Thang Chu: Tại Sao Phản Kháng Dân Sự Tác Dụng

0
Chiến đấu trên đường phố Teheran trong cuộc Cách mạng Hồi giáo 1979. Hình: chưa xác định được tác giả.

Tác Giả: Erica Chenoweth & Maria J. Stephan

Dịch Giả: Thang Chu

CHƯƠNG BỐN:     CÁCH MẠNG IRAN, 1977-1979

Cách Mạng Iran 1979 (còn gọi là Cách Mạng Hồi Giáo) lật đổ chế độ quân chủ không được quần chúng yêu chuộng và dẫn đến việc thiết định chế độ cộng hòa Hồi Giáo sau một thời kỳ căng thẳng với huy động lớn và bất tuân dân sự tập thể.  Những cố gắng ban đầu để truất phế chế độ vua Shah Reza Pahalavi qua những cuộc ám sát và chiến tranh du kích đều không thể đạt được điều mà những cuộc biểu tình dựa vào quần chúng, những đình công, những bất tiếp cận, và bất hợp tác đã đạt được chưa đầy một năm.  Trong khi công cụ an ninh của vua Shah len lỏi và tàn sát các nhóm du kích vào những năm 1970, phản kháng dân sự, bắt đầu nóng cháy cuối năm 1977, tuôn ra áp lực đáng kể lên chế độ quân chủ đó và trở thành không thể chịu nổi hoặc không thể đàn áp.  Sức ép duy trì đó tuôn ra bởi các công nhân Iran, các học sinh, các nhà chuyên môn, các chức sắc tôn giáo, và những thành phần khác trong xã hội Iran, mặc dù giữa sự đàn áp dữ dội của chế độ, đã chia cắt chế độ khỏi những cột trụ chống đỡ quan trọng nhất.  Cuộc nổi dậy nổi tiếng đó đã vô hiệu hóa công cụ an ninh của Shah.  Vào ngày 11 tháng Hai, 1979, khi Bộ Tổng Tham Mưu Iran tuyên bố quân đội Iran sẽ “giữ trung lập” trong tranh chấp giữa chế độ Shah và dân tộc, thì trang cuối cùng đã lật xong cho chế độ đó.

VIỆC DẪN ĐẾN CÁCH MẠNG

Cách Mạng Iran thật quá ngạc nhiên cho toàn thế giới y như cái chết nhanh chóng của những chế độ cộng sản Đông Âu một thập niên sau đó.  Các học giả đã lâu bối rối về câu hỏi thể nào một chế độ độc tài lưu truyền trông vững chắc, là chế độ trụ cột trung tâm trong chính sách đối ngoại Chiến Tranh Lạnh của cường quốc, lại có thể mất quyền lực quá nhanh (Rasher 1996, 132; Smith 2007).  Các học giả trước đó đã giải thích rằng chỉ riêng thế yếu cấu trúc của nước Iran không làm Cách Mạng Iran sớm xảy ra.  Những giải thích về chính trị chuẩn, kinh tế, tổ chức, văn hóa, hoặc an ninh không thể là nguyên nhân cho việc huy động nhanh chóng, và thành công rốt ráo cho cuộc phản kháng chống Shah (Burns 1996; Kurman 2004; Rasler 1996).  Thay vì thế, người ta phải phân tích phong trào chống đối để hiểu thể nào những cơ hội chính trị hiện ra dù mức đàn áp dữ dội của chế độ, những yếu tố khiến sức huy động quần chúng có thể được, và thể nào phản kháng bất bạo động hoàn toàn lột bỏ các nguồn quyền lực chính của chế độ quân chủ đó (Kurzman 2004).  Dù người khác tranh cãi rằng chế độ đó, vốn dĩ yếu kém vì những thách thức từ dưới, đã bất lực không thúc đẩy được lòng trung thành quần chúng (Smith 2007), chúng tôi thì lý luận rằng việc chống đối trong nước liên tục không khai thác được những yếu kém này cho đến khi phương pháp chính yếu để phản kháng là bất bạo động.  Một khi chiến dịch bất bạo động bắt đầu thu hút tham gia quần chúng, sự bất lực của chế độ không duy trì được lòng trung thành của các đại gia và các lực lượng an ninh, thì sự bất lực đó trở thành trọng tâm cho thành công của chiến dịch đó.

     Vua Shah Mohammad Reza Pahlavi nắm quyền lực năm 1941 sau khi cha vua, là Reza Shah, bị truất phế sau cuộc xâm nhập của quân Anh và Soviet.  Shah cai trị đến năm 1953, khi ông tạm bị buộc chạy trốn khỏi nước sau cuộc tranh giành quyền lực với Thủ Tướng Mohammad Mossadegh, một lãnh tụ được bầu theo cách dân chủ, người đã quốc hữu hóa các mỏ dầu quốc gia và cố cướp quyền điều khiển quân đội.  Sau cuộc đảo chánh quân sự ủng hộ bởi CIA và M16, Dr. Mossadegh bị bắt và vua Shad trở lại quyền lực.

     Như cha mình, xem Kemal Ataturk của Thổ Nhĩ Kỳ là khuôn mẫu, vua Shad Pahlavi tìm cách hiện đại hóa và “Tây Hóa” Iran khi gạt ngoài lề ulema (chức sắc tôn giáo).  Các canh tân có hiệu lực qua cái gọi là Cách Mạng Trắng của Shah năm 1963 bao gồm tái phát đất cho nông dân, chiến dịch chống nạn mù chữ nông thôn, và việc giải phóng chính trị nữ giới.  Tuy nhiên những canh tân này không thể che mặt nạ chủ nghĩa độc tài đàn áp, tham nhũng tàn khốc, và sự phung phí là đặc tính cai trị của Shah (Harney 1998, 37-167; Mackey 1998, 236, 260).  Shah cai trị Iran bằng nắm đấm sắt, bỏ tù những nhà hoạt động chính trị, những trí thức, và những thành viên ulema chống đối vua, đóng cửa các báo độc lập và dùng công cụ an ninh trải rộng và cảnh sát mật vụ (SAVAK) để đàn áp người đối lập.  Vào cuối những năm 1960 chế độ vua chính thức cấm tất cả những đảng đối lập, những công đoàn, và những hội đoàn long trọng lẫn bình dân.  Năm 1975, Shah thành lập một độc đảng, Rastakhiz (Phục Sinh), qua đó toàn thể người dân tuổi trưởng thành buộc phải tham gia và làm nghĩa vụ.    

     Chính đảng trong nước của vua Shah bị yếu thêm bởi niềm tin chung rằng vua là bù nhìn của Phương Tây không-Hồi-Giáo, đã nâng đỡ thăng tiến của Shah lên vị trí quyền lực và chống cộng.  Tổ chức chức sắc tôn giáo Iran đặc biệt nổi giận vì cái được xem là chính sách không-Hồi-Giáo của Shah, như việc dẹp bỏ lịch hijri Hồi Giáo năm 1976, việc tổ chức tiệc tùng phung phí, và việc tích cực đẩy mạnh nghệ thuật và văn hoá Tây Phương.  Chính sách kinh tế của Shah cũng vậy, không được phổ thông.  Dù Shah hứa hẹn những phần thưởng kinh tế nhờ bùng nổ dầu hỏa năm 1975, thay vì thế lại có lạm phát cao, thiếu thực phẩm, và chênh lệch tài sản gia tăng giữa người giàu và nghèo và giữa những vùng thành thị và nông thôn (Graham 1980, 94).  Những kế hoạch khắc khổ kinh tế của Shah, gồm chiến dịch chống đầu cơ, đưa đến kết quả bắt bớ hàng trăm doanh nhân, những thành phần chính bị lánh xa khỏi xã hội, gồm những nhân viên chính phủ lớp trung lưu, những thương nhân từ thành phần thương trường, và công nhân dầu hỏa, “là những người thường không nổi loại” (Burns 1996, 359; Zones 1983).

Chống Đối Ban Đầu: Những năm 1960

Theo khuôn mẫu cách mạng điển hình, chính tầng lớp trung lưu và trí thức tự do Iran, là những mục tiêu lâu dài cho sự đàn áp của Shah, chính họ khởi đầu sự bất mãn có tổ chức, đòi hỏi cải cách chính trị và tự do rộng mở (Abrahamian 1989, 29-30; Bakhash 1984, 14; Burns 1996; 359).  Mặt Trận Quốc Gia Đệ Nhị, là nhóm được lập vào tháng Bảy 1960 bởi một số cựu đồng sự viên của ông Mossadegh bị truất phế, đã dẫn dầu cuộc chống đối Shah ngay ban đầu.  Các sinh viên đại học, các nghiệp đoàn chuyên môn như nghiệp đoàn giáo viên, và một số nhà hoạt động Hồi Giáo và Maxít, cùng tham gia mặt trận đó, kêu gọi bầu cử tự do và các cải cách chính trị khác.  Giống Đảng Cộng Sản (Tudeh) trước đó, chế độ Shah đã thành công đàn áp Mặt Trận Quốc Gia năm 1963.  Các nhóm chống đối chính khác trong thời gian này là Phong Trào Giải Phóng Iran, được tạo từ những nhân vật tôn giáo quen với mặt trận đó (nổi bật trong họ là ông Mehdi Bazargan và Ayatollah Mahmud Taleqani), cùng với một nhóm chính trị chống đối được lập quanh Khalil Maleki, là người được biết là Lực Lượng Thứ Ba.  Những người chống đối này ủng hộ phương tiện hợp hiến để đem lại cải cách chính trị trong Iran, và nhiều người ủng hộ việc trở lại nền quân chủ hợp hiến.

Thách Thức Hồi Giáo

Thách thức lớn khác cho Shah đến từ những ayatollah (lãnh tụ Hồi Giáo phái Shiite) đại diện lãnh đạo tôn giáo Shia tại Iran, dẫn đầu bởi nhân vật hùng biện Ayatollah Ruhollah Khomeini.  Khomeini, người được xem là hậu tự của vị Thầy phái Shia tên Husayn ibn Ali, tự hào về thẩm quyền đạo đức xuất nguồn từ việc đối lập truyền kiếp của ông chống chế độ Shah (Burns 1996, 366).  Những chức sắc tôn giáo này từ chối những cải cách đề nghị bởi Shah dưới cuộc Cách Mạng Trắng 1963 và xu hướng chống chức sắc của chế độ đó.  Khomeini tố cáo Shah “[xu hướng] về việc tàn phá Hồi Giáo trong Iran,” và ông lên án việc hợp tác chặt chẽ của vua Shah với Do Thái và quyết định của vua ban cho miễn trừ ngoại giao đối với nhân viên quân sự Hoa Kỳ (Moin 2000, 75).

