Trả lại sự thật trong vụ Tống Văn Sơ (Nguyễn Ái Quốc) chết trong tù trên báo Humanité, 1932

30
Lãnh đạo Cộng sản Việt Nam Hồ Chí Minh, ngồi phía trước, với các đại biểu khác của Đại hội Quốc tế Cộng sản lần thứ 5, Moscow, 1924. Nguồn: RIA Novosti

 

Cộng đồng mạng người Việt gần đây nhốn nháo cả lên vì sự tiết lộ một bài báo trên tờ Humanité cho hay Nguyễn Ái Quốc đã chết trong nhà tù Victoria Gaol ở Hồng Kông vào năm 1932. Một người bạn đã viết thư giục tôi phải “đọc và lên tiếng…thật sự thế nào”.

Một con người đã từng bị tòa án Thuộc địa Pháp kết án đến 10 lần.

Jean Lacouture trong cuốn “Ho Chi Minh: A Political Biography” viết, “Bị kết án tủ hình bởi các tòa án của thực dân, ông đã thoát khỏi bị lưu đầy và xử chém đến 10 lần.” (Jean Lacouture, Hô Chi Minh, nxb Seuil, 1967, trang 5).

Án tù dành cho Hồ Chí Minh là tù đi đầy đến xử chém. Nhưng dĩ nhiên lần nào ông cũng thoát chết một cách tài tình. Trong khi các đồng chí của ông nhiều người như Trần Phú, chết năm 1931 rồi đến Lê Hồng Phong 1942 — người thì bị thực dân Pháp giết, người chết rũ tù.

Phải nói thời gian hoạt động công khai của các đảng viên cộng sản Việt Nam trước đệ nhị Thế chiến chấm dứt vào khoảng năm 1937. Đến năm 1939 thì các lãnh tụ đảng đều phải tìm cách ẩn náu bên Tàu như Phạm Văn Đồng, Võ Nguyên Giáp, Đặng Xuân Khu. Vậy mà cũng có hàng ngàn đảng viên bị bắt giữ trước khi thế chiến II xảy ra. Trong đó, có một số các lãnh đạo đảng như Lê Duẩn, Trần Huy Liệu, Dương Bạch Mai, Nguyễn Văn Tạo đã phải phân tán mỏng hoặc bị bắt tù dưới thời Jean Decoux, Toàn quyền Đông Dương thuộc Pháp giai đoạn 1940-1945.

Và họ chỉ thực sự xuất hiện lại sau khi Nhật đảo chính Pháp vào ngày 9-3-1945.

Trong khi đó, từ năm 1934-1938, Hồ Chí Minh sống yên lành ở Nga Xô và tránh được các cuộc tranh chấp và thanh trừng trong nội bộ của đảng cộng sản ở Nga. Năm 1940, ông quay về Trung Hoa với tên là Vương và tại đây, ông thu dụng được hai đồng chí cốt cán nhất là Phạm Văn Đồng và Võ Nguyên Giáp. Đồng thời ông xây dựng một vùng “giải Phóng” tại tỉnh Cao Bằng.

Tổng Bí thư thứ hai của Đảng Cộng sản Đông Dương là Lê Hồng Phong đã chết trong tù của thực dân Pháp tại Côn Đảo năm ngày 6 tháng 9, 1942. Ở phạm vi cá nhân, Hồ Chí Minh là người đã “hướng dẫn” và “huấn luyện” Nguyễn Thị Minh Khai (nhiều bí danh khác như Duy, Trần Thái Lam, Lý Huệ Phương, Phan Lan, Nam Bắc) ở Hong Kong từ đầu năm 1930. Trong thời gian “huấn luyện” Khai, Hồ Chí Minh đã xin với Bộ Phương Đông Quốc tế Cộng sản (FEB) ở Thượng Hải cho phép cưới vợ. Theo một lá thư đề tháng 1, 1931 FEB cần biết ngày cưới của Hồ trước hai tháng. Nếu Khai thực sự là người vợ Hồ Chí Minh xin cưới thì không rõ họ đã chính thức hóa cuộc hôn nhân hay chưa vì Minh Khai đã bị Trung Hoa Quốc dân Đảng bắt ngày 29 tháng 4 và bị giam ở Quảng Đông đến đầu năm 1932. 1834, Minh Khai gặp Lê Hồng Phong ở Thượng Hải và từ đây hai người trở thành tình nhân – một nguồn khác cho là hai người đã lấy nhau trước khi cùng sang Nga. Tuy vậy, theo hồ sơ của Quốc tế Cộng sản ở Moscow, cuối năm 1934 Minh Khai (lúc này là Phan Lan) khai là vợ của “Lin” (Nguyễn Ái Quốc). Nhưng ở một lá thư khác của Văn phòng Hải ngoại của Quốc tế Cộng sản ở Hong Kong ghi Nguyễn Ái Quốc là ủy viên dự khuyết, hàng thứ 13, trong phái đoàn Việt Nam ở Đại hội 7 của Cộng sản Quốc tế trong khi đó Litvinov (Lê Hồng Phong) là ủy viên đứng đầu Trung ương đảng CSVN và người phụ nữ duy nhất trong phái đoàn, Minh Khai, lại là “vợ” của Quốc. Như thế trên thực tế – trong một gian đoạn – Hồ Chí Minh có thể đã mất cả “vợ” và vai trò lãnh đạo đảng Cộng sản vào tay Lê Hồng Phong. 1938 sau khi về lại Việt Nam Minh Khai giữ vai trò Bí thư Thành ủy Sài Gòn – Chợ Lớn, đoàn tụ với Hồng Phong. Năm 1939, hai người sinh một con gái tên là Lê Thị Hồng Minh. Ngày 26/8/1941, Nguyễn Thị Minh Khai, Hà Huy Tập, Nguyễn Văn Cừ, Võ Văn Tần, Nguyễn Hữu Tiến, Nguyễn Văn Tay, Nguyễn Văn Huân đã bị thực dân Pháp bắn tại trường bắn Bà Điểm (Hóc Môn – Gia Định).

Theo Sophie Quinn-Judge trong ‘Ho Chi Minh: The Missing Years. 1919-1941’, khi đến Moscow vào giữa năm 1934, Hồ chỉ được gởi vào học viện Lenin, bị gạt ra ngoài đảng và Quốc tế Cộng sản, không được giao cho trách nhiệm hay vai trò nào  đáng kể trong đảng Cộng sản trong thời gần 4 năm ở đây.

 

Theo William J. Duiker trong “Ho Chi Minh, A Life”, Hồ Chí Minh, tuy bị nghi ngờ – vì thân với Borodin và được chính phủ Anh thả ở Hong Kong cuối năm 1932 nhờ có “thương lượng” nào đó – và có thể đã bị đem ra xét xử ở Moscow, may mắn thoát khỏi cuộc thanh trừng của Stalin – hàng ngàn người danh tiếng kém hơn Hồ trong khối Quốc tế Cộng sản đã bị Stalin thủ tiêu.

DCVOnline:  Tài liệu của Quốc tế Cộng sản Đảng (ICP) họp ở Ban-Mai, Thái Lan vào tháng 4 1933, ghi Nguyễn Ái Quốc đã chết ở Hong Kong theo tài liệu của Pháp. Nguyễn Ái Quốc biệt tích và được được cho là đang làm việc bí mật cho tình báo của Anh để đổi lấy tự do. Nguồn: Pentagon-Papers-Part I.djvu/220, trang C-50

Nguyễn Ái Quốc thoát cuộc thanh trừng của Stalin nhờ Manuilsky và Vasilieva, người giữ vai trò giao liên vói sinh viên Việt Nam ở Moscow và Quốc tế Cộng sản. Vera Vasilieva cho rằng Hồ Chí Minh vô tội, chỉ là người thiếu kinh nghiệm; trong một lát thư không đề ngày gửi cho các cấp lãnh đạo của Quốc tế Cộng sản Đảng tại Trung Hoa, Vasilieva viết:

as far as Quoc concerned, we feel that in the coming two years he must apply himself seriously to his studies and will not be able to handle anything else. After he finishes his studies, we have special plans to use him.”

Đối với Quốc, chúng tôi nghĩ rằng anh ấy phải chịu khó học tập trong hai năm tới và không thể nhận trách nhiệm nào hết. Sau khi học tập xong, chúng tôi sẽ có kế hoạch đặc biệt cho anh ta.”

Nhưng cũng có một nguồn khác cho rằng chính Vera Vasilieva đã tố cáo Hồ Chí Minh đã phản bội vì bị Hồ Chí Minh phụ tình khi hai người là tiifnh nhân trong những năm 1920. Theo nguồn tin này, được giữ kín trong thư khố của Điện Cẩm Linh, Hồ thoát cuộc thanh trừng của Stalin là nhờ sự che chở của Georgi Dimitrov, nột ủy viên cao cấp của Đệ tam Quốc tế Cộng sản.

(William J. Duiker, “Ho Chi Minh, A Life” (2000), trang 213-214, chú thích số 23, trang 619).

Theo T. Lan, “Vừa đi đừng vừa kể chuyện” (1961) thì Georgi Dimitrov chính là Tổng bí Thư Quốc tế Cộng sản (1835-1943)

Trong lúc thảo luận về “tin” năm 1932 của l’Humanité cho hay Nguyễn Ái Quốc “đã chết” ở Hong Không, một bạn văn có nhận xét như sau,

Không lẽ Vera Vasilieva có thể nhận lầm một người Đài Loan (Hồ Tập Chương) nào đó là Nguyễn Ái Quốc, người yêu cũ , khi họ gặp lại nhau ở Moscow trong những năm 1934-1938?”

