Thay đổi tư duy, dễ hay khó?

18

                                 

Trong một bài trước (Tại sao, 47 năm sau, vẫn chưa có thay đổi ở VN?) (1), người viết đã đặt câu hỏi: tại sao, sau gần nửa thế kỷ, một chế độ kỳ quái là chế độ Cộng Sản (CS) vẫn ngự trị trên đầu gần 100 triệu người, ở thế kỷ 21 ?

Trả lời: bởi vì CS đã thành công trong công cuộc ‘’thụ nhân’’ (trồng người) ở miền Nam, sau khi đã thành công ở miền Bắc. 

Sau gần nửa thế kỷ, CS đã tạo được một thế hệ những người dân hài lòng với thân phận nô lệ của mình, không tìm cách ra khỏi nhà tù nữa. Những người nhai đi nhai lại những câu thần chú: ngày nay, VN không thua ai, có tiền là có tất cả; xứ nào cũng có tham nhũng; thời nào cũng có bất công

Muốn thay đổi xã hội, phải thay đổi tư duy. 

Người dân chỉ đòi thay đổi chế độ, nếu ý thức được mình đang nằm trong một nhà tù lớn, ý thức được xã hội sẽ bế tắc, tương lai con cháu họ sẽ đen tối, nếu coi chuyện mất nước là chuyện của thiên hạ, không phải chuyện của một cá nhân nhỏ bé như mình. 

Hai câu hỏi đặt ra:

1.Thay đổi tư duy: dễ hay khó ?

2.Thay đổi tư duy: chuyện có thể làm được, hay chỉ là mơ mộng viển vông ? (2)

TỪ PHẪN NỘ TỚI DẤN THÂN

Stéphane Hessel (Pháp), trong cuốn ‘’Indignez-vous !’’– Hãy phẫn nộ ! (3), nói cái quyền, và cái bổn phận đầu tiên, của người dân là phải có khả năng bất bình, nổi giận. Bất bình, nổi giận trước tất cả những bất công, bạo hành, những cái chướng tai gai mắt, chà đạp nhân quyền, phá hoại môi sinh.

Khi một dân tộc không còn khả năng, không muốn phẫn nộ, vô cảm với mọi chuyện, thờ ơ với tất cả những bất công, trái tai gai mắt, dân tộc đang đi tới giải thể. 

Khi có, hay còn khả năng phẫn nộ, người ta mới bước sang giai đoạn thứ hai là nhập cuộc, tham dự những hành động nhằm thay đổi, cải tiến xã hội. Đó là đề tài cuốn sách thứ 2 của Stéphane  Hessel Engagez-vous! Hãy dấn thân!) (4). Sách của Hessel đã bán hàng triệu cuốn ở Pháp, được dịch ra hàng chục ngôn ngữ, mặc dù không phải là một triết lý sâu xa gì. Điều đó chứng tỏ, ngay cả ở những nước dân chủ, tiến bộ, người dân vẫn cần có khả năng phẫn nộ và dấn thân.

Phẫn nộ và dấn thân là 2 điều kiện để xã hội phát triển. Người dân không phó mặc vận mệnh của mình, của dân tộc cho các chính trị gia, kể cả các chính trị gia được dân chọn lựa.

Nếu chỉ phẫn nộ, xã hội chỉ bi quan hơn, rối loạn hơn.

 Nếu phẫn nộ và dấn thân, xã hội sẽ được cải thiện, cái xấu cái ác sẽ lùi. Triết gia Ayn Rand nói: Cái xấu chỉ ngự trị khi chính bạn đồng loã với nó. Hãy từ bỏ nó. Le mal ne peut dominer que si vous le cautionnez. Refusez le !. Bà nói: cái ác hoành hành bởi vì những người có lương tâm im lặng

Khi người dân không còn khả năng, không còn sức, không còn muốn phẫn nộ và nhập cuộc nữa, cái ác, cái tồi tệ, cái bạo tàn sẽ làm chủ. Đó là một xã hội chết

Đó là điều đang xẩy ra ở VN. 

