SEADRIFT, một bi kịch Việt Mỹ

16
Một cảnh trong phim
Một cảnh trong phim

Cuối tuần, đi coi Seadrift, Tim Tsai tại Cinémathèque, Paris. Seadrift là một cuốn phim của Tim Tsai, về một cuộc đụng độ đẫm máu giữa ngư dân gốc Việt và ngư dân da trắng tại một vùng biển Texas, Hoa Kỳ.

Rất thích Cinémathèque, cơ sở của bộ Văn hoá Pháp, nơi sưu tầm, tích trữ tất cả những gì liên hệ tới nghệ thuật thứ bảy, trình chiếu phim của các điện ảnh gia độc lập, hay những tác phẩm hiếm quý, ngoài hệ thống thương mại. Sau phần chiếu phim, cũng thú vị không kém, là phần đạo diễn thảo luận với khán giả.

TIM TSAI, người Mỹ, gốc Đài Loan, 38 tuổi, nói những gì xẩy ra ở làng đánh cá

Seadrift là một trang sử của Texas, không thể để chìm vào quên lãng. Chuyện xẩy ra cách đây 40 năm, nhưng đề tài nêu ra vẫn còn là vấn đề thời sự, có lẽ nóng bỏng hơn bao giờ hết: vấn đề kỳ thị chủng tộc, vấn đề di dân, những xung đột không thể tránh, trong cuộc sống chung giữa những cộng đồng không cùng một văn hoá

TỪ ALAMO BAY TỚI SEADRIFT

Trong một cuộc đụng độ giữa các ngư dân, ở ngoài khơi Seadrift, năm 1985, một thanh niên gốc Việt bắn chết một ngư dân da trắng, Billy Joe Aplin.

Không khí Seadrift đã ngột ngạt, khó thở từ ngày dân tị nạn người Việt , càng ngày càng đông, tới hành nghề, gây khó khăn cho cho chuyện mưu sinh của dân địa phương, trở thành một cơn bão tố hận thù.

Tổ chức kỳ thị chủng tộc KKK không bỏ qua cơ hội, nhẩy vào, hô hào dân địa phương nổi dậy, trừng trị và đuổi hết dân tị nạn ra khỏi nước Mỹ.

Nhiều gia đình Việt, Mỹ cửa đóng then cài, không dám ra đường. Thuyền bè nhà cửa của người Việt bị đốt phá. Nhiều người phải bỏ nghề, bỏ Seadrift đi nơi khác tìm đất sống.

‘’Đất nước này là của chúng tôi ‘’, câu đó người ta nghe thấy, không phải chỉ ở Seadrift, nhưng ở khắp nơi trên thế giới, từ ngày có phong trào di dân.

Louis Malle, một đạo diễn hàng đầu của điện ảnh Pháp, trước đây đã thực hiện cho Hollywood cuốn phim Alamo Bay về cùng một đề tài.

Alamo Bay (1985) là một chuyện hư cấu, xây dựng trên những gì xẩy ra ở Texas.

Seadrift là một cuốn phim tài liệu, nhưng hấp dẫn từ đầu tới cuối, trong đó không có lời bình của người làm phim, chỉ có lời tường thuật và ý kiến của những người trong cuộc, cả hai phe Mỹ, Việt . Người làm phim chỉ ghi nhận, không bày tỏ ý kiến.

Seadrift nói lên những nỗi đoạn trường của người Việt ở Texas, không quên nhắc tới thảm kịch của boat people, và trước đó, cuộc di cư của 1954 của những người từ miền Bắc chạy vào Nam VN, lánh nạn Cộng Sản

ASIAN TEXAN

Tim Tsai bắt đầu theo đuổi đề tài Seadrift sau khi đọc bài viết về sư kiện Seadrift của tiến sĩ THẢO HÀ (hay Hà Thảo) trong cuốn ‘’Asian Texas: our Histories and Our
Life’’, Irwin Tang xuất bản năm 2008.

Tim mời Thảo Hà, giáo sư Xã hội học tại MiraCosta College, Nam California, cộng tác, trở thành nhà đồng sản xuất và trong 7 năm, đã giúp Tim tìm gặp, phỏng vấn các ngư phủ VN. Cùng một ngày với Paris, cuốn phim được Thảo Hà trình chiếu ở MiraCosta College.

Tim cho hay rất khó thuyết phục ngư dân Việt nói về thảm kịch, có lẽ vì họ không muốn gợi lại những kỷ niệm đau thương, muốn quên quá khứ, để hướng về tương lai. Đó là tâm lý chung của người Việt, không muốn gợi lại những vết thương quá bi thảm của mỗi người, mỗi cá nhân.