DCVOnline: Vera Vasilieva, người chỉ huy và tình nhân của Hồ Chí Minh ở Nga (Moscow 1934). Nguồn: Pinterest

Về phản ứng và thái độ của một số người trong Cộng đồng người Việt về bản tin của tờ Humanité

Nói chung theo như trao đổi của cộng đồng mạng thì chuyện Nguyễn Ái Quốc đã chết từ năm 1932 tại Hong Kong là một tin vui. Nhưng xem ra sự vui mừng đó quá vội vã vì chuyện đó chưa được phân tích rạch ròi.

Cuốn ‘Hồ Chí Minh sinh bình khảo’ của Hồ Tuấn Hùng

Hẳn là bạn đọc còn nhớ dư luận trước đây cho rằng có một Hồ Chí Minh giả căn cứ theo cuốn sách của Hồ Tuấn Hùng nhan đề “Hồ Chí Minh sinh bình khảo” xuất bản năm 2008. Cũng dựa theo tài liệu của Pháp, tác giả Hồ Tuấn Hùng cho rằng Hồ Chí Minh đã chết từ năm 1932 trong nhà tù Hong Kong.

Và kể từ 1932-1969 thì Hồ Chí Minh chỉ là một người Đài Loan giả dạng người Việt. Cái xác chết nằm trong lăng “ Bác” chỉ là một người Đài Loan.

Có nhiều tác giả như Nguyễn Duy Chính, Bùi Tin và Vũ Thư Hiên đều lên tiếng cho rằng Hồ Chính Minh giả là điều không thể có được. Trong bài ‘Nhận xét về cuốn Hồ Chí Minh sinh bình khảo’ của Nguyễn Duy Chính, tác giả nhận thấy đây là một nghi vấn lịch sử quan trọng liên quan đến một nhân vật như Hồ Chí Minh nên đã dịch cuộn sách của Hồ Tuấn Hùng ra tiếng Việt và cũng đưa ra một số nhận xét hữu lý.

Nhưng nếu dùng hình trong tập tài liệu “Mision Laurent Hong Kong juillet 1931” do DCVOnline sưu tập chụp lại dấu tay của Nguyễn Ái Quốc do  cảnh sát Anh tại Hong Kong thực hiện lúc bắt giam Tống Văn Sơ so với dấu tay của “người Đài Loan nằm trong hòm kiếng” tại Ba Đình thì thực hư chắc phải rõ ràng.

DCVOnline: Hình dấu tay của Nguyễn Ái Quốc trong tập hồ sơ của cảnh sát Anh tại Hong Kong năm 1931. Nguồn: ANOM – Sûreté indochinoise : notes avec photographies et extraits presse  1911-1931 | Hồ sơ  “Mision Laurent Hong Kong juillet 1931”

Khuôn mặt Hồ Chí Minh còn có vết sẹo nhỏ ở tai. Người chị ruột của ông Hồ, bà Bạch Liên khi ra thăm Hồ Chí Minh năm 1945 có rờ vào tai và nhận ra vết sẹo và hô lên “đúng nó đây rồi”. Bà nhận ra vì hồi nhỏ câu cá, Hồ Chí Minh giựt câu bị lưỡi câu mắc vào tai. (Vy Thanh, “Hồ Chí Minh cứu nước?” (2016), trang 74)

Dư luận Hồ Tập Chương là Hồ Chí Minh sau đó chỉ rộ lên một thời gian ngắn, nhưng nó để lại trong tôi cảm giác người Việt dễ tin đến khờ khạo. Thấy một sự kiện nào đó tỏ ra bất lợi cho phía cộng sản thì vội vàng chụp lấy, không kiểm chứng, không chịu khó tìm hiểu – không đọc những cuốn sách đã viết về Hồ Chí Minh – rồi vội hô hoán như thế chỉ làm trò cười cho địch. Giả một người từ hình dạng đến tiếng nói, đến các thói quen sống và ăn uống thật không dễ. Người Tàu làm sao nói được tiếng miền Trung giọng Nghệ Tĩnh?

Việc tiết lộ về Nguyễn Ái Quốc theo bản tin của tờ Humanité năm 1932

Bản tin của tờ Humanité đăng về cái chết của Nguyễn Ái Quốc trong nhà tù ở Hong Kong năm 1932 lại làm cộng đồng mạng rộ lên, được chuyển đi trong nháy mắt bằng những bức điện thư truyền đi chuyển lại cho nhau đến chóng mặt. Phen này thì xác ma “giả mạo” nằm ở Ba Đình chỉ có nước thiêu ra tro cho mất tích? Trần Thị Hải Ý đã cấp tốc dịch tài liệu của Humanité như một công trình khám phá đăng trên “Dân làm báo”!

Tin đăng trên tờ Humanité, vào năm 1932 cho hay Nguyễn Ái Quốc đã chết trong tù của người Anh ở Hong Kong. Thật sự thì ông đã được một luật sư người Anh là Francis Loseby biện hộ và giải cứu. Vì thế, Tống Văn Sơ tức Nguyễn Ái Quốc đã thoát nạn. Hãy đọc “Nguyễn Ái Quốc và nhà tù Victoria Gaol ở Hồng Kong” của Trần Giao Thủy đăng trên dcvonline.net ngày 20-9-2018. Tác giả trình bày cặn kẽ, vắn tắt nhưng đầy đủ để độc giả biết đâu là sự thật của câu chuyện.

Một lần nữa lại có thể chứng minh là một số độc giả người Việt Hải Ngoại chỉ đọc báo mạng và điện thư mà không đọc sách.

Sau đây, chúng tôi trích dẫn lại một số tác giả ngoại quốc cũng như Việt Nam đã đề cập đến vấn đề này với luận chứng rõ ràng. Chúng tôi cũng không tiện trích tên tuổi các tác giả khác như Bernard Fall, Jean Sainteny, Hoàng Văn Chí và các tài liệu về phía Việt Nam, ngay cả tài liệu của chính Hồ Chí Minh viết.

Jean Lacouture, “Ho Chi Minh” (1977)

Thật vậy việc bắt giữ Nguyễn Ái Quôc (NAQ) tại Hong Kong đã được Jean Lacouture viết trong cuốn Hồ Chí Minh của ông từ năm 1977. Tính đến nay đã 41 năm. Câu chuyện bắt đầu từ trang 53 đến trang 56, dòng thứ 17 trở đi. Theo Jean Lacouture tiết lộ nhiều thông tin đến cú lừa đảo bậc thầy của vị luật sư người Anh với sự đồng lõa của Tống Văn Sơ, tức Nguyễn Ái Quốc. Tất cả đều tin chắc rằng Nguyễn Ái Quốc đã chết trong tù ở Hong Kong.

Phần sinh viên Việt Nam tại Học viện Stalin ở Liên Xô cũng đã tổ chức lễ tưởng niệm Nguyễn Ái Quốc và đồng chí Trần Phú.

Kể từ đó, người ta mất dấu tích của Nguyễn Ái Quốc trong nhiều năm cho mãi đến năm 1945. Hơn 10 năm sau, Hồ Chí Minh vẫn hoạt động mà không ai tra cứu ra tên tuổi của ông vì có nhiều tên giả lúc ở Nga.

Theo Jean Lacouture, sở mật thám Pháp ở Hà Nội lúc đó đã đóng hồ sơ của Nguyễn Ái Quốc với dòng ghi chú: “Nguyen Ai Quoc, mort à la prison de Hong Kong en 1933.” (Nguyễn Ái Quốc, chết ở nhà tù ở Hồng Kong năm 1933.) (Jean Lacouture, “Ho Chi Minh”, nxb Seuil, trang 55)

Nhưng sở mật thám Pháp tại Paris càng nhốn nháo đến không hiểu được khi một nhân viên tình báo tại Cao Bằng vào năm 1945 điện về Paris cho hay, Nguyễn Ái Quốc cũng chính là Hồ Chí Minh hiện nay đang có mặt ở biên giới Việt Nam-Trung Quốc. Không tin vào báo cáo ấy nên một công chức sở mật thám ở đường Oudinot, Paris đã điện ngay cho Hà Nội:

Quel est le fou qui nous adresse une telle information? Tout le monde sait que Nguyen Ai Quoc est mort à Hong Kong entre 1931-1935.”

(Thằng cha điên khùng nào đã gửi những thông tin như thế? Mọi người đều biết rằng Nguyên Ái Quốc đã chết ở Hong Kong vào giữa những năm 1931-1935)

(Jean Lacouture, Ibid., trang 55)

Lừa được người Pháp. Đồng ý. Nhưng sau gần một thế kỷ với rất nhiều tài liệu biên khảo, sách báo được phổ biến, nhất là sau 1975 do tài liệu cộng sản đưa ra rộng rãi mà vẫn lừa được một số người thì đó là điều bất thường.

Pierre Brocheux, “Ho Chi Minh, A Biography” ( 2007)

Người thứ hai là Pierre Brocheux với cuốn “Ho Chi Minh, A biograpy” do Claire Duiker dịch. Kể từ trang 53 đến 58 dưới nhan đề: Under the Sword of Damocles. The arrest and Alleged death of Nguyên Ai Quôc. Pierre Brocheux đặc biệt nhấn mạnh đến câu chuyện gặp gỡ giữa Tống Văn Sơ và luật sư Loseby. 30 năm sau, vị luật sư người Anh này viết lại: “After thirty minutes with Ho, I was entirely won over; he radiated an extra ordinary force of conviction.” (Pierre Brocheux, Hồ Chí Minh A Biography, 2007, trang 56)

William J. Duiker, “Ho Chi Minh, A Life” (2000)

Người thứ ba quan trọng hơn cả là William J. Duiker với cuốn “Ho Chi Minh, A Life”

William J. Duiker trình bày một cách khá cặn kẽ và không thiếu “lãng mạn” trong cuốn sách đồ sộ của ông nhan đề, “Ho Chi Minh, A Life”. Tọ lược theo Duiker:

Quốc đã căt đứt quan hệ với người vợ Trung Quốc cũ là Tăng Tuyết Minh khi rời Quảng Đông vào tháng 4, năm 1927. Năm 1930, khi ở Hong Kong thì Nguyễn Ái Quốc dã có quan hệ như nhân tình với Nguyễn Thị Minh Khai. Mùa xuân năm 1931 Nguyễn Ái Quốc đã xin phép Ban Phương Đông Quốc Tế cộng sản (FEB) cho phép cưới Minh Khai. Trong thư trả lời, Noulens yêu cầu phải được cho biết trước hai tháng. Tuy nhiên, sau đó thì Minh Khai bị bắt. Việc Nguyễn Ái Quốc bị bắt ở Hong Kong là do Joseph Ducroux bí danh Serge Lefranc, một phái viên của Cộng sản Đệ tam đã bị chính quyền Anh ở Singapore bắt và đưa ra tòa xử ở Singapore; trong phòng ở kasch sạn của Lefranc mật thám Anh tìm thấy những lá thư của Nguyễn Ái Quốc ở Hong Kong gởi với tên giả là T.V. Wong và thư của Noulens gởi từ Thượng Hải.