Bi quan, nhưng vẫn còn ánh sáng le lói: trong cái biển vô cảm đó, vẫn còn những người , đa số trẻ, bất chấp tù đày, bất chấp bạo lực, bất chấp cả cái ghê rợn hơn cả là sự cô đơn, vẫn tiếp tục tranh đấu. Trên 200 người đang ngồi tù, một số đông hơn nữa, vô danh, đang bị hành hạ, đe doạ

Xã hội VN đã trở thành một nhà tù trong đó tù nhân không muốn vượt ngục nữa. Nhắc lại nhận xét bất hủ của Aldous Huxley  đã trích trong bài trước:

‘’Nhờ kiểm soát tư tưởng, nhờ khủng bố thường trực để giữ cá nhân trước sự phuc tòng, ngày nay chúng ta đã bước vào một chế độ độc tài hoàn hảo nhất, một chế độ có bề ngoài dân chủ, một nhà tù không tường, trong đó tù nhân không nghĩ tới chuyện vượt ngục, không nghĩ tới chuyện lật đổ bạo chúa. Một chế độ trong đó, nhờ được tiêu thụ, được giải trí, những người nô lệ đâm ra yêu thích tình trạng nô lệ của mình’’

Cái mà Huxley gọi là dân chủ, tự do bề ngoài, giả tạo ở VN ngày nay còn khủng khiếp hơn nữa: tự do tiêu thụ, ăn nhậu, rượu chè, hút sách, sa đoạ. Người ta tiêu diệt mọi quyền tự do, trừ tự do huỷ hoại thân thể. Bởi vì cá nhân càng bệnh hoạn, xã hội càng tê liệt, độc tài càng vững. 

Câu hỏi đặt ra trong bối cảnh đó, chuyện thay đổi tư duy của cả một thế hệ có thể thực hiện được không, hay chỉ là mơ tưởng viển vông ? 

2 ĐIỀU KIỆN ĐỂ THAY ĐỔI

Một cuộc cách mạng, hay cụ thể hơn, thay đổi chế độ, từ bỏ độc tài, chỉ có thể thực hiện được nếu hội đủ 2 điều kiện:

1.Đa số dân chúng coi đó là ưu tiên hàng đầu.

2.Sự thay đổi sẽ cải thiện đời sống của chính họ.

Dân chúng sống triền miên trong một nước độc tài, hay sinh trưởng dưới chế độ độc tài không thực sự có nhu cầu dân chủ. Người chưa ăn bún bò Huế không nhớ, không thèm, không đi tìm bún bò Huế.

Phát triển khái niệm dân chủ, giải thích cơ cấu, bản chất, ưu khuyết điểm của dân chủ là bổn phận của những người có đôi chút kiến thức. 

Nhưng chỉ lý thuyết suông không đủ. Phải đưa những dữ kiện cụ thể, để người dân thấy dân chủ có thể cải thiện đời sống của chính họ. 

Thí dụ giải thích chuyện tham nhũng ít có ở những nước dân chủ, nhờ các biện pháp chế tài nghiêm minh, nhờ tam quyền phân lập, quốc hội, toà án hoàn án  không lệ thuộc chính quyền, nhờ báo chí , các hội đoàn dân sự hoàn toàn độc lập. 

Tham nhũng không thể không có trong một chế độ độc tài, bởi vì tất cả quyền hành nằm trong tay một nhóm, một đảng. 

Không những không thể tránh được, tham nhũng còn cần thiết, bởi vì chia chác lợi luận giữa tay chân, giữa những người trung thành để bảo vệ chế độ là lẽ sống còn của một băng đảng, một mafia.

Ngày xưa, vua chúa cho phép quân lính hãm hiếp, cướp bóc khi chiếm một thành trì, để trả công cho lính đã liều chết chiến đấu. Ngày nay đảng làm ngơ cho cán bộ tham nhũng để khuyến khích những tay chân còn trung thành. Đó là hiện tượng chia chác nhà cửa, ruộng đất, khi ‘’bên thắng cuộc’’ chiếm miền Nam

Câu nói nổi tiếng người ta gán cho Wilston Churchill ( thực ra của Lord Acton): Quyền lực đưa tới tham nhũng, quyền lực tối đa, tham nhũng tối đa. Power tends to corrupt, and absolute power corrupts absolutely

Khi người dân hiểu điều đó, họ hết mơ tưởng một ngày không còn tham nhũng, hết mất thời giờ bàn cãi tại sao chiến dịch tham nhũng không thành công, tại sao càng chống, tham nhũng càng mạnh. Hiểu rằng chỉ hết tham nhũng khi hết chế độ độc tài, đảng trị.

Thí dụ, người dân phải hiểu rằng không thể có một nền giáo dục nhân bản, tiến bộ, khai phóng dưới một chế độ độc tài. Bởi vì mục đích của độc tài không phải là khai trí. Mục đích của độc tài là ngu dân. Dân càng u mơ, độc tài càng vững. Triết gia Howard Zinn: Dưới chế độ độc tài không có giáo dục, chỉ có tuyên truyền.

