Thằng này xỏ lá

1
Chu Đình Xương người cầm ô che nắng cho Hồ Chí Minh đọc Tuyên ngôn 2/9/1945 tại Hà Nội

Mãi sau này tôi mới biết Chu Đình Xương. Lúc đầu thú thật tôi hơi ngại anh – anh quá thoải mái, nói “cứ văng-xi-lô” – bạt mạng, như anh tự nhận. Những ngày mới quen, gặp tôi ở đâu anh cũng vờ nghiêm mặt, chỉ vào tôi lớn giọng: “Bắt, thằng này phải bắt, xét lại tầm cỡ đây. Rồi cười đánh khị một cái, ôm lấy tôi.

Chu Đình Xương người cầm ô che nắng cho Hồ Chí Minh đọc Tuyên ngôn 2/9/1945 tại Hà Nội

Sau Cách mạng tháng Tám, anh bảo tôi, Sáu Thọ (Lê Đức Thọ) phân công tớ làm công an. Tớ bảo không thích làm. Không thì thằng nào? Thọ vặn lại rồi giải thích: Cậu có ba cái hợp với công an. Một là cậu biết võ, hai là cậu hay ục, ba là cậu biết tiếng Pháp, công an cần ba cái ấy lúc này. Tớ kể cho cậu chuyện này là cốt để cho cậu thấy nay họ toàn bịp, nói phét nói lác, làm như từ cái thời ú ớ đỏ, mọi sự đều có bài bản, có kế hoạch, văn minh, khoa học đâu ra đấy cả rồi. Không đâu.

Nói phét lắm. Tớ kể chuyện tớ đây: Một hôm anh em nó báo trong trại giam có một đứa nó chửi Cụ Hồ ghê lắm. Thế là tớ hét chúng nó đưa tớ đi. Vào một xà lim giam ba đứa. Một đứa thấy tớ lại ngước mắt nhìn. Tớ lập tức xô đến tống cho hai cái vào mặt. Nó khóc ầm lên rằng: “Tôi làm gì mà ông đánh tôi?” Cậu công an lúc ấy mới chỉ vào một tay khoảng năm chục tuổi, từ lúc tớ vào vẫn cứ im lặng, nhu mì ngồi một chỗ: Báo cáo anh, thằng này chửi ạ. Còn hứng gì mà đánh phục thù cho danh dự Cụ nữa. Đấy những chuyện như thế thì rất nhiều. Chưa kể thủ tiêu phản động. Tớ còn đưa ông Cụ đi gặp Ngô Đình Diệm và Phan Kế Toại lúc ấy bị giam trên gian áp mái của tờ l’Action, nay là báo Hà Nội Mới, rồi ông Cụ thả hai người.

Còn chuyện này cậu biết không? Đinh Đức Thiện (em ruột Lê Đức Thọ) hồi đầu kháng chiến đã lập trên Việt Bắc một trại con gái để cho cán bộ đến cấp bậc nào đó đến giải quyết sinh lý, kiểu nhà thổ của lính Nhật “xùng xục giô tô” ấy. Nhật nó không biết tiếng ta gọi món kia là gi thì nó tượng thanh bằng xùng xục còn giô tô tiếng Nhật là tốt, cậu biết chứ? Phát tem phiếu hàng tháng, mỗi tháng mấy tem, mỗi tem một lần đại khái thế. Nghe đâu Trường Chinh nghe thấy liền bắt giải tán. Cậu bảo biên chế sở ấy ngạch gì được nhỉ? Văn công, thể công rồi thì món này thân công à?

Chuyện của Xương nói chung rất khác người. Rất bông phèng.

