanh tra Chính phủ, huân chương Kháng chiến Hạng Nhất, nghỉ hưu từ 1964 và đã mất tại nhà riêng ở Hà Nội 03.05.1990.

      • Nguyễn Tạo: “Thế hệ các anh rất khắc nghiệt trong sự phán xét… Ông thở dài.”

        Nông thị Xuân là vợ của Hồ Chí Minh (dù không chính thức trên pháp lý, nhưng đả có con với Hồ thì coi như vợ) bị đàn em Trần Quốc Hoàn, bộ trưởng công an đè ra hiếp dâm rồi giết chết, sau đó quăng ra đường để dàn cảnh tai nạn giao thông, đồng thời giết cả hai người em của Xuân để bịt miệng là một việc sát nhân ghê tởm!
        Vậy mà khi Vũ Thư Hiên chất vấn sao ông Hồ không lên tiếng vụ sát nhân này thì Nguyễn Tạo cho là “Thế hệ các anh khắc nghiệt trong sự phán xét”.
        Tại sao?
        Tại vì Nguyễn Tạo biết rỏ chuyện giết người này có sự nhúng tay của Hồ nên cố ý lái câu chuyện và đánh phủ đầu lên sự thắc mắc của Vũ Thư Hiên để đánh lạc hướng dư luận ai là thủ phạm chính chủ mưu giết người.
        Vì vậy, theo nguồn tin không chính thức cho biết, (mà chuyện xãy ra dưới chế độ CSVN có cái con cặc gì chính thức đâu, huống chi chuyện này có liên lụy tới con cặc của Hồ Chí Minh thì làm sao mà chính thức được?) rằng sau khi sinh Trung ra, Xuân muốn ông Hồ tuyên bố chính thức Xuân là vợ công khai, đúng nghĩa chứ không phải chỉ lén lúc để làm nô lệ tình dục cho Hồ!
        Điều đó cho thấy cái chết của Xuân rỏ ràng là từ sự đòi chính thức hoá này. Bởi vì Hồ Chí Minh mang cái cuồng bệnh Lãnh Tụ, Thần Thánh, Hồ muốn làm… Lãnh tụ vĩ đại, Thánh sống vĩ đại, kể cả cái con Cặc của Hồ cũng phải vĩ đại luôn!
        Và Hồ đã đạt được. Ít nhất cho tới ngày hôm nay. Vì cái đám con cháu chó ngoan như Nguyễn Tạo, Nguyễn Phú Trọng và lúc nhúc bầy đàn…đang ngày đêm xây tượng, đúc hình, đèn nhang khấn bái rợp trời làm cháy sạch cả nưởc VN, không phải sao?

        • “Vũ Thư Hiên chất vấn: “sao ông Hồ không lên tiếng vụ sát nhân này” !!!!
          Chúng ta hãy xem lại đoạn đối đáp giữa bà Nông Thị Xuân khi bị tên ma cô Trần quốc Hoàn hành hạ trói bà và hãm hiếp trước khi giết bà thì chúng ta có thể hiểu được lý do “tại sao Hồ ko lên tiếng” !
          Trước khi bị giết thủ tiêu, tên ma cô hoang dâm cực tàn ác TQ Hoàn đã hiếp bà Xuân..Nhiều Lần..trước khi đem bà đi đập đầu thủ tiêu, khi bà Xuân bị tên ma cô trói người lại rồi hãm hiếp, bà đã phản kháng chống trả lại tên Hoàn và bà thốt lên với tên ma cô: “tôi là vợ Chủ tịch, ông đừng hỗn” tên ma cô Hoàn đã lạnh lùng cười và mạnh miệng đáp trả: “hà hà..bà tưởng bà to lắm à !”.
          Đọc đến đây hẳn đa số mọi người thừa hiểu, nếu Hồ không đồng ý và ngầm thỏa thuận để mặc cho tên ma cô định đoạt số phận bà Xuân, thì tên ma cô không dám hỗn và buông lời phạm thượng “bà tưởng bà to lắm à” Hồ đang là chủ tịch nước, Hồ không to, thì còn ai to hơn Hồ..Vây mà tên Hoàn không sợ, như thế có nghĩa Hồ đã giả vờ làm ngơ như không biết, nếu Hồ không đồng ý cho phép thì tên ma cô Hoàn có dám hiếp bà Xuân ko ? và sau khi giết nếu Hồ khám phá ra tội tày đình này của tên Hoàn, thì liệu tên Hoàn có thoát khỏi sự trừng phạt của Hồ ko ? Nhưng tất cả điều này đã ko xảy ra…!
          Khúc quanh khuất tất này có thể được hóa giải, nếu chúng ta nhớ lại sự việc trong quá khứ việc xử bắn bà Cát Hanh Long trong CCRĐ cho chúng ta thấy cảnh mà Hồ giả vờ hóa trang trùm đầu, bịt mắt bịt mũi đích thân đến pháp trường xem đội cải cách xử bắn Đại ân nhân của mình là bà Nguyễn Thị Năm, Hồ đã rất mạnh dạn và can đảm đến xem tận mắt việc xử bắn bà Năm, thi việc bà Xuân bị mang đi thủ tiêu giết chết, tuy Hồ không trực tiếp ra lệnh, nhưng Hồ được coi như ngầm đồng ý và giả vờ ngoảnh mặt, bịt mắt, bịt tai như việc Hồ ngụy trang xem xử bắn bà Năm, thi chúng ta có thể tin rằng Hồ đã đồng ý để tên ma cô Hoàn đem bà Xuân đi giết vì để bảo vệ cái hào quang “cha già dân tộc HCM” cả đới ko có vợ để lo việc nước !