Tất cả những cuộc tranh luận, bàn cãi về giáo dục VN, rất sôi nổi những ngày gần đây, giữa những vị có kiến thức, có lương tâm, thực tâm muốn cải thiện giáo dục để cứu vãn cả một thế hệ trẻ, thực ra chỉ là những cuộc bàn cãi bên lề. Cái chính, cái nguồn gốc của sự sa đoạ, phá sản ở VN là chế độ độc tài, coi giáo dục là phương tiện tẩy não. 

Điều đó không có nghĩa là những cuộc tranh luận đều vô bổ. Trái lại dù không đưa tới thay đổi gì khi chế độ còn tồn tại, nó cũng ảnh hưởng đến sự thay đổi tư duy, khả năng phản phiện và đặt lại vấn đề

Thí dụ đừng hy vọng văn chương, điện ảnh, âm nhạc, hội hoạ, báo chí, nói chung văn hoá VN phát triển, bắt kịp thiên hạ, bởi vì văn hoá phát triển nhờ tự do sáng tạo, trong chế độ độc tài chỉ có cấm đoán, kiểm duyệt, tù đầy, đốt sách, tịch thu tranh, cấm hát..

Nâng cao dân trí, để tạo nhu cầu tự do, dân chủ cho đại chúng, không phải chỉ là lý thuyết suông, mặc dù nghiên cứu sâu sa về chính trị để có một văn hoá chính trị khả quan là điều cần thiết, nhưng cũng là, phải là, nên là những dữ kiện, những thí dụ cụ thể, trong đời sống hàng ngày là chuyện không thể thiếu.

Những bài vở trên sách báo VN ở hải ngoại thường là chỉ viết cho một số người cùng trình độ, không phải viết cho đại chúng. Đại chúng không đọc, không hiểu, cho đó là chuyện viển vông, của những người ăn không, ngồi rồi, không liên hệ gì tới họ.

Giới gọi là trí thức VN không quan tâm đến chuyện đưa tư tưởng tới số đông, nhiều khi còn cố tình dùng chữ khó hiểu, viết bí hiểm, coi đó như bằng chức của sự uyên bác.

VN, trong đại hoạ, có cái may, là hiện có hàng triệu người cư ngụ ở nước ngoài, ở những quốc gia dân chủ nhất thế giới, sống và có kinh nghiệm hàng ngày về các sinh hoạt dân chủ. Nếu để tâm, mỗi người trong chúng ta có thể đóng góp cho việc truyền bá ý thức dân chủ ở VN. Đó là chuyện hàng ngày, dưới mọi hình thức, từ báo chí, truyền thông, tới những buổi trao đổi, trò truyện giữa thân hữu.

Chuyện hàng ngày, nhưng đó chính là một hình thức tranh đấu tư duy để thay đổi xã hội.

Nhắc lại một lần nữa là mặt trận tư duy chưa thắng, khi nào đa số chưa thấy dân chủ là ưu tiên hàng đầu, là phương tiện duy nhất để cải thiện đời sống của chính họ, gia đình, con cái họ, những biến đổi chỉ là nhất thời, phe CS cuối cùng vẫn thắng, vì họ có quyền, có tiền và có khả năng đàn áp, biết dùng cái sợ để củng cố quyền lực

Sẽ không có thay đổi chính trị, nếu không thay đổi tư duy.

Phan Chu Trinh, cách đây trên một thế kỷ, đã không nói gì khác hơn, với chủ trương ‘’khai dân trí’’ (cải tiến giáo dục, phát huy kiến thức), chấn dân khí (thức tỉnh tinh thần tự lực tự cường, cởi trói nọc độc chuyên chế), hậu dân sinh (phát triển kinh tế, nâng cao mức sống của dân)

THAY ĐỔI TƯ DUY CÓ KHÓ KHÔNG?

Phải nói ngay là thay đổi cách suy nghĩ rất khó. 

Khi bị ảnh hưởng bởi giáo dục, bởi môi trường sống, bởi xã hội, những cách cư xử khởi đầu là một cố gắng, trở thành một thói quen. Khi kéo dài từ thế hệ này tới thế hệ khác, thói quen trở thành một khía cạnh của văn hoá, trở thành một bản năng. Khi đã thành văn hoá, phải hàng thế hệ mới thay đổi được, nếu có ý muốn và quyết tâm thay đổi.

Những thí dụ quanh ta không hiếm.