Ngày 6 tháng 6, 1931 Tống Văn Sơ và Lý Sâm, người phụ nữ xưng là cháu của Sơ , bị cảnh sát Anh ở Hong Kong bắt vào lúc 2 giờ sáng tại một khu đông dân cư ở Kow Loon. Lý Sâm chính là Lý Ưng Thuận (và nhiều bí danh khác).”

(William J. Duiker, Ibid., trang 198-200)

DCVOnline: Theo Lệ Tân Sitek, “Mẹ tôi – Người con gái Hưng Nguyên” (2009) mẹ của tác giả là Lý Sâm hay Lý Phương Thuận tên thật là Nguyễn Thị Tích (1906-1995) sang Hong Kong làm việc với Tống Văn Sơ (Nguyễn Ái Quốc). Cả hai bị cảnh sát Anh bắt tại số 186 phố Tam Lung, Cửu Long, Hồng Kông. là vợ của Bùi Hải Thiệu tức Lý Quốc Lương và người chồng thứ hai là Trần Lung chứ không phải là vợ Hồ Tùng Mậu như nhiều tác giả khác đã ghi chép.

 

Vy Thanh, “Hồ Chí Minh cứu nước?” (2016)

Người thứ tư là Vy Thanh. Trong cuốn “Hồ Chí Minh cứu nước?” tác giả đã dành một số trang (168-185) để viết về vụ Tống Văn Sơ/Nguyễn Ái Quốc bị bắt ở Hong Kong năm 1931. Một tài liệu đáng kể mà tác gỉa trưng dẫn ở phần này là một trang của Thư khố Quốc gia Pháp lưu trữ tài liệu thời đế quốc Pháp kèm sau đây.

Nguồn: ANOM/Vy Thanh

Đây là tài liệu về Nguyễn Thị [Minh] Khai, còn được biết là Thị Vinh, Lý Tri Phương và Trần Thái Lan. Ở cuối trang là hàng chữ

Bị bắt ngày 29 tháng 4, 1931 dưới tên Lý Huệ Phương và đưa đi giam ở Quảng Đông dưới tên Trần Thái Lan”

Nhưng cũng trong phần này tác giả lại khẳng định rằng Nguyễn Thị Minh Khai tức Lý Huệ Phương (李 惠 芳) bị bắt cùng với Tống Văn Sơ (宋 文 初) vào ngày 6 tháng 6, 1931, tức là hơn một tháng sau khi Nguyễn Thị Minh Khai thực sự bị bắt và đưa đi giam ở Quảng Đông.

Dù ở trang 175 tác giả có hai tấm hình của Nguyễn Thị Minh Khai (Lý Huệ Phương) và Nguyễn Ái Quốc (Tống Văn Sơ) nhưng không có chứng từ nào xác minh Minh Khai đã bị bắt ngày 6 tháng 6 để phản biện lại tài liệu cho thấy Minh Khai bị bắt ngày 29 tháng 4 mà ông trưng dẫn ở trang 174.

Vy Thanh, ở trang 177,viết “Người đàn ông xưng tên là mình là Sòng Wèn-chú, người đàn bà trẻ tên là Li Hui Fang” và chú 113, cho rằng William J. Duiker đã viết “cảnh sát Anh ghi nhận hai người đó ngủ chung trên giường” khi bị bắt.

Thật ra Duiker đã viết về việc này như sau,

  • Nguyen Ai Quoc and his colleague Ly Sam were seized in Hong Kong.”(Nguyễn Ái Quốc và người đồng chí Lý Sâm đã bị bắt ở Hong Kong), trang 201);
    • “Loseby therefore requested that and Ly Sam be allowed to leave under their own arrangements.” (Do đó luật sư Loseby đã yêu cầu để Lý Sâm được rời khỏi Hong Kong bằng phương tiện riêng, trang 203);
    • “Ly Sam was ordered realeased and was permitted to leave Hong Kong by her own arrangements.” (Lý Sâm được thả và được phép rời Hong Kong bằng phương tiện riêng, trang 204).

Như vậy Duiker xác định người phụ nữ bị bắt cùng với Tống Văn Sơ ngày 6 tháng 6, 1931 là Lý Sâm, hay Lý Ưng Thuận, không có đoạn ngủ chung trên giường”, và Lý Sâm đã được thả khỏi nhà giam Victoria ngày 20 tháng 8, 1931. (Duiker, Ibid., chú thích 7, chương VII, trang 617).

Nguyễn Thị Minh Khai lúc đó vẫn đang bị giam ở Quảng Đông cho đến đầu năm 1932.

Tác giả người Việt

Một số người Việt trong cộng đồng hải ngoại có thể không có điều kiện đọc tài liệu ngoại quốc, nhưng không lẽ cũng không tìm đọc tài liệu do các tác giả người Việt viết hay dịch?

Tưởng Vĩnh Kính, “Nhất cá Việt Nam dân tộc chủ nghĩa đích ngụy trang giả” bản tiếng Việt do Thượng Huyền dịch, “Hồ Chí Minh tại Trung Quốc” (1999)

Cuốn sách này do một người Trung Quốc, ông Tưởng Vính Kính, ở Đài Bắc biên soạn. Và do Thượng Huyền dịch ra tiếng Việt, nhà xuất bản Văn Nghệ ở Cali ấn hành năm 1999. Như vậy, ai muốn tìm hiểu về đời hoạt động của Hồ Chí Minh ở Trung Quốc hẳn là không khó. Tác giả ghi đã sử dụng tác phẩm của một số tác giả người Trung Hoa như ông King C. Chen (Trần Khánh) hay Việt Nam như Hoàng Văn Chí cũng như Hồ Thơ, cùng một số tác giả người phương Tây quen thuộc như Jean Lacouture, Bernard Fall. Đặc biệt Tưởng Vĩnh Kính chú trọng tới thời gian Hồ Chí Minh ở Trung Quốc từ 1925 đến 1945. Những trang 121-126, ông viết về Nguyễn Ái Quốc bị tù ở Hong Kong. Một ghi nhận của tác giả được dịch như sau:

Để ngăn trở việc Hồ với Ducroix sẽ bị dẫn độ cho nhà đương cuộc Pháp, một cơ cấu bảo vệ của cộng sản có tên là Hội Cứu Tế Quốc Tế Đỏ, liền phát khởi cuộc vận động cứu viện, bằng cách thông qua phòng Bí thư Liên minh Quốc tế chống chủ nghĩa Đế Quốc (…) Hội Cứu Tế Quốc tế Đỏ cũng mời ông Frank Loseby, một luật sư trẻ người Anh, biện hộ cho ông Hồ, chuyển qua thành tội phạm chính trị, mới khỏi bị ẫn độ.”

(Tưởng Vĩnh Kính, Hồ Chí Minh tại Trung Quốc. Đoạn trích dẫn này lấy lại từ Bernard Fall, “Le Viet Minh”.)

Đây là một cuốn  sách tin được.

Một mặt thật khác của Bùi Tín

Gần đây, tôi có viết một bài về nhân vật Bùi Tín, nhân cái chết của ông, nhan đề Một mặt thật khác của Bùi Tín đăng trên dcvonline.net. Trong bài đó tôi đã tiết lộ Bùi Tín có hai cuốn sách viết bằng ngoại ngữ là “Following Hồ Chí Minh” và “La face cachée du régime” do Judy Stowe và Đỗ Văn của đài BBC cho là đã dịch ra tiếng Anh từ bản tiếng Việt Hoa Xuyên Tuyết của Bùi Tín. Sự thực không phải vậy. Đó là một sự giả mạo hoàn toàn!

Cho đến nay, tôi chờ đợi sự lên tiếng của ông Đỗ Văn, vì ông là người có trách nhiệm duy nhất nay còn sống. Thật thất vọng vì sự im lặng khó hiểu của ông. Phần những tác giả và những người cầm bút đã trót ca tụng Bùi Tín thì như “gái ngồi phải cọc” thấy không cần thiết phải đính chính gì cả theo đúng sách lược “im lặng là vàng”. Và rất có thể họ còn bực bội với người tiết lộ sự thật!

Thái độ đó tôi cho là không biết tôn trọng sự thật và chúng ta nên để các lý lẽ, tình cảm cá nhân sang một bên và nên coi sự thật phải là trên hết.

