Thử nhìn lại qua cuộc bầu cử Tổng thống Pháp 2017

0
PARIS, FRANCE - MAY 01: French Presidential Candidate Emmanuel Macron salutes voters as he arrives for a political meeting at Grande Halle de La Villette on May 1, 2017 in Paris, France. Emmanuel Macron faces President of the National Front, Marine Le Pen in the final round of the French presidential elections on May 07. (Photo by Aurelien Meunier/Getty Images)

 

Xin thưa ngay đây là bài chót nói về bầu cử Tổng thống Pháp. Thất bại của 2 ứng cử Tổng thống Tả/Hữu vừa qua thật sự là khúc quanh đầu tiên quan trọng trong lịch sử chánh đảng lớn của Pháp : đảng Cộng Hòa (Les Républicains) và đảng Xã Hội Chủ nghĩa (PS – Parti Socialiste) . Hai đảng này đã cơ cấu hóa đời sống chánh trị nước Pháp từ ba mươi năm qua . Rõ hơn là từ năm 1984, Pháp đã muốn đóng khuôn sanh hoạt chánh trị thành nề nếp lưỡng đảng, với đảng xã Hội tập họp lại các đảng và các xu hướng cánh Tả và bên Hữu, đảng RPR (Rassemblement Pour la République = Tập họp vì nền Cộng hòa) họp với UDF (Union pour la Démocratie Française = Đoàn kết vì nền Dân chủ Pháp) . Đó cũng là lúc đảng Xã Hội từ bỏ chủ thuyết chống tư bản, RPR từ bỏ chủ thuyết gaullisme (người sáng lập là Tường De Gaulle, tiền thân của Cộng Hòa ngày nay) .

Phá sản

Ngày nay, dân chúng pháp làm nhân chứng kết thúc sanh hoạt chánh đảng theo truyền thống cũ . Hai chánh đảng lớn đã tổ chức bầu cử sơ bộ, không phải giới hạn trong nội bộ đảng để chọn người đại diện ứng cử, mà để nhằm tập hợp những xu hướng cùng cánh Tả hoặc Hữu nhưng cũng không cứu được đảng . Kết quả dẫn tới vòng chung kết với Macron và Marine Le Pen thì hệ thống lưỡng đảng Tả/Hữu tan rã để bắt đầu thay thế vào đó cặp mâu thuẫn mới : ủng hộ chủ thuyết toàn cầu, tức giử Liên Âu và phát triển nó, và chủ thuyết dân tộc . Đảng Xã Hội (PS) kể như không còn nữa . Đảng Cộng Hòa phân hóa : một số theo Macron, xu hướng toàn cầu, nhóm kia ngã về Le Pen .

Từ nay, Mặt trận Dân tộc (Front National – FN) của Le Pen trở thành một chánh đảng lớn và quan trọng trên chánh trường Pháp. Phải nói từ 1984, Mặt trận Dân tộc (FN) đã không ngừng phát triển. Nay bầu cử Tổng thống, FN về vòng nhì và đạt được 35% phiếu thì quá đủ để khẳng định bề thế chánh đảng lớn của mình .

Tâm trạng chung của dân pháp

Khúc quanh lịch sử đảng phái chánh trị Pháp qua cuộc bầu cử Tổng thống vừa rồi làm cho hệ thống Tả/Hữu tan rả chỉ là hậu quả của tâm trạng chung của dân Pháp .

Hằng năm, viện thăm do dư luận Opinionway và Trung tâm Nghiên cứu Chánh trị của Trường Khoa học Chánh trị Paris (Sciences Po) cùng tổ chức cuộc điều tra dư luận và công bố kết quả trên nhựt báo Thế giới (Le Monde) .