Thí dụ Hoa kỳ với tệ nạn súng đạn. Mặc dù mỗi năm trên 20.000 người chết, những vụ thảm sát nơi công cộng diễn ra mỗi ngày, gây thảm kịch cho hàng chục ngàn gia đình, chuyện cấm mua bán, xử dụng súng đạn vẫn là chuyện không tưởng. Không phải chỉ vì quyền mang súng được ghi trong hiến pháp, cũng không hẳn chỉ vì lobby súng đạn mạnh, nhưng vì đó là một khía cạnh của văn hoá Mỹ, của american way of life, có từ khi lập quốc, khi người Mỹ khai phá lãnh thổ cần súng đạn để hộ thân. Súng đạn trở thành một vât dụng thường nhật, như bàn ghế, xoong chảo.

Thí dụ nhân quyền, đặc biệt là nữ quyền ở những nước Hồi giáo. Trong thời đại của internet, của tiến bộ kỹ thuật, nữ quyền ở những nước này hầu như không thay đổi, không khác gì thời đại bán khai, bởi vì đó là một vấn đề văn hoá.

Ngay cả ở một nước tiến bộ như Nhật Bản, nữ quyền vẫn mơ hồ, bởi vì đó là một vấn đề văn hoá

Sự thay đổi càng khó khăn hơn nữa, đặc biệt là thay đổi chính trị, dưới một chế độ độc tài, trong đó nhà cầm quyền nắm quyền sinh sát. Chỉ cần suy nghĩ hơi khác với nhà nước cũng vào tù, nếu không mất mạng.

THAY ĐỔI TƯ DUY CỰC KỲ KHÓ, NHƯNG KHÔNG PHẢI CHUYỆN VIỂN VÔNG.

Thay đổi tư duy cực kỳ khó, nhưng không phải là chuyện không thể xẩy ra. 

Lịch sử nhân loại đã cho thấy nhiều thay đổi lớn đã xẩy ra mà chỉ trước đó vài năm, vài tháng người ta không tưởng tượng nổi: sự sụp đổ của đế quốc La mã, chế độ thuộc địa, tệ trạng buôn bán nô lệ, chủ nghĩa apartheid vv. 

Trước đây, chế độ thuộc địa là một chuyện hiển nhiên. Ngày nay là chuyện khó thể tưởng tượng được.

Tóm lại, chuyện thay đổi tư duy là chuyện có thể thực hiện được, không có gì là không tưởng.

Một cuộc nghiên cứu rất lý thú gần đây cho thấy sự suy nghĩ của người dân có thể bị ảnh hưởng dễ dàng.

Cuộc nghiên cứu do đại học Berkley, California, thực hiện năm 2020. 

Người ta cho những cử tri bảo thủ, bỏ phiếu cho Donald Trump, coi đài truyền hình CNN (chống Trump) trong một tháng (September 2020). Trước đó, họ chỉ coi đài bảo thủ Fox News (ủng hộ Trump), tin Fox News, suy nghĩ như Fox News. 

Sau 4 tuần lễ trước màn hình CNN, đa số những người này bớt tin tưởng Trump (còn là Tổng Thống) và các chính trị gia thuộc đảng Cộng Hoà, cởi mở hơn với chuyện bỏ phiếu qua bưu điện, hết tin Biden muốn cắt bỏ ngân sách dành cho cảnh sát .Cử tri của Trump đã thay đổi, nhưng thay đổi không lâu. 

Hai tháng sau cuộc nghiên cứu, họ bỏ CNN, trở lại với Fox News, và dần dần suy luận như trước.

Nghiên cứu trên cho thấy:

1.Người dân bị các media ảnh hưởng nặng

2.Sự thay đổi tư duy, nếu muốn lâu dài, phải thực hiện lâu dài, thường trực. Đó là nguyên tắc tẩy não của CS. ‘’Một sự dối trá nhắc đi nhắc lại một ngàn lần sẽ trở thành sự thực’’. Khi sự tẩy não được thực hiện từ súc sơ sinh, từ mẫu giáo, suốt ngày, suốt đời, phải nhiều thế hệ mới gột rửa nổi.

Không phải vô tình hay ngớ ngẩn mà chính quyền Trung Cộng, hay Việt Nam muốn trở lại chính sách đặt loa phường trên mỗi góc phố

Điều đó cho thấy sự quan trọng của báo chí, media. Nắm media là nắm đầu óc của dân. Việc đầu tiên khi CS chiếm miền Nam là đóng cửa báo, đốt sách, bỏ tù kỳ giả, văn nghệ sĩ.