Seadrift, chiếm giải Spotlight Award, tại VietFilmFest 2019, cũng nói lên nghị lực phi thường của người Việt tỵ nạn. Đến với hai bàn tay trắng, ngày nay đã an cư lạc nghiệp, nhiều người đã thành công.

Seadrift, qua lời kể của người Việt, là một đoạn đường chông gai. Một người nói: tôi đã chạy CS hai lần, rất sợ phải chạy một lần nữa. Một bà nói: họ rất ghét mình,
chỉ muốn đuổi mình đi nơi khác. Nhưng cũng pha nét khôi hài. Một ngư dân nói : tôi có bệnh say sóng, sợ biển, ghét đi thuyền, ngày nay trở thành ngư dân chuyên nghiệp, hoặc: tôi phải bỏ Seadrift đi nơi khác kiếm ăn, cuối cùng nhớ Seadrift, phải mò về.

Một người Mỹ nói: họ phạm luật chài lưới, bị phạt, khai tên Nguyễn, cảnh sát bó tay, không biết phải gởi giấy phạt cho ai, vì cả làng họ Nguyễn.

Seadrift cũng nói lên cái lớn, cái đẹp của công lý Hoa Kỳ. Bồi thẩm đoàn , 12 người, tất cả da trắng, trong vụ xử vụ án Billy Joe Aplin, đã tha bổng thủ phạm người Việt,
vì lý do tự vệ chính đáng.

Chính quyết định can đảm này của toà án, trong khi KKK gào thét chung quanh, đã đổ dầu vào lửa, gây náo loạn cả thị trấn.

NHỮNG NGỘ NHẬN CHẾT NGƯỜI

Qua cuốn phim, người ta hiểu hơn những gì đã xẩy ra ở Seadrift. Trước hết là sự khó khăn trong cuộc sống chung đụng thường nhật giữa hai cộng đồng, xa lạ từ
ngôn ngữ tới văn hoá, lối sống.

 

Bích chương phim Seadrift

Các nhân chứng Mỹ trách người Việt, không hiểu từ đâu tới, càng ngày càng đông, khiến đời sống đang êm ả, thoải mái trở thành khó khăn. Họ trách người Việt bất chấp lề lối hành nghề địa phương, đánh cá vớt tôm ngày đêm, không nghỉ, công  nhân nhận lương rẻ mạt, khiến nhiều người Mỹ thất nghiệp.

Khán giả Pháp không khỏi nghĩ tới câu trách móc: người di dân tới ‘’manger le pain des Francais‘’ ( ăn bánh mì của người Pháp ), thường nghe thấy trong những nhóm cực hữu

Những người Việt đầu tiên tới Seadrift theo lời gọi của một hãng sản xuất đông lạnh, với lương 40 dollars mỗi ngày, là lương không người Mỹ nào nhận làm. Với số tiền tiết kiệm, họ mua thuyền đánh cá, làm việc không ngừng nghỉ, càng ngày càng phát triển, gạt một số người bản xứ ra ngoài.

Người Việt trách người Mỹ kỳ thị, tìm mọi cách phá hoại thuyền bè, lưới, rọ bắt cá của người Việt, với một thái độ, và những hành động khiêu khích, dẫn tới những cuộc đụng độ thường xuyên, và cuối cùng là án mạng.

Cuốn phim đi tới một kết luận gần như một ‘’happy end ‘’. Bốn mươi năm sau, không khí đã lắng dịu. Hai bên đã hiểu nhau hơn.

Một ngư dân Việt nói: có một số ít kỳ thị, bạo hành, nhưng Hoa Kỳ là đất lành, đa số người Mỹ là người tốt.

Một cựu quân nhân Mỹ, mang kỷ niệm cay đắng về chiến tranh VN, trước đây nghĩ những người Việt ở Seadrift là…Cộng Sản, không hiểu tại sao phải đóng thuế để nuôi những người Cộng Sản mò tận tới một xó ở Texas để gây rắc rối cho cuộc sống của họ. Khán giả ngạc nhiên, nhưng nhẹ nhõm, thấy ông ta phải mất mấy chục năm mới tìm hiểu rằng những người Việt đó đứng cùng một chiến tuyến.

Nhiều nhân chứng Mỹ trách chính quyền địa phương và trung ương không có một nỗ lực nào, thí dụ tổ chức những cuộc gặp mặt để hai bên hiểu nhau hơn.

Cô con gái của Billy Joe, người Mỹ bị bắn chết, nhìn nhận thủ phạm không có chủ ý giết người, và muốn quên chuyện cũ để sống.

