S.T.T.D Tưởng Năng Tiến – Mũ Tai Bèo

27

Tôi đã trót có dăm ba lời về nón cối, mũ cối, và dép râu nên (lỡ trớn) cũng xin được thưa luôn – đôi câu – về cái nón tai bèo.

Theo một tài liệu, chiếc mũ tai bèo đầu tiên xuất hiện ở một đơn vị võ trang ta trong đêm Đồng Khởi (17-1-1960) ở Bến Tre. Dần dần chiếc mũ vải mềm, màu xanh, vành tròn, có làn sóng giống như những cánh bèo trên sông nước, càng được đông đảo các chiến sĩ giải phóng quân sử dụng.

Đến những năm 1966-1967, chiếc mũ tai bèo “dễ thương như một bàn tay nhỏ”, với nhiều tiện lợi ở một xứ sở nhiệt đới nắng lắm mưa nhiều, trong hoàn cảnh chiến trận cần cơ động, gọn nhẹ, đã được đưa vào hành trang của anh bộ đội Giải phóng. Nó chính thức nằm trong trang phục của Quân giải phóng miền Nam. Và từ đó, chiếc mũ tai bèo cùng đôi dép cao su cũng hiện lên trong thơ, văn, nghệ thuật, gần gũi, giản dị mà đầy tự hào, cao vợi.” (Đàm Chu Văn. “Nhớ Chiếc Mũ Tai Bèo.” Đồng Nai Online 13.11.2019).

Trí nhớ của tác giả đoạn văn thượng dẫn e có vấn đề, chứ thực sự thì cái mũ bèo nhèo này chưa từng bao giờ được ca tụng (“tự hào, cao vợi”) như nón cối hay dép râu cả. Lý do dễ hiểu vì nó không thuộc về lực lượng chính quy mà chỉ là trang phục dành cho đám binh lính Mặt Trận Giải Phóng Miền Nam (M.T.G.P.M.N) thôi. Chả những thế, cái mặt trận này đã chết. Vì chút “nhậy cảm chính trị” (hay cũng có thể là do “tế nhị”) nên không mấy ai muốn nhắc nhở (xa gần) gì đến sợi giây thừng trong một căn nhà đã có người bị treo cổ!

Thảng hoặc, mới thấy một vị quan chức cấp địa phương có cố gắng “nâng cấp” cái mũ tai bèo nhưng nỗ lực này – xem ra – cũng chả đến đâu. Ký giả Đoàn Nguyễn (Sài Gòn Tiếp Thị Online) tường thuật:

“Tại một hồ nước trên cánh đồng thuộc xã Đại Cường (Đại Lộc, Quảng Nam) có một pho tượng cô du kích đầu đội mũ tai bèo, vai mang súng. Bức tượng khi xây có thể là thạch cao trắng, nhưng bây giờ, người ta thấy đã loang lổ nhiều mảng đen.

Trong hồ nước, nông dân làm chuồng nuôi vịt. Qua mấy ngày mưa lũ, đàn vịt không còn, chỉ còn lại cái chuồng xiêu vẹo tả tơi. Một bác nông dân vác cuốc đi ngang dừng lại góp chuyện: “Mấy tháng trước, hồ nước sạch sẽ lắm, không ai dám thả vịt, thả cá, nước trong vắt. Nhưng từ khi thay Phật bà bằng cô du kích thì ra như ri đây”. Phật Quan Âm? Tôi ngạc nhiên và nhìn kỹ thì thấy có điều lạ là cô du kích này đứng trên… toà sen.

Trước đó, tuy cô du kích chưa bao giờ có chỗ đứng “ngang hàng” với Phật Quan Âm nhưng cũng chiếm được vị trí tương đối khá trang trọng trong tranh ảnh cổ động và sách báo của nhà đương cuộc Hà Nội. Cùng với những thành viên của lực lượng Dân Công Hỏa Tuyến hay Thanh Niên Xung Phong, họ luôn được xưng tụng là những bông hoa nở giữa chiến trường, bông hoa trên tuyến lửa, hoa lan trong rừng cháy

Sau khi chiến trường đã ngưng tiếng súng thì mọi hy vọng về một cuộc sống an lành (“đôi chim bồ câu trắng hẹn nhau về làng xưa”) cũng đều biến thành ảo vọng. Những bông hoa từng nở trên tuyến lửa đều héo úa trong các “xóm không chồng” giữa thời bình. Họ trở thành những con số không tròn trĩnh: không chồng, không con, không nhà, và không chế độ!

