Thủ đô Ba Lan tràn ngập người tị nạn

14
A Polish border guard assists Ukrainian refugees as they arrive to Poland, on February 26. (Czarek Sokolowski/AP)

Thị trưởng Warsaw kêu gọi quốc tế giúp đỡ vì thành phố bị quá tải trước làn sóng người tị nạn, hơn 10 phần trăm người chạy trốn khỏi cuộc chiến ở Ukraine đã đến thủ đô của Ba Lan.

Một số chờ cho chiến tranh chấm dứt, một số tính định cư trong thành phố, một số khác sử dụng Warsaw làm điểm trung chuyển trước khi đi xa hơn về phía tây, biến các ga xe lửa thành những trung tâm đông đúc, nhiều người ăn ngủ trên các sân ga.

Thị trưởng Rafal Trzaskowski nói: “Chúng tôi đang đối phó với cuộc khủng hoảng di cư lớn nhất trong lịch sử châu Âu kể từ Thế chiến II. Tình hình mỗi ngày càng khó khăn, thách thức lớn nhất vẫn còn ở phía trước. “

Sự tiếp đón mà Warsaw đã dành cho người dân Ukraine, quốc gia láng giềng đang chống lại sự xâm lược của Nga, được đánh giá là hết lòng hết sức. Trên toàn thành phố, hầu như người dân nào cũng giúp một tay. Nhiều người đưa người Ukraine về nhà mình, nhiều người đi quyên góp và  nhiều người tình nguyện làm việc tại các trung tâm tiếp nhận. Tượng đài trong thành phố và xe buýt treo cờ xanh vàng của Ukraine trong tình đoàn kết.

Nhưng thách thức rất to lớn. Phần lớn công việc cho đến nay đang được gánh vác bởi các tình nguyện viên xin phép nghỉ làm, một tình huống dứt khoát không thể kéo dài.

Hôm thứ Sáu, Thị trưởng Trzaskowski lấy ví dụ như các chuyên viên tâm lý trẻ em đã tình nguyện giúp đỡ những người tị nạn, nhưng nay mai họ phải trở lại công việc thường ngày của họ.

Chỗ ở cũng là một vấn đề ngày càng lớn. Khi chiến tranh bắt đầu, 95% người Ukraine đến Warsaw là những người có bạn bè hoặc gia đình ở đây và được họ chăm sóc. Giờ đây, nhóm này chiếm 70% trong số những người mới đến, nghĩa là 30% còn lại “cần một mái nhà” và những giúp đỡ khác.

Khả năng của thành phố tiếp nhận một lượng lớn người mới đến có chiều suy giảm vào lúc những người mới đến là những người đã phải chứng kiến ​​những mất mát lớn hơn những người đến trước đó, cho nên họ dễ bị tổn thương hơn.

Vào cuối ngày thứ Năm, có 15 trẻ em khuyết tật Ukraine đã đến cửa khẩu Medyka ở Ba Lan, và được đưa lên một chuyến tàu trang bị các phương tiện y tế tạm bợ để chuyển các em đến nhiều bệnh viện khác nhau trong nước.

Người tị nạn tại trung tâm Ptak

Bác sĩ Dominik Daszuta, chuyên viên gây mê tại bệnh viện MSWIA ở Warsaw, kể lại đoàn tàu y tế không có thiết bị chăm sóc đặc biệt, nhiều trẻ em khuyết tật phải ngồi yên trong xe đẩy để được đưa lên chuyến tàu đi về hướng Gdynia.

Dorota Zawadzka, một nhà tâm lý học trẻ em tình nguyện tại một trung tâm dành cho người tị nạn được thành lập ở sân vận động Torwar, cho biết: “Những người lúc đầu đến đây là những người hoảng loạn chạy trốn khỏi cuộc chiến mà họ thấy hoặc nghe trên các phương tiện truyền thông. Bây giờ, chúng tôi thấy có người vừa thoát khỏi bom đạn. Đây là một loại tị nạn hoàn toàn khác. Họ sợ hãi mọi thứ. Họ ngồi xổm lên quần áo. Trẻ con thì sợ hãi, không muốn chơi đùa, ở cạnh các mẹ có đôi mắt như mất hồn”.

Lena Nagirnyak, 35 tuổi đến từ Kyiv, đã tìm được chỗ tạm trú tại sân vận động Torwar cùng các con sau khi có ý định nán lại Ukraine. Cuối cùng họ đã đi bộ từ Bucha đến Irpin sau khi thấy một chiếc máy bay ném bom rà sát ngay trên đầu.

Bà nói: “Ngày hôm sau, con phố chúng tôi rời đi đã bị đánh bom. Nếu chúng tôi chậm chân một chút, chúng tôi có thể đã bỏ mạng”.