Có lần anh bảo tôi năm 1946 cậu còn thiếu niên tiền phong thì chắc có ra ga Hàng Cỏ đón Bác đi tàu thủy ở Pháp về Hải Phòng rồi lên Hà Nội bằng xe lửa. À có đón hả? Xương cười nói tiếp: Thế thì cậu hoan hô với vẫy hão rồi. Hôm ấy ở xe lửa xuống, Cụ lên dự cuộc đón tiếp công khai xong là có người dắt Cụ bịt râu đi tắt trong sân ga đến chỗ thằng Qua, thằng này sau là cục trưởng cục trại giam, chờ sẵn lái đưa Cụ đi. Sợ phản động nó xơi mà. Còn Bác trên xe chính thức diễu phố là một cậu lâu ngày tớ quên tên nó mất rồi, thằng này giống ông Cụ kinh khủng, nó đeo râu giả làm ông Cụ nhòm ra vẫy đồng bào. Phản động có phơ thì thằng này hứng. Đến cải cách ruộng đất, tay hình nhân này bị đấu là địa chủ phản động gian ác, suýt ngỏm. Nó khóc: “Tôi từng đóng thay Bác Hồ để phản động có bắn thì tôi chết thay Bác thế nhưng phản động không bắn mà nay Đảng bắn tôi, ôi Bác Hồ ơi…” Nó được hạ xuống làm phú nông, thoát tử hình.
Một hôm anh kéo tôi vào quán cà phê quốc doanh ở cạnh rạp Tháng Tám. Mũ phớt, kính đen, áo gió, giầy da, cà-vạt là những lệ bộ quen thuộc trên người, nom anh thật sự rất “phong độ” chữ để chỉ người nào đã có tuổi nhưng vẫn đẹp và sang.

Vừa ngồi xuống, anh đã đưa cho tôi một lá thư lấy từ trong túi của áo vét ra. “Xem đi, … tớ gởi cho phó toàn quyền đấy…”

“Kính gởi anh Sáu Thọ,
Thưa anh, tôi Chu Đình Xương vừa nghe thông báo là những ai hoạt động thời bí mật muốn hưởng trợ cấp lão thành thì phải lấy được chứng nhận có chữ ký của hai người đã từng cùng hoạt động với mình. Tôi nhớ Tổng khởi nghĩa, vừa xong, anh giao cho tôi phụ trách công an mà anh không hề bắt tôi tìm hai thằng nào chứng nhận. Thưa anh, tôi xin phép anh là được không phải đến đấm cửa, bấm chuông nhà thằng nào để lo cái việc lĩnh tiền…”

– Giỏi, tôi nói, trả lại thư. Ông ấy cáu thì sao?
– Không thiết lấy tiền là tớ đã trọc đầu thì còn sợi tóc nào để túm mà đánh nữa chứ? Những ngày mới cách mạng, tớ bảo vệ Cụ Hồ, có bắt phải có người chứng nhận đâu? Phú quý sinh lễ nghĩa giật lùi.

Để cho thấy anh từng “chơi ngang” với Sáu Thọ, hôm ấy anh kể thêm chuyện hồi anh ở Khu 5, Sáu Thọ có việc qua, gặp anh. Sáu Thọ bảo: “Tớ vẫn định giao việc khác cho cậu thế nhưng cậu cứ bị tai tiếng về quan hệ nam nữ.” Xương nghiêm mặt nói lại: “Thưa anh, đúng là khuyết điểm nhưng khổ nỗi, tôi phải cái tội giống anh là bảnh giai cho nên đàn bà con gái họ hay lăn vào, anh chả lạ gì. Tôi không đẹp giống anh thì tôi nghiêm lắm…” Thọ đấm tớ một cái: Thằng này xỏ lá.

Trần Đĩnh

(Trích Hồi ký Đèn Cù của Trần Đĩnh, tập hai, trang 172 -175, tưa bài do ĐCV đặt)

1 BÌNH LUẬN

  1. Rõ rằng Sáu Thọ là thằng dốt,đi học không nổi mới rủ 2 thằng em đi theo Việt Minh.Hãy xem anh Sáu Búa viết trong sổ tang lúc nhà tư sản Trịnh văn Bô chết :  “…lúc cách mạng còn đang CHỨNG nước…”(tư liệu của báo Thanh Niên,tháng 11/2017)
    Ối giời ơi !”CHỨNG nước” chứ không phải “TRỨNG nước” sao ?

BÌNH LUẬN

Please enter your comment!
Tên