     Việc Khomeini bị bắt tháng Sáu năm 1963 dẫn đến bùng nổ nổi loạn lớn đầu tiên khắp Iran từ lúc cuộc đảo chánh 1953.  Việc đàn áp dã man những cuộc phản kháng năm 1963 của chế độ khiến nhiều người Iran trong và ngoài nước kết luận rằng cuộc đấu tranh vũ trang là lựa chọn duy nhất để thách thức chế độ độc tài Shah (Behrooz 2000; Kurzman 2004; Sazegara và Stephan 2010).  Tóm lại sau cuộc phản kháng đó, năm 1964, Khomeini bị tống lưu đày – đầu tiên đến Thổ Nhĩ Kỳ rồi đến thành thánh Iraqi Najaf, nơi ông trải qua mười lăm năm trước khi qua Paris năm 1978.

     Trong lúc lưu đày, Khomeini phát triển ý niệm cộng hòa Hồi Giáo, theo đó chính phủ Hồi Giáo phải được cai trị bởi luật gia Hồi Giáo gìỏi (wilayat al-faqih).  Những bài thuyết trình của ông được viết ra và phát hành thành quyển Chính Phủ Hồi Giáo, được phổ biến rộng rãi và đọc bởi các học giả tôn giáo trong và ngoài Iran.  Khomeini tách khỏi giới học giả Shia truyền thống bằng cách nhất quyết việc bãi bỏ nền quân chủ Iran và việc tập trung của thẩm quyền Hồi Giáo nền tảng (và quyền lực chính trị) vào một cá nhân (Kurzman 2004, 65-66).  Ý niệm của Khomeini về chính phủ cai trị bởi chức sắc tôn giáo là cuộc cách mạng, dù nó chưa sẵn sàng để thảo luận bởi các lực lượng không chức sắc chống Shah trước và trong cuộc cách mạng đó.  Để tránh tạo chia rẽ trong hàng ngũ đối kháng trong cuộc cách mạng, Khomeini không bao giờ giải thích tính thực tiễn của chính phủ Hồi Giáo trong những cuộc tranh luận hoặc phỏng vấn.  Thực ra, như Gene Burns đồng ý, “ý thức hệ tham vọng” đó đặc tính hóa cách mạng Iran đã giúp đoàn kết một dân tộc Iran phân rẽ quanh một giàn phóng chống Shah, chống đế quốc.  Dù sự mù mờ của ý thức hệ này khích lệ việc vận động rộng lớn, nó cũng đặt giàn cho cuộc đấu tranh có được ý nghĩa cách mạng sau khi sụp đổ nền quân chủ (1996, 375).

Kháng Chiến Du Kích

Cảm hứng bởi những bài viết Maxít-Lênin và bị ảnh hưởng bởi các cuộc đấu tranh chống thực dân ở Algeria, Cuba, Angola, và những phần khác trên thế giới, một phong trào du kích trong Iran đã đâm rễ vào giữa những năm 1960.  Sau khi cuộc nổi dậy bị đàn áp đầy bạo lực năm 1963, thậm chí những ai ủng hộ cải cách từ bên trong chính thể đó cũng trở thành người công khai ủng hộ đấu tranh vũ trang.  Dù có một số nhóm vũ trang nhỏ hơn trong Iran, những cánh du kích quan trọng nhất là Tổ Chức Nhân Dân Feda’I Guerillas (từ đây sẽ là fedayeen), Tổ Chức Mujahedin e Khalq (từ đây sẽ là Mujahedin hoặc MKO), và Marxist-Leninnist MKO, là nhánh của nhóm MKO lập năm 1975.

     Nhóm fedayeen, là nhóm Marxist-Leninnist lập năm 1971, thực hiện hầu hết các cuộc tấn công thành thị từ 1971 đến 1979 (Behrooz 2000, 2004).  Nhóm Mujahedin, lập năm 1965, là nhóm cách mạng Hồi Giáo “đại diện nỗ lực chính thức do những nhà cách mạng Moslen trẻ giải thích lại Hồi Giáo Shia truyền thống và pha lẫn nó với suy nghĩ chính trị hiện đại để hóa nó thành ý thức hệ cách mạng sống động” (Behrooz 2004, 191).  Nhóm Mujahedin Mác-Lê lập ra từ sự chia rẽ trong MKO năm 1975, chia rẽ theo sau bởi bạo động nội bộ khi Hồi Giáo đụng độ Mác-xít.  Năm 1978 những người Mác-xít bỏ MKO và lập tổ chức riêng, tên Sazmane Peylar dar Rahe Azadieh Tabaqe Kargar (Tổ Chức Đấu Tranh cho Tự Do Tầng Lớp Lao Động).

     Một trong những thành viên sáng lập của fedayeen, tên Amir Parviz Pouyan, viết trong truyền đơn ngắn tựa Sự Cần Thiết của Đấu Tranh Vũ Trang và Sự Bác Bỏ Lý Thuyết về Sống Sót rằng đấu tranh vũ trang là đường để chiến thắng tình trạng lãnh đạm và để tổ chức đối kháng. Pouyan viết rằng sự lãnh đạm được pha lẫn bởi nhận thức chung rằng chế độ Shah bất chiến bại và quá mạnh.  Bizhan Jazani, một nhà tư tưởng hàng đầu khác của phong trào du kích, viết năm 1963, “Không còn nghi ngờ rằng một khi chính phủ quyết định đáp lại phe đối kháng (là sinh viên đại học, hoặc bazaari và những người khác) bằng lực lượng vũ trang, kết quả là cái có thể đem chiến thắng cho cả nước là dùng đến phương tiện đấu tranh bạo lực” (Behrooz 2004, 189).  Một thành viên sáng lập phe Mujahedin, tên Mohsen Nejat-hoseini, nắm bắt cốt lõi suy nghĩ du kích đó khi ông viết hồi ký, “Trong tình huống khi chế độ Shah đàn áp lực lượng tìm-tự-do và ái quốc bằng cách dựa vào lính đánh thuê vũ trang, thì việc đàm phán [cách thức] đấu tranh bằng chính trị là liều lĩnh.  Đánh với chế độ shah bằng tay không là loại tự sát” (Behrooz, c.t.).

     Những nhà trí thức Iran này khai triển một ý niện đấu tranh vũ trang qua đó quân tiên phong nhỏ có vũ trang sẽ dùng các nguồn tối thiểu để gây tấn công vũ trang chống chế độ Shah, nhờ thế phát động phong trào cách mạng.  Dù có bất đồng trong vòng cách mạng Iran về “những điều kiện khách quan cho cách mạng” có tồn tại không, và về tầm quan trọng quân sự tương đối nghịch với các chiều kích chính trị của cách mạng đó, những nhà tư tưởng này thống nhất nhau trong niềm tin rằng chỉ duy đấu tranh vũ trang mới có cơ chống lại một chế độ tỏ rỏ ý muốn dùng lực lượng bạo lực chống lại người biểu tình không vũ khí.  Thách thức chìa khóa cho người tiên phong vũ trang, Behrooz viết, là tổ chức được phong trào từ số không và khai triển thành nền tảng lớn trong tầng lớp lao động và thành quần chúng dưới sự đàn áp không ngừng của chế độ (2000, 2004).

     Thực ra, số thành viên phong trào vũ trang không bao giờ vượt quá năm mươi ngàn.  Từ 1965 đến 1966, nhóm fedayeen lập được những tế bào ngầm nhỏ, với mạng lưới lớn hơn chuyên lo hoạt động chính trị và phân nhóm nhỏ hơn được chuẩn bị để nổi dậy vũ trang.  Các thành viên phân nhóm đó thành công trong việc thu thập vũ khí nhỏ và đặt kế hoạch tấn công các ngân hàng nhà nước để bảo đảm qũy cho hoạt động tương lai.  Cuộc tấn công du kích đầu tiên xảy ra ngày 8 tháng Hai, 1971, vài tháng trước khi Shah mở yến tiệc hoang phí tại Persepolis-Shiraz để ăn mừng 2.500 năm Đế Quốc Ba Tư.  Một nhóm chín du kích quân fedayeen tấn công đồn sen đầm tại làng nhỏ đó vùng Siakhal, tỉnh phía bắc Gilan.  Cuộc tấn công cho thấy thảm họa: giao liên của du kích làng đó đã bị bắt bởi SAWAK, và những nông dân địa phương quay chống lại du kích quân.  Chính phủ Shah gửi đến hàng ngàn lính và nhiều trực thăng để quét vùng quê đó cho đến khi tất cả du kích quân bị giết hoặc bị bắt.

     Dù thất trận quân sự gánh chịu bởi fedayeen, cuộc tấn công đó là cuộc đảo chánh tuyên truyền cho du kích quân, như được trình bày cho đến nay là phản kháng vô hình chống Shah.  Đáp trả mạnh của chế độ với cuộc tấn công, theo các học gỉả, đã truyền vào các du kích một huyền thoại nổi tiếng (Behrooz 200; Zia-Zarifi 2004, 188-90).  Cuộc tấn công làng Siahkal là khởi đầu không chính thức cho tám năm hoạt động vũ trang chống chế độ Shah.

     Sau cuộc tấn công Siahkal, fedayeen tuôn ra loạt ám sát nhắm vào các viên chức chính phủ mà họ tố cáo liên can việc bắt giữ và tra tấn các nhà hoạt động chống Shah.  Chính phủ, đáp lại, bắt và giết gần chục lãnh đạo du kích để trả thù các vụ ám sát.  Năm 1976, Shah tung ra chiến dịch lớn chống nổi dậy tác hại lớn cho phong trào du kích.  Lực lượng du kích còn lại tiếp tục tung ra những tấn công vũ trang rời rạc vào cuối những năm 1970, dù chúng bị lu mờ bởi một dạng phản kháng khác hiệu quả hơn nhiều.

HÌNH THỨC PHẢN ĐỐI MỚI

Năm 1976, ông Jimmy Carter vận động chức tổng thống Hoa Kỳ dựa vào nền tảng nhấn mạnh thúc đẩy nhân quyền.  Việc tập trung vào nhân quyền của ông thực sự làm lo ngại Shah, là đồng minh mạnh trong Chiến Tranh Lạnh của Hoa Kỳ, là nước công khai cố quyết rằng dân Iran chưa sẵn sàng cho nhân quyền nhưng thay vì thế cần giáo dục mạnh cho tương lai trước mắt khi nước đó phát triển mặt xã hội, kinh tế, và chính trị (Kurzman 2004, 12-13).  Nhưng những người đối lập phe tự do xem lời công khai của ông Carter về những vấn đề nhân quyền chỉ là mở đầu chính trị.

     Những trí thức và thành viên khác của phe đối lập tự do, tuy con số còn rất ít trong những năm đầu 1970, bắt đầu xuất bản những lá thư công khai chỉ trích Shah và kêu gọi chủ nghĩa hợp hiến và tôn trọng nhân quyền.  Mùa hè 1977, họ bắt đầu tổ chức những hoạt động phản đối bán công khai, được đối xử khá khoan dung bởi lực lượng an ninh của Shah.  Mười đêm liền đọc thơ đầy giọng chính trị sắc bén đã thu hút hàng ngàn người Iran đến Hiệp Hội Iran-Đức tại Tehran vào tháng Mười.  Cùng tháng đó, một nhóm đối lập tự do lập Ủy Ban Iran Bênh Vực Nhân Quyền.

