S.T.T.D Tưởng Năng Tiến – Thỏ Miền Nam & Thế Hệ A Còng

3

Bà con miền Nam mình thiệt nhẹ dạ, chẳng khác gì con thỏ, hồn nhiên và vô tư…

Sơn Diệm Vũ Ngọc Ánh

Tôi đọc được câu văn dẫn thượng trong cuốn Đường Xưa Lối Cũ, do Millennium xuất bản vào năm 2009. Bìa sau của tác phẩm này có ghi “đôi dòng về tác giả” như sau:

“Sanh năm 1925 tại Phát Diệm, Ninh Bình, cử nhân Văn Khoa, tốt nghiệp CĐSP (Hà Nội 1954). Từ năm 1950, ông đã dạy nhiều trường tại Hà Nội, Đà Lạt và Sài Gòn …

Trước 1975, ông soạn nhiều sách biên khảo và giáo khoa về văn chương và lịch sử Việt Nam. Ông cũng từng là cựu nghị sĩ, thượng viện VNCH. Hiện ông ở tại miền Nam California, vẫn làm thơ và viết văn.”

Té ra ông anh là dân Bắc Kỳ di cư vào Nam, rồi nhận vùng đất mới làm quê hương (chắc) vì nó quá dễ thương và cũng hơi … dễ dụ: “Bà con miền Nam mình thiệt nhẹ dạ, chẳng khác gì con thỏ, hồn nhiên và vô tư…”

Trời, tưởng gì chớ “hồn nhiên” và “vô tư” thì kể như là hết biết: Ra đường gặp vịt cũng lùa. Gặp duyên cũng kết, gặp chùa cũng tu!

Dân gian đã ghi như vậy từ lâu rồi mà. Sách báo, tài liệu hàn lâm cũng thế. Hổng tin, đọc thử mục lục của giai phẩm Bách Khoa số cuối cùng – phát hành vào ngày 20 tháng 4 năm 1975 – mà coi:

  • Trần Văn Khê: Nhạc Việt Xứ Người
  • Trần Văn Tích: Đọc Sách Dịch Lãn Ông
  • Tạ Tỵ: Nhận Xét Về Triển Lãm Hội Họa Pháp Quốc
  • Đỗ Hồng Ngọc: Ông Nguyễn Hiến Lê Và Tôi
  • Bách Khoa: Ông Nguyễn Hiến Lê và Tác Phẩm Thứ 100
  • Võ Phiến: Nhân Đọc Bản Thảo Cuốn “Nguyễn Hiến Lê” của Châu Hải Kỳ
  • Bách Khoa: Đàm Thoại Với Hoàng Ngọc Tuấn
  • Minh Đức Hoài Trinh: Hỏi Cô Đơn (thơ)

Coi: miền Nam – rõ ràng – mất tới nơi rồi mà qúi vị thức giả của vùng đất này đều bình chân như vại và vẫn chỉ bận tâm đến thơ văn, hội họa, âm nhạc…  thôi. Nguyên cả số báo Bách Khoa số cuối  – số 426– chỉ có vài trang quan tâm đến giới văn nghệ sĩ (“Ai Còn Ai Mất”) trong cơn binh lửa, và một bài phỏng vấn (“Đàm Thoại Với Hoàng Ngọc Tuấn Về Huế và Ban Mê Thuột”) có liên quan đến thời cuộc nhưng nội dung ghe  như một cuộc nhàn đàm.

Hỏi: Giờ đây chúng ta không còn Ban Mê Thuột, anh có cảm tưởng thế nào?

Đáp: Dân ghiền cà phê như tôi lo lắm. Vì chắc chắn cà phê sẽ lên giá khủng khiếp …

Hỏi: Một bài học hay một kinh nghiệm sau cuộc di tản này?

Đáp: Tóm lại, làm người Việt Nam lúc này thật quá khó khăn và khổ sở. Nhưng tôi hy vọng rằng chúng ta sẽ cố vượt qua những chông gai và độc địa cay đắng nhất của chiến tranh, để sớm đến cửa ngõ của hoà bình.

Thiệt đúng (y chang) như nhận xét của Sơn Diệm Vũ Ngọc Ánh là “bà con miền Nam mình thiệt nhẹ dạ, chẳng khác gì con thỏ.” Ngay cả loài thỏ (e) cũng không “vô tư” quá xá như vậy. Làm gì có con thỏ nào ngồi chờ cho chó sói tới trước cửa hang, nhe răng trắng ởn (ngó thấy ghê) mà vẫn còn mơ tưởng đến chuyện sống an bình với … sói!

Nhà văn Hoàng Ngọc Tuấn, nói nào ngay, không phải là người dân Nam Bộ duy nhất ngây thơ đến thế đâu. Trước tháng 4 năm 1975, ở vùng đất này, biết bao người đã cùng Thượng Toạ Thích Nhất Hạnh “Chắp Tay Nguyện Cầu Cho Bồ Câu Trắng Hiện”!