Được hỏi anh có mục đích, khi thực hiện cuốn phim, tố cáo tệ nạn kỳ thị chủng tộc và tìm cách để các cộng đồng hiểu nhau hơn hay không, Tim Tsai nói chủ ý khởi đầu  chỉ là muốn thuật lại một chuyện xẩy ra trên nước Mỹ, nhưng dần dần, qua các nhân chứng, không thể không nghĩ tới những điều đó.

Hy vọng cuốn phim sẽ khiến những người Việt, ngày nay khắt khe với những di dân mới, nhớ về quá khứ của chính mình để có thái độ nhân bản hơn Cô con gái của Billy Joe nói, với thời gian, cô ta nghĩ nếu người Mỹ không tham
chiến ở VN, người Việt đã không phải rời bỏ đất nước để tới sinh sống ở Seadrift.

Cuốn phim của Tim Tsai, với vài đoạn ngắn về cuộc di cư 54 và thảm cảnh boat people sẽ giúp những người Mỹ như cô ta hiểu rõ hơn lý do tại sao người Việt chạy tới Seadrift, hay khắp nơi trên thế giới

MỘT CUỐN PHIM VỀ NGƯỜI VIỆT

Đã đến lúc, muộn còn hơn không, phải có một cuốn phim giải thích, cho những người không theo dõi thời sự hiểu: nếu không có Công Sản, người VN, vốn gắn liền với ruộng vườn, làng xóm, không bao giờ nghĩ tới chuyện bỏ làng lên tỉnh, chưa nói chuyện hy sinh tính mạng, trèo lên thuyền, vượt biển tìm đất sống, nơi xứ lạ quê người.

Chúng ta cần, khẩn cấp, một cuốn phim để nói với thế giới chúng tôi là ai, tại sao chúng tôi phải trôi giạt chân trời, góc biển. Chỉ có ngôn ngữ điện ảnh làm được chuyện đó, nhưng phải có một cuốn phim đáng gọi là một tác phẩm điện ảnh. Không phải là những phim tài liệu, tuyên truyền ngây ngô, chắp vá.

Ngày nay, lớp trẻ VN đã có nhiều người theo học nghề phim ảnh, không lẽ không có ai đủ khả năng?. Và nhiều người Việt thành công, trở thành triệu phú ở nước ngoài, nên nghĩ tới chuyện tài trợ một dự án nghệ thuật có ý nghĩa, có tầm vóc, hơn là bỏ tiền làm những chuyện đồng bóng, vụn vặt, vớ vẩn.

Từ Thức

16 BÌNH LUẬN

  1. Nhân khi bài này có đề cập đến bọn KKK, tôi xin có vài câu hỏi về lịch sử Mỹ như sau:
    1/ Đảng nào đã quyết tâm bảo vệ chế độ Nô Lệ (Slavery) tại Mỹ??
    2/ Đảng nào đã khởi đầu cho cuộc Nội Chiến Bắc Nam tại Mỹ??
    3/ Đảng nào đã thành lập ra tổ chức KKK??
    4/ Đảng nào đã câu kết với các băng đảng tội phạm Irish Mafia để đưa một Playboy như JF Kennedy lên làm TT Mỹ??
    5/ Đảng nào đã câu kết với các băng đảng tội phạm để ám sát TT Diệm và sau đó là TT Kennedy để chúng được tự do đem quân ào ạt vào VN không cần QH chuẩn thuận, mang vũ khí cũ lỗi thời tồn đọng sau WWII đổ vào VN để ăn tiền thuế của dân Mỹ??
    6/ Đảng nào đã đổi màu như con tắc kè đang từ một đảng gây chiến tranh tại VN, chuyển sang phản chiến để giành ghế ngồi trong QH Mỹ, trói tay chính quyền Mỹ buộc phải phản bội đồng minh VNCH, giao miền Nam vào tay bọn Việt cộng??
    7/ Đảng nào đã kịch liệt phản đối người Việt được tỵ nạn ở Mỹ??
    8/ Đảng nào đã thay đổi 180 độ để từ một đảng thù ghét người da đen, kỳ thị người tỵ nạn, gây chiến tranh, v.v. nay lại to mồm vỗ ngực cho rằng họ đang đấu tranh cho người nghèo, yêu quý người da đen, thương người di dân LẬU, v.v.???

    Câu trả lời cho TẤT CẢ những câu hỏi trên, đều là đảng Lừa (Democrat party của Mỹ mang logo con Lừa), không còn ai khác. Xin quý vị cứ đọc lại lịch sử của Mỹ thì rõ. Nếu có ai đó sau khi đã hiểu rồi mà vẫn còn bênh vực cho đảng Lừa, thì chắc chắn họ là những kẻ bị BẠI NÃO.