Quyền tự do báo chí là mẹ đẻ của tất cả các quyền làm người. Vì vậy, đòi hỏi đầu tiên của những người tranh đấu là quyền tự do báo chí. VN hiện nay, theo tổ chức Phóng Viên Không biên giới, là một trong năm quốc gia vi phạm quyền tự do báo chí trắng trợn nhất, bên cạnh Trung Cộng, Bắc Hàn

Tóm tắt: VN sẽ chỉ có thay đổi chính trị, nếu có thay đổi tư duy. Chuyện thay đổi tư duy cực kỳ khó, đòi hỏi kiên trì, kiên nhẫn. Nhưng không thể tránh khỏi, vì vậy phải bắt đầu ngay và làm mỗi ngày. 

Nếu những hội đoàn có chung một mục tiêu, đồng thuận lộ trình, những tỵ hiềm cá nhân, chia rẽ là một nét văn hoá Việt sẽ giảm bớt.

Nhưng bất cứ một người nào trong chúng ta cũng có thể đóng góp vào việc thay đổi tư duy. Bất cứ ai cũng có thể giải thích cho những người u mê hiểu là không, không phải nơi nào cũng có tham nhũng, thời nào cũng có bất công, xứ nào cũng có bóc lột. Ở những nước dân chủ, đó là những ngoại lệ, bị rừng trị. Ở VN, đó là một hệ thống đại quy mô, một phương pháp quản trị, một phương tiện củng cố quyền lực.

Rất nhiều người Việt có ý thức, có thiện chí, nhưng thở dài: nhóm cầm quyền tàn bạo lắm, không làm gì được đâu. Đó cũng là một vấn đề tư duy. Người Ukraine không suy nghĩ kiểu đó, khi họ đương đầu với quân xâm lược Nga. Phụ nữ Iran không suy nghĩ kiểu đó, khi họ xuống đường chống tập đoàn hồi giáo cực đoan đang cầm quyền.

Đóng góp vào việc thay đổi tư duy là chuyện phải làm. Phải làm ngay. Phải làm lâu dài. Và ai cũng làm được, cũng có thể đóng góp

Howard Zinn: Chúng ta không bắt buộc phải thực hiện những chuyện lớn lao, anh dũng để tham gia vào tiến trình thay đổi xã hội. Mỗi hành động nhỏ nhân lên gấp hàng triệu người có thể thay đổi thế giới (5)

TỪ THỨC

(tuthuc-paris-blog.com)

Paris 12/10/2022

  1. Tại sao, sau gần nửa thế kỷ, CS vẫn đứng vững ? https://www.tuthuc-paris-blog.com/post/30-4-tại-sao-47-năm-sau-vẫn-chưa-có-thay-đổi-gì-ở-viêt-nam-
  2. Bài này là tóm tắt bài thuyết trình của tác giả, trong buổi hội luận ngày 24-25/09/22, tại Stuttgart (Đức Quốc), do hội Diễn Đàn 21 tổ chức
  3. Indignez-vous !Stéphane Hessel, Ed. Indigène, France, 2010
  4. Engagez-vous ! Stéphane Hessel, Ed. Indigène, France, 2010
  5. ‘’Nous ne sommes pas obligés daccomplir des grandes actions héroiques pour participer au processus du changement. De petits actes multipliés par des millions de personnes peuvent transformer le monde ‘’

18 BÌNH LUẬN

  1. Nếu đất Nam bình an /thì anh là nông dân /Nếu giặc Bâc xâm lăng / thì anh là người linh .
    Nam bộ là tự do /độc lập và dân chủ /nhưng vẫn có nhũng kẻ/quậy phá cho tan hoang
    Vì không có đoàn kết /vì kiêu ngạo ta đây /vì sợ chết phơi thây /nên bây giờ mất cả.
    Ngồi đó khóc ai nghe/lại thêm nổi ô nhục /Bọn bán nước Bắc Kộng /chúng nhìn và cười khì
    Hãy bỏ phiếu Dân Chủ/Phạt Nga và sát Tàu/hậu duệ ta nương đó/ tái chiếm lại Nam Bộ!
    Đất nước Việt vui mừng /Anh Nông Dân hoan hỷ/không còn bọn BắcKông/bát cơm sẻ đầy hơn !

  2. Cái giá ta phải trả!

    Mất Nam Quan Bản Giốc
    Mất cả Hoàng Trường Sa
    Mất núi rừng Việt Bắc
    Vì ngu quá mà ra!