Và nếu có sai thì có sửa, có thiện chí nhìn nhận sai và sửa chữa. Có ai là người mà không có điểm bất toàn? Nhận sai sót. Đó là thứ văn hóa đẹp nhất! Nào có gì là mất mặt hay xấu hổ? Điển hình, Keith Taylor, một giáo sư, một sử gia nổi tiếng cũng đã gián tiếp công nhận tác phẩm “A history of Vietnamese” (2013) của ông kết quả của một hành trình tư duy, là một sự thay đổi, công phá vào những kiến thức ông nghĩ ông đã biết về Việt Nam thời tiền hiện đại và tiền sử kể những gì ông đã viết trong cuốn “The Birth of Vietnam” 20 năm về trước (1983). Cầu tiến và phục thiện áp dụng cho tất cả, từ những người cầm bút tài tử đến những học giả chuyên nghiệp.

Nhưng nó cũng hé lộ cho thấy là ngay cả những người Việt cầm bút chuyên nghiệp cũng như một số đông bạn đọc đã lơ là việc đọc tài liệu mà chả lẽ phải đi đến kết luận bẽ bàng là “Người Việt thiếu một văn hóa đọc”?

Vài dòng kết luận

Ngày nay, sự nhốn nháo của một số cộng đồng người Việt tại Hải ngoại cũng chẳng khác gì sự nhốn nháo của tờ l’Humanité, báo chí tại Liên Xô cũng như sở mật thám Pháp ở Hà Nội thời bấy giờ.

Tất cả đều tin chắc rằng Nguyễn Ái Quốc đã chết trong tù ở Hong Kong.

Cái tin Nguyễn Ái Quốc chết trong tù vì bệnh lao chẳng những giới chức Pháp thỏa thuê vui mừng vì đã diệt được tên trùm cộng sản Việt Nam. Nhưng đó chỉ là cái mừng hụt! Chẳng nhẽ ngày nay, chúng ta lại tiếp tục đi vào vết xe của người Pháp sao?

Nhưng điều khôi hài nhất là chính Tống Văn Sơ, tức Nguyễn Ái Quốc, tức Hồ Chí Minh cũng hoan hỉ chấp nhận cái tin mình đã chết rồi. Sau này ông Hồ cho rằng tin tức bịa đặt ấy do chính người Pháp bịa đặt ra cốt làm suy sụp “ tinh thần đấu tranh của dân chúng”. Hồ Chí Minh, dùng bí danh T. Lan, nói đến cái tin giả đó trong cuốn “Vừa đi đường vừa kể chuyện” (1961) .

Tức tối vì không bắt được Bác, giận dữ đối với người Anh, các báo thực dân Pháp bịa đặt ra tin rằng: Bác mắc bệnh lao trong nhà lao Anh, và đã chết rồi.”

Mỉa mai thay l’Humanité là cơ quan ngôn luận chính thức của Đảng Cộng sản Pháp chứ không phải báo của thực dân. Điều đó nó cũng nằm trong đường lối hành động của ông Hồ. Ông cố tạo cho mình một huyền thoại chung quanh nhiều tên tuổi cũng như hành động bí mật của mình. Cho đến nay, nhiều điều chưa được giải mã. Thật ít có ai làm được như vậy. Huyền thoại ấy kéo dài cho đến khi ông qua đời. Trung Ương Đảng nhận được 21 ngàn lá thư phân ưu, chia buồn. Chuyện đó thật hay giả lại là một chuyện khác.

Phần Liên Xô chính thức chia buồn khi nghe “tin” ông Hồ chết với những dòng ca tụng như sau:

great son of the heroic Vietnamese people, the outstanding leader of the international Communist and national liberation movement, and a great friend of the Soviet Union.”

(William J. Duiker, Ibid., trang 562)

Nhưng ngày hôm nay, giới trẻ có nhất thiết phải tạo ra những huyền thoại chung quan một con người như Hồ Chí Minh không? Hẳn là không.

Chúng ta đang sống ở một thời đại mà mọi sự đều phải được sáng tỏ, công khai và trung thực. Cho nên câu nói của Jean Lacouture ca tụng ông Hồ, “Il fut celui qui reste éveillé quand chacun dort.”(Ông là người thức tỉnh trong khi kẻ khác ngủ) không còn có giá trị thực tiễn nữa.

Nguyễn Văn Lục

30 BÌNH LUẬN

  1. Tôi muốn tìm một tấm hình của ông Hồ đang thắp hương trước mộ mẹ, vì tôi tin rằng hiếu đạo rất quan trọng trong văn hóa Việt, xin quý vị chỉ cho biết tìm ở đâu. Cám ơn nhiều.

    • i can tell you where would be a good start, Trung Quốc

      Ngoài Việt Nam ra, Trung Quốc sở hữu 1 bảo tàng về Hồ Chí Minh lớn, đầy đủ & nhiều tư liệu quý hiếm -không đâu, kể cả Việt Nam, có- nhất thế giới .

      Hồi trước dịch, tớ kiến nghị Trung Quốc nên mở tuyến du lịch “Theo Chân Bác” rùi quảng cáo ở VN, bảo đảm với (quá) nhiều người hâm mộ Hồ Chí Minh, vừa bán vừa la cũng đắt hàng . Đùng 1 cái, dịch covid nên mọi chuyện đều put on hold, không thông quan mà không bảo gì nhau . So yeah, muốn tìm hình Hồ Chí Minh thắp hương trên mộ mẹ, mộ vợ & mộ mẹ vợ luôn, Trung Quốc is a pretty Đamn good place to start

  2. Khi cuốn sách của Hồ Tuấn Hùng “binh khảo ” về HCM ,chủ tịch XHCNVN (CSVN)thì mọi người đều ‘naoo nhao lên “như tác giả bài chủ nói,và còn miệt thị họ không đọc sach ,không nghiên cứu đẻ biết sự thực ,nhưng tác giả đọc ai ? Tác giả còn là hậu bối ,tác giả tin Pháp viết,Anh viết.Nhưng họ cũng như tác giả ,cung lấy từ sách tài liệu và báo cs mà ra.Tờ báo CS Pháp NÓI là HCM đã chét trong nhà tù Anh vì bệnh LAO ,một trong 4 chứng nan y “phong lao cổ lại “,Người bệnh LAO lúc đó chưa có thuốc chữ nên chỉ có CHẾT.Dân chúng rất sợ .Họ bị người nhà và dân chúng cách ly,tránh xa vì bệnh cung lây dữ dội …Ông Lục thì cho là HCM không chết ,cung vói luật sư ngươi Anh tung tin giả (lừa ai?) Được biét QD Đ TH bắt giam tên cs HCM,nhốt vào xà-lim vói một người tàu già khác (tù cựu ). HCM đã xướng hoạ với tên này (sau y nhận hét thơ đó do mình làm ra ,đó là cuốn “Nhật kỹ Trong Tù” .)Sau đó HCM chét vì bệnh .Cai chết của HCM có trong hồ sơ sở Mật Thám Anh. Anh loan tin và báo chí đều có đăng (tớ báo cs Pháp mới khẳng định là HCM đã chết vì LAO),(NT Tâm có nói là NT TAM /QD Đ,bị bắt tù chung vói 01 nguời VN trẻ ,bị tù vì tìm đường cứu nước.Nhân NHãi Thần vô thăm ,NTTam y/c v/đ cho cả tên Thanh niên đó Đó là HCM .HCM theo hoạt động cho QD Đ (không biét là bị bắt vì lý do gì mà cả HCM và NTTam đều bị Tàu (nào ?) bắt để có màn QD Đ “giải cưu HCM?).
    Khi cuốn sách của N THùng xuất bả ,chứng minh Hồ Chí Minh ,chủ tịch miền Bắc VN , hải ngoại xôn xao
    Bùi tín khăng định HCM là THẬT vì Ông ta đã gặp và nói chuyện vói Bắc,nhưng câu hoi là Bùi Tín làm sao khẳng đinh đó hla Hô Thật ,nhất là thời buổi đó thông tin và hình ảnh không có (như ngày nay)va mấy khi được về VN ? báo Tàu mấy ai đọc được.Bùi Tín lại thuộc thé hệ sau. Ngay như sau này có viết là VNG và PV Đ ,khi nghe tn bácc ở hang Bắt Chó ,mới rủ nhau ,trốn lên thăm (và nói là lần đầu tiên HỌ gặp Bác.) Nêu đó là bác giả dạng HCM thiệt thì PVD /VNG Cũng chẳng biết.Còn cái giọng NGHỆ tuy khó bắt chước nhưng vẫn có thể (người tàu Công bên Tàu tiếp xúc vói CSVN nói tiếng Bắc y như dân Hà Nội. Người Mỷ như ta thấy cung nói tiếng Việt hát tiếng Việt như ta thấy .Còn Giọng ? Tin đi có nguwfi giả được cả 3 thứ tiếng Tung Nam Bắc (như cascnghieej dư hát theo Tuân Vũ ,Duy Khánh …) Ngoài ra Bác Hồ ai tiếp xúc nhiều ? Hơn nữa ai dám thắc mắc ? Ngoài ra người ta néu thấy bác nói sai giọng Nghệ ,không chhuaarn lắm thì cũng biện hộ cho HCM “Bắc đi làm CM thời gian dai ở nước ngoài nên quên tiêngng Việt ,hay khó khăn khi phát âm là thường !) . Bác về HN quyền cao thế mà Anhr uột ra thăm không tiếp ,chị ruột là người thay mẹ chăm soc ra thăm cung đuổi về .Không về thăm lại nơi sinh ra …cho mãi tới khi anh chị chét hét ,bạn bè biết bác hồi nhỏ cung đã phàn lớn qua đời ,Bác về thăm ,Nói khác đi là trình diễ kêu tên người bạn này ,kể chuyện một chút vè thiếu thời ,nói một câu đùa …thế là xong . Ngoài ra ngươi ta nói Hồ lầy họ Hồ là họ ngoại của Ông ta .Như vậy có đúng không chối bỏ họ cha minh ,giòng họ mình mà theo họ HỒ .? GS Tuấn Hùng nói chú Ông cung họ HỒngười Hẹ ,vậy họ Hồ của HCM không phải là Họ Hồ mà Ông kêu bằng Ông NGOAI. mà chính là tên họ HỒ cùng Họ vói Giáo sư Hồ Tuân Hùng.
    Người Tàu ,con trai ,không đổi Họ vì đó là giòng tộc của ho.
    Còn khi đau Bác còn mong nghe một khúc nhạc Tàu mọt điệu múa Tàu do người nữ y tá Tàu được Mao phái sang chăm sóc.
    Một diễm khác là trong cuốn ĐÈN CÙ Trần Đĩnh khi chưa bị thất sủng ,cùng phái đoàn báo chi cùng Bác ” qua HẸ chơi .Trần Đĩnh Viết là bác có vẻ phấn khói ,vui vẻ như được trở về quê củ. Điều (Trần Đĩnh) ngạc nhiên là Bác cho cát nhân viên được di chơi vói lời chỉ dẫn chổ nào có gái đẹp,chổ nào ăn ngon mà RẺ và Bác găpp ngời Hẹ nói chuyên vui vẻ ,còn chêm vào tục ngữ ca dao của chính người HẸ (Không biết Bác học tiesng Hẹ từ hồi nào ?)