  2. “Ngày nay, lớp trẻ VN đã có nhiều người theo học nghề phim ảnh, không lẽ không có ai đủ khả năng?” – Từ Thức .

    Phim Through Our Eyes: tiếng nói của người trong cuộc về Chiến tranh Việt Nam
    9/9/19

    ……Đạo diễn và nhà sản suất của cuốn phim tài liệu Through Our Eyes về Chiến tranh Việt Nam – sắp ra mắt công chúng Hoa Kỳ vào cuối năm nay – nói với VOA rằng họ quyết tâm đưa hình ảnh người miền Nam Việt Nam , vốn bị lu mờ trong truyền thông, điện ảnh vào ấn phẩm giáo khoa, trở lại với sự thật kiêu hùng và đầy hào khí lịch sử.

    Đạo diễn Fred Koster chia sẻ với VOA về mục đích làm cuốn phim Through Our Eyes – The Vietnam War (Chiến tranh Việt Nam dưới cái nhìn của chúng tôi):

    “Mục đích của chúng tôi không chỉ làm một cuốn phim, mục đích của chúng tôi là làm nên sự khác biệt. Chúng tôi muốn thay đổi cái nhìn của nhiều người Mỹ về người Việt Nam ở miền Nam trong chiến tranh Việt Nam thông qua những câu chuyện của họ “.

    Ông Phạm Văn Nam, Thứ trưởng bộ kinh tế tiểu bang Massachusetts, phụ trách sản xuất và kịch bản của cuốn phim Through Our Eyes, nói với VOA : “Cái nhìn của thế giới về cuộc chiến Việt Nam vẫn còn bị bóp méo, sai lệch. Những sự thật của cuộc chiến hầu như trong 50 năm qua đã bị nhìn dưới lăng kính của những người phản chiến, thân cộng, những người không quan tâm đến vấn đề tự do dân chủ tại Việt Nam…..Chúng tôi nghĩ rằng chuyện Việt Nam là chuyện của chúng ta, thì người Việt chúng ta phải có bổn phận nói lên. Chúng tôi quyết định đã đến lúc chúng ta phải tự lên tiếng của mình.”

    Ông Koster cho biết trong cuốn phim Through Our Eyes có sử dụng tất cả 83 cuộc phỏng vấn, trong có các cuộc phỏng vấn những người đi tù cộng sản, trại cải tạo, thuyền nhân hiện đang sinh sống ở Pháp, và những người từng tản cư từ Bắc vào Nam năm 1954.

  3. Năm 1985, Hollywood đã làm phim Alamo Bay về vụ này, và do tài tử gạo cội Ed Harris thủ vai. Cách đây vài tháng, tôi lại được dịp xem lại phim này trên cable TV.

  4. (trích)
    Hy vọng cuốn phim sẽ khiến những người Việt, ngày nay khắt khe với những di dân mới, nhớ về quá khứ của chính mình để có thái độ nhân bản hơn
    (Ngưng trích)

    Có lẽ không nên khắt khe với những người di dân mới. Nhưng tôi nói về VN. Ngày nay, vẹm tuồn nằm vùng sang bằng đường di dân quá nhiều. Cộng đồng người Việt không nên khắt khe. Nhưng cũng phải có cách nào đó để phát hiện nằm vùng được chuyển sang.
    Nếu không có cách, thì việc khắt khe là một hạ sách phải thực hiện.

    (trích tiếp)
    Ngày nay, lớp trẻ VN đã có nhiều người theo học nghề phim ảnh, không lẽ không có ai đủ khả năng?. Và nhiều người Việt thành công, trở thành triệu phú ở nước ngoài, nên nghĩ tới chuyện tài trợ một dự án nghệ thuật có ý nghĩa, có tầm vóc, hơn là bỏ tiền làm những chuyện đồng bóng, vụn vặt, vớ vẩn
    (hết trích)

    Tôi cho là ah Từ Thức nên nói câu này với tỷ phú Hoàng Kiều xem sao ?

    • Tôi nghĩ, nếu ông Từ Thức lên tiếng thì tỉ phí Hoàng Kiều sẽ…OK ngay! Nhưng với điều kiện là những di dân đó phải trẻ đẹp như…em Ngọc Trinh và phải cho bác…Hồ, lộn bác Kiều “kiểm tra” trước nếu qualified mới được bảo trợ.

      • Phải tạo điều kiện cho vị Mệt thường xuyên-Hoàng Kiều thủ vai chính cùng với kiều nữ Ngọc Trinh và…hangar cho xôm tụ. Thế là “những chuyến bay đêm” sẽ đi vào lịch sử.