    Ta hèn hạ nhục nhã
    Ta là đồ cặn bã
    Nhưng con cháu chúng ta
    Sẽ nhận lãnh hậu quả!

    Đừng quên Formosa
    Với giấc mơ Trung Hoa
    Với tham vọng bành trướng
    Chúng sẽ chiếm nước ta!

    Nước Việt Nam xã nghĩa
    Vì ôn dịch thổ tả
    Thành tỉnh lẻ của Tàu
    Cái giá ta phải trả!

    Nông Dân Nam Bộ

  3. Bốn ngàn năm rồi hỡi đất trời!

    Không lẽ dân ta mãi thế nầy
    Bốn ngàn năm dài không một ngày
    Được bình an mưu cầu hạnh phúc
    Không lẽ u mê mãi kéo dài?

    Kiên trì mang tư duy nô lệ
    Kéo dài không biết bao thế hệ
    Sản sanh ra toàn thứ quái thai
    Bầy đàn cộng phỉ loài cẩu trệ!

    Đất nước gì không một tiếng cười
    Lâu rồi không làm kiếp con người
    Không lẽ sống đời như súc vật
    Bốn ngàn năm rồi hỡi đất trời!

    Nông Dân Nam Bộ

  4. Lan tỏa, cái gì lan mà còn… tỏa dzậy ta?

    Đúng như có người đã nhận xét => đánh rắm, tiếng miền Nam gọi là địc thúi.

    Cực ngắn, chủ động, đặc vụ … toàn là ăn ngủ đ. ỉa. Ha ha ha !

    Đang cơn nắng cực chửa mưa tè
    Rủ chị em ra tát nước khe
    Lẽo đẽo chiếc gầu ba góc chụm
    Lênh đênh một ruộng bốn bờ be
    (thơ, Tát Nước, HXH)

  5. Vì đâu nên nỗi sao không hỏi?

    Vì chiến tranh tàn phá hủy hoại
    Đại Hàn lên tiếng đòi bồi thường
    Ba Lan đòi đền bù thiệt hại
    Tại sao ta không đòi máu xương?

    Gần trăm năm bị Tây đô hộ
    Một ngàn năm nô lệ giặc Tàu
    Với bao nhiêu điêu linh thống khổ
    Tốn bao nhiêu xương máu đồng bào!

    Một ngàn năm đè đầu cỡi cổ
    Xưa đồng trụ bây giờ giàn khoan
    Mất núi rừng Việt Bắc – biển đảo
    Mất cả Bản Giốc – ải Nam Quan!

    Vì đâu dân ta ra nông nỗi
    Cả dân tộc quằn quại lầm than
    Chỉ vì một thằng già khôn lỏi
    Cả giang san gấm vóc tan hoang!

    Vì đâu nên nỗi sao không hỏi?

    Nông Dân Nam Bộ

    • Chỉ vì một thằng già khôn lỏi
      Cả giang san gấm vóc tan hoang!

      Nói dư thía là vô trách nhiệm . Nếu không ai nghe hắn thì chả chuyện gì xảy ra . Muốn biết ai thật sự có trách nhiệm, try mấy người mọi người, cả Tưởng Năng Thối Um Trời, đang kính trọng

      • Nếu không ai nghe hắn thì chả chuyện gì xảy ra .

        Đúng.

        Nó ôn dịch thổ tả
        Nó là đồ cặn bã
        Nhưng lỗi chính chúng ta
        Lỗi tại ta tất cả!

        Ta phỉ báng ông cha
        Đi tôn thờ Nga Hoa
        Ta u mê hoang tưởng
        Ta ngu quá mà ra!

        Nông Dân Nam Bộ

  6. Dựng Nước – Giữ Nước và Bán Nước

    Hồng Bàng đã có công dựng nước
    Hàng hàng lớp lớp ngươi đi trước
    Bốn ngàn năm bao nhiêu máu xương
    Gìn giữ và mở mang đất nước!

    Ai là người rước giặc ngoại xâm
    Đã bán đứng giang san gấm vóc
    Rước kẻ thù truyền kiếp ngàn năm
    Cam tâm làm những tên phản quốc?

    Ích Tắc – Lê Chiêu Thống – cáo Hồ
    Và bầy đàn cộng sản ngu ngốc
    Là bè lũ phản bội tội đồ
    Đã cam tâm bán rẻ Tổ Quốc!