Theo Tổ chức Di cư Quốc tế hôm thứ Sáu, cuộc chiến đã buộc 2,5 triệu người phải chạy trốn, và hơn một nửa trong số đó đến Ba Lan. Tính đến thứ Sáu, hơn 1,5 triệu người tị nạn đã vào Ba Lan, theo cơ quan Biên phòng của nước này.

Thị trưởng Trzaskowski cho biết hơn 320.000 người đã đi qua Warsaw kể từ khi chiến tranh bắt đầu và 230.000 người đang ở lại thành phố trên 1,7 triệu dân này.

Các nơi khác trong khu vực cũng đang gặp áp lực. Ngay cả Cộng hòa Séc, không giáp biên giới trực tiếp với Ukraine, ước tính có khoảng 200.000 người tị nạn, nhiều người đang ở Praha. Vì thủ đô hết gần chỗ tạm trú, tòa thị chính đã bắt đầu chuẩn bị những chỗ ở tạm thời khác.

Zdenek Hrib, Thị trưởng Praha cho biết: “Nhu cầu về chỗ ở tại Praha rất lớn và vượt xa những gì chúng tôi có thể cung cấp.” Chính phủ Séc kêu gọi công dân cho người tị nạn tạm trú tại nhà họ, hứa hẹn sẽ tìm cách bồi hoàn cho họ.

Ba Lan cũng đã thực hiện một bước tương tự, quốc hội thông qua đạo luật trợ cấp cho chủ nhà 40 zloty (9,20 USD) mỗi ngày cho mỗi người tị nạn mà họ cho tạm trú. Đạo luật mới này cũng có mục trợ giúp tài chính và bảo hiểm y tế cho người tị nạn Ukraine.

Tại Đức, dòng người tị nạn Ukraine cho đến nay vẫn tập trung vào thủ đô Berlin, cách biên giới Ba Lan khoảng một giờ đồng hồ và là điểm đến chính của các chuyến tàu hỏa và xe buýt từ Ba Lan.

Các nhà chức trách Berlin chứng kiến hơn 10.000 người đến đây mỗi ngày. Các quan chức đang cố gắng trải đều những người mới đến ra khắp đất nước, giải thích rằng phân tán như vậy thì người tị nạn có điều kiện sinh sống tốt hơn và tiếp cận nhanh chóng với dịch vụ chăm sóc y tế.

Vào thứ Sáu, Bộ Nội vụ Đức đã ra thồng cáo bằng nhiều thứ tiếng rằng “tin đồn chỉ có thể đến và đăng ký ở Berlin” là không đúng sự thật và rằng người tị nạn có thể đăng ký và nhận trợ giúp ở bất kỳ thành phố nào của Đức.

(Theo AP)

14 BÌNH LUẬN

  1. Khi mà Ba bia còn bán hàng ờ FRY ‘s , ngày nào đi làm việc cũng là đi shopping ; nhưng mà khi mua một món hàng bao giờ cũng chú trọng đến giá tiền và giá trị sản phẩm mà thôi; mua cho lẹ rồi mang về thử cho nhanh , xem , có work hay không mà thôi . Nhưng bọn này , nó biết ở FRY’s nó có cho commission cho nhân viên , và nó biết chỉ cho commission nhân viên ở department nào bán hàng hoá ở department của mình mà thôi . Tuy nhiên , chắc có nhiều vụ tranh cãi về commission lâu rồi , cho nên software nó mới cho để tên cả 2 người bán , dù ở different department để chi 4:6 hay 3:7 gì đó .
    Nhưng bọn này nó cũng đến mua hàng , nhưng không mua hàng có commission 3,4 dollar , mà mua hàng có commission cỡ 30, 40 dollars , tức là hơi cao ; xong rồi giả vờ hỏi hay mua từ ở department khác . Tức là tụi nó “ muốn nói “ hay là “ muốn dạy “ người ta , hay dạy “ ai đó “ là : “ muốn kiếm được tiền thì phải chửi nhau , đánh nhau , giết nhau … “ hay “ phải đổ mồ hôi cật lực “ thì mới có tiền , hay là nó muốn dạy cái quái quỉ gì đó mà Ba bia không có nhiều thì giờ để tìm hiểu thực sự về cái ý muốn của nó . Nhưng mà những người đã sống bình thường thì người ta phải hiểu về sự “ tương đối “ trong đời sống .

  2. 132 hành khách vừa chết vì Boing 737 vừa chết ở China mà bọn này vẫn phớt tỉnh mang chó vào Shopping center . Nó không chết nhưng mà họ hàng nó chết . Nó mang chó vào shopping Center nó vẫn vô tội mà ! Vô tội mà sao gần 1 triệu người Mỹ chết vì COVID 19. Cũng hoàn toàn vô tội !