    • “Bùi tín khăng định HCM là THẬT”

      Oh, Hồ Chí Minh là THẬT alrite. Nhưng Hồ Chí Minh có phải là Nguyễn Tất Thành không, thats a different story altogether.

      Chuyện Nguyễn Tất Thành sống hay là chết hổng phải là chuyện đáng bàn . Để thủ tiêu 1 người hổng còn dấu tích, its rather easy. Cùng lắm thì quẳng cái xác vào bồn acid, xương cũng hổng còn . Và methode de guitare này mafia dùng, tình báo thì có nhiều cách hơn . Nên nhớ, Liên Sô & Trung Quốc có riêng hẳn 1 phòng gồm những khoa học gia thượng thặng chỉ để nghĩ ra những món/trò có thể giúp cho ngành tình báo . Với khả năng như vậy, việc làm 1 cá nhân biến mất hổng còn tông tích tương đối easy-peasy.

      Tớ hổng phải là authority figure trong vấn đề này, cũng hổng có empirical knowledge and/or evidence để chứng mình Hồ Chí Minh là Hồ Tập Chương chớ hổng phải là Nguyễn Tất Thành . Toàn bộ là my educated guess, và muốn hướng mọi người nhìn vào những yếu tố bị bỏ qua, như Chu Ân Lai là cha đẻ của tình báo Trung Quốc Cộng Sản, hổng phải Kang Seng, và Hồ Chí Minh, đã được Đảng CS các bác chứng thực là thiếu tá, nhưng hổng dám nói là dưới trướng Chu Ân Lai . Điều này -là sĩ quan dưới trướng Chu- chính Hồ Chí Minh xác nhận . i just connected the dot. Which means cuốn Hồ Chí Minh sinh bình khảo is more than meet the eyes. It answered xítload of unanswerable questions, về rất nhiều chuyện & rất nhiều điều . Rất nhiều chi tiết trong cuộc đời Hồ Chí Minh không có lời giải . 1 điều rõ ràng nhất, TIMELINE. Nếu tổng hợp cái timeline của Nguyễn Tất Thành & one of Hồ Chí Minh vào với nhau, chúng không trùng khớp . Để dồn hết toàn bộ hoạt động của họ vào với nhau, it takes 2 lifetimes. Cuốn sách chứng minh, there actually 2 lives/persons. Chỉ có thể kết luận Nguyễn Tất Thành aint Hồ Chí Minh, & vice versa. Có nghĩa Nguyễn Tất Thành & Hồ Chí Minh là 2 người khác nhau . WTF happened to Nguyễn Tất Thành, i wouldnt care less. Nhưng Hồ Chí Minh THẬT SỰ là ai, now thats a million bucks rite there. Chỉ biết he aint Nguyễn Tất Thành

      • Tất nhiên là không thể dùng Bùi Tín để xác định. Ông ta không biết Nguyên Tất Thành lúc còn trẻ. Còn việc chị của “đồng chí biết 29 thứ tiếng” quả quyết đó là em mình thì sự việc này đáng nghi ngờ. Cái nhu cầu ” chứng thực ” từ đâu mà ra? Đối với tôi thì nó được tạo dựng để khoả lấp. HCM không gần gui với anh chị sau khi về VN đó là chuyện rõ ràng. Tôi không cam chắc là mình đúng nhưng lập luận của ông NVL trong bài này còn nhiều sơ hở nên không thuyết phục.

    • Lấy ví dụ thời gian Nguyễn Tất Thành hoạt động với nhóm Nguyễn Ái Quốc ở Pháp, cùng thời gian đó có 1 Nguyễn Tất Thành khác qua Trung Quốc, hiện diện ngay từ những ngày đầu thành lập Đảng Cộng Sản Trung Quốc . Đùng 1 cái, trí thức nhà các bác cho biết cùng 1 người bị phòng chính trị của Liên Sô cho ngồi cạo giấy vì có tư tưởng chủ nghĩa dân tộc . Đồng thời, cũng người đó tham gia cuộc Vạn Lý Trường Chinh, & là hạ sĩ quan trực thuộc Chu Ân Lai, và CO (commanding officer, cấp chỉ huy trực tiếp) là Trần Canh, sau này lên làm tướng . Cấp bực cuối cùng của “Nguyễn Tất Thành” này là Thiếu tá . In the mean time, có thêm 1 Nguyễn Tất Thành khác -sau khi đã tiếm đoạt cái tên Nguyễn Ái Quốc- đi hoạt động búa xua, trở lại Pháp 1 thời gian ngắn, sau đó trở về TQ. Có 1 overlapse, đó là Nguyễn Tất Thành lúc này làm báo tiếng Trung Quốc để gửi về nước . Và để truyền bá những bài viết này, người ta phải dịch ra tiếng Việt . Interesting, to say the least. Đi vào details còn nhiều điều 1 người không cách chi mà kham nổi . Rất nhiều chi tiết Nguyễn Tất Thành xuất hiện ở (ít nhất) 2 nơi cùng 1 lúc, và Đảng các bác càng trưng ra thì càng lòi . Như thời gian hoạt động ở Thái Lan, cùng 1 lúc ông ta lại xuất hiện -guess where- ở Trung Quốc & Liên Sô vì bị Politbureau đì .

      Tông tông Nguyễn Văn Thiệu có thể sai khi ổng nói đừng nghe những gì Cộng Sản nói . Nên nghe những gì Cộng Sản nói, nhưng nên nghe nhiều hơn 1 người Cộng Sản nói . Nếu nghe 2 người Cộng Sản nói, ta biết liền có 1 nhất 1 người Cộng Sản nói láo . My experience says cả 2 đều nói láo .

      Trí thức Cộng Sản hổng phải là ngoại lệ . Họ tuy là Cộng Sản nhưng chỉ là những người Cộng Sản chân chính mà thui . Chuyện “tốt” là họ xưng tụng với nhau, and you know how it goes. Những gì ta tưởng là rõ về nội hàm, rơi vào tay Cộng Sản, đek còn gì nguyên vẹn

  3. Chuyện lịch sử mà vẫn muốn che đậy sự thật hoặc đưa sự thật ngụy tạo để chứng minh biện luận cho phía mình, dù đã trăm năm, thì phải có lý do hoặc chẳng ai thèm quan tâm Hồ nào.

    Nhưng để chứng minh Hồ là người Tàu thì có rất nhiều bằng chứng rất thuyết phục; ngược lại, chứng minh Hồ là người Việt thì chẳng thấy điểm nào thuyết phục ngoài chuyện Hồ là chủ tịch đảng quỷ nước cộng sản. Từ ngàn xưa chưa có bất kỳ một người VN nào đòi làm cha già dân tộc mà Hồ dám. Chỉ một việc này cho thấy Hồ láo và người Việt nghi ngờ Hồ không phải là người VN.

    Cái chuyện vết sẹo trên mặt của Hồ mà bà chị nhận ra không đủ chứng minh thuyết phục Hồ là em vì một khi đóng vai giả thì tiểu tiết này sẽ được làm giả rồi cố tình đưa bà chị ra chứng nhận là thật. Tại sao đảng quỷ của Hồ muốn đưa bà chị ra chứng nhận cái sẹo ở tai thì chắc mọi người đều hiểu là đảng muốn dập tắt lời đồn Hồ là người Tàu, nhưng chuyện này cũng chỉ lừa được con nít. Còn hỏi một “Người Tàu làm sao nói được tiếng miền Trung giọng Nghệ Tĩnh?” thì cũng vớ vẩn, chẳng có một chút kiến thức gì về ngành gián điệp phản gián, chỉ cần kiếm một người Tàu biết nói hoặc dạy cho biết tiếng Nghệ Tĩnh có khó khăn gì.

    Có rất nhiều tài liệu. Tài liệu này thì nói Hồ chết trong tù; tài liệu khác thì nói Hồ không chết. Vậy tin vào tài liệu nào đây khi không còn người sống để đối chứng mà tài liệu thì có khi giả với cuộc chiến tình báo vì đối phương muốn đưa ra để lừa. Nhưng thời gian Hồ “mất tích” khoảng 10 năm là điều rất đáng nghi ngờ để Hồ mới xuất hiện trở lại là Hồ giả. Một điều nữa là tại sao cả thế giới không quan tâm Hồ chết năm 1969 là Hồ nào vì nói cho cùng vai trò của Hồ, dù là Hồ nào, thì sự hoạt động của đảng cộng sản vẫn tiếp tục và bên này vẫn phải đối phó. Kể từ sau tin chết 1932, Hồ mới thì sao? Hồ nào không quan trọng mà quan trọng là một nhân vật Hồ lại xuất hiện vẫn đang hoạt động và cuộc chiến vẫn tiếp diễn.