     Shah tỏ ra dấu hiệu khoan dung bằng cách ban hành những luật mới và những sắc lệnh vua được dùng nhấn mạnh quyền bảo vệ nhân thân (habeas corpus) và gia tăng quyền tù nhân.  Tuy nhiên Kurzman viết rằng những cải cách này “giới hạn trong hạn hẹp và không luôn được áp dụng thực tế” (2004, 19).  Những cuộc biểu tình ôn hòa tiếp tục bị đàn áp đầy bạo lực, gồm cả những cuộc dẫn đầu bởi cư dân nhà lá, họ hàng tù nhân chính trị, và học sinh.  Vào giữa năm 1977, hai mươi lăm học giả tôn giáo bị bắt, gồm Ayatollah Mahmud Taleqani, một lãnh tụ tôn giáo hàng đầu và đối thủ kỳ cựu của chế độ quân chủ đó, ông bị kết án mười năm tù.  Những báo cáo về tra tấn trong tù tiếp tục lộ ra, và hầu hết dân Iran vẫn sợ bị đàn áp khi tham gia bất cứ hình thức hoạt động biểu tình nào (19).

“Vua Shah Phải Cút”

Cuối 1977, người ủng hộ Khomeini bắt đầu chuyển động, tại hoạt động Hội Đoàn Giáo Sư Chủng Viện Qom và Hội Đoàn Học Giả Tôn Giáo Đấu Tranh, bắt đầu phát hành những công bố và tổ chức những ủy ban xóm giềng.  Sau khi con trai cả của Khomeini, Mostafa, chết thình lình ngày 23 tháng Mười, hàng ngàn tín đồ Hồi mộ đạo tham gia những buổi lễ khóc tang tại các thành phố xuyên Iran, theo hình thức biểu tình lớn khắp đường phố.  Sau đó, lãnh tụ lưu đày đó nói về “thức tỉnh” bên trong Iran.  Nhiều cấm đoán nữa bị phá vỡ theo sau cái chết của Mostafa, khi những người đưa ma tại Shiraz và Tabriz tuần hành từ những giáo đường Hồi và bắt đầu la lớn “Shah phải Chết” – lần đầu tiên khẩu hiệu đó cất lên (Kurzman 2004, 27).  Một tuần sau, các thương nhân tại chợ Tehran tưởng niệm cái chết của con trai Khomeini bằng cách tổ chức đình công toàn diện.

     Các lực lượng an ninh của Shah tung ra đàn áp lớn lên người biểu tình vài tuần sau khi những buổi tưởng niệm tang ma đó bắt đầu.  Tuy nhiên cuộc đàn áp này không chặn nổi những người Hồi, là người bắt đầu thúc đẩy học sinh chủng viện tại Qom làm lễ tưởng niệm tang ma thậm chí lớn hơn được xếp lịch ngày thứ bốn mươi sau cái chết của Mostafa (theo truyển thống Shia).  Ngày thứ  bốn mươi đó đánh dấu bằng bãi thị của thương nhân và diễn thuyết chính trị công khai của các lãnh tụ tôn giáo, là những người đại diện “giải pháp mười bốn điểm” kêu gọi, trong số nhiều điều khác, việc trở lại của Khomeini từ nơi lưu đày, việc thả những tù nhân chính trị, việc tái mở các học viện đại học và tôn giáo, tự do ngôn luận, cấm hình ảnh khiêu dâm, bảo vệ quyền phụ nữ đeo hejab, chấm dứt quan hệ với Do-thái, và giúp đỡ người nghèo (Kurzman 2014, 28).  Theo Kurzman chú thích, “những giải pháp này không đạt mục đích cho những đòi hỏi thay thế nền quân chủ bằng nền cộng hòa Hồi Giáo, nhưng chúng đại diện bước phối hợp đầu tiên vào lĩnh vực chính trị trong hơn một thập kỷ” (29; xem thêm Abrhamian 1989, 6).

     Ba tuần sau, ngày 20-21 tháng 12, dân Hồi biến các tuần hành tôn giáo hàng năm lễ Tasu’s và ‘Ashura thành những dịp biểu tình chính trị lớn.  Hàng ngàn người biểu tình mang bảng có khẩu hiệu chống Shah diễn hành qua chợ búa tại thủ đô Tehran và bị tấn công và bị bắt bởi công an chống nổi loạn của Shah.  Vào cuối 1977, dân Hồi bắt đầu tin rằng những hoạt động thức tỉnh của họ và xây dựng song song học viện vào những năm 1960 và đầu những năm 1970, khi họ lập các trường học độc lập, nhà in, và tạp chí và truyền đơn được phổ biến, cuối cũng đã kết quả.  Như chính Khomeini thừa nhận trong bài diễn văn ngày 12 tháng Mười Một, các cuộc biểu tình cho thấy “thù ghét chế độ bạo chúa [của Shah] và trưng cầu dân ý thực sự qua bỏ phiếu bất tín nhiệm chế độ phản bội đó . . . Đất nước – từ chức sắc tôn giáo và giáo sư đến người lao động và nông dân, nam lẫn nữ – tất cả đều được thức tỉnh” (Kurzman 2004, 31, trích “Ayatollah Khomeini’s Letter,” 1977, 106-8).  Nhưng thức tỉnh thực sự không xảy ra cho đến cuối hè 1978, khi những khối đông dân Iran bắt đầu tham gia các cuộc biểu tình cách mạng.   

Mạng Lưới Ulema-Bazaari và Động Viên Quần Chúng năm 1978

Nhiều trung tâm thành thị tại Iran, nơi các chức sắc, tiểu thương, học sinh, công nhân, chuyên gia, và người nghèo thành thị chống Shah, được tập trung, tạo điều kiện thuận lợi việc động viên quần chúng nhanh chóng, bắt đầu nôn nóng năm 1978 (Farhi 1990, 65-73; Gugler 1982).  Cùng quan trọng là mạng lưới đền thờ Hồi mạnh mẽ ngay trong Iran.  Có hơn chín ngàn đền thờ tại Iran trong đầu những năm 1970, được kết nối nhau bởi các lãnh tụ tôn giáo trong mỗi tỉnh và làng trong nước.  Các đền thờ “tạo ra một mạng lưới cơ quan quần chúng, có lẽ là tổ chức dân sự lớn nhất trong nước” (Kurzman 2004, 38).  Mạng lưới đền thờ đó cung cấp hạ tầng then chốt và thánh điện cho các nhà cách mạng và là nơi phân phối chính băng nhựa ghi âm những hướng dẫn cụ thể từ Khomeini và các cố vấn thân cận ông, rồi được đem lậu vào Iran từ Najaf (sau này từ Paris).  Một viên chức Bộ Hướng Dẫn Quốc Gia, Abolhassan Sadegh, cho biết lúc đó băng cassette “mạnh hơn cả chiến đấu cơ” (Zunes 2009a).

     Hy vọng của phe đối lập Iran, rằng chính quyền Carter sẽ áp lực mạnh lên đồng minh vùng để cải thiện thành tích nhân quyền, sớm lụn tắt.  Khi Shah thăm Washington tháng Mười Một 1977, vấn đề nhân quyền tại Iran được thảo luận chỉ trong bí mật, và hầu hết trong lời lẽ tích cực.  Thay vào đó, Carter chiêu đãi Shah: “Iran, nhỡ lãnh đạo tốt của Shah, là một quần đảo vững vàng trong một trong những vùng bất ổn nhất thế giới.  Đây là công trạng lớn do ông, Thưa Ngài, và do sự lãnh đạo của ông và lòng tôn trọng và ngưỡng mộ và yêu thương mà nhân dân ông dành cho ông” (Jimmy Carter, trích trong Kurzman 2004, 14).

     Sau buổi họp của Shah với Carter tháng Mười Một đó, mức đàn áp trong Iran tệ hại hơn.  Lực lượng an ninh bắt đầu bẻ gãy buổi đọc thơ và biểu tình của học sinh bằng bạo lực.  Như lãnh tụ đối lập tự do Mehdi Bazargan nói với các nhà ngoại giao Mỹ nhiều tháng sau đó, “Sau chuyến viếng thăm của Shah đến Washington, việc đàn áp lại như thể chuyện thường ngày” (Kurzamn 2004, 20).  Một ghi chú Bộ Ngoại Giao tháng Mười Hai 1977 là chính phủ Shah “tăng mạnh việc dùng vũ lực đối phó với phe đối lập chính trị” (20).  Để đáp lại đàn áp gia tăng, phe tự do đối lập phải chính thức đóng màn hoạt động.

     Nhưng cùng thời điểm đàn áp nặng nề này, phe Hồi đối lập bắt đầu tăng những hoạt động phản kháng.  Phe Hồi cấp tiến và sinh viên áp đặt áp lực đáng kể lên các lãnh tụ chức sắc trung lập để ủng hộ chính nghĩa cách mạng.  Vào ngày 7 tháng Một, 1978, sau bài viết phát hành trong một tờ báo Tehran chế diễu Khomeini và ám chỉ việc đối kháng của ông chống lại chính sách hiện đại hóa của Shah mua chuộc bởi quyền lợi dầu hỏa Anh, một nhóm sinh viên và học giả cấp tiến từ Qom dành được hậu thuẫn của phe lãnh đạo ayatollahs để tổ chức một buổi đình công cả ngày dài.  Buổi đình công đó, ngày 9 tháng Một, đóng hết chợ đó.  Sinh viên hòa với hàng ngàn người biểu tình khi họ tuần hành từng nhà để áp lực các lãnh tụ tôn giáo ủng hộ họ công khai.  Lúc này, hướng dẫn cụ thể được đưa ra cho người biểu tình tránh đối kháng lực lượng an ninh (Kurzman 2004, 36).  Thay vì la lớn những khẩu hiệu giận dữ, người biểu tình tuần hành trong yên lặng.

     Bao lâu mà cuộc biểu tình duy trì khá nhỏ, họ dễ bị đàn áp bởi lực lượng an ninh.  Một cuộc đàn áp đầy máu người biểu tình tại Qom ngày 9 tháng Một là điểm xoay khác trong cuộc cách mạng đó.  Khi một nhóm biểu tình tiến đến hàng rào công an, ai đó (hoặc người biểu tình hoặc mật vụ khích động) ném đá xuyên một cửa sổ ngân hàng.  Lực lượng an ninh, có quyền đáp lại bằng vũ lực, bắt đầu nổ đạn thật vào đám đông biểu tình.  Dù có lẽ chưa đầy mười người bị giết trong cuộc biểu tình đó, tiếng đồn lan rằng hàng trăm người biểu tình đã bị giết và thi thể họ bị xe tải chính phủ chở đi.  Cuộc tàn sát Qom đó châm ngòi làn sóng biểu tình chạm đến tất cả các phần vùng quốc gia đó.