Sống trong một đất nước chiến tranh thì hoà bình, tất nhiên, là ước vọng chung của rất nhiều người. Thiên hạ chưa thấy quan tài nên chưa đổ lệ mà!

Trong một cuộc phỏng vấn, dành cho tạp chí Văn (số ra tháng Ba năm 1972) khi được hỏi “âm thanh của hai chữ hoà bình gợi lên điều gì cho ông,” thi sĩ Viên Linh đã trả lời rằng: “Tiếng máy xình xịch của xe hoả, khói phun trắng xoá đường rầy, để tôi có thể làm như Tản Đà, chán Sài gòn thì nhẩy tầu ra Hà Nội. Chán Hà Nội thì nhẩy tàu vô Nam. Và dừng lại chiếc ga xép nơi tôi đã ra đời, đã chơi đùa với con tầu sắt suốt thời niên thiếu: ga Đồng Văn.”

Tương tự, nhạc sĩ Trịnh Công Sơn cũng đã mường tượng đến một viễn ảnh thanh bình vô cùng cảm động, khiến cho thính giả phải say lòng: “Khi đất nước tôi không còn giết nhau. Trẻ con đi hát đồng dao ngoài đường.”

Hơn bốn thập niên sau, sau khi chiến tranh đã chấm dứt, tuyệt nhiên, vẫn chưa thấy một đứa trẻ Việt Nam nào “đi hát đồng dao” như dự ước. Vỉa hè của xứ sở này – giờ đây – có chăng chỉ là những đứa bé đi bán hàng rong, đi bán vé số, đi ăn xin, hay đi hát dạo kiếm ăn thôi.

Lớp nhi đồng chào đời trước và sau ngày hoà bình/thống nhất cỡ chục năm (với mộng tưởng được hát đồng dao) nay đều đã thành nhân. Họ may mắn lớn lên trong một “thế giới đang bị san phẳng,” và được sở hữu mọi phương tiện truyền thông tân kỳ nên nên dễ dàng nhận ra được sự tha hoá, bất cập (và bất nhân) của chế độ hiện hành.

Những người trẻ được mệnh danh thuộc Thế Hệ A Còng ở Việt Nam, ngày nay, chả ai còn nhẹ dạ, vô tư và hồn nhiên như lớp cha anh – ở miền Nam – ngày trước nữa. Ngược lại, không ít kẻ đang rất bận lòng vì những vấn đề nóng bỏng của quê hương và đang “khóc cười theo vận nước nổi trôi.”  

Xin ghi lại tên tuổi của một số bạn mà tôi đã được “nghe danh” qua những bản án (“bỏ túi”) ở Việt Nam:

Nguyễn Xuân Anh, sinh năm 1982, ra tù ngày 7/ 8/ 2013.

Nông Hùng Anh, 1983, ra tù ngày 5/6 /2014.

Trần Vũ An Bình, 1974, bị bắt tháng 12 năm 2012, đang bị giam giữ.

Nguyễn Vũ Bình, 1968, ra tù ngày 9/6/ 2007.

Nguyễn Công Chính, 1964, bị bắt ngày 28/ 4/ 2011, đang bị giam giữ.

Đoàn Huy Chương, 1985, ra tù lần hai ngày 13/ 2/ 2017.

Nguyễn Đình Cương, 1981, ra tù ngày 24/12/ 2015.

Đặng Xuân Diệu, 1979, ra tù ngày 12 /1/ 2017.

Nguyễn Hữu Quốc Duy, 1985, bị bắt tháng 11 năm 2015, đang bị giam giữ.

Nguyễn Văn Duyệt, 1980, ra tù ngày 30/1/ 2015.

Nguyễn Văn Đài, 1970, bị bắt lần thứ hai ngày 16 tháng 12 năm 2015,  đang bị giam giữ.

Lê Công Định, 1968, ra tù ngày 06/ 2/ 2013.

Nguyễn Văn Điển, 1983, bị bắt ngày 3/3/ 2017, đang bị giam giữ.

Lê Thu Hà, 1982, bị bắt ngày16/ 12/ 2015, hiện đang bị giam giữ.

Phan Thanh Hải, 1969, ra tù ngày 1/ 9/ 2013.

Phạm Bá Hải, 1968, ra tù ngày 7/ 9 / 2011.

Đỗ Thị Minh Hạnh, 1985, ra tù ngày 26/ 6/ 2014.

Bùi Thị Minh Hằng, 1964, ra tù ngày 11/ 2/ 2017.

Hồ Đức Hoà, 1974, bị bắt ngày 30/ 7/ 2011, đang bị giam giữ

Lê Anh Hùng, sinh năm 1973, bị đưa vào trại tâm thần hôm 24 tháng 1 năm 2013, và được thả ngày 5 tháng 2 cùng năm.

Nguyễn Hoàng Quốc Hùng, 1981, bị bắt tháng 02 năm 2010, đang bị giam giữ

Vũ Hùng, 1966, ra tù ngày 19/ 8 / 2011.