      • Anh có vẻ rất thành kiến với tỷ phú USD Kiều. Nhưng đối với tôi, một người có thể đi lên từ hai bàn tay trắng thì đã trãi qua tất cả thăng trầm của đời sống. Tôi mặc nhiên xem họ là những người hiểu chuyện.
        Hoàng Kiều thành công ở Mỹ, không phải tại Việt Nam. Tại Việt Nam hiện nay hoặc từ 4/1975 đến nay, doanh nhân thành công không cần tài năng, chỉ cần “ngoan” với Đảng. Đảng sẽ tạo điều kiện cho làm ăn thành công. Từ việc dễ dàng xin được những loại giấy phép mà kẻ “không ngoan” không xin được đến việc cho côn đồ phá rối đối thủ khiến họ phải âm thầm rút lui.
        Ở Mỹ thì khác, cho dù có nhận được sự nâng đỡ nào đó nhưng việc thành công là do chính khả năng thực sự của anh. Anh không có khả năng, bản lãnh thì có nâng đỡ đến đâu thì thành công của anh chỉ là chủ một siêu thị là hết.
        Hoàng Kiều đạt được thành công hôm nay thì tôi chắc ông ta phải hiểu về tâm lý con người, hiểu rõ nhân tình thế thái và hơn hết ông ta sẽ hiểu rõ sự lừa bịp, dối trá, đê tiện và sự độc ác của loài vẹm.

        Việc ông Kiều có những hành động thiên vị, ủng hộ vẹm cần tìm hiểu cặn kẽ. Tôi tiếc là tôi không ở Mỹ để đến gặp Hoàng Kiều để nói chuyện với ông ta vì một lẽ:

        Nếu Hoàng Kiều là người không biết lý lẽ, không hiểu chuyện, thậm chí ngu đến mức bị vẹm lừa gạt ngay trên đất Mỹ thì ông Kiều không thể thành công đến như thế.

        • Thưa ông Người dân việt,

          Trước hết, tôi xin xác định là tôi chưa bao giờ nói ông Hoàng Kiều có bất cứ liên hệ gì với Vẹm cả.
          Thứ hai, ông lại cho rằng tôi có “thành kiến” với ông HK thì e rằng càng không đúng. Bởi, theo ông và thông thường người ta hiểu nó rất tiêu cực, và cho rằng Thành kiến chỉ là kết tụ của cảm tính, của những tin đồn thổi (rumors) vô căn cứ mà mình chưa kiểm chứng và hậu quả của nó rất nguy hiểm cho người xử dụng nó để đã phá và làm hại người bị chỉ trích, cũng như Định kiến hoặc Thiên kiến.
          Tuy nhiên, theo quan điểm của các nhà triết học xã hội thì thành kiến cũng có mặt tích cực giúp cho con người có khả năng biết mình tự ý thức (awareness of awareness) để trung dung cho cuộc sống tốt hơn. Nhưng thôi, tôi không phải là nhà xã hội học nên không dám lạm bàn.

          Nhưng có lẽ, điều ông thắc mắc là tại sao tôi lại “ác độc” lợi dụng về vụ lùm xùm tình ái giữa ông HK với Ngọc Trinh để diễu cợt trong còm trên, đúng không?
          Và đây là lý do mà chính tôi đã mắt thấy, tai nghe trong thời gian gần đây:
          1-khi các bác sĩ đang tích cực chữa trị cho ông Lý Tống trong giờ phút nguy kịch, thì ông HK bô bô trên truyền thông giành chạy chữa bằng thuốc của ông ta và ông ta “giận” vì các BS ở bệnh viện không cho. HK có phải là BS không? Ngay cả HK là BS đi nữa, có nên show off như vậy không?
          Và Lý Tống chết, ông HK chi ra một số tiền lớn để lo tang lễ và chôn cất cho Lý Tống một cách thật hoàn hảo- thú thật, tôi thật sự cảm kích lòng hảo tâm của HK trong việc làm này!
          Và tôi tin dưới mắt người Việt tị nạn lúc đó và chính HK cũng tự mãn mình là một Superman trong cộng đồng VN hải ngoại.
          Nhưng tôi thắc mắc khi Lý Tống liều mạng bay vào rải truyền đơn xuống Havana, Cuba và cướp phi cơ bay vào thủ đô Sàigòn rải truyền đơn tiếp kêu gọi dân nổi dậy lật đổ chế độ VC, và rồi, những năm tháng sống cuối đời của Lý Tống như một homeless, thì ông HK ở đâu?