     Những người bị giết tại Qom được tưởng niệm vào ngày than khóc thứ bốn mươi, tạo ra các cuộc biểu tình tại những thành phố khác.  Người biểu tình bị giết bởi lực lượng an ninh của Shah tại Tabriz, Yazd, và những thành phố khác cũng được tưởng niệm tương tự bốn mươi ngày sau, châm ngòi chu kỳ chuyển động mà có người gọi là “thực hiện bốn-mươi-bốn-mươi” (Kurzman 2004, 50).  Khi than khóc cái chết của người chết vào ngày thứ bốn mươi là thói quen truyền thống tại Hồi Giáo Shia, buổi lễ thường là sự kiện nhỏ tham gia bởi gia đình và bạn hữu.  Dân Hồi Giáo biến tập tục tôn giáo này thành sự kiện chính trị như là phương tiện kích động chuyển động quần chúng (55).

     Vào ngày 17 tháng Sáu, 1978, lãnh đạo chiến dịch bảo nhân dân Iran ngưng biểu tình công cộng và thay vào bằng ở nhà như là một phần đình công bất hợp tác toàn quốc.  Hành động thực tế chuyển lái từ biểu tình xuống đường tập trung thành chiến thuật không đối đầu, phân tán.  Theo một nhà hoạt động tự do đối lập ghi chú, “đồng bào biết rõ chiến lược tàn phá bằng kích động của công an” (Kurzman 2004, 50).  Một trong những phụ tá quân sự nổi bật nhất của Khomeini nhấn mạnh lúc đó, “Chúng tôi đã nhận được yêu cầu của anh em Hồi Giáo rằng không một lý bắt lỗi nào được trao cho kẻ thù” (52).  Dù một số dân Hồi chống đối việc tạm dừng biểu tình công cộng, gọi đó là dạng nhân nhượng cho độc tài, họ vẫn tôn trọng kêu gọi giữ yên lặng của Khomeini, là cái đồng được ủng hộ bởi phe trung dung lẫn phe quân sự đối lập.

Shah Đề Nghị Nhượng Bộ

Vào hè 1978 có những cuộc biểu tình rải rác và những hành động phá hoại tự phát (v.d., pheo cấp tiến Hồi Giáo đốt rạp hát mà họ tố cáo chiếu phim vô luân và đánh bom các nhà hàng lai vãng người ngoại quốc), nhưng không gì lên đến mức nổi dậy toàn quốc.  Lúc này, đúng là cách cà-rốt-và-cây-gậy là đặc tánh đáp ứng của vua với phong trào đối lập, mà Shah dùng làm đàm phán với phe đối lập.  Vào tháng Bảy vua tuyên bố bầu cử tự do sẽ được tổ chức năm tới và công bố việc ủng hộ của vua cho tự do chính trị.

     Đàm phán giải hòa của Shah là mối nguy chia cắt phe đối lập.  Trong khi Khomeini đang lưu đày tuyên bố công bố của Shah là “cú lừa,” thì các lãnh tụ tự do đối lập lại nôn nóng hơn về khả dĩ đưa ra bởi sự nhượng bộ của Shah.  Mehdi Bazargan, người tự do đối lập hàng đầu từ National Front và cố vấn thân cận cho Khomeini (là người sau này được đặt chức thủ tướng chính phủ Hồi Giáo lâm thời sau cách mạng), tò ra ủng hộ dè dặt cho đề nghị của Shah và kêu gọi bước tiến “từng bước” đối phó với phe quân chủ đó.

     Bước tiến dần được đồng ý bởi phe Bazargan và những người khác, tuy nhiên, lại nhanh chóng bị bác bởi phe dân Hồi, là nhóm bắt đầu phục hồi phản kháng xuống đường và biểu tình trong thành phố khắp nước.  “Đáp lại [đàm phán việc tự do hóa của Shah] là quần chúng biểu tình đông đảo hơn hò nhịp câu Cộng Hòa Hồi Giáo” (Rasler 1996, 144).  Đáng chú ý là, sinh nhật của Hidden Imam vào ngày 21 tháng Bảy, một dịp mừng vui theo lệ trong lịch Shia, được biến thành ngày than khóc và suy niệm về điều ác của chế độ Shah.  Lễ Ramanda năm đó, cũng vậy, được biến đổi từ tháng tẩy sạch và mộ đạo thành ra bốn tuần biểu tình chính trị.

Lửa Abadan và Thứ Sáu Đen

Việc nới rộng khỏi nhóm ủng hộ nồng cốt của phe Quân Hồi và xây dựng một phong trào quần chúng thực sự vẫn còn là thách thức chính cho việc lãnh đạo phe Quân Hồi.  Dù một ít cuộc biểu tình thu hút được năm chục ngàn người biểu tình, đây vẫn là con số khá nhỏ cho dân số hơn 15 triệu.  Thời gian còn lại hè 1978 nổi bật bởi số biểu tình khởi phát bởi các sự kiện địa phương, nhiều cuộc bị đáp bằng đổ máu lớn.

     Phong trào biểu tình nới rộng đáng kể sau cơn cháy rạp hát tại Abadan ngày 19 tháng Tám năm 1978 giết bốn trăm người.  Khi người ta khám phá ra các cửa ra vào rạp đã bị khóa từ ngoài, và khi sở chữa lửa đến trễ, nhiều người Iran đổ lỗi chính phủ gây vụ cháy chết người đó.  “Hãy đốt vua Shah!” được la lớn trong các cuộc biểu tình than khóc, đã nhân bội và tăng độ sau cuộc thảm sát rạp hát đó.  Mười một thành phố đã bị đặt dưới thiết quân luật cuối tháng Tám đó.  Rồi Shah đề nghị một loạt biện pháp mưu đồ dỗ dành phe Quân Hồi – chẳng hạn chỉ định thủ tướng cùng-ý-cải-cách (Jafar Sharif-Emami) vào ngày 27 tháng Tám và trở lại dương lịch Hồi Giáo.  Sòng bài bị đóng cửa và tự do báo chí được cho phép.  Tuần hành tôn giáo được cho phép vào lễ Eid al Fitr, ngày đánh đấu kết thúc Ramadan.

     Việc cho phép chính thức này, Kurzman ghi chú, đưa ra hai điều cho phe đối lập: “Trước hết, có nghĩa là đàn áp bạo lực ít xảy ra hơn những biểu tình trước, vì thế người ủng hộ không thuộc phe cứng rắn xem đó là an toàn đủ để biểu tình.  Thứ hai, nếu phe mềm dẻo muốn biểu tình, sự kiện đó có lẽ đủ lớn để tạo an toàn nhờ số lượng, thu hút nhiều người tham gia hơn nữa” (2004, 62).  Cuộc tuần hành phạm vi lớn ngày lễ Eid al Fitr nới rộng căn cứ người biểu tình ngoài phe cứng rắn Quân Hồi.  Bazaaris, phe tự do đối lập, và phe cánh tả gia nhập phe Quân Hồi để tuần hành lớn, khiến Khomeini đề cập lễ mừng năm đó là “lễ Eid của phong trào thiên anh hùng ca” (64).

Thiết Quân Luật và Tổng Đình Công

Ngày 8 tháng Chín, một ngày sau cuộc tuần hành lớn, vua Shah tuyên bố thiết quân luật tại Tehran và những thành phố khác.  Nhiều ngàn người biểu tình vẫn tụ hợp tại Quảng Trường Zhaleh tại Tehran.  Lực lượng an ninh bắn hơi cay và bắn đạn thật vào quần chúng.  Thiệt hại nhân mạng đếm ngày đó, ngày gọi là Thứ Sáu Đen, khoảng từ gần một trăm đến nhiều ngàn người.  Bất kể con số thật người biểu tình bị giết là bao nhiêu, Thứ Sáu Đen, như cuộc nổ súng Abadan trước đó, cũng cố hàng ngũ phong trào chống-Shah.  Trong khi đó, tổng thống Mỹ Jimmy Carter, ngay lúc đó đang giúp môi giới đàm phán hòa bình giữa Do-thái và Ai-cập, đã gọi Shah và lập lại việc ủng hộ của ông với chế độ.

     Sau Thứ Sáu Đen, phe đối lập lần nữa ngưng biểu tình và tuần hành ngoài đường và chuyển qua đình công ít bị đụng độ hơn.  Những tuần lễ theo sau cuộc thảm sát đó, những cuộc đình công liều lĩnh lan khắp nước, bắt đầu với công nhân từ các nhà máy lọc dầu vào ngày 9 tháng Chín.  Vào tuần lễ đầu tháng Mười Một, hầu hết mỗi bộ phận xã hội Iran đã ngưng làm việc, gồm nhà báo, công nhân hàng không và đường sắt, nhân viên thuế, công nhân nhà máy năng lượng, và ngân hàng.  “Việc bóp nghẹt thương mại quốc tế hoàn toàn đến nỗi trong giây lát ngân hàng trung ương buộc ngưng phát hành tiền Ngân Khố để gây qũy cho Chính Phủ vì mực in công khố bị giữ ở cảng” (Kurzman 2004, 78).

     Đình công của công nhân dầu đã ảnh hưởng mạnh nhất lên kinh tế Iran, vì mỏ dầu cung cấp cho chế độ nguồn thu nhập quan trọng nhất.  Khi công nhân dầu tiếp tục đình công tháng Mười, xuất cảng dầu Iran hạ hơn 5 triệu thùng một ngày xuống chưa đầy 2 triệu thùng trong thời gian hai tuần.  Theo Asef Bayat, ngược lại với công nhân đã đình công nhiều lần khác trong lịch sử Iran, đòi hỏi của họ tập trung vào những vấn đề thuần kinh tế như tăng lương và bù lỗ tiền nhà.  Tuy nhiên, lần này, thêm vào trong danh sách đòi hỏi tuyên bố bởi ủy ban đình công của công nhân dầu, là việc chấm dứt thiết quân luật, ủng hộ cho giáo viên đình công, thả tù nhân chính trị, và Iran hóa kỹ nghệ dầu hỏa (Kurzman 2004, 78).

     Khomeini ban đầu không định để đình công toàn quốc tiếp tục nới thêm giờ.  “Không ai sẽ chết vì đói vì nhiều ngày đình công buôn bán và kinh doanh, tuân theo Thượng Đế,” ông nói (Kurzman 2004, 78-79).  Mãi đến một tháng sau Khomeini bày tỏ ủng hộ đình công toàn quốc vô hạn định cho đến khi chế độ sụp đổ.  Vào đầu tháng Mười Môt 1978, với các cuộc đình công được tuôn ra khắp nước, sinh viên từ Đại Học Tehran tổ chức tuần hành biến thành bạo động khi sinh viên đụng độ lực lượng an ninh ngoài cổng đại học đó.  Nhiều người bị giết, châm ngòi cuộc nổi loạn dẫn đầu bởi sinh viên ngày kế đó.  Các binhđinh khắp Tehran bị đốt, gồm tòa đại sứ Anh.