Việt Khang, 1978, ra tù ngày 14/ 2/ 2015.

Hồ Thị Bích Khương, sinh năm 1967, ra tù ngày 15/1/ 2016.

Lê Thăng Long, 1967, ra tù ngày 10/ 6/ 2012.

Nguyễn Đặng Minh Mẫn, 1985, bị bắt ngày 31/ 7/ 2011, đang bị giam giữ.

Trần Thị Nga, 1978, bị bắt ngày 21/ 1/ 2017, đang bị giam giữ.

Phạm Thị Thanh Nghiên, 1977, ra tù ngày 18/ 9/ 2012.

Lê Thị Công Nhân, 1979, ra tù ngày 06/ 3/ 2010.

Trương Duy Nhất, 1964, ra tù ngày 26/ 5/ 2015.

Nguyễn Văn Oai, 1981, ra tù ngày 2/8/ 2015.

Hồ Văn Oanh, 1985, ra tù ngày 16/ 2/ 2014.

Lê Quốc Quân, 1971, ra tù ngày 27/6/ 2015.

Ngô Quỳnh, 1984, ra tù ngày 01/ 07/ 2011.

Nguyễn Ngọc Như Quỳnh, 1979, bi bắt ngày 10/10/ 2016, đang bị giam giữ.

Lê Văn Sơn, 1985, ra tù ngày 3/ 8/2015.

Phạm Hồng Sơn, 1968, ra tù ngày 30/8/ 2006.

Tạ Phong Tần, 1968, ra tù ngày 19/09/2015.

Vũ Quang Thuận, 1966, bị bắt ngày 3/3/ 2017, đang bị giam giữ.

Nguyễn Thị Minh Thúy, 1980, bị bắt tháng 5 năm 2014, đang bị giam giữ. 

Trần Thị Thúy, 1971, bị bắt tháng 8 năm 2010, đang bị giam giữ.

Trần Huỳnh Duy Thức, 1966, bị bắt ngày 24/5/ 2009, đang bị giam giữ.

Nguyễn Trung Tôn, 1972, ra khỏi tù ngày 15/01/2013.

Lê Thanh Tùng, 1968, bị bắt lần thứ hai ngày 24/12/2015, đang bị giam giữ.

Phạm Văn Trội, 1972, ra tù ngày 1/9/2012.

Nguyễn Bắc Truyển 1968 ra tù ngày 17/5/2010.

Nguyễn Tiến Trung, 1983, ra tù ngày 12/4/2014.

Lê Trí Tuệ, 1978, biệt tích từ ngày 17/05/2007.

Huỳnh Anh Trí,1971, ra tù ngày 29/12/2013, từ trần ngày 5/0/2014.

Huỳnh Anh Tú, 1968, ra tù ngày 29/12/2013.

Tôi vô cùng tiếc vì trí nhớ đã bạc nhược nên đã không ghi chép được tuổi của tất cả các bạn đã (và đang) phải chịu cảnh giam cầm, ở khắp mọi nơi. Đó là chưa kể đến vô số những nhân vật khác, những công dân Việt Nam đang bị bạo quyền quấy nhiễu hay đe doạ đến mạng sống (hàng ngày) chỉ vì bầy tỏ nỗi bận tâm đến sự an nguy của tổ quốc.

Vì sự giới hạn của một bài báo ngắn chúng tôi không thể (và có lẽ cũng không cần thiết) nêu danh của hết thẩy mọi người trong những trang sổ tay bé bỏng này. Chỉ xin được ngỏ lời chân thành cảm ơn các bạn  đã giúp chúng tôi, những công dân lão hạng, cảm thấy được an tâm (hơn) khi nghĩ đến tương lai đất nước.

Lưu

3 BÌNH LUẬN

  1. Tác gia bai nay oi ,Sao Tác Gia Van Con Tổn Sung Ho Trinh nhu vay ? Co le tác gia quen mat Bai HUYỆN THOAI ME cua Trinh viet ve AI truoc 30/4/1975 chu .? Va Sau do Ho Trinh lai Tổn Sung Ca Nhan nao o Saigon BI DOI TEN chu ? Ho Trinh khong dang de chung ta Phai Noi den nhu vay , theo y kiện ca nhan toi thi Trinh Cong CONG la TEN AN COM QUOC GIA THO MA CONG SAN 150/100
    .

  2. Rất nhiều bạn trẻ đã và đang hy sinh tuổi thanh xuân với hy vọng mang lại thay đổi cho đất nước. Cám ơn các bạn. Xin hãy cố gắng nhé. Chúc các bạn may mắn.

  3. Co mot thang VC ten la Ha, can bo o Saigon tuyen bo la Tre em o VN sung suong hon nhieu tre em tren the gioi , DM no , cai thang can bo VC mat day , co le no chua bao gio ra duong pho VN. chua bao gio thay tre em di banco ve so ,mi go ,an xin ,ban thsn no co le de boc dieu hay boc ny long

BÌNH LUẬN

Please enter your comment!
Tên