Bản báo cáo năm 2014 chỉ phổ biến có 41 trang trên 84 trang . Sau đó, tuần báo Valeurs Actuelles, số 4026, tháng 4/2014, mới đăng phần dân chúng pháp phản ứng về tình hình chánh trị nước Pháp, điều mà chánh phủ xã hội chủ trương dấu nhẹm dân chúng . Sự thật đó là cả một sự đảo lộn dư luận chưa từng xảy ra . Một trái bom nổ tung trên chánh trường Pháp!

Theo kết quả thăm dò dư luận thì dân chúng Pháp ngày nay có:

– 75% không còn tin tưởng ở Nhà nước, ở nền Cộng hòa nữa,

– 88% chối bỏ thẳng thừng vai trò các chánh đảng,

– 87% xét thấy ông François Hollande không đủ tư cách làm ông Tổng thống,

– 71% không tin tưởng nghiệp đoàn,

– 50% không còn tin tưởng nền dân chủ nghị trường và chấp nhận một người, nam hay nữ cũng được, đứng lên cai trị đất nước miển người đó đừng quá bị chi phối bởi quốc hội hay bầu cử .

– 67% bất mãn vì cho rằng Pháp có quá nhiều di dân,

– 50% đồng ý tái lập án tử hình, …

Kết quả điều tra dư luận chánh trị trên đây có thể dẫn đến nhiều cách diễn dịch khác nhau nhưng điều chắc chắn khó chối cãi là thể hiện một sự khủng hoảng sâu xa niềm tin trong dân chúng do chánh trị pháp tạo ra từ những năm sau này . Người dân dứt khoát không muốn họ tiếp tục bị đảng phái cai trị nữa . Họ muốn một sự thay đổi tận gốc rễ.

Chính ý muốn mạnh mẽ này (64%) đã đem lại sự thắng cử cho ông Emmanuel Macron hơn là giá trị dự án chánh trị (34%) của ông ấy . Những ỳếu tố khác như tác phong Tổng thống, khả năng giữ lời hứa, sự thân thiện với dân chúng chỉ là thứ yếu .

Nhắm đảng Cộng hòa mà đảng Xã hội tan rã

Bắt đầu cuộc vận động tranh cử, ai cũng nghĩ rằng ứng cử viên François Fillon, đại diện đảng Cộng Hòa (Những Người Cộng hòa – Les Républicains) sẽ thắng cử . Ông Emmanuel Macron xuất hiện với Phong trào “ Lên Đường ” (En Marche !) hãy còn quá sớm và quá mới mẻ trong dư luận cử tri pháp .

Người ta chỉ tỏ ra lo ngại trước sự lớn mạnh của Mặt trận Dân tộc (FN) của bà Marine Le Pen . Bỗng vụ bà vợ và hai cô con gái của François Fillon bùng nổ vì việc làm trợ lý ở Quốc Hội là “rỏm”, tức chỉ làm kiểng để lãnh lương .

Ông bà Fillon bị Tòa án Tài chánh truy tố khẩn cấp, một thủ tục vượt sự bình thường, lần đầu tiên xảy ra . Tòa án chỉ dựa theo nguồn tin do tuần báo châm biếm “ Con vịt cột” (Les Canards enchaînés) tiết lộ, cũng theo một nguồn tin từ chánh quyền chóp bu kín đáo đưa ra . Báo chí, nên nhớ 80% khuynh tả, đồng loạt tấn công ông Fillon về tội nhũng lạm công quỹ, lợi dụng tài sản xã hội . Lời buộc tội này tưởng cũng nên xem xét lại bởi ông Fillon không phải là công chức, giữ một ngân quỉ và thi hành nhiệm vụ mà ông là Dân biểu và số tiền ông dùng trả lương vợ và 2 cô con gái là tiền do Quốc hội cấp cho Dân biểu làm phụ cấp văn phòng . Vi phạm như trường hợp của ông rất phổ biến trong Quốc hội Pháp từ lâu và đã trở thành một nề nếp . Nói ông vi phạm đạo đức thì đúng nhưng vi phạm luật, thì sai.