  3. Người ta mua vé máy bay thì chỉ chọn hãng máy bay thôi , chứ đâu có ai chọn “ máy bay “ ; nó bảo vào cổng nào , thì vào cổng đó ; mà lên máy bay nào , thì tự động lên máy bay đó . Mà máy bay Boing 737 thì cái sensor ở gần đầu phi cơ lại quá sensible mà software , hardware hay mechanical system lại overact hay underact cho nên nó mới ra cái nông nỗi đó .

  4. Ba bia nhớ lại khoảng trên 40 năm trước có xem trên Night line của Ted kopek , có hỏi người tìm ra DNA , mà bây giờ cả nhân loại phải dùng :” nghe nói mày có hút xì ke ma tuý phải không ? “. Nó mới trả lời : ” đúng , tao hút xì ke ! Nhưng mà tao tìm ra DNA , mày có tìm ra không ? “.

  5. Đó là đàn bà Mỹ trắng nó bắn chết thằng này trong vụ cướp nhỏ mà thằng này là chủ tiệm . Và thằng này là cựu phi công hay sĩ quan gì đó của Taiwan .

  6. Ngày hôm qua , nó mới tìm ra thủ phạm giết 1 tên Taiwan , hàng chục năm trước , nhờ DNA . Tên Taiwan này cũng tròn xoe mắt !

  7. 132 đứa chết ngay lập tức trên Boing 737 ! Đọc ngược hay đọc xuôi thì cũng là 37 , năm mà cha Ba bia đến Paris , France để đại diện Indochina ở International Exposition.

  8. Ở Fry’s , có con nhỏ Tầu có cái môi ” vén lên cười tồ tồ ” , Ba bia hỏi nó là :” mày từ nước nào đến đây ?” . Có thể nó đến từ Trung cộng , mà nó trả lời :” tao đến từ Taiwan !” Cho nó oai ! Nó không biết là từ 1976 Ba bia tìm mua cái jacket ( made iin USA ) trên 100 dollars mà không có , chỉ thấy made in Taiwan bán 30 dollars !
    Nó làm security , tức là chỉ chỉ check giá tiền của mỗi món hàng , ngoài ra nó không biết gì về kỹ thuật ! Mỗi lần nó khoe nó làm được cái gì với 1 thằng da đen , đến từ Phi châu ; thằng này khen nó ” smart ” , thế là nó lại cười ” toe toét ” ra ! Ở Fry’s mỗi department có hàng chục ngàn món hàng . Thằng xếp của security là thằng Phi luật Tân ” èo ọt ” ra lệnh , bất cứ nhân viên ra về phải móc túi ra xem có gì trong túi ! Thế là nó cứ nói : ” that is my job “! Cái kiểu ” khám tục tỉu và đê tiện ” như thế , muốn bợp tai nó mà không bợp được ! Vì đi xe bú , 8:00 PM , đi xe bus mới về tới nhà , chửi thề với nó thì phải đến 10:00PM mới về tới nhà . Cho nên đến khi máy bay Trung cộng , 38,39 chiếc bay trên đầu Taiwan thì tụi này nó mới biết : ” my job ” là như cái ” con kẹt ” như thế nào !

  9. Khi mà xe tăng của Nga ” xếp hàng một ” đi vào Ukrain thì hoàng tử William đang dancing ở Jamaica ; thế mới gọi là ” phớt tỉnh ăng lê ” ! Có thể vì ông nhớ đến paparazzo chạy theo xe của mẹ mình gây ra cái chết của công nương Diana , most likely cũng là Do thái !

  10. Sau cuộc chiến này các nước sẽ xem xét lại trật tự và an ninh địa chính trị thế giới cũng như về trao đổi mậu dịch để phòng ngừa không lệ thuộc quá nặng vào một nước. Những gì khiếm khuyết sẽ được bổ sung, và những gì lệ thuộc sẽ được tái cấu trúc và phối trí lại. Nên vấn đề tỵ nạn, tuy cũng sẽ gây khó khăn, nhưng lại là cơ hội cho những nước trong EU cần lực lượng lao động cả chân tay và trí óc. Cuộc tỵ nạn này so sánh với cuộc chiến VN chấm dứt năm 1975 cũng có hàng triệu người chạy tỵ nạn cộng sản, kéo dài nhiều năm cho tới khi chấm dứt mà hầu như tất cả nay đã ổn định và gánh vác một phần trách nhiệm cho những nước thu nhận. Họ bây giờ là những người gốc Việt của nhiều quốc gia trên thế giới.
    nv

Leave a Reply to Ba bia Hủy phản hồi

Please enter your comment!
Tên