Họ chỉ được hưởng trợ cấp mỗi một lần thôi nhưng rất tượng trưng, và cũng rất muộn màng. Quyết định 290/2005/QĐ-TTg của Thủ Tướng Chính Phủ – Về Chế Độ, Chính Sách Đối Với Một Số Đối Tượng Trực Tiếp Tham Gia Kháng Chiến Chống Mỹ Cứu Nước nhưng chưa được Hưởng Chính Sách Của Đảng và Nhà Nước – ký ngày 8 tháng 11 năm 2005, quy định như sau:

Dân quân tập trung ở miền Bắc từ ngày 27 tháng 01 năm 1973 trở về trước, du kích tập trung ở miền Nam (bao gồm cả lực lượng mật) từ ngày 30 tháng 4 năm 1975 trở về trước do cấp có thẩm quyền quản lý đã về gia đình phải được hưởng trợ cấp một lần theo số năm thực tế tham gia dân quân, du kích tập trung, cứ mỗi năm được hưởng 400.000 đồng. Mức chi trả trợ cấp một lần thấp nhất bằng 800.000 đồng.

Những con số bạc bẽo và thảm hại này hoàn toàn tương phản với tâm tình chứa chan của những kẻ đã từng chiến đấu bên nhau, dù họ không hẳn đã là đồng đội cùng chung lực lượng hay đơn vị. Một cựu chiến binh tâm sự:

Sáng ngày 30-4-1975, sau khi Sư đoàn 10 (thuộc Quân đoàn 3) đánh chiếm xong một số mục tiêu đã định, ông Việt khi đó là Thượng sĩ, Tiểu đội trưởng Tiểu đội xe, thuộc Phòng hậu cần Sư đoàn 10, lái chiếc zeép (chiến lợi phẩm) có gắn máy thông tin 2W và rơ-moóc, đưa đồng chí Võ Khắc Phụng-Phó sư đoàn trưởng, Tham mưu trưởng Sư đoàn 10 cùng một số sĩ quan chỉ huy tổ chức đánh chiếm Bộ Tổng tham mưu ngụy.

Trên xe có một thiếu nữ độ 20 tuổi, gương mặt tươi sáng, đội mũ tai bèo, luôn luôn mang khẩu tiểu liên AK bên mình. Đó là nữ chiến sĩ biệt động Sài Gòn Nguyễn Thị Nết (biệt hiệu: Nguyễn Thị Trung Kiên, nguyên mẫu nhân vật Cô Nhíp trong bộ phim truyện cùng tên – bộ phim đầu tiên của điện ảnh miền Nam sau ngày giải phóng).

Theo sự dẫn đường thông minh, chủ động và linh hoạt của cô Nết, đội hình tấn công vừa vận động, vừa chiến đấu, vượt qua mọi trở ngại, thần tốc xốc tới…

Đã 40 năm trôi qua. Ông Việt và những người bạn chiến đấu ngày ấy … vẫn thường xuyên liên lạc, thông báo cho nhau chuyện vui, buồn. Những lúc như thế, các ông thường nhắc tới cô Nết, mong biết tin tức về người nữ biệt động xinh đẹp, gan dạ, mưu trí, dũng cảm và thông minh ấy… (Phạm Xưởng. “Cô Nhíp Đang Ở Đâu.” TIẾNG NÓI CỦA CỰU CHIẾN BINH VIỆT NAM – 01.06.2015).

Câu hỏi trên đã nhận được hồi đáp, qua một status ngắn của FB Văn Toàn, vào hôm 13 tháng 4 năm 2016:

Sáng ngày 29-4-1975, xe tăng của bộ đội Bắc Việt tiến vào cửa ngõ Sài Gòn theo hướng Tây bắc. Trên xe có một thiếu nữ độ 20 tuổi, gương mặt xinh đẹp, đội mũ tai bèo, luôn luôn mang khẩu tiểu liên AK bên mình dẫn đường cho bộ đội.