Dĩ nhiên ông Fillon bị hạ và hạ trong những điều kiện như vậy thì chỉ có gục mà thôi . Quả nhiên ông bị loại ở bầu cử vòng I . Đảng Cộng hòa bắt đầu phân hóa trầm trọng . Nhiều đảng viên bỏ đảng, ngã theo ông Macron . Ứng cử viên mới ra lò Emmanuel Macron vọt lên, với lời tuyên bố “chống hệ thống” (anti-système), và không Tả, không Hữu .

Cũng như đảng Cộng hòa, đảng viên đảng Xã hội nhiều người tuyên bố trả thẻ đảng, đầu quân vào Phong trào Lên đường ! Kết quả bầu cử ngày 7 tháng 5 với số phiếu 6% dành cho ứng cử viên xã hội Hamon, một thành tích chánh trị thảm hại chưa từng thấy, nay thật sự kết thúc sanh mạng một chánh đảng có lịch sử dài từ Đệ II Quốc tế .

Đảng Xã hội chỉ mạnh và có cơ sở để tồn tại khi còn đảng Cộng hòa, phe Hữu đối lập . Nay cánh Hữu hấp hối thì cánh Tả đã chết trước . Qui luật chánh đảng Tả/Hữu đặc thù của Pháp cững bắt đầu sang trang!

Thử nhìn qua cuộc bầu cử

Trong một bài trước, Cỏ May có nói phớt qua cái thế của ông Emmanuel Macron trong cuộc chạy đua vào Điện Elysée . Nay, tưởng còn cơ hội để nói rỏ thêm chút ít nữa về cái thế ấy . Và cái thế ấy chắc là yếu tố góp phần không nhỏ trong việc phá bỏ cái trật tự củ để lập ra một trật tự mới dựa theo đó thế giới ngày mai này sẽ được xếp đặt lại?

Cái trật tự mới đó chưa thấy rỏ nhưng hiện tượng phá bỏ trật tự cũ hay anti-système (chống hệ thống) thì đã thể hiện khá rõ qua cuộc bầu cử Tổng thống Pháp hôm 23 tháng 4 và 7 tháng 5 vừa qua .

Trước giờ người ta nói “thế giới ngày nay bị hai thế lực trong bóng tối cai trị . Đó là Franc-maçonnerie (Cỏ May gọi Thợ hồ thay vì Tam điểm, để tránh hiểu lầm với Triade của Tàu) đại dìện cho hệ tư tưởng thế tục, cấp tiến và Ordre de Malte (phải dời về Vatican nhưng vẫn giữ qui chế một quốc gia, có quân đội, luật pháp, tiền tệ, phát hành tem, …) đại diện giá trị truyền thống theo công giáo hay bảo thủ”.

Nói đây là những thế lực trong bóng tối bởi người và hoạt động đều giữ hoàn toàn bí mật . Nay thì chỉ giử sự kín đáo nên nhận diện được họ không còn khó khăn nữa .

Trong cuộc bầu cử Tổng thống Pháp vừa qua, phân nửa tổ chức Thợ hồ (Franc-maçons) đã can thiệp vào việc vận động cho ứng cử viên được chọn lựa, loại ứng cử viên không thích hợp theo chủ trương của họ . Từ trong lịch sử thành lập, Thợ hồ chủ trương “Thế tục” (Laïcité), tức chống lại Tăng lữ, Giáo hội, thế lực gìáo quyền trong lịch sử Âu châu đứng trên thế quyền cai trị dân chúng . Nên Thợ hồ can thiệp sâu vào bầu cử Pháp để có một chánh phủ tôn trọng tinh thần “thế tục”.