    Đương nhiên dù Hồ là người Tàu hay người Việt thì cũng không còn ý nghĩa gì ngoài chuyện chỉ muốn làm sáng tỏ nguồn gốc của một nhân vật lịch sử. Không chết năm 1932 thì Hồ cũng đã chết 1969, chẳng còn có thể đội mồ ngồi dậy mà quậy được nữa. Cái xác khô nằm trong lăng Ba Đình cũng chẳng biết là xác Hồ Việt hay Hồ Tàu hoặc chẳng là xác của một ai mà chỉ là xương cốt của một con vật nào cũng không chừng. Ai biết được vì đảng quỷ của Hồ rất sợ phải chứng minh vì họ vẫn đang còn cầm quyền.
    nv

    • Một điều nữa là tại sao cả thế giới không quan tâm Hồ chết năm 1969 là Hồ nào vì nói cho cùng vai trò của Hồ, dù là Hồ nào, thì sự hoạt động của đảng cộng sản vẫn tiếp tục và bên này vẫn phải đối phó.

      Xin sửa lại là:
      Một điều nữa là tại sao cả thế giới không quan tâm Hồ chết năm 1969 là Hồ nào vì nói cho cùng vai trò của Hồ đã hết, dù là Hồ nào, thì sự hoạt động của đảng cộng sản lúc đó vẫn phải tiếp tục và bên này vẫn phải đối phó.
      nv

    • Thấy rõ là cộng sản quốc tế lúc đó cần Hồ nên nếu Hồ đã chết năm 1932 (tài liệu Pháp) thì phải tạo ra một Hồ Mới để cộng sản tiếp tục hoạt động ở VN.
      Hồ phải sống, Hồ thật Hồ giả miễn là Hồ và phải là người cộng sản mà cộng sản LX và Tàu cần để đưa về VN. Nếu Hồ thật đã chết thì phải tạo ra một Hồ mới. Và cộng sản đã toại nguyện khi Hồ cướp được chính quyền của cụ Trần Trọng Kim năm 1945. Sau cái chết nhân vật này năm 1969 thì coi như vai trò của Hồ chấm dứt. Cộng sản quốc tế đã cấy con vi trùng cộng sản vào được đất nước VN rồi. Hồ nào có gì khác và có quan trọng gì đối với cộng sản?
      nv

  4. Trả lại sự thật cho người Việt Nam

    Hồ Chí Minh người Tàu

    Người Tàu người Việt gần nhau nhưng Tàu là Tàu Việt là Việt. Quý vị có thể phân biệt người tàu với người Nhật không?. Có thể. Theo kinh nghiệm và theo quan sát. Hành trạng của một người từ cái tên, dáng dấp, tiếng nói, thói quen, tác phẩm, viết lách v.v. đều nói lên căn cước của người đó. Ngay người trong một nước, khác vùng miền cũng có thể theo quan sát và kinh nghiệm thì biết được. Người Tàu với người Việt cũng vậy. Phân biệt ra ngay rất dễ.

    Hồ Chí Minh, hành trạng từ cái tên khá phổ thông với người Tàu, đến cách ăn mặc, viết lách đều giống Tàu nhiều hơn là Việt. HCM lại là một vai trò được CSTQ cơ cấu vào lãnh đạo tối cao nước VN thì sự chuẩn bị càng thêm kỹ. Quý vị nghe HCM ở VN nói tiếng Việt giọng lai lái pha trộn gần giống khu vực miền Trung. Cái này không có gì khó. Người học ngoại ngữ họ chịu sự ảnh hưởng của vùng miền là thường. Người học Anh văn với Anh sẽ nói khác người học theo giọng Mỹ. Người Tàu trước 75 ở Chợ Lớn nói tiếng Việt lơ lớ theo giọng miền Nam. Nhưng người Tàu ở vùng biên giới Cao bằng Lạng Sơn họ nói tiếng việt giọng Bắc. Người Tàu Hội An nói giọng Quảng.

    Quý vị nếu đọc tiểu thuyết gián điệp của Tàu hay xem phim kiếm hiệp của Tàu thì sẽ biết “thuật dị dung” thay hình đổi dạng của họ rất tuyệt kỹ, nó có từ xưa truyền lại, từ khuôn mặt mắt mũi tai làm gắn vào giả đến dáng điệu và kể cả mùi hương dùng trên thân thể đều giả giống người khác. Cho nên, theo tôi, HCM là người Tàu (có thể có hơn 1 HCM được giả tạo tùy theo thời điểm)

    Nhưng ở đời thiên bất dung gian, HCM ở VN có vài khuyết điểm do vô tình hay cố ý đã phạm vào. Nó tự tố cáo HCM là một người Tàu.

    1- Tên Hồ Chí Minh vừa không phải tên thật vừa là một cái tên phổ thông của Tàu
    2- Thường xuyên mặc áo đại cán của cán bộ CS Tàu, dùng bác sĩ Đông y Tàu, nghe nhạc Tàu lúc cuối đời

    Nhiều người nói, ơ, cái tên và y phục đâu có nói lên đúng căn cước một người, không lẽ mặc Âu phục thì là Tây. Có thể như vậy. Nhưng ở đây vấn đề hoàn toàn tế nhị và khác. Bởi vì, nên nhớ HCM đang trong vị trí là người đứng đầu một quốc gia. Chẳng có vị nguyên thủ nào gan gốc cùng mình thời hiện đại cuối thế kỷ 20 dám dùng cái tên ngoài khai sinh cha sinh mẹ đẻ và lại hiển nhiên của một nước khác là Tàu. Có thể đây là một sự cố ý cho việc đã rồi và gián tiếp hợp thức hóa. Và, dĩ nhiên, đảng CSTQ rất khinh thường người dân VN nói chung. VN dưới mắt TC chẳng qua tầm cở là một quận huyện thôi.

  5. He he he ….

    Văn Lục là em Văn Trung – là một “thèng” ăn cơm Quốc Gia thờ ma …Việt cộng – cho nên….

    Thôi thì chỉ cần biết Hồ Chí Minh là thằng Hồ Quang – thiếu tá tình báo – trong “đệ bát lộ quân của Mao Trạch Đông là đủ rồi.

  6. Có thể tin sách của mông xừ Tây Mỹ mũi lõ bao nhiêu % ?

    Tùy. Sách Tây sách Mỹ nhiều lĩnh vực rất đáng đọc. Như sách kinh tế, khoa học, tâm lý, kỹ thuật, luật học, văn học, nghệ thuật. Rất đáng đọc. Vì họ nghiên cứu kỹ, viết đàng hoàng, rõ, và có ý thức có lương tâm.

    Thế còn sách về chiến tranh VN?

    Xin lỗi, ai sao không biết, tôi rất xem thường hầu hết sách Tây sách Mỹ viết về chiến tranh VN các đề tài có liên quan nhân sự người Việt Nam, văn hóa VN, VC, TC. Tại sao?

    Rất dễ hiểu. Chẳng lẽ tôi phải cần sách của ông Tây mũi lõ cha căng chú kiết nào đó thì mới biết Tết Mậu Thân, Hố chôn tập thể ở Huế, Mùa hè đỏ lửa, Đại lộ kinh hoàng, hay cá nhân TT Diệm, cá nhân TT Thiệu, ông tướng Nguyễn Khoa Nam, ông tướng Lê Văn Hưng tuẫn tiết như thế nào ? Hoặc, ông đại sứ Mỹ đi nữa theo tôi cũng chưa chắc biết rõ VC bằng một ông xã trưởng thời VNCH

    Thành ra đọc Tây mũi lõ cứ đọc nhưng đừng quên chính người VN cũng có hiểu biết và suy nghĩ của những chứng nhân trực tiếp hoặc gián tiếp của cuộc chiến. Có điều, người ta có dám tin vào con mắt và ý thức của mình hay không. Ha ha ha !

  7. Sách Đường Kách Mệnh, của Nguyển Ái Quốc, xuất bản 1927 tại Quảng Châu TQ, dùng làm tài liệu giảng dạy cho cán bộ VN.

    Chỉ có người Tàu viết tiếng Việt mới viết lộn lẹo như vậy vào thời điểm 1927. Bởi vì về mặt phát triển Việt Ngữ lúc bấy giờ ngoài Bắc đã có Đông Dương Tạp Chí 1913-1917, Nam Phong Tạp Chí 1917-1934, Trong Nam, nhà văn Hồ Biều Chánh đã viết báo, dịch thuật, viết tiểu thuyết hàng loạt từ năm 1910 xuất bản ra đến miền Bắc và bán rất đắt khách. Văn chương VN nói chung thời điểm này đã phát triển gần như hoàn hảo. Bằng cớ là các tác giả thời kỳ này đến nay đọc lại vẫn còn hay vượt thời gian.

    Chắc chắn Nguyễn Ái Quốc là người Tàu vì chỉ có Tàu mới viết lộn phiên âm thành 2 chữ kách mệnh, chữ 革命 cách mạng viết theo bính âm pinyin là “gé mìng” nghe người Tàu đọc lên thì giống “kách mệnh” đến 80%. Và NAQ chính là HCM. Nói đúng hơn Tàu Hồ Chí Minh biết tiếng Việt Nam, là cán bộ Maoist lúc đó, 1927, có nhiệm vụ phụ trách phát triển cách mạng Việt Nam, nên lấy tên Nguyễn Ái Quốc. thế thôi.

    Dưới đây là trích dẫn văn chương thời kỳ thập niên 1910s, nghĩa là có trước khi NAQ viết Đường Kách Mệnh. Đọc, để biết sự trong sáng tiếng Việt lúc đó.