Đó là nữ chiến sĩ biệt động Sài Gòn Cao Thị Nhíp (tên hoạt động là Nguyễn Thị Trung Kiên,). Vốn thông thuộc đường xá, Cô Nhíp đã ngồi trên xe chỉ huy để hướng dẫn toàn đơn vị của Thiếu tá Bùi Quan Bùi Quang Đấng đánh chiếm sân bay Tân Sơn Nhất. Sau này, đạo diễn Nguyễn Trí Việt của Hãng phim Giải Phóng đã dựa vào hình tượng này để dựng thành bộ phim “Cô Nhíp” khá nổi tiếng. Hiện nay bà Nhíp đã sang định cư tại thành phố Garden Grove, Nam California, Hoa Kỳ từ lâu và mang quốc tịch Mỹ với tên họ khác…  

Bên dưới thông tin thượng dẫn có không ít những lời lẽ vô cùng cay nghiệt:

  • Tung Thu Tran: Bà nầy ăn cơm quốc gia thờ ma cs!
  • Hoang Nam: Mẹ kiếp sao bà không chết cho rồi?
  • Kim Oanh Tran: Loài ký sinh trùng dơ bẩn ai biết bà ta ở đâu làm ơn thông báo để đồng bào tránh xa
  • Anh Nguyen Hung: Bên thắng cuộc mà cũng đu càng à, LOÀI VÔ SỈ.
  • Quyền Toàn Lâm: Thiên đường ko ở qua đó làm j chòi.

Bà Nhíp không phải là người duy nhất đã rời khỏi Việt Nam, và đã thay tên cùng quố́c tịch. Hơn nửa thế kỷ qua đã có vài triệu người bỏ đi như thế, và dòng người này chưa bao giờ ngừng lại cả. T.S  Phương Mai gọi đây là cuộc “tị nạn niềm tin.”

Cũng như bao nhiêu kẻ khác, khi niềm tin đã mất, bà Nhíp có toàn quyền thay đổi chính kiến và đổi thay nơi cư trú để tìm đến một nơi có cuộc sống an toàn và khả kham hơn. Chỉ có điều đáng tiếc (và đáng nói) là số nạn nhân của những cái nón tai bèo thì quá nhiều mà kẻ may mắn, có cơ hội làm lại cuộc đời, lại quá hiếm hoi – và dường như chỉ có mỗi một thôi!

27 BÌNH LUẬN

  1. Đừng nghe những gì Việt Cộng nói,hãy nhìn kỹ việc chúng làm.
    Nguyễn Văn Thiệu.
    “Dù sông có thể cạn núi có thể mòn,nhưng chân lý vẫn thi gan cùng Tuế Nguyệt”

    • Chỉ nên nghe trí thức Việt Cộng nói thui, và phải nghe ít nhất 2 thằng/con trí thức Việt Cộng trở lên, rùi so sánh . Ít nhứt có 1 đứa nói láo, thường thì tất cả đều nói láo .

      No Star Where, có Tưởng Năng Tiến tay bắt mặt mừng, rùi hứng từng giọt nhưng hứng tinh … OK, thì hoa

  2. Ở Ba Đình,
    người ta
    không
    chơi mủ cối
    hay
    nón tai bèo.
    Ở nơi đó,
    cái nơi
    ngu-xuẫn nhất nước đó,
    người ta
    đội mủ tai lừa.
    *
    Mủ tai lừa úp chặt đãng vinh-quang.

      • Mổi ngày,
        qua đường hàng-không,
        Bắc Kinh cung-cấp cho Ba Đình
        2 tân cháo lú.
        Số cháo này
        không thỏa-mãn nhu-cầu
        của
        tập-đoàn Ủy-viên Trung-ương.
        Vì thiếu-hụt,
        nên
        các vị Ủy-viên Trung-ương-đãng
        cải nhau như mổ bò
        để
        giành-giật lấy suất cháo lú.

  3. Anh Phét không tháy nón Tai Bèo dẩm nát đời trai trẻ chút nào cả. Những thế hệ đội nón TAI BÈO xưa kia bay giò là chủ tịch nuóc(Nguyen Xuan Phúc), thủ tuóng (NGUYEN TÂN DŨNG)v.v..v. Nói chung toàn là CỘM CÁN hom nay cả như NGUYEN THI BÌNH v.v..vv..v

    Nguọc lại những đám mà đội NÓN SẮT xưa kia thì bay giò chỉ còn là đám VONG BẢN(DIỆM, THIÊU v.v.v), ĂN MÀY VIẼN XỨ , SỐNG