    Nông Dân Nam Bộ

  7. Tư duy 思維 là cái đếc gì?

    Chữ duy 維 là sợi dây ràng buộc, duy trì: là buộc cho chắc khỏi bị đổ. Từ này của TC xài để chỉ hệ tư tưởng CS. VC chỉ cóp theo shifu má má thôi. Tư duy nghĩa là phải suy nghĩ theo tư tưởng Mác, Lê và Mao. Hết

    Tiếng Việt thời VNCH tuyệt đối không dùng từ “tư duy” này. Dùng từ “tư tưởng” và suy nghĩ, suy tư, suy tưởng v.v

    • ….Thiến heo nên có nhiều cách sữa đổi này để người Việt quốc gia ít bị lầm lộn kiểu ma giáo bắc cụ tức bắc cộng. Hiện tại tụi Việt cộng ở bắc chắc theo lệnh tàu cộng sửa đổi tiếng Việt theo kiểu tàu mọi rất mất dạy….ví dụ: họ đang cố đưa những từ ngủ như đãm bảo….rồi lan tỏa, giống như đánh rấm lan tỏa thúi ra mọi nơi, trên báo trên youtube đi đâu cũng nghe từ lan tỏa, chắc ban tuyên giáo Việt cộng muốn làm ngu dân miền nam…______ Họ dùng rất nhiều từ bắc cộng rất thúi…mất dạy…..Giờ đi đâu cũng nghe từ ngử lan tỏa, lan tỏa ông nội tụi nó……đúng là bắc cụ, nhiều youtube ở hải ngoại đề nghị đuổi tụi bắc kỳ 75 về lại vĩ tuyến 17 vì vồ phá nát văn hóa miền nam…nay kính.

    • “tư tưởng” thì chỉ có cướp của, giết người, tù đầy, lạc hậu,… như “tư tưởng HCM”. Còn những gì khác là “tư duy”. Nói theo cs Hà nội.

    • Tư duy 思維 là cái đếc gì?

      Là tư cái…đízzc của đảng..ha ha!
      VC khoái chơi chữ nên nhiều khi đọc chữ của tụi nó mà thấy oải rồi đâm ra hoảng luôn.
      Như, nghệ sĩ nổi tiếng nào mà “bưng bô Đảng” hay Đảng có thể lợi dụng họ để tuyên truyền thì phong cho danh hiệu “Nghệ sĩ nhân dân – Nghệ sĩ ưu tú”.
      Còn nghệ sĩ nào không “hợp tác” với Đảng thì không biết…nhân gì, ưu gì?
      Không lẽ họ là nghệ sĩ nhân…bánh tét, nhân bánh ít, và luôn phải ưu tư hay ưu phiền!

  8. ……..Nhiều người còn quá nhỏ tuổi trong chính trị……nhưng lại thich nói chính trị..______Hảy lấy Ukraina làm ví dụ, dân ukraina đều muốn độc lập tự do dân chủ, nhưng nếu không có tất cả phương tây ủng hộ về mọi mặt liệu có thằng nổi tụi Nga ác độc, như ngày hôm nay không????_______còn Việt nam phần lớn dân đều thích tự do dân chủ, nhưng lấy gì đánh lại tụi Việt cộng, chẳng lẻ dùng cùi bắp….Trong khi phía Việt cộng cò tụi Nga ủng hộ rồi tàu cộng ủng hộ rồi vừa Mỹ vừa phương tây ngầm làm ngơ nữa thì người Việt yêu tự do dân chủ cầm chắc là chết. Tui ví dụ, Barack Obama viện trợ vòi rồng xịt tàu hải cảnh của tàu cộng nếu Việt cộng đụng độ ở biển đông với tàu cộng. Việt cộng xử dụng vòi rồng này xịt người biểu tình….,!!!!!!!????Đức bán súng giảm thanh tấn cộng cho Việt cộng thì Việt cộng dùng để ám sát giết chết cụ Kình ở làng đồng tâm, Trump viện trợ 2 triệu đô, và 200.000 mủi vaccine tụi Việt cộng chia nhau ở lãnh đạo ,ông nội ông ngoại vaccin hết để dân tình chết thúi Sài gòn đói queo râu thời dịch vậy, dân tháo chạy khỏi Sài gòn có lên youtube???….Vừa Nga Vừa tàu cộng Vừa tây phương giúp Việt cộng thì dân Việt nam yêu tự do dân chủ, với tay không ra người nào họ bắt nhốt giết hết người đó thì làm sao mà thắng??……..Ukraina mới vừa đánh mà thằng Hery Kissinger còn kêu đổi lảnh thổ để lấy hòa bình….Thì dân Việt nam mà nổi dạy chắc lúc đó tụi nó kêu nhịn nhục đi để đước sống??………đúng không!!!…….Dân Việt nam không ngu, dân Việt nam hiểu biết và rất..rất nhiều người yêu tự do dân chủ, nhưng thời cuộc chưa có thì ra để thành phản động để bị giết oan______Hảy nhìn Ukraina, Pháp Đức muốn bán Ukraina cho Nga??….chỉ có Anh và Mỹ hay tây phương khác là giúp ukraina một cách vô tư bảo vệ Ukraina….chúng ta sáng mắt chưa. Hảy thông minh…..vì tụi nhà nước ngầm tây phương hiên giờ chỉ nghỉ đến tiền đô la…….Nga đánh ukraina đã làm tây phương thức tỉnh…nay kính.