    “Phan Chí Ðại lặng thinh một hồi rồi tằng hắng một cái và nói tiếp rằng:

    – Cháu cực chừng nào rán học chừng ấy, quyết học cho thành danh đặng ngày sau làm có tiền mà đền ơn cho ông Nhiêu và trả thảo cho mẹ. Rủi quá, từ khi cháu lên tới lớp nhứt thì ông Nhiêu mang bịnh, yếu chơn, nên không đi Vĩnh Long được nữa. Cháu thi đậu mới vào trường Mỹ tho thì ông đã ly trần. Cháu hay tin buồn rầu, bứt rứt chịu không được, một là tiếc ông Nhiêu không sống lâu đặng ngày sau cháu đáp nghĩa đền ơn, hai là lo nỗi mẹ ở nhà bấy nay thốn thiếu, nhờ có ông Nhiêu, nay ông mất rồi còn ai hảo tâm mà nhờ cậy.” (trích Ai Làm Được, tiểu thuyết của Hồ Biểu Chánh, xuất bản 1912)

    ………………………………………….

    CHỦ, KHÁCH

    Bất cứ quen lạ thân sơ, người đến chơi với mình thì mình là chủ, người ta là khách.

    Khách đến chơi nhà phải có trầu nước khoản đãi. Tình lạt lẽo thì mời ăn khẩu trầu, hút điếu thuốc, nói vài ba câu chuyện; mặn mà thì pha ấm nước chè hạt, hoặc chè mạn mời khách uống, thân quí hơn thì nước chè tàu, trầu cơi thiếc, ấy là lịch sự. Khách xa đến chơi, thân thiết thì thết đãi cơm rượu. Chỗ thành thị thì sẵn đồ xào đồ nấu, phong vận nữa thì mời ra cao lâu, ô-tên; nơi quê mùa thì con gà, con cá, kiếm đồ gia vị, uống chén rượu chơi. Xa xôi lâu ngày mới đến chơi nhau thì mời lưu lại ở chơi một vài hôm, hoặc dăm bữa nửa tháng.(trích Việt Nam Phong Tục sách biên khảo của Phan Kế Bính, xuất bản năm 1915)

  8. Khà khà khà, thiẹt là buồn cuòi cho đám Tàn Dư Ngụy Cock củng như đám
    “Dân Chửi Cuội” đó là bị THÁNH HO CHI MINH winh’ cho tả tơi te tua từng thằng một. Thằng bu MẼO thì cuôn’ cờ hoảng loạn chạy làng trên sân thuợng, thằng PÁP thì bị VIET MINH bạt tai trên mặt trận, thằng NGỤY VIET GIAN CONG HÒA thì cởi áo tuọt quần chạy long nhong giửa thanh thiên bạch nhật trong những ngày cuói của tháng 4 năm 1975.

    Sau 47 năm gào rú khóc lóc, chửi rũa và ngay cả đe dọa trả thù Viet Cộng nhưng cuói cùng không làm chi đuọc thì bay giò xoay qua xuyen tac vu vơ mot cách tuyệt vọng.

    • Không có dân Ngụy dạy dỗ cái đám xhcn tụi bây cho văn minh trí thức ra, bây giờ Việt Nam thành Bắc Hàn mẹ nó rồi… tuy nhiên công cuộc dạy dỗ cần thời gian lâu dài… từ từ rồi thì mọi người cũng sẽ giác ngộ ra sau thời gian học hỏi lâu dài là Việt Nam Cộng Hòa trở lại là cần thiết cho phát triền và dân chủ.. 47 năm nhằm nhò mẹ gì… Hai Bà Trưng mất nước về tay dân Hán cả ngàn năm nợ nước thù nhà mới trả được… Chế độ Cộng sản trước sau gì cũng bị dân Ngụy cờ Vàng nó thịt thôi… nhắn với thằng Chính nhà mày cô chừng mất mạng về tay Trọng Lú..

      • Chế độ Cộng sản trước sau gì cũng bị dân Ngụy cờ Vàng nó thịt thôi

        WHEN, HOW, What, WHO

        47 god damn years long and you guys cannot do any shit but talk with your fuking dirty mouths.
        you guys are Coward, Incompetent and Corruptive, and STupid

        • When/How/What/Who

          Are you f. nut? Why should I tell you? Is there any benefit for me to tell you?

          What an idiot you are!

          • Chúng mày chẳng bao giò làm đuoc cho’ gì ngoai. Hèn nhát làm sao đủ can đảm làm cách mạng . 47 năm chúng mày chửi nhau, tố nhau, lừa nhau và giét nhau chí tử thì có.

            Tóm lại Tàn Dư Ngụy Cock chúng mày chỉ bú KẶC Viet Cộng mà thôi nghe chưa , kkekekekke. Hèn nhát làm đuọc cho’gì.

          • Tụi mày mua đủ thứ đồ chơi trang bị cho lực lượng cảnh sát cơ động… nếu dân Ngụy cờ vàng tụi tao hèn hạ thì tụi mày việc gì phải ôm đồ chơi thủ thân dự vậy… oh oh

  9. Những sự.khác biệt rõ.ràng nhất giữa Nguyễn Tất Thành ( Nguyễn Ái Quốc) và Hồ Chí Minh : Thành thấp và ốm còn Hồ cao lêu khêu và ốm ; đầu Thành phía sau đầu dẹt , đầu Hồ phía sau tròn; Thành viết chữ tương đối coi được, còn Hồ viết không những xấu mà còn trật chính tả , kiểu trật chính tả của người Tàu học tiếng Việt ( tiếng Tàu không có âm D , nên Hồ viết Lê Duẩn thành Lê Zu ẩn !);Thành theo văn hóa Pháp nên khi đi họp đều thắt cà vạt còn Hồ từ lúc ló vào lịch sử VN cho đến lúc chết đều mặc đồ “đại cán ” kiểu Tàu ; Hồ cầm viết kiểu dân Tàu viết Hán tự còn Quốc thì viết như người Việt ;Quốc nói về gia đình và còn làm đơn xin Pháp tha tội cho cha còn Hồ tuyệt nhiên không và khi tiếp chị mình thì tiếp trong bóng tối (!); Hồ là người đầu tiên dùng chữ ” phản động ” xuất từ âm Tàu 反动( đọc phàn đúng) là dùng sai nghĩa bởi đây chỉ là từ nói về di chuyển vật lý, lẽ ra Hồ phải dùng các chữ ” Phản kháng” hay “Phản đối ” cũng từ âm tiếng Tàu mà ra nói về tánh chống đối .Do vậy có lý do khi nói Hồ là người Tàu học tiếng Việt nhưng chưa rành,..Có hàng loạt dẩn chứng chỉ khác biệt như vậy nhưng quan trọng nhất là chính Hồ chưa bao giờ mở miệng công khai nhận mình là Nguyễn Ái Quốc , tức Tất Thành mà cứ ỡm ờ không nhận không chối , còn đảng cộng sản VN sau khi ra sức phân bua sửa đổi này nọ để chứng minh Hồ chính là Quốc nhưng vẫn để lộ ra nhiều sơ hở, mâu thuẩn vô lý đến buồn cười bèn nổi máu ba trợn, lật lộng của kẻ độc tài chiến thắng bằng cách bất chấp ý kiến thắc mắc hoài nghi của dư luận .
    Thôi thì Hồ có phải là Quốc và ngược lại hay không không quan trọng bằng Hồ có cần cho cuộc kháng chiến dành độc lập cho Pháp hay không để từ đó gây ra biết bao hệ lụy nối tiếp cho đất nước? Câu trả lời vắn tắt là không ! Bởi Lào và Campuchia được Pháp trao trả độc lập vào năm 1953 mà không cần bắn nhau một phát đạn nào !

  10. Chỉ là cấp bực Thiếu tá ?

    Trong ngành tình báo, cấp bực Thiếu tá khá cao . Người phụ trách The Deer Team nhảy dù xuống tưởng Hồ Chí Minh hổng phải Cộng Sản có cấp bực Thiếu tá . Người được CIA gửi qua hậu thuẫn fong trào OTPOR của Serbia cũng là chức vụ Thiếu tá . James Bond, tuy là 1 nhân vật fictional, cũng chỉ là thiếu tá

  11. Người Việt ngoài này nên có 1 cái nhìn khác đ/v nhân vật Hồ Chí Minh, whoever the Phúc he mite be.

    Đầu tiên, thế giới, và nhất là người Việt Nam nói chung, đánh giá (quá) thấp nhân vật Chu Ân Lai . Người Việt nói chung ai cũng biết về Khang Sing & tình báo Trung Quốc Cộng Sản, nhưng ít ai biết ngành tình báo Trung Quốc Cộng Sản là do Chu Ân Lai sáng lập từ hồi chiến đấu chống Tưởng . Khang Sing chỉ là 1 cận vệ của Chu Ân Lai, sau này được cất nhắc lên phụ trách tình báo để Chu Ân Lai rảnh tay làm Thủ tướng thui . Oh, và Khang Sing vẫn nhận lệnh từ Chu Ân Lai

    Ngay cả Hồ Chí Minh/Tập Chương là gốc Việt -fat chance!-, khi đã lên được chức Thiếu tá dưới trướng Chu Ân Lai thì đã qua (rất) nhiều thử thách về nghiệp vụ cũng như lòng trung thành . Với những chi tiết vụn vặt qua lời kể của (rất) nhiều người từng tiếp xúc với ông ta, những chi tiết tưởng là vụn vặt đó thật ra như những bụi vàng . Hồ Chí Minh có thể là 1 điệp viên hạng xoàng, nhưng 1 điệp viên nevertheless. Mission Accomplished

    Enuff said

  12. Nguyễn Sinh Công, hình chụp ở đại hội Tours đứng ngang nách 1 người Pháp bình thường, có nghĩa cao khoảng 1m60-1m65 là hết mức . Somehow, Hồ Chí Minh các bác hình chụp với Mao Trạch Đông, cao bằng ông ta, khoảng 1m85.