    • Chắc lúc đó ánh…hào quang của bác Hồ quá sáng nên làm mọi chuyện trở thành…tăm tối, đến khi Bác…tịt ngòi nó mới lòi ra ánh sáng, làm mọi người “sáng mắt sáng lòng”.
      Có thể cụ Vũ định tự đốt đèn lên soi sáng nhưng sợ được Bác…mời cơm, nên thôi. Nhưng có lẽ cũng nhờ vậy mà sau nầy mới kể lại cho Vũ Thư Hiên.

      Ôi! Chuyện thiên đường cs bao giờ mới kể hết?

      • Vịt cộng là Tổ Sư Khủng Bố, là Tiên Sư Khủng Bố, là bậc thầy đại sư phụ Khủng Bố Hồi giáo hôm nay !. VỊt cộng học được sách đỏ dạy khủng bố của Mao Trạch Đông dạy dỗ “muốn bẻ một bó đũa, không bao giờ bẻ nguyên bó đũa, mà phải tách ra bẻ từng chiếc”..Nghĩa là muốn đánh phá một tập thể đảng phái, một phong trào..Vịt cộng không đánh trực diện mà ám sát, giết từng người trong tập thể, giết thật man rợ để những chiến hữ bên cạnh nhìn thấy sợ hãi và kinh khiếp và tất cả sẽ co vòi lại với nỗi ám ảnh “mình mà bị giết như thế thì hãi quá”, chính vì hành động khủng bố nó luôn treo lơ lửng và đe dọa tất cả mọi người !.
        Chúng ta hãy thử tưởng tượng, khi nghe một tên độc tài tàn ác… một ví dụ cụ thể hôm nay là tên Tổng thống Phi luật Tân độc tài sắt máu Rodrigo Duterte từ khi hắn lên ngôi, hắn rất ghét bọn buôn bán ma túy, và hắn đã thẳng tay hạ lệnh giết không cần xét xử, thậm chí hắn ra lệnh cho quân đội, cảnh sát cứ thấy buôn bán ma túy là cho phép bắn tại chỗ, hắn đã giết khoảng 3000 người…Nhưng chúng ta chỉ nghe , chúng ta không thấy, không kinh hãi, không khiếp…
        Còn khi chúng ta đã từng được nhìn đôi lần trên Clip video 1 thằng khủng bố Hồi giáo trùm đầu bịt mặt, tay nắm tóc một phạm nhân bị trói ngược khủy tay đang quỳ gối dưới đất, gục mặt tun rẩy sợ hãi, một tay kia tên khủng bố cầm con dao găm sáng lóe kê vào cổ phạm nhân, cảm giác chúng ta sẽ cảm nhận ghê sợ và rợn người ngay lập tức, vì tưởng tượng chỉ vài phút nữa là cái đầu đó của phạm nhân sẽ bị cắt lìa khỏi cổ !..Đó là KHỦNG BỐ..!
        Việt cộng trong thập niên 60, việt cộng đã thâm nhâp vào Sài gòn đến những nhà hàng quán rượu đặt bom và giựt mìn đường giao thông quốc lộ trong miền Nam, và đỉnh cao của việc Khủng BỐ là cái tết Mậu Thân 68..Từ đó Việt cộng đi đôi với khủng bố bom mìn như là một ám ảnh không rời đối với người dân miền Nam…
        Sau cái tết Mậu Thân 68, chính quyền Sài gòn bị HCM lừa bịp giả trá gọi mời miền Nam ký cam kết đình chiến cho 2 miền được bình an ăn tết cổ truyền dân tộc, như vì Hồ là Tàu đang phải thi hành sứ mạng của Mao là nhuộm đỏ VN trước khi chúng chết, nên HCM đã lật lọng, lừa đảo lên đài HN phát lệnh tấn công miền Nam khi dân đang đang tưởng an bình ăn tết, Hồ đọc 2 câu thơ giả vờ chúc tết để phát lệnh tàn sát dân chúng miền Nam năm 68:
        “Xuân này hơn hẳn mấy xuân qua
        Máu đổ Xương tan khắp mọi nhà”

    • Thưa bạn Tuan Đổ,DCS là một Đảng Mafia,vào thì được ,ra thì khó. Biết bao người biết Đảng khốn -nạn,nhưng mới hé miệng là bị thủ tiêu,nếu không tìm đường chạy trốn ! Như Chu văn Tấn-Hoàng v Hoan… Đến ngay cả cụ Phó chủ tỊch nước Tôn đức Thắng phải buộc miệng kêu lên với những người thân cận :” Đ..M tao lo cái thân tao củng không biết đươc không ? (Viết cho Mẹ và Quốc Hội-NV Trấn).Cụ Vủ Kỳ thân phụ của Nhà van VTH củng không ngoại lệ, Có những ngừơi đến chết mới nói đươc niềm uất ứt . “Biết bánh vẻ mà vẩn cứ ăn” nhà thơ chế lan Viên phải than lên cuối đời !

Leave a Reply to Cu Chín- cháu của Năm cối. Hủy phản hồi

Please enter your comment!
Tên