          2-về chuyện triệu hồi chức vụ thị trưởng của ông Tạ Trí ở thành phố Westminster thì ai ai cũng thấy rồi. Nó là nồi lẫu…xà bần, gồm phe phái tranh giành, mấy anh hề thọt lét, thù vặt cá nhân và cả VC nằm vùng giựt dây để quậy nát cộng đồng…Vậy mà ông HK cũng nhảy vào làm Spider-Man giăng tơ, kéo nhện tùm lùm…trật lát để bị chửi rồi lại nổi điên lên đòi cắt…c, cắt…hết…của thiên hạ.
          Còn nữa, như HK làm show Tạ Tình nhạc sĩ Hoàng Thì Thơ để làm gì thì ai cũng rõ rồi, nhưng thôi, tôi không muốn làm phiền đến gia tộc của nhạc sĩ tài hoa họ Hoàng.

          Riêng, nếu nói về tuổi tác, tôi cũng thành thật xin thưa, thế hệ tôi thuộc hàng con, cháu của ông HK. Và truyền thống văn hoá VN là “kính lão đắc thọ”, là nghe thấy ông A có bằng Ph.D, bà B là MD, ông C là giáo sư, ông luật sư, giám đốc, chủ tịch…thì sợ xanh mặt, hay gặp Bill Gate, Warren Buffett là khom lưng, cuối đầu, thưa ngài cần gì…xin dạy bảo chúng con!
          Nhưng rất tiếc, thế hệ chúng tôi ở hải ngoại và ngay cả ở VN hiện nay hơi bị “mất dạy” nên không chấp nhận điều đó.
          Chúng tôi chỉ chấp nhận sự việc, Đúng, Sai và nhân cách của người đó với chứng cớ, rồi phản biện, phê phán chứ không có Thành Kiến.

          • OK anh Tự do chấm com.
            Tôi không muốn đẩy sự việc đi quá xa bằng cách phản biện comment của anh.
            Vì nếu như thế tự nhiên tôi lại trở thành một người đi bênh bực ông Kiều. Dù sao đi nữa, ông Kiều phải có ý thức, có trách nhiệm đối với những gì ông ta đã làm.

          • Thì Hoàng kiều cũng giống em mày thôi ,có đách gì mà bào chữa cho mệt não bộ ./

          • Giống chổ nào?
            Giống nhau vì cùng đồng chí cắt đầu…người nhưng thằng thì giàu sụ còn thằng đói meo nên chạy đi làm culy cắt đầu…gà mới có cơm ăn ?

  5. Từ khi đọc “Chuyện Gì Xẩy Đến Cho Quỳnh Giao” và nhất là bài phê bình “Tom Wolf, Cơn Ác Mộng Hoa Kỳ”, tôi nghiện trang facebook của Từ Thức. https://www.facebook.com/tu.thuc.39

    Tôi chưa xem phim Seadrift, nhưng có đọc cuốn “A Lawyer’s Journey – The Morris Dees Story” hồi ký của luật sư Morris Dees có vài chương kể chuyện ổng đi tìm người đánh cá gốc Việt để thuyết phục họ kiện bọn KKK lái tàu khủng bố hăm dọa ngư phủ gốc Việt, Vậy xin kể chuyện của Morris Dees. Ổng sáng lập the Southern Poverty Law Center, một hội thiện nguyện chuyên bảo vệ người da màu chống lại KKK.

    Bọn KKK cũng sợ sau khi Billy Joe Alpin bị giết. Họ hội họp tính chuyện trả thù. Có một vài cựu chiến binh Việt Nam, không biết có phải là KKK không, hay muốn bênh người Việt, nhưng có tham dự những buổi họp của KKK, rồi khuyên chúng nên bỏ ý định tấn công người Việt, vì “Bọn nó dữ lắm, kinh nghiệm chiến tranh nhiều hơn tụi mày”

    KKK trả thù kiểu khác. Dưới sự lãnh đạo của tên Louis Beam, một lãnh tụ Grand Dragon của KKK đã có thời tham chiến ở VN, tìm cách làm người Việt phải bỏ Texas bằng những màn khủng bố hăm dọa. Chúng có những buổi họp lên tới ba bốn trăm người, khích động nhau, chửi rủa người Việt.

    Chúng đốt tàu đánh cá của người Việt, đốt thánh giá trước nhà người Việt một vài lần, và thường đem cả chục người, mặc đồ trận, và đồ KKK, cầm AR15, ngồi lên tàu chạy vòng vòng chung quanh những nhà và tàu đánh cá của người Việt.

    Người Việt tức lắm, và sợ nữa, lúc nào cũng bất an, phải đề phòng, nhưng không biết làm thế nào để chấm dứt những hăm dọa này.