    Có vẻ Nguyễn Sinh Công dậy thì muộn . 40-50 tuổi mới nhổ giò cao thêm 20cm, bằng cái thước học trò ngày xưa . Bác Hồ nên cái gì cũng khác người, dị nhân, X-man chắc

    • Một người đã trưởng thành ở trong cái nôi cộng sản nếu ăn uống đầy đủ 3 ký rau muống một ngày để có chất bổ dưỡng tương đương với 1 ký thịt bò thì chỉ cần…đi bơi là sẽ cao…một cách tuỳ ý. Tài liệu “tham khảo” từ báo Nhân Dân.

  13. HCM, người đem “Kinh Tộc” China vào nền giấy tờ hành chính hộ tịch VNDCCH đến hiện nay. Nó nhằm mục đích và mục tiêu gì?

    Nhưng mà trước hết cần tìm hiểu và xác định, Kinh Tộc 京族 là từ ngữ do Quốc Vụ Viện China phê chuẩn đặt tên nhóm dân tộc thiểu số gốc VN của họ vào năm 1958:

    京族过去曾称为越族,1958年根据本民族的意愿,经国务院批准,正式定名为“京族”。 ((Trích trang web National Ethic Affairs Commission of The People’s Republic of China)

    Kinh Tộc quá khứ tằng xưng vi Việt Tộc, 1958 niên căn cứ bản dân tộc đích ý nguyện, kinh Quốc Vụ Viện phê chuẩn, chính thức định danh vi “Kinh Tộc”.

    Kinh Tộc quá khứ từng xưng là Việt Tộc, năm 1958 căn cứ vào ý nguyện của nhóm dân tộc này, thông qua Quốc Vụ Viện phê chuẩn, chính thức quyết định đặt tên là “Kinh Tộc”.

    Kinh Tộc là từ ngữ do chính quyền TQ đặt tên nhóm dân tộc thiểu số gốc VN ớ TQ, vào năm 1958. Cái mốc 1958 rất là thú vị. Tôi đố quý vị tìm đâu ra 2 chữ Kinh Tộc trong giấy tờ hành chánh hộ tịch của người Việt trước 1958.

    Phải sau đó, từ năm 1960 trở đi thì VC mới cho ghi phần dân tộc Kinh đương nhiên vào lý lịch người Việt. Và chính HCM là người du nhập và ký quyết định phổ biến dân tộc “Kinh” cho tất cá người VN trong giấy tờ hành chính và hộ tịch. Một tấm thẻ cử tri của HCM sau năm 1960 còn ghi lại phần dân tộc Kinh này.

  14. HCM chết từ 1932?

    Khoan nói có thực hay không. Thật ra quý vị không cần phải chứng minh bởi vì chả có “bản thân” người Việt nào ở VN tin cả. Người VN đã không lưu ý thì đâu cần gì phải chứng minh có hay không có từ các nguồn của những người ngoại quốc? Trong pháp lý dân sự, nếu chính phía nạn nhân bãi nại thì tự nhiên cái án đã triệt tiêu !

    Thay vì vậy, quý vị không thể ngó lơ nhiều sự thật khác rất thú vị về HCM, 1 thí dụ:

    – HCM đếc có vợ con !

    Cái này cũng không có gì ghê gớm. Quý vị sẽ tự đặt câu hỏi và sẽ hiểu. Đó là, tại sao VC phải tốn nhiều giấy mực để một cách gián tiếp nói rằng “Bác” có nhiều “quan hệ” nam nữ trai gái là cô Cam, o Mít, o quýt bla bla và “Bác” có “hậu duệ” là Nguyễn Tất Xoài Nguyễn Tất Ổi bla bla bla ! Tại sao?

    VC lý luận, sở dĩ “Bác” không chính thức lập gia đình là vì muốn “hy sinh” cho sự nghiệp cách mạng được vĩ đại “trong sáng” hơn á. Nhưng mà chỉ cần 1% chất xám “động não” thì thấy ra VC => XẠO KE !

    Xạo ke là bởi vì HCM tầm mức không bằng Stalin, Mao, Tito, Kim Nhật Thành, Fidel Castro. Những lãnh tụ này đều công khai có vợ con không cần che dấu. Câu hỏi đặt ra thế thì tại sao VC phải lẩm cẩm ný nuận như vậy?

    Tôi đã vài lần nêu ra giả thuyết cho câu trả lời:

    1- HCM đếc có khả năng có con
    2- HCM là một cái tên của hơn một người đóng vai.

    Giả thuyết 2 rất có cơ sở khi liên kết với “thuật dị dung” thay hình đổi dạng và kế hoạch “li miêu hoán chúa” rất đặc biệt trong chính trị cúa Trung Quốc. Cùng vô số hành trạng, đi đứng, ăn nói, viết lách, thân quyến, gia đình v.v. của HCM khi còn sống đóng vai chủ tịch nước VN.

    Tóm tắt, cái xác ướp HCM hiện tại có nhiều % có gene DNA là của một người Tàu. 80% là ít !

  15. Nguyễn Ái Quốc là người Việt? Chết trong tù là chuyện phịa?

    Ai tin thì cứ việc tin. Xin lỗi, tôi không thể tin được Nguyễn Ái Quốc hay Hồ Chí Minh là người gốc Việt, vì nếu là người gốc Việt, lại nổi tiếng là biết nhiều ngôn ngữ, mà viết tiếng Việt sai be bét như thằng Tàu ngọng thì làm sao tôi tin được.

  16. Nói thiệt với ông Luc chứ cái “sử liệu” về việc chị của “đồng chí biết nói 29 thứ tiếng” sờ vào ráy tai của hắn thì cũng rất tuong tự như việc đồng chí Nguyen Chí Thanh vừa dùng cơm với bác trước khi chết.
    Cấp trên người Nga của “Tống Văn Sơ” cũng có thể chấp nhận dùng người giả cho người thật vì nhu cầu công tác. Mọi chuyện chỉ có câu trả lời một khi kiểm nghiệm DNA của Hồ với đám con cháu còn sống ở làng Kim Liên.

    • Thưa đúng, để tìm một sử liệu chính xác thì thật sự hơi khó, nếu không nói là rất khó, nhất là cái loại “sử liệu” cá nhân của đồng chí “Tống Văn Sơ” trong bài viết nó càng có vẻ…Sơ sài giống cái tên ấy, vì nó được chấp vá vài câu từ anh Tây này sang anh Tàu kia rồi tới anh Á nọ, nó không có sự liên kết chặc chẽ để có thể kết luận một cách thuyết phục.
      Nhưng để tìm máu huyết người cha là tác giả của một đứa bé, hay của một gia tộc mà dựa vào khoa học DNA thì có thể nói nó chính xác đến 98-99,9999…%. Tuy nhiên trước khi kết luận về khoa học hóa học phân tử DNA về nguồn gốc của một dân tộc có chiều dài lịch sử hàng ngàn năm như VN, thì cũng phải tìm ngược về nguồn sử liệu đó mới có thể thuyết phục.
      Nói lên điều này vì gần đây dư luận cho rằng Tàu cộng muốn VN trở về “đất mẹ”, cũng như họ muốn Đài Loan phải được “thống nhất” với TQ vĩ đại là bởi vì nguồn gốc người Việt và Taiwanese cũng là Chinese!
      Và có lẽ nhiều người nghĩ thế, rồi thậm chí nhiều người Việt hiện ở VN và ngay cả ở Mỹ đã đi thử DNA cho biết và với kết quả là 70% là Chinese!
      Thế là đi thử DNA là khoa học, là đúng, là hết cải. Bởi dân số VN khoảng trên 90 triệu/ chưa tới 10% của 1,4 tỉ dân Tàu và kết quả của DNA chỉ dựa trên đa số, nhưng nếu tra lại lịch sử VN mấy ngàn năm thì sao?
      Cho nên đại khái theo truyền thuyết sử thời vua Hùng 2,789 năm trước Công nguyên, tức cách đây gần 5 ngàn năm dải đất phía Nam sông Hoàng Hà gồm các tỉnh Phước Kiến, Quảng Đông, Quảng Tây….v.v..ở TQ hiện nay là của dòng Bách Việt. Vì vậy người Việt cứ đinh ninh rằng tổ tiên mình di cư từ đó về phương Nam nên mình là người…Tàu!
      Và tôi tin rất nhiều người Việt mình thuộc lào sử Tam Quốc Chí về các cuộc tranh quyền bá vương cả ngàn năm thời đó cho tới thời Thành Các Tư Hãn, nhưng họ có hiểu biết rằng sử đó là sự xâm lấn cũng như để đồng hoá, bị pha giống cả ngàn năm dòng giống Việt hay không?
      Bây giờ ông NVL đang cố chứng minh Tống Văn Sơ, tên nghe giống Tàu nhưng mà người Việt thứ thiệt, và đám cháu ngoan của boác gọi boác là “cha già dân tộc”, rồi tụi nó nổi hứng cho thử DNA cha già của chúng, nhưng rủi kết quả DNA là của.…trâu bò hay chó mèo như xương liệt bại sĩ thành ra dân mình là súc vật hết sao hả trời!?

  17. “Nhưng ngày hôm nay, giới trẻ có nhất thiết phải tạo ra những huyền thoại chung quan một con người như Hồ Chí Minh không? Hẳn là không”

    Rất chính xác . Chỉ cần Nguyễn Văn Lục củng cố niềm tin vào những huyền thoại có sẵn là đủ gòi

    Bò đỏ, bò hường hường nói chung, đã khá thành công trong việc giác ngộ những người như Nguyễn Văn Lục . Ráng lên, còn 1 chút nữa là xong thui

Leave a Reply to langthang Hủy phản hồi

Please enter your comment!
Tên