     Lúc này, Shah tung đàn áp lớn.  Vua đuổi thủ tướng dân sự và chỉ định chính phủ quân sự.  Thiết quân luật được tuyên bố, và xe tăng và thiết giáp được lệnh vào các thành phố và các tỉnh khắp nước để ngăn biểu tình thêm.  Quân đội chiếm lấy  đài Truyền Hình và Truyền Thanh Quốc Gia Iran và đóng cửa truyền thông in ấn – chỉ có báo đảng cai trị được phép in.  Những nhân vật lãnh đạo đối lập bị bắt.  Quân đội ép công nhân dầu trở lại làm việc, và các lãnh tụ ủy ban đình công bị hăm dọa phải tăng sản lượng dầu hoặc phải chết.

     Trong lúc đó, trong tuyên bố của vua với cả nước về chính phủ quân sự mới, vua Shah nhấn mạnh rằng vua thông cảm với vài phương diện cách mạng và hứa dập tắc sự vô luật pháp và tham nhũng và phục hồi chính phủ đoàn kết toàn quốc để giám sát bầu cử tự do.  Vua lên án làn sóng đình công đã làm tê liệt cả nước, đáng kể trong bộ phận dầu hỏa, và đòi hỏi rằng đình công phải chấm dứt và trật tự được phục hồi.  Vài học giả tranh cãi rằng bệnh tình của Shah lúc đó (cả nước không ai biết vua đang dần chết vì ung thư) giúp giải thích phản ứng do dự, bất nhất của vua với phong trào cách mạng lúc đó.  Vì nhà nước được cấu trúc phụ thuộc vào Shah, sự bất năng của vua làm tê liệt nhà nước.  Điều mà Shah nói với người thân cận và phái viên ngoại quốc rằng vua không muốn ra lệnh cuộc tàn sát quy mô rộng để nắm quyền hành cũng được trích như là lời giải thích cho thành công của cuộc cách mạng đó (Kurzman 2004, 107).

     Tuy nhiên Kurzman nêu ra, “việc từ khước ban quyền thảm sát không nhất thiết chỉ ra cái thiếu ý chí hoặc sự tê liệt của nhà nước” (2004, 108).  Thật ra, xuyên suốt việc thất bại 1978, lực lượng an ninh thường dùng đạn thật chống người biểu tình, và thiệt mạng người biểu tình tăng lên trong vài tháng cuối lúc cai trị của Shah.  Hơn thế, phải cám ơn bản chất các cuộc biểu tình quần chúng, cùng với những chiến thuật cụ thể dùng bởi người biểu tình chống lực lượng an ninh, đã giúp vô hiệu hóa họ.  Như Kurzman và các học giả khác chỉ ra, không có chiến lược tối ưu mà Shah có thể dùng đàn áp phong trào cách mạng.  Ngay cả nếu đáp trả của Shah lại phong trào tàn bạo hơn nữa, “vấn đề cho Shah là dân Iran bất tuân” (111; Smith 2007, 162).  Bất kể mạnh bao nhiêu nguồn áp bức của Shah có thể hoạt động, không nhà nước nào đàp áp nổi tất cả người dân mãi mãi.

     Không chỉ có quá nhiều người biểu tình khiến công an của Shah không thể bắt hết vào mùa thu 1978, đồng thời lực lượng an ninh không có nguồn trợ giúp hoặc nhân lực đủ để thi hành thiết quân luật.  Không đủ tay thi hành lệnh cấm, và không đủ chỗ tù để chứa người bị bắt.  Các bản văn buổi họp an ninh được tổ chức tháng Một năm 1979 cho thấy rằng các tướng quân đội thảo luận kế hoạch bắt một trăm ngàn nhà hoạt động đối lập, nhưng sức chứa tù cho thấy chỉ thêm nổi năm ngàn người bị giữ (Kurzman 2004, 112).  Tù nhân được phóng thích để dọn chỗ cho tù nhân mới.

     Lại càng rắc rối hơn nữa từ tầm nhìn chế độ đó, lính và công an của Shah không khả năng điều khiển các tổ chức và cơ quan mà họ tiếp quản đó.  Khi quân đội thử cố ép đài truyền hình nhà nước quản lý các chương trình ủng hộ Shah, các viên chức đài TV cảnh cáo rằng công nhân họ sẽ thấy chương trình đó và không đến làm.  Các công nhân tại các nhà máy phát điện bắt đầu cắt điện hai tiếng mỗi đêm để cản trở tin đêm của nhà nước và để tạo bóng tối che cho người biểu tình đang vi phạm giới nghiêm 8:00 tối.  Để lực lượng an ninh của Shah chiếm lại các nhà máy điện đó và ngưng cúp điện, họ cần làm chủ tất cả các trạm cùng lúc, và họ thật thiếu nhân sự làm việc đó.

     Tiếp quản các nhà máy lọc dầu gần như không thể.  Shah sai hàng trăm kỹ thuật viên hải quân để vận hành các trạm bơm, nhưng họ không biết cách nào hệ thống đó hoạt động.  Thay vì thế, họ cố buộc các công nhân dầu trở lại mỏ dầu, đôi khi bằng cách đột nhập nhà họ và kéo họ trở lại công việc.  Các công nhân quyết định trở lại mỏ dầu, nơi họ làm việc ngắn giờ và rồi tung ra cuộc bỏ làm rộng lớn khác.  Một công thức quen thuộc được khai triển tại các ngành kỹ nghệ lớn khắp Iran, gồm hãng hàng không quốc gia (Iran Air), hãng truyền thông, ngân hàng, và thậm chí nhân viên hải quan: “Ngành kỹ nghệ phải đình công, trở lại làm việc khi bị buộc, rồi trở lại đình công ngay khi có thể” (Kurzman 2004, 113).  Việc liên kết những ngành kỹ nghệ khác nhau này tăng mạnh ảnh hưởng đình công toàn quốc.  Nhận rõ sự bất năng của chế độ không làm chủ được đồng bào Iran bằng vũ lực, Shah nói trong cuộc phỏng vấn tháng Mười 1978, “Anh không thể dập tắt một chỗ và khiến người dân vùng cạnh đó ngoan ngoãn” (Kurzman 2004, 115).  Ngoài đàn áp, chế độ đó còn thiếu khả năng bóp nghẹt sức chuyển động bằng những phương tiện không ngoài lực lượng thuần túy, đó là sự yếu đuối thật sự chứng tỏ thiếu mất khả năng tồn tại nổi cuộc khủng hoảng (Smith 2007, 159).

Vô Hiệu Hóa Lực Lượng An Ninh

Phe dân Iran đối lập xói mòn vây cánh an ninh tưởng như trung thành và ổn định, là trụ cột chống đỡ quan trọng nhất của Shah.  Các lãnh tụ đối lập, ngoại giáo và Hồi giáo, gặp các viên chức an ninh và kêu nài họ gia nhập phe đối lập, hoặc ít nữa không vâng theo lệnh đàn áp người biểu tình.  Chính Khomeini kêu cầu lực lượng an ninh, “Hỡi những chiến sỹ kiêu hãnh sẵn sàng hiến mình cho tổ quốc và quê hương mình, hãy đứng dậy!  Đừng chịu nô lệ và nhục nhã thêm nữa!  Hãy tái liên kết với nhân dân đáng yêu và từ khước tiếp tục giết con cháu và anh em mình vì cớ khát vọng của gia đinh ăn cướp này nữa!” (trích Kurzman 2004, 114).

     Liên hiệp là một phần quan trọng trong chiến lược của phe đối lập.  Trong lúc biểu bình, người biểu tình trao hoa cho các chiến sỹ và hô khẩu hiệu, “Hỡi chiến sỹ anh em, tại sao anh giết anh em mình?”  và “Quân đội là một phần đất nước.”  Một học giả tôn giáo cơ sở ở Tehran mở chiến dịch giúp người bỏ ngũ, qua đó lính bộ binh được cho dân phục để thay, và các viên chức cao cấp được gửi trở lại đồn lũy để thu thập tin tình báo (Kurzman 2004, 115).  Dù tính hiệu quả của những dạng áp lực không được rõ (và con số bỏ ngũ thực sự vẫn còn tương đối thấp cho đến khi Shah rời Iran), điều rõ ràng đó là những nỗ lực của phe đối lập đã hạ thấp nhiệt huyết trong quân đội và công an.  Con số rời bỏ có giấy phép gia tăng đáng kể, con số bất tuân phạm-vi-nhỏ bắt đầu tăng, và có nhiều bằng chứng về việc giảm mức trung thành trong các quan cấp nhỏ (115).  Trong đầu tháng Một năm 1979, Tham Mưu Trưởng Abbas Gharabghi ước lượng trong một cuộc họp với các sĩ quan đồng đội rằng quân đội bỏ ngũ khoảng 55 phần trăm tổng lực lượng (115).

     E sợ sự rã ngũ quân đội, các quan an ninh trung thành với Shah phác họa những kế hoạch chống lại liên lạc giữa lính và người biểu tình.  “Chúng ta phải triệu tập các đơn vị và sai họ đến nơi [người biểu tình] không có liên lạc với lính.  Vì hôm qua họ đến và đặt hoa vào đầu súng, và đặt hoa khác lên xe [quân đội] . . . Nhiệt huyết của binh sỹ tan biến” (Kurzman 2004, 115).  Các sỹ quan bỏ ngũ, mặt khác, cố ý dàn quân những nơi họ có người quen biết.  Các sỹ quan trung thành đóng cửa các phòng cầu nguyện trong căn cứ quân sự để ngăn binh sỹ không nghe thu âm diễn thuyết của Khomeini.

     Vào cuối 1978, các lực lượng an ninh của Shah đã bị vượt số và vượt sức so với người biểu tình.  Như Kurzman chỉ ra, “liên hợp của lực lượng an ninh và quân sự của Shah yếu đi vì bị vượt số lượng.  Không hệ thống đàn áp nào đương đầu nổi sự bất tuân toàn thể như sự bất tuân lộ ra tại Iran cuối 1978” (2004, 165).  Phe đối lập bắt đầu sản xuất băng casstte chơi khăm, giả tiếng nói giống Shah ra lệnh các tướng lãnh bắn người biểu tình trên đường.  Trong khi đa số dân Iran không tham gia đụng độ trực tiếp với lực lượng an ninh của Shah (họ thà ở nhà, nơi họ la to khẩu hiệu chống Shah từ mái nhà), thiệt hại nhân mạng chỉ làm tăng sức chuyển quần chúng.

     Đồng thời, khi phong trào Quân Hồi thu được quán tính nhanh chóng năm 1978, sự chia rẽ nội bộ làm hại những bộ phận kháng chiến vũ trang.  Nhóm Mujahedin kẹt giữa tranh luận nội bộ về việc có tiếp tục đấu tranh vũ trang và dính líu vào một it hoạt đông vũ trang năm 1978.  Một lãnh tụ fedayeen nói rằng phong trào du kích, “rã rời và biến mất sau những đòn năm 1976,” đã “tự đặt kỷ luật để bảo vệ mình” và dính líu chỉ vào “những hành động rời rạc” để chứng tỏ mình vẫn tồn tại.  Tuy nhiên, số cuộc tấn công du kích cánh tả tăng chút ít cuối năm 1978 (tuyên bố thắng lợi vài hành động) và đầu năm 1979 (một chục hành động) (Kurzaman 2004, 146).

