Tiền lẻ

6
Tiền lẻ

Ngày 2.10, trên mạng xã hội Facebook xuất hiện đoạn clip một người đàn ông ném tiền lẻ để “trả đũa” việc quán ăn thối tiền lẻ cho con ông.

Người đăng clip trích xuất từ camera quán ăn là Facebook Ho Tri. Đoạn Clip hơn 30 giây khiến dư luận phẫn nộ khi người đàn ông to tiếng cãi vã và ném tiền lẻ vì cho rằng quán “thối rác” cho con ông. Sự việc xảy ra tại quán bún trên đường Chương Dương, (Q.Ngũ Hành Sơn, TP.Đà Nẵng). Thực khách là một thiếu niên khoảng 16 tuổi. Khách ăn hết suất có giá 25.000 đồng, do quán không có tiền chẵn nên thối lại nhiều tiền lẻ.

Người đàn ông này cũng lớn tiếng đe dọa sự làm ăn của quán là “sẽ không được lâu dài”.

Ngay sau đó, người đàn ông này được các định là phó phòng quản lý đất đai ở thành phố Đà Nẵng. (Xem video tại đây)

Một ngày sau đó, trưa 3.10, Sở Tài nguyên- Môi trường TP.Đà Nẵng có thông tin chính thức về việc một viên chức của ngành ném tiền lẻ, theo đó ông P. đã bị tạm đình chỉ công tác.

Nhà nước không vô can

Đó là ý kiến của nhiều người, trong đó tiêu biểu là cựu nhà báo Nguyễn Thông khi cho rằng, nhà nước đã in tiền vô tội vạ, in ra mà không tính đến giá trị sử dụng của những đồng tiền đó. Tiền lẻ, trên thực tế đã bị người dân loại khỏi lưu thông. Nhiều người đem đến ‘cúng dường’, khiến nhà chùa trở thành nơi chứa chất những bao tiền lẻ.

“Đã từ rất lâu, họ (nhà nước) chỉ biết in tiền, phát hành tiền, còn nó được đối xử thế nào thì họ bất cần biết.
Hiện những đồng tiền mệnh giá nhỏ bị số đông trong cộng đồng không thừa nhận, nói trắng ra là hắt hủi. Tiền 200 đồng, 500 đồng gần như bị coi là rác, giấy lộn, không mấy ai xem nó là tiền. Nó không có giá trị trong mua bán. Lỡ ta trả ai đó bằng tiền nhỏ ấy, cầm chắc bị mắng vuốt mặt không kịp. Tiền 200, 500 giờ chỉ còn lưu hành trong các siêu thị, để nhân viên tính tiền trả lại (thối lại) cho khách mua (nhiều nơi không có tiền lẻ thì thối bằng kẹo). Khách mua nhận xong tiền thối, lại quành ra chỗ cái thùng mica từ thiện nhét của nợ ấy vào, một công đôi việc, vừa làm từ thiện, vừa đẩy nó đi cho nhẹ nợ bởi có đem về cũng không dùng vào việc gì”- Nguyễn Thông
Thực tế, việc tiêu tiền qua thẻ nhà bank đã là một cách tiện lợi để tránh việc phải chi trả những đồng tiền lẻ, đếm ‘rác tay’ mà giá trị không bao nhiêu. Nhưng có lẽ thẻ ngân hàng vẫn chưa thật phổ biến ở Việt Nam như nhiều quốc gia khác trên thế giới.
Không cứ gì đồng 100, 200 hay 500 đồng mới bị hắt hủi, mà thậm chí mệnh giá 1000 đồng cũng bị chối từ, hoặc bị lườm nguýt khi ai đó đem tiêu dùng:
“Ngay cả tiền 1.000 đồng, rất nhiều nơi không thèm nhận. Tôi nhớ năm 2019, tôi đến bệnh viện Kiến An (TP.Hải Phòng) thăm bà chị đang nằm bệnh tại đó, lúc lấy xe máy về, trả 5.000 tiền gửi xe, trong đó có 3 tờ tiền 1.000 đồng, người giữ xe dứt khoát không nhận, còn lườm nguýt mắng nhiếc. Họ ném toẹt số tiền lẻ ấy trả lại, tôi đành phải móc tờ 10.000 cho họ thối lại 5.000, nghĩ vừa cay đắng, xấu hổ, vừa uất ức. Lâu nay mình đi siêu thị trong Sài Gòn, trả tiền gửi xe bằng tờ 1.000 đồng, đâu có nghĩ ở quê lại xài tiền lớn đến thế. Ai không tin, cứ tới các bãi giữ xe ở HN, HP, trong đó có bãi xe bệnh viện Kiến An thì rõ”.- Nguyễn Thông.
Thực tế này đã diễn ra nhiều năm, nhưng bao kỳ họp quốc hội cũng vẫn làm ngơ mà không đưa ra bất kỳ quy định nào trong việc ứng xử với tiền lẻ, coi việc xem thường đồng tiền quốc gia như sự vi phạm pháp luật; hay là nghĩ tới việc khai tử cho những đồng tiền lẻ này.
Ông Nguyễn Thông kết luận:

“Đi rút tiền ở cây ATM, chỉ thấy đùn ra những tờ bạc mệnh giá lớn 500.000 đồng (tức nửa triệu), vậy mà vẫn duy trì tờ bạc 200, 500, thật chả ra làm sao. Mồm quan cứ bảo không lạm phát, nhưng lạm phát rành rành ở đây chứ đâu.
Ông hàng xóm nhà tôi bảo chúng nó có xài tiền lẻ bao giờ đâu mà biết, ngay cả tờ bạc khủng nhất 500.000 đồng với chúng cũng chỉ như tiền lẻ. Chúng cấm đoán dân chúng mua bán, trữ đô la, ngoại tệ chứ trong ví chúng, thử mở ra coi, chúng lại không đi tù cả nút.
Đồng tiền lẻ 200, 500, có lẽ chỉ còn tác dụng thật sự trong những ngày tới ở BOT trấn lột Cai Lậy”.
Trước đây, tiền lẻ từng được đưa hàng bao tải, cân bằng cân để đưa tới các BOT bẩn như một hình thức phản đối sự tồn tại phi lý và mang đầy tính bóc lột của các BOT này.
Đàn Chim Việt tổng hợp

6 BÌNH LUẬN

  1. Người giầu không chịu xài tiền lẻ vì họ nhiều tiền, nhưng tại sao người nghèo cũng chê tiền lẻ khi buôn bán trao đổi vẫn còn giá lẻ?

    Theo như bài viết thì kể cũng lạ bởi phản ứng của số đông người dân không muốn xài tiền lẻ. Nếu không xài thì tại sao không đi bỏ vào ngân hàng? Nếu ai cũng bỏ tiền lẻ vào ngân hàng thì đâu còn tiền lẻ mà phàn nàn. Chẳng lẽ ngân hàng trả tiền lẻ mỗi khi người dân đến đổi tiền chẵn?

    Vì tiền lẻ cũng là tiền. Và con số những đồng tiền lẻ nếu cộng lại sẽ là số tiền lớn. Ai không xài vứt bỏ thì có kẻ sẽ lượm đổi lấy số tiền lớn. Nếu ngân hàng vẫn để cho lưu hành tiền lẻ chứng tỏ trao đổi và buôn bán bên ngoài vẫn còn cần tiền lẻ để thối. Còn nếu như không còn ai buôn bán với giá lẻ (ví dụ như 10,200, 6,500 v.v.) mà cái gì cũng chẵn 5 ngàn, 10 ngàn, 20 ngàn v.v. thì tự nhiên tiền lẻ sẽ tự động bị đào thải và sẽ được thu hồi hết không còn lưu hành. Lý do tiền lẻ vẫn còn lưu hành vì sinh hoạt xã hội vẫn còn giá lẻ.

    Ở các quốc gia Tây Phương, ngân hàng có “nhiệm vụ” thu hồi tiền cũ, rách, hoặc không còn thông dụng và thay vào đó phát hành ra tiền mới để thay thế.
    nv

    • Nhà bác này nói chuyện buồn cười: “Ở các quốc gia Tây Phương…”. Đông là đông, tây là tây. Ở nước Đông Lào không thể so sánh, và không nên so sánh với “các quốc gia Tây Phương”.

      • Tại sao không?
        Khác nhau và giống nhau chỗ nào về tiền lẻ và ngân hàng?
        Langthang hãy cho góp ý?
        nv

        • Ở xứ Đông Lào lý luận theo kiểu từ trên xuống, tức dạy bảo người dân. Trong khi ở các nước Tây Phương lý luận để tìm ra giải pháp tốt hơn. Không phải chỉ chuyện tiền lẻ không, mà nhiều chuyện khác cũng vậy. Quá khác nhau như thế thì làm sao mà so sánh được!

          • Đang nói về công việc của một ngân hàng chứ không nói về “lý luận”. Bạn cho biết công việc khác nhau và giống nhau ở chỗ nào?
            nv

  2. Ném tiền

    Ném tiền cũng chưa chắc là phạm pháp. Nếu không có luật pháp quy định. Nó chỉ khó coi về mặt văn minh lịch sự.

    Thật ra ớ Mỹ đồng tiền cắc vẫn được xài hàng ngày trong các tiệm quán. Và các nơi buôn bán hoặc máy bán lẽ họ cũng có khi họ đề bảng “không nhận tiền mặt” “chỉ nhận thẻ tín dụng” “chỉ nhận tờ giấy bạc 5 đô trở xuông” v.v Nói chung, tùy nơi, tùy việc cũng như ý thức của mọi người.

    Trong thực tế, tuy tiền lẽ lưu hành nhưng chẳng có ai đi mua đồ lại đem nguyên một bình tiền cắc đến cho người bán đếm mệt nghỉ. Thứ nhất nó mất thì giờ, thứ nhì trong trường hợp này thì người có tiền lẻ họ cũng đã mang đến các nơi có máy đếm tiền cắc để đổi.

    Nếu chỉ có vậy thì chuyện cũng thường. Nghe nói hình như sau đó ông này trở lại quán bún cùng vời vài đàn em và họ có đánh cả người làm công trong quán. Như vậy thì lại là chuyện khác. Một tội hình sự khá nặng.

Leave a Reply to langthang Hủy phản hồi

Please enter your comment!
Tên