    • “Việt nam phần lớn dân đều thích tự do dân chủ”

      Phải hỏi lại xem cái “phần lớn dân” đó thích “tự do dân chủ” kiểu nào . Bằng chứng VNCH không (còn) tồn tại ở Việt Nam có nghĩa cái “phần lớn” đó không thích/muốn thứ tự do dân chủ của tư bửn, mà chỉ thích dân chủ xã hội chủ nghĩa . Còn bây giờ, “phần lớn dân” là dân xã hội chủ nghĩa . Again, dân xã hội chủ nghĩa chỉ thích tứ khoái theo tiêu chuẩn tư bản thui . Mọi thứ khác họ đều hổng mún, đơn giản vì nếu dựng lại dân chủ tư bửn kiểu VNCH, thì họ sẽ trở về với bản chất thật theo tư di của mình, vốn là bottom-feeders. Ví dụ rõ ràng nhứt “giết chết cụ Kình ở làng đồng tâm”. Who the Phúc care nếu thằng cha đảng viên này bị Đảng sơi tái ? Bon Appetite. Đảng cần sơi tái thêm vài trự để khứa này đỡ cô đơn . Thậm chí nên lấy lão Kềnh làm litmus test. Ai bức xúc vì thằng cha đảng viên này bị Đảng sơi tái, người đó đek cần “tự do dân chủ” à la xì tai tư bổn .

  9. Phát triển khái niệm dân chủ, giải thích cơ cấu, bản chất, ưu khuyết điểm của dân chủ là bổn phận của những người có đôi chút kiến thức.(TT)

    Dạ, VC đã có một khái niệm dân chủ khác biệt. Gọi là: Nguyên tắc tập trung dân chủ – The principle of democratic centralism. Được viết trang trọng tại chu*o*ng 1 điều 8 Hiếp pháp VN.

    Quý vị có thể bảo người Mỹ bỏ chế độ Liên Bang và Tam quyền phân lập hay không? Không thể được ! Va^y. thì quý vị cũng không thể nào bảo người Việt đừng theo CS và Nguyên tắc tập trung dân chủ.

    Nếu không rõ điều này, quý vị sẽ luôn luôn làm chuyện ông nói gà bà nói… dịc thôi nha. Ha ha ha !

  10. Dân VN còn ngu?

    Nope ! Không chừng người ngu ngơ là những anh Dziệc Kìu ở Tây ở Mỹ. Người VN có hơn 20 ngàn tấn sởi, 500 trường đại học lớn nhỏ toàn quốc, vài chục ngàn du sinh học nước ngoài hàng năm. Họ có hơn ngàn tờ báo. Điện thoại di động nhà nhà , chăn trâu còn có. Họ làm sao ngu được. Họ khôn lõi hơn quý vị tưởng lầm rất nhiều.

    Thế tại sao VN vẫn còn VC? => Dân nào chính phủ đó. Đó là chọn lựa của người Việt.

    • Rất đúng . Những người nào hổng chọn cái chánh thể này, them tryin to get out. Cứ để cái mảnh đất hiện giờ còn gọi là Việt Nam cho chúng tự lo lấy mí nhao, TO THE GROUND. Bổn phận người ngoài này là giúp cho quá trình GET OUT của mấy người hổng mặn mà lém với chế độ yêu dấu của Mạc Văn Trang, Nguyên Ngọc … less painful as possible.

      RFA lên án những trùm “buôn người”, đưa người Việt tới những xứ tư bửn . Chỉ hỏi hồi xưa 1/2 staff RFA tiếng Việt nàm thao mà qua đây vậy ? Đừng có qua cầu đốt ván như tụi khốn nạn đó

BÌNH LUẬN

Please enter your comment!
Tên