Shah Tháo Chạy; Khomeini Trở Lại

Cuối 1978, Shah đề nghị giao ghế thủ tướng cho các thành viên then chốt phe đối lập thuộc nhóm tự do.  Khi những cá nhân muốn cải cách này sắp nhận lời đề nghị của Shah chỉ vài tuần trước đó, cuối 1978 việc nhận lời đề nghị như thế là dạng tự sát chính trị.  Vì cả nước lâm vào cuộc nổi loạn lớn và dưới danh nghĩa cần chăm sóc y tế tại Mỹ, Shah Pahlavi đã bỏ chạy khỏi Iran vào tháng Một ngày 16, 1979.

     Thủ tướng mới bổ nhiệm của Shah, Shapour Bakhtiar (chính là lãnh tụ dân tộc đối lập Shah), cố gắng làm chủ tình huống và câu giờ cho biểu tình và đình công phải lắng xuống.  Nhưng thời gian không còn cho chính phủ vá víu đó.  Khomeini kêu gọi các nhân viên dân sự làm trong các bộ chính phủ không cho các bộ trưởng nội các Bakhtiar dự vào các bộ và từ chối bất cứ hình thức hợp tác nào với họ.

     Chính phủ Bakhtiar, nắm quyền lực đang bị xói mòn trong mọi tiền đồn, tồn tại chỉ ba-mươi-bảy ngày.  Vào ngày 1 tháng Hai, 1979, Ayatollah Khomeini trở lại từ nơi lưu đày.  Việc trở lại an toàn của ông trên chuyến bay Air France đã được bảo đảm qua đàm phán giữa các thành viên phe tự do đối lập và chính phủ Bakhtiar.  Khomeini được theo bởi những người ủng hộ nhiệt thành.  Thiếu cơ chế bảo đảm giao chuyển hòa bình, và Bakhtiar vẫn đương nhiệm, Khomeini tự tiện điều hành và chỉ định thủ tướng riêng, Mehdi Bazargan, tại cuộc họp báo chí ngày 4 tháng Hai.  Trong hai tuần, Iran có hai chính phủ.

     Ngày 9 tháng Hai lúc tối, cuộc chiến nổ ra tại căn cứ hàng không Tehran giữa những kỹ thuật viên quân sự theo cách mạng và Vệ Binh Hoàng Gia Shah.  Vệ binh bắn vào các sỹ quan theo Khomeini và các thành viên quần chúng bên ngoài, giết ít nhất hai người.  Khi lời đồn vụ việc đó lan ra, đoàn dân đông tràn tới căn cứ đó để bảo vệ người nổi  dậy (quang cảnh đã được chiếu lại trong cách mạng Sức Dân tại Phi-líp-pin sáu năm sau).  Ayatollahs thúc giục bình tĩnh và kêu gọi người biểu tình tránh đụng độ.  Khomeini ban hành lời cảnh cáo về cuộc thánh chiến nhưng tránh không kêu gọi cuộc chiến đó:

Dù tôi không ra lệnh thánh chiến, và tôi vẫn ao ước vấn đề được giải quyết cách hòa bình, theo nguyện vọng người dân và đòi hỏi luật pháp, tôi không thể chịu nổi những hành động man rợ [của lực lượng trung thành] và tôi tuyên phát lời cảnh cáo nghiêm trọng rằng nếu Vệ Binh Hoàng Gia không ngưng tàn sát điên cuồng và trở lại đồn lũy họ, và nếu các chỉ huy quân đội không ngăn những cuộc tấn công này, tôi sẽ quyết định tối hậu, đặt trông cậy tôi nơi A-la. (Kurzman 2004, 160).

     Tuy nhiên “Khomeini không bao giờ cần tuyên bố cuộc thánh chiến.  Dân Iran đã đang thánh chiến rồi” (160).  Ngày 10 tháng Hai, các binh lính từ Vệ Binh Hoàng Gia trở lại căn cứ không quân nhưng không thể dập tắt phiến quân, họ bị bao vây bởi quần chúng dân sự.  Lúc này, du kích cánh tả gánh vác vai trò nổi bật trong việc yểm trợ cuộc nổi dậy đó tại căn cứ không quân Tehran.  Bạo động đối lập tăng độ sau khi vũ khí lấy từ các xe thiết giáp và lính tử trận được giao cho thanh niên.  Các đám đông dân Iran lập hàng rào quanh xe tăng, và vài xe tăng, là mục tiêu của bom chai Molotov, phát hỏa.  Quanh cả nước, các đám đông dân chúng bao quanh các đồn lính và chặn lực lượng tiếp viện quân sự không đến được Tehran.  Xe tăng Vệ Binh Hoàng Gia len qua được các đám đông thù nghịch (và hiện được vũ trang nặng), đánh lại phiến quân và giết hàng trăm người biểu tình trong hai ngày cuối.

     Ngày 11 tháng Hai, sau khi xe tăng thất bại việc củng cố lính canh bị vây của xưởng vũ khí Teharn, các quan tham mưu họp và tuyên bố rằng quân đội sẽ giữ trung lập trong tranh chấp chính trị giữa nước nhà và nhà nước và rằng không một viên chức nào sẽ trở lại đồn lũy mình.  Tới lúc này, Cách Mạng Quân Hồi Giáo Iran đã chiến thắng thực sự (Sazegara và Stephan 2010).

Iran Sau Cách Mạng

Sau khi nắm lại quyền lực, Khomeini bổ nhiệm lãnh tụ phe tự do đối lập Bazargan làm thủ tướng lâm thời và đổ đầy nội các nhiều người tự do đối lập khác.  Nhưng những hy vọng sắp xếp chia sẻ quyền lực khả thi lót đuờng cho sự giao nhượng êm thắm trong nước Iran hậu cách mạng đã sớm tàn.  Trong vài tháng, Khomeini rút đoàn đại biểu thẩm quyền của ông và những phe tự do bị tê liệt khỏi nội các đó.  Sau khi từ chức, đối lập viên tự do bị tống khỏi cuộc bầu cử chính trị hậu cách mạng.

     Những đụng độ bạo lực giữa phe Quân Hồi và phe tả, vốn đã bắt đầu trước khi Shah bị truất phế, đã gia tăng trong thời điểm hậu cách mạng.  Khomeini cảnh báo trong thời điểm cách mạng đó đối với “những kẻ lạc hướng và chống đối Hồi Giáo” và lên án những phe tả.  Tranh dành kiểm soát kỹ nghệ dầu hỏa miền nam Iran đẩy mạnh thêm thù nghịch  giữa những nhóm này.  Chẳng bao lâu, những phe tả dùng việc đặt bom khủng bố, và phe Quân Hồi dùng bắt bớ, tra tấn, và xử tử.  Vào năm 1982, phe tả có tổ chức ở Iran đã thực sự bị giảm thiểu (Kurzman 2004, 147).  Các phe tự do, cánh tả, quốc gia, và sắc tộc thiểu số tất cả bị nhắm vào bởi các chức sắc tôn giáo cực đoan đang điều khiển chế độ thần quyền mới.  Gần 20.000 người bị giết trong thời kỳ hậu cách mạng (Cộng Hòa Hồi Giáo chấp nhận con số 12.000), hàng ngàn người bị tù, và, một thập kỷ sau, 4.448 tù nhân chính trị bị hành quyết trong các trại tù Iran theo lệnh Ayatollah Khomeini.

PHÂN TÍCH

Xét tác động những dạng phản kháng khác nhau dùng bởi những nhóm đối lập chống thể chế quân chủ, rõ ràng lượng áp lực lớn nhất tạo ra chống thể chế đó đến từ các cuộc biểu tình lớn, đình công toàn quốc, và bất hợp tác có tổ chức.  Phản kháng bất bạo động khiến quốc gia đó không thể quản trị được trong khi tước đi một cách hệ thống những nguồn chính của Shah (và sau này Bakhtiar) về quyền lực xã hội, chính trị, kinh tế, và quân sự.  Phản kháng bất bạo động làm được vậy bằng cách chiêu mộ được sự ủng hộ tích cực của các chức sắc tôn giáo, công nhân, tiểu thương, tuổi trẻ, phụ nữ, và những nhóm khác mà sự tuân phục và nguồn lực là cái chế độ đó dựa vào để nắm quyền lực; bằng cách tránh sức ma quỷ của quân vũ trang của Shah; và bằng cách khước từ chánh nghĩa của chế độ dùng để đàn áp tới cùng.

     Từ 1971 đến 1979 du kích quân thực hiện các tấn công rời rạc, có tác động rất nhỏ. Không chỉ hàng ngũ du kích bị kiệt sức sau một chiến lược thành công chống nổi loạn đưa ra bởi chế độ đó vào giữa những năm 1970, du kích còn thất bại việc phát triển một căn cứ hậu cần lớn.  Bạo lực cốt nhục tương tàn giữa những nhánh vũ trang khác nhau (đặt biệt khi nhóm Mujahedin vỡ thành hai nhánh năm 1975, theo sau là việc giết chóc trả thù) càng giảm sức phong trào du kích đó.  Các du kích đóng vai trò nổi bật hơn trong những ngày cuối của chính phủ lâm thời Bakhtiar.  Thời kỳ đấu tranh dó, một cách tình cờ, khớp với thời kỳ tàn phá căng thẳng nhất của cuộc cách mạng đó.    

     Những phân tích nào dẫu khen phong trào du kích việc nâng cao nhuệ khí trong hàng đồng minh chống-Shah trong những năm 1970 vẫn phải thừa nhận rằng du kích không ở hàng tiên phong trong cuộc cách mạng thành công đó.

     [Phong trào cách mạng] rõ ràng có phương diện lãng mạn và anh hùng, mà nhiều lúc sanh ra những chuyện hoang đường.  Tầm quan trọng của phong trào không nằm trong chước cách cách mạng của nó (chính là dạng Mac-xít hoặc Hồi-giáo) hoặc trong sự bất năng với tới mục đích tối hậu của nó là nắm được quyền lực quốc gia.  Trong cả hai trường hợp trên, họ rõ ràng đã thất bại.  Du kích không thể tổ chức khalq [nhân dân] dưới cờ phong trào cách mạng, họ thất bại không dẫn đường cách mạng, và chước cách cách mạng của họ dường như không thích hợp ngày nay (Behrooz n.d.)