    Rồi luật sư Morris Dees nhập cuộc. Ổng tới Seabrook, thuyết phục người đánh cá gốc Việt hãy kiện KKK ra tòa, cấm chúng lái tàu hăm dọa. Dĩ nhiên ông và các luật sưcộng sự đều bị KKK hăm dọa đủ kiểu. Người Việt chẳng ai muốn kiện cáo, vì phiền phức và sợ hãi.

    Cũng may lúc đó người đánh cá có một ông đại tá, Nguyễn Văn Nam, về đó lập nghiệp. Từng chỉ huy cả ngàn lính trong thời chiến, mặc nhiên ông trở thành lãnh đạo người Việt đánh cá. Có lần bọn KKK lái tàu, trang bị súng ống, đồ trận, và cờ KKK chạy vòng quanh bến tàu có nhà và tàu ông Nam khi ông không có nhà làm gia đình hết hồn. luật sư Morris Dees viết về ông với giọng rất kính nể. Rồi sau nhiều lần thuyết phục, người Việt mới dám đứng ra kiện Luise Beam.

    Vụ kiện này được nhắc tới trong law text book dạy môn Torts và Hiến Luật: Câu hỏi đặt ra là tòa có thể cấm một người mặc đồng phục KKK rồi lái tàu quanh nhà người khác hay không, người mặc đồ KKK này có được bảo vệ bởi quyền tự do phát biểu hay không?

    Ở Mỹ, tự do phát biểu rất quan trọng, thường thường khi dựa vào luật này thì dễ thắng. Đây là xứ tự do, tao mặc đồ gì tao thích thì kệ tao, rồi tao lái tàu chạy lòng vòng, tại sao lại không được?

    Nhưng Luật sư Dees và người gốc Việt thắng. Bây giờ mình thấy chuyện thắng thua này không quan trọng. Nhưng ngày đó rất có ý nghĩa. Nghĩa là khi ngư phủ gốc Việt vừa thấy một tàu nào đó có người mặc đồ hay treo cờ quạt KKK chạy gần, thì người Việt kêu cảnh sát và cảnh sát theo lệnh tòa phải còng bọn kia liền. Thế là chuyện KKK “biểu dương lực lượng” hay khủng bố tinh thần phải bị dẹp bỏ. Lực lượng “dân quân”, Militia, có tên là Texas Emergency Reserve do Louis Beam thành lập bị tòa ra lệnh phải giải tán.

    Louis Beam và đồng bọn KKK bị tổ trác, vì quan tòa xử vụ kiện này là một bà thẩm phán người da đen (do tổng thống Carter bổ nhiệm). Ở tòa, người ta không có quyền lựa thẩm phán, cũng như thẩm phán không được chọn vụ kiện để xử, mà hình thức giống như bốc thăm. Người ta có thể xin thay đổi thẩm phán, nhưng phải có lý do chính đáng. Louis Beam vùa thấy vụ kiện do bà thẩm phán này xử là kêu trời, biết mình thua rồi

    Hồi đó Morris Dees và đại tá Nam ra tòa, gần như xin gì cũng được bà thẩm phán da đen chấp thuận, rồi sau đó thắng dễ dàng.

    Sách của Dees kể một chuyện dễ thương trong tòa án. Một ngư phủ không rành tiếng Anh, muốn đứa con 10 tuổi của ông làm thông dịch, có lẽ để bớt sợ khi thấy con bên cạnh, Morris Dees nghĩ thế. Dees xin bà thẩm phán cho thằng bé thông dịch và bà thẩm phán chịu liền. Ông bố nói tiếng Việt, kể rằng một tàu Mỹ chạy tới gần ổng, rồi một thằng trên tàu làm như vầy, rồi ông Việt đưa ngón tay giữa ra. Cậu bé 10 tuổi dịch rằng, “Bố tôi nói thằng đó give him a bad finger.” làm mọi người cùng cười vì thấy cậu thông dịch quá hay trong khi cậu bé vẫn vô cùng trang nghiêm trước tòa..

    Người có công đầu xóa sổ KKK chính là Morris Dees. Với hội thiện nguyện the Southern Poverty Law Center, Dees kiện KKK ở tòa dân sự đòi bồi thường thiệt hại. Thí dụ, một người chơi thân hay có sinh hoạt với KKK giết một người da đen thì Luật sư Dees thuyết phục gia đình nạn nhân kiện KKK ở tòa dân sự, với lý do rằng bởi vì KKK kích động, huấn luyện, và gây ảnh hưỡng những thành viên này để họ giết người vì kỳ thị chủng tộc, cho nên KKK cũng bị có trách nhiệm. Luật sư Dees thắng liên tiếp nhiều vụ kiện như vậy, làm những văn phòng KKK địa phương phá sản vì phải bán hết tài sản để bồi thường bạc triệu tới những nạn nhân. KKK hết tiền thi hết hoạt động, vậy thôi.