Có tới 7 Cơ sở Thợ hồ Pháp thỏa hiệp nhau để hôm 13 tháng 4/2017 cùng đưa ra “ lời kêu gọi cộng hòa” (Appel républicain), chuyện chưa từng xảy ra, là không bỏ phiếu cho một trong những ứng cử viên “cực”, và cũng không nói rỏ ủng hộ ông Macron . Tuy nhiên, lời kêu gọi lại nhấn mạnh hảy bỏ phiếu chống lại ứng cử viên cực hữu Marine Le Pen vì bà này chủ trương xây dựng lại những giá trị đạo lý truyền thống của Pháp Pháp từng là Trưởng Nữ của Giáo hội Vatican ! Dỉ nhiên nên bỏ phiếu cho ông Mélenchon, ứng cử viên cực Tả vì ông này còn là Thợ hồ . Sau khi bị loại ở vòng I, trước vòng II, ông không lên tiếng ủng hộ ông Macron và chống bà Le Pen, bị Thợ hồ phê bình .

Tuy là một hệ thống quyền lực kín đáo nhưng Thợ hồ có một sức ép mạnh mẻ lên đời sống dân chủ nhờ ở một lực lượng nhơn sự gồm tới 175 000 anh, chị (tiếng xưng hô giửa họ với nhau) thành viên hay cán bộ .

Bộ phận mạnh nhứt trong hệ thống Thợ hồ ở Pháp là Grand Orient de France đưa ra lời kêu gọi phải ngăn chận sự đắc cử của bà Le Pen . Nghĩa là ông Macron phải thắng cử vì chỉ còn 2 người tranh nhau chiếc ghế Tổng thống !

Và đây cũng là lần đầu tiên, còn mười ngày nũa tới bầu cử, 90 000 anh, chị họp nhau đưa ra “lời kêu gọi ngăn chận sự kỳ thị chủng tộc, sự thù hằn, đề cao tư tưởng nhân bản phổ quát, thắc chặt với nền Cộng hòa”.

Đó là những qui tắc và những giá trị của Thợ hồ . Lời kêu gọi được 7 Bộ phận cùng ký tên .

Thợ hồ chống Mặt trận Dân tộc (FN) không phải chỉ mới xảy ra trong cuộc bầu cử Tổng thống hôm rồi, mà đã bắt đầu từ những năm 80 . Những thành viên liên hệ với FN, như nhờ phiếu của FN thắng cử chức vụ chánh quyền, bị Thợ hồ khai trừ ngay .

Theo Bộ phận Grand Orient de France, khi họ đưa ra lời kêu gọi và ủng hộ ứng cử viên nào, mục đích của họ là nhằm làm áp lực lên những suy nghĩ chánh trị và đảng phái chánh trị .

Ngoài ứng cử viên Thợ hồ Mélenchon, người thứ hai là Emmanuel Macron, Giám đốc ngân hàng Rothschild .

Hôm ông Macron tổ chức liên hoan mừng đắc cử tại Viện Bảo tàng Louvre, nhiều thợ hồ tham dự đã mỉa may Macron khéo chọn một biểu tượng bí hiểm .

Ông Jean-Laurent Turbet, 53 tuổi, Thợ hồ, cựu đảng viên xã hội, nay theo Macron, đã tổ chức một đơn vị Thợ hồ có nhiệm vụ ủng hộ ứng cử viên Macron . Ông giải thích “ Chúng tôi tập họp các anh của tất cả Cơ sở .

Chúng tôi nhận diện nhau chỉ qua tư tưởng chánh trị căn bản của ông Macron vì chúng tôi hoàn toàn đứng ngoài Phong trào « Lên đường » của ông ấy . Hơn nữa, chúng tôi còn có thể nhận dìện nhau bằng cách gọi nhau là « Thợ hồ-Macron maçon-Macron ! » (Michel Revol, Fabien Roland-Lévy et les services du “Point”, le 17/05/2017) .

Vậy ông Tổng thống Emmanuel Macron là Thợ hồ ? Và dân pháp sẽ được Thợ hồ cai trị . Cái trật tự mới chi phối đời sống nước Pháp sẽ được Thợ hồ xếp đặt !

Nguyễn thị Cỏ May

BÌNH LUẬN

Please enter your comment!
Tên