Trong khi chỉ một phần trăm nhỏ dân số Iran chiến đấu như du kích – hầu hết thanh niên thành thị – quần chúng trở thành nhóm dẫn lối trong phản kháng bất bạo động.  Dạng phản kháng này, bắt đầu cuối năm 1977 và nhanh chóng leo thang sau mùa hè 1978, nổi bật bởi lượng tham gia quần chúng từ gần như mọi thành phần xã hội Iran.  Mạng lưới hiền triết-thương nhân rời rạc đã vận động sức chuyển quần chúng, bắt đầu với những lễ lạc than khóc xảy ra theo dạng biểu tình đường phố lan suốt đất nước và sau này bao gồm cuộc đình công toàn quốc làm tê liệt quốc gia.  Thay vì tấn công các lực lượng an ninh của chế độ, là mục tiêu chính cho cách mạng bạo động, cuộc chống đối dẫn lối bởi dân sự đã kết bạn với binh lính và công an của Shah.  Dù chế độ đáp lại phản kháng đường phố bằng bạo lực và sau này cố buộc dân đình công trở lại thường nhật, không lượng áp bức bạo động nào có thể dập tắt toàn dân đang từ chối hợp tác.  Trong khi tấn công du kích đôi khi gây xáo trộn, phản kháng bất bạo động lớn là nguyên nhân dẹp bỏ một cách hệ thống những nguồn lực của chế độ quân chủ đó về chính trị, kinh tế, và quân đội.

     Một ý thức hệ ít cứng nhắc và những rào cản thấp hơn để tham gia khiến phản kháng bất bạo động lợi thế hơn đấu tranh vũ trang về lãnh vực chiêu mộ quân.  Những thành phần vũ trang chính trong Iran, là fedayeen và Mujahedin, không thể thu được hoặc duy trì được thành viên xa hoặc ủng hộ quần chúng và bị suy yếu bởi chia rẽ nội bộ.  Trong khi trắc nghiệm Mác-xít được áp dụng cho phong trào du kích, không có gì nguyên khối hoặc cứng nhắc về ý thức hệ cho liên minh chống Shah dựa vào quần chúng.  Như Kurzman ghi chú, giới trí thức tìm tự do tri thức, trong khi giới thương nhân quan tâm chính về tự do thương mại.  Cánh tả tìm công lý xã hội, và công nhân tìm lương tăng và những quyền lợi khác.  Thậm chí giới ghiền ma túy chống văn hóa cũng tham gia, với việc lập Hippi-Abad (Tỉnh Hippie) tại công viên bắc thủ đô Tehran.  Đối với những nhóm này, “Thẩm quyền của Khomeini rút ra không nhiều từ giới học giả tôn giáo hoặc gây hứng khởi cho bằng từ vị trí ông như một lãnh tụ phong trào khả dĩ” (Kurzman 2004, 142-43).

     Những người tham gia phản kháng biểu lộ ý muốn nhiều hơn để tham gia vào phản khoáng bất bạo động vì những cản trở bất lợi hơn về thể chất, đạo đức, thông tin, và dấn thân.  Thực ra, việc chiêu mộ cho cuộc phản kháng biểu dương đức tính bất bạo động khi giải thích việc tham gia của họ trong chiến dịch.  Như một người tham gia tuyên bố trong cuộc nổi dậy, “chúng tôi gặp đủ bạo động và thiệt hại rồi” (một người bán dạo trên đường tại Qom, được Nicholas b. Tatro, APWire Services, ngày 17 tháng Sáu, 1978, trích trong Kurman 2004, tr. 52).  Những người tham gia cũng bày tỏ sự lưỡng lự tham gia vào những hành động bạo lực, thường viện ra quan ngại về rủi ro, dấn thân, và tính hiệu quả (72).

     Các chức sắc bổ nhiệm những lãnh đạo sắp xếp biểu tình, với mục tiêu rõ ràng ngăn người tham gia hô những khẩu hiệu khích động như “Xử tử Shah!”  Thay vì thế, người tham gia được khích lệ la to những khẩu hiệu hy vọng để thu hút nhiều người tham gia hơn (Kurzman 2004, 120).  Dù họ có thể đuợc thúc giục bởi thuần tính giáo điều, các cố vấn tự do và chức sắc của Khomeini dường như nắm bắt rằng bạo lực đối kháng càng ít sẽ chuyển sang thành ủng hộ cho phe đối lập lớn hơn và ít ủng hộ cho chế độ hơn, như việc dùng bạo lực của chế độ đó càng ngày càng bị xem là bất công và bất hợp pháp.  Một đặc tính chung duy nhất cùng chia sẻ trong những người tham gia tại Iran là kinh nghiệm được sự đàn áp của chính phủ đụng chạm tới gia đình.  Hầu hết những người tham gia không muốn thu hút vào những hoạt động liều lĩnh cao như phiến quân nhưng thà vào những hoạt động ít liều lĩnh có sẵn qua phản kháng bất bạo động (Sazegara và Stephan 2010, 200-202).

     Thật ra, khả năng của chiến dịch đó thích ứng được với đàn áp của Shah và nương vào chiến thuật giải tán, gồm tránh xa, đã cho phép chiến dịch gia tăng số người tham gia dù bị đàn áp của chính quyền.  Vậy, áp dụng phản kháng bất bạo động tạo ra rào cản thấp – trong trường hợp này là cứ ở nhà – để bất cứ ai cũng có thể tham gia phản kháng.

     Trong khi liên quan giữa đàn áp và động viên không đơn giản cũng không trực diện, những nghiên cứu thực nghiệm về Cách Mạng Iran cho rằng sự đàn áp của chế độ giảm dần số hoạt động biểu tình trong ngắn hạn nhưng dài hạn dẫn đến sự động viên quần chúng lớn hơn (Francisco 2004; Koomans 1993; Martin 2007).  Giải thích tại sao điều này lại như thế, Rasler lý luận rằng động viên quần chúng tại Iran được giúp  bởi sự hiện diện của những hiệp hội và những mạng lưới không chính thức ủng hộ hoạt động phản đối chống Shah (1996, 143).  Dù việc chống đối Shah bắt đầu vào những năm 1960 với những phản đối bởi văn sỹ, giới trí thức, luật sư, thẩm phán, học sinh, và những người chống đối tự do khác, phản kháng của họ bị ngăn cấm hầu hết bởi Tehran.  Những năm căng thẳng sự đàn áp của chế độ nhắm vào những nhóm thế tục này đã giúp giữ được hoạt động của họ.  Nên vào năm 1977 những nhà nguyện đã trở thành cơ sở nảy hạt duy nhất tồn tại để động viên chống đối tầm quốc gia (141).

     Việc kích hoạt mạng lưới nhà nguyện hồi giáo, ủng hộ bởi cộng đồng tiểu thương mạnh mẽ, là yếu tố quan trọng nhất của việc tuyển quân cách mạng.  Tuy vậy, kích hoạt này không xảy ra tự động.  Nhiều lãnh tụ tôn giáo trung dung và bảo thủ nghi ngờ mục đích và mục tiêu của Ayatollah Khomeini và những chức sắc cực đoan và miễn cưỡng dính líu tích cực vào những hoạt động cách mạng.  Cần áp lực bởi những lãnh tụ địa phương, gồm chức sắc và đồng minh họ trong số tiểu thương, học sinh, và chính trị gia trung dung, để biến mạng lưới nhà nguyện hồi giáo thành dụng cụ huy động quần chúng.  Sự kiện nhiều người Iran nối kết với nhà nguyện hồi giáo qua các hiệp hội tôn giáo (hay’at I madhabi), nhiều hội được điều hành bởi tiểu thương, đã làm tăng những cơ hội tuyển quân (Rasher 1996, 141).  Hay’at, như Rasler ghi chú, là nơi “những mạng lưới bạn hữu, chính trị, và xã hội hình thành đồng minh toàn quốc giữa các chức sắc tôn giáo (ulema), thương nhân, và giới trí thức” (141).  Có mười hai ngàn hay’ats tại riêng Tehran.  Những mạng lưới thiện nguyện-học giả Hồi huy động hầu hết các cuộc biểu tình được ghi lại trong thời kỳ cách mạng (Asharf và Banuazizi 1985, 559); Rasler 1996, 141).  Mạng lưới nhà nguyện hồi giáo phân quyền cung cấp ống dẫn liên lạc hiệu quả (giúp phổ biến rộng băng thu âm nhựa chứa những diễn văn và hướng dẫn của Khomeini), nguồn lực, và cơ sở cho việc huy động quần chúng.

     Như lý thuyết quần chúng trọng yếu đã tiên đoán, chiêu mộ phe đối lập tăng tốc một khi việc tham gia phản kháng nhìn như an toàn và dường như thành công (Kurzman 2004, 132).  Các dữ liệu phỏng vấn và biến cố cho thấy khi càng nhiều dân Iran người yêu nước của họ dấn thân vào hoạt động phản kháng, họ càng muốn tham gia, “vì họ [được] an toàn hơn nhiều khi càng đông và [được] cơ hội làm nên lịch sử bởi làm điều họ [tin] là đúng (132).  Nhận thức rằng phong trào chống-Shah có cơ hội thành công, kèm theo với sự dễ dàng tương đối mà người bình thường có thể tham gia vào những hành động phản kháng và bất tuân bất bạo động qua những mạng lưới không chính thức, khiến việc chiêu mộ vào phản kháng bất bạo động dễ dàng hơn. 

     Khi những kẻ bảo vệ chế độ có vũ trang từ chối tuân lệnh đàn áp chiến dịch, Shah không thể giữ được quyền lực.  Tuy nhiên, việc từ chối tuân lệnh tùy thuộc vào việc duy trì bất bạo động của chiến dịch.  Như binh lính thì thầm với người biểu tình trong mùa hè 1978, “Chúng tôi thuộc về nhân dân, nhưng chúng tôi đang trong quân ngũ, đừng phạm bất cứ bạo động nào, chúng tôi không muốn bắn” (trích Kurzamn 2004, 63).  Nếu chiến dịch trở thành bạo động, binh lính sẽ theo trách nhiệm phục vụ chính phủ của họ.

     Những mạng lưới sinh viên đại học cũng gia tăng sức đàn hồi phản đối bằng cách cung cấp lượng dự bị đều đặn khi chiêu mộ giới trẻ tương đối giới hạn tham gia vào hoạt động biểu tình nhắm vào cả chế độ Shah cùng với những nhà đối lập trung dung hơn.  Phụ nữ cũng được Khomeini khích lệ tham gia vào biểu tình, nhưng trong y phục đơn giản nhất được Hồi Giáo xem là thiêng liêng.  Một số phụ nữ ngoại đạo mặc hejab làm biểu tượng phản đối chế độ quân chủ đó.  Dù Shah dùng cưỡng bức bắt công nhân dầu hỏa, công nhân giao thông, nhân viên ngân hàng, nhân viên thông tin, và những người khác trở lại làm việc cuối 1978, điều này vô hiệu quả trước việc bất hợp tác đông đảo.  Chế độ Shah không có khả năng hoặc nguồn lực để bắt và giữ hàng trăm ngàn người phản đối, cũng không thể quản lý hiệu quả việc tiếp quản lại những ngành kỹ nghệ và các cơ quan đó sau khi áp đặt thiết quân luật.