    Trên đây là hồi ký của luật sư trong cuộc Morris Dees viết về chuyện Seadrift – Seabrook. Không biết phim có làm gần giống như vậy không.

  6. Thời điểm đó lổi cả hai bên. Người Việt tị nạn thấy cá, tôm, cua đầy sông đầy biển mà ko ai bắt, họ làm 7 ngày một tuần và cả ban đêm để bắt còn Mỹ thì làm đúng giờ và nghỉ cuối tuần. Từ đó mới sinh ra bạo động giữa
    KKK và lính tị nạn VNCH ngày xưa. Sau 40 năm, người Việt tị nạn và người Mỹ địa phương chung sống với
    nhau ôn hoà. Họ cùng chia sẻ một vấn đề quan trọng là global warming đang xẩy ra trong vùng đất thấp hạ nguồn sông Mississipi

  7. Nơi nào cũng thế cái đất Úc nầy cũng vậy nạn kỳ thị từ khi người Việt đặt chân lên đất nầy cũng chẳng tốt hơn bên Mỹ vẫn bị cho là ăn cướp jobs của Dân bản Địa ,nhưng chưa có sảy ra vụ giết Người ,từ ăn thịt Chó bắt Bào Ngư lậu ,con gì dưới Biển bắt lên ăn hết ráo , làm lậu ,ăn Tiền trợ cấp thất nghiệp dài hạn ,buôn hàng trắng ,tóm lại người Việt cũng chẳng tốt lành gì , lớp Tỵ nạn thì đỡ hơn lớp ra đi từ Hang Bắc phó ,bây giờ đầy đường bên xứ Úc nầy ./

  8. Kết: (Trích): … “Ngày nay, lớp trẻ VN đã có nhiều người theo học nghề phim ảnh, không lẽ không có ai đủ khả năng?. Và nhiều người Việt thành công, trở thành triệu phú ở nước ngoài, nên nghĩ tới chuyện tài trợ một dự án nghệ thuật có ý nghĩa, có tầm vóc, hơn là bỏ tiền làm những chuyện đồng bóng, vụn vặt, vớ vẩn.”… (ngưng trích”).

    Một lời khuyên, góp ý, yêu cầu, thật hữu lý, nhưng có mấy ai đọc tới hoặc làm theo trong cái cộng đồng VN đang ngày càng vô cảm?

  9. Tôi chưa được xem cuốn phim mà tác giả nói đến, nhưng với bài viết này thì tôi thấy nội dung đã bỏ qua vài chi tiết quan trọng để dẩn đến xung đột, vấn đề là có lẽ người Việt mình…quá ham việc và cần lợi nhuận nhiều nên những ngư dân VN lúc đó không tuân thủ luật về đánh bắt cá trên xứ người, họ đánh bắt cá vào những thời gian mà luật không cho phép, bắt tất cả những gì mà họ bắt được kể cả những con cái đang trong thời kỳ sinh sản! Bắt hết cá bất kể những loại bị giới hạn, kết quả là sau 1 thời gian thì nguồn cá bị cạn kiệt, và từ đó mới sinh ra chuyện, chứ ngay từ đầu mà dân địa phương kỳ thị thì người Việt mình không thể hành nghề đó ngay từ đầu được.
    Còn chuyện “Một người Mỹ nói: họ phạm luật chài lưới, bị phạt, khai tên Nguyễn, cảnh sát bó tay, không biết phải gởi giấy phạt cho ai, vì cả làng họ Nguyễn.” thì hoàn toàn không đúng với bất cứ…quốc gia nào! vì nếu đã ghi phạt thì sẽ có đầy đủ tên, họ và địa chỉ v..v… Sẽ không bao giờ có 1 giấy phạt nào chỉ có vỏn vẹn họ của người phạm luật thôi đâu.

    Mổi tiểu bang có luật riêng của họ, nhưng chung chung thì nếu như để bảo vệ cho tính mạng của mình và gia đình mình, thì mọi hành động để kiềm chế, khống chế hung thủ đều được pháp luật chấp nhận, nói rỏ hơn là nếu bắn người vì tự vệ thì vô tội, tuy nhiên, nếu rơi vào trường hợp phải như thế thì mình cũng phải đối đầu với những phiên tòa không đơn giản như trường hợp trên.

Leave a Reply to Nguyễn Văn Mười Một-Thanh Tra Chính Phủ Hủy phản hồi

Please enter your comment!
Tên