     Phe đối lập sử dụng nguồn cung đa dạng về cấm vận bất bạo động, là điều cũng gia tăng sức bật.  Thời điểm bốn mươi ngày than khóc theo sau lễ tưởng nhớ, làm theo dạng biểu tình xuống đường, nới vùng địa lý hoạt động biểu tình.  Việc biến hóa vật ám chỉ văn hóa dễ nhận ra để phục vụ mục đích cách mạng, Moaddel viết, đã giúp việc chiêu quân và tiến trình vận động nhỏ:

Những ẩn dụ, biểu tượng và lễ lạc của Shi’a đã biến sự  bất mãn xã hội chung thành khủng hoảng cách mạng bằng cách đưa ra không chỉ kênh hiệu quả về giao dịch giữa người tham gia trong cách mạng và lãnh đạo họ nhưng còn cơ chế vận động chính trị của quần chúng chống nhà nước. (Moaddel 1993, 163, trích trong Rasler 1996, 143).

     Cùng lúc đó, lễ than khóc bốn mươi ngày bày ra số thường dân – căn cứ chiêu mộ cho phản kháng bất bạo động – trước mắt sự đàn áp của chế độ.  Quyết định chặn biểu tình xuống đường tháng Sáu 1978 và thay thế chúng bằng chiến thuật phân tán cho phép phe phản đối tái điều chỉnh và tránh thiệt hại dư thừa.  Việc tránh xa, tẩy chay, và xoay qua những hoạt động tiêu biểu (như la lớn từ mái nhà) cho phép sự tham gia đông đảo trong khi che chắn dân khỏi việc dùng vũ lực của chế độ.  Sau khi thiết quân luật được tuyên bố vào tháng Mười Một 1978, sức mạnh của hành động phân tán bất hợp tác được lộ ra khi toàn quốc đình công, làm tê liệt nhà nước và kinh tế.  Vào lúc đó, không còn quan trọng việc Shah tiếp tục nhận ủng hộ của chính phủ Mỹ hoặc việc lực lượng an ninh được phân bổ ép buộc dân chúng trở lại sinh hoạt bình thường; sức mạnh bất tuân của quần chúng đã vô hiệu hóa khả năng đàn áp của nhà nước.

     Nhận thức việc tránh dùng đấu tranh vũ trang trong thời điểm cách mạng đó đã đóng góp thêm cho sức bật đối kháng.  Khomeini và ngườì theo tránh động viên những nhóm bán quân sự, thậm chí sau cuộc thảm sát Qom năm 1978 và dù một số quân Hồi đã được huấn luyện quân sự từ Tổ Chức Giải Phóng Palestine trước khi cuộc cách mạng và những nhóm tế bào kín được lập tại Qom và nơi khác.  Thực ra, khi khi các nhà hoạt động kêu gọi đụng trận quân sự nhiều hơn nữa với chế độ năm 1979, la lớn khẩu hiệu như “Khomeini, Khomeini đưa chúng tôi vũ khí” và “Súng máy, súng máy, là câu trả lời cho tất cả,” Khomeini cứ tiếp tục kiềm họ lại.  Ông gửi một phái đoàn đến Mujahedin, là người ban cho một ít khích lệ và vài nguồn lực cho những nhóm này (Kurzman 2004, 156).  Ayatollah Asadollah Madani, một lãnh tụ tôn giáo thành phố Hamadan, thẳng thừng từ chối đề nghị nổi dậy vũ trang vào tháng Mười Một 1979, theo báo cáo SAVAK, trong khi nhiều lãnh tụ tôn giáo ký bản tuyên bố tháng Một 1979 kêu gọi nhân dân giữ yên lặng và không chọc giận lực lượng an ninh.

     Việc áp dụng đa dạng những chiến thuật, việc pha trộn những phương pháp tập trung và phân tán, và kỷ luật bất bạo động có ý thức đã giúp giữ lực lượng của Shah mất thăng bằng đồng thời tránh việc quá leo thang có thể gây phương hại hoạt động biểu tình.  Bản chất tránh tập trung của mạng lưới tiểu thương và sáng tạo chiến thuật được dùng bởi phe đối lập cho phép làm nguôi bão tố đàn áp của chế độ đồng thời tạo thuận lợi vận động quần chúng.

KẾT LUẬN

Trái với ý kiến chung, Cách Mạng Iran là bài mẫu về chiến dịch bất bạo động thành công.  Khả năng chiến dịch phản kháng dân sự để thu hút hàng triệu người tham gia không trực tiếp đe dọa lực lượng an ninh bằng bạo động đã cho chiến dịch đó lợi thế so với những phong trào Mujahedin và fedayeen bạo động, là những phong trào cứ ở số ít, không hiệu quả, và dễ bị đàn áp.

     Chúng ta tóm tắt cơ chế và kết quả so sánh những chiến dịch bất bạo động và bạo động trong bảng 4.1.  Tuy nhiên, cuộc cách mạng đó dẫn đến bài đố lý thuyết lý thú, là phong trào quần chúng bất bạo động thành công có kết quả trong chế độ thần quyền hay đàn áp hơn là trong chế độ dân chủ.  Những thách thức có kết quả này khiến giả định về quan hệ giữa phản kháng dân sự và chuyển tiếp dân chủ.  Phản kháng dân sự bất bạo động đã thúc đẩy đại đa số các chuyển tiếp tầm lớn mới đây thoát khỏi chủ nghĩa độc đoán (năm mươi trong số sáu mươi bảy trong ba thập niên qua), và phản kháng bất bạo động có khuynh hướng ít tử vong hơn trong và sau khi chuyển tiếp đến dân chủ (Ackerman and Karatnycky 2005).

     Cuộc cách mạng Iran 1979 rõ ràng giảm nhiều khỏi khuynh hướng đó.  Sự hợp tác các lực lượng chính trị và tôn giáo, mà đã thống nhất quanh mục đích chấm dứt cai trị của Shah, đã sụp đổ cách bạo động khoảng một năm sau sự sụp đổ của chế độ quân chủ đó.  Trong khi các nhà trung dung tôn giáo và các nhà ái quốc ngoại giáo tin rằng các chiến binh Hồi phải giải thể sau cách mạng, điều này không xảy ra.  Thay vì thế, một nhóm chức sắc tôn giáo cực đoan nắm quyền, tỏ ra không khoan nhượng những quan điểm khác và khước từ những nguyên tắc dân chủ về chính phủ.

     Ta có thể giải thích kết quả này như sau.  Ý thức hệ ưu việt của chiến dịch bất bạo động nhấn mạnh kết hợp quyền lực vào một cá nhân, ông Khomeini.  Phe đối lập hợp lại quanh một quan điểm chống Shah nhưng lại thất bại không thống nhất quanh một khải tượng chung về chính phủ hậu-Shah tại Iran.  Hơn thế nữa, sự hiện diện của phong trào tả khuynh bạo động tạo cho chế độ mới lý do thanh trừng hiệp hội của những tiếng nói của những người đối kháng ngoại đạo.  Tài lãnh đạo từ xứ bị lưu đày đóng vai trò lớn trong việc nổi dậy, xoay quanh tài hùng biện của Khomeini hơn là sự dấn thân chịu đựng từ những thành phần khác nhau của phe đối lập để xây dựng một nhà nước dân chủ sau Shah.  Chính vì thế, cách mạng tự nó nắm bắt rất ít thảo luận về khải tượng hậu-Shah.  Phe đối lập ngoại giáo và phiến quân Hồi trung dung không thể tổ chức một phong trào căn cứ rộng để ủng hộ Bazargan, là tầng lớp bị chức sắc tôn giáo loại bỏ nhanh chóng.  Cuộc chiến Iran-Iraq, bắt đầu năm 1980 và tiếp tục đến 1989, kết hợp mạnh thêm quyền lực gia đình ayatollahs.

     Những đặc tính này của chiến dịch nhấn mạnh thể nào ý thức hệ của chiến dịch phản kháng bất bạo động có thể tạo hình hoàn cảnh chính trị và xã hội sau chiến thắng và nêu bật bản chất đầy vấn đề của những nhóm cực đoan bạo động trong việc hợp nhất dân chủ hậu chuyển tiếp.  Trường hợp Iran cũng soi sáng sự phức tạp của phản kháng bất bạo động, thách thức quan niệm rằng phản kháng dân sự luôn đưa đến hợp nhất dân chủ.  Đôi khi cách mạng bất bạo động có thể làm mạnh những nhóm hoặc cá nhân không đại diện quyền lợi của toàn thể phong trào quần chúng.

     Tuy nhiên, trong chương 8 chúng ta thấy chế độ độc đoán xuất hiện sau Cách Mạng Iran là chuyện bất bình thường, vì những chính phủ dân chủ theo sau hầu hết những chiến dịch bất bạo động, thậm chí nếu chiến dịch có thất bại.  Ý thức hệ phi dân chủ và việc tổ chức phản kháng chống Shah có thể giúp giải thích hậu quả đẫm máu và việc kết hợp lãnh đạo độc tài thần trị.  Những đặc tính này có thể giúp chúng ta giải thích những trường hợp khác về phản kháng dân sự thành công nhưng lại được theo sau bởi những chế độ độc đoán.

     Tuy nhiên, trong chương 8 chúng ta thấy chế độ độc đoán xuất hiện sau Cách Mạng Iran là chuyện bất bình thường, vì những chính phủ dân chủ theo sau hầu hết những chiến dịch bất bạo động, thậm chí nếu chiến dịch có thất bại.  Ý thức hệ phi dân chủ và việc tổ chức phản kháng chống Shah có thể giúp giải thích hậu quả đẫm máu và việc kết hợp lãnh đạo độc tài thần trị.  Những đặc tính này có thể giúp chúng ta giải thích những trường hợp khác về phản kháng dân sự thành công nhưng lại được theo sau bởi những chế độ độc đoán.

 

CHIẾN DỊCH BẤT BẠO ĐỘNG

CHIẾN DỊCH BẠO ĐỘNG

ƯỚC LƯỢNG THAM GIA

KHOẢNG 2.000.000

TỐI ĐA 50.000

THÀNH PHẦN THAM GIA CHÍNH

TRUNG LƯU

TRÍ THỨC TỰ DO

HỒI GIÁO SHIA

CHỨC SẮC

HỌC SINH

PHỤ NỮ

CÔNG ĐOÀN

CÔNG NHÂN DẦU

NHÓM CHUYÊN GIA

NGƯỜI MÁC-XÍT

THANH NIÊN THÀNH THỊ

NGƯỜI MÁC-XÍT

 

ĐỔI LÒNG AN NINH

 CÓ

KHÔNG

ĐA DẠNG CHIẾN THUẬT

RÕ RÀNG

KHÔNG RÕ RÀNG

BẢO TRỢ NGOẠI QUỐC

KHÔNG

KHÔNG

CẤM VẬN QUỐC TẾ

KHÔNG

KHÔNG

HIỆU QUẢ ĐÀN ÁP

CỦA CHẾ ĐỘ

PHẢN TÁC DỤNG

ĐÀN ÁP

KẾT QUẢ

THÀNH CÔNG

THẤT BẠI

                                                        

                                                     BẢNG 4.1  

 

BÌNH LUẬN

Please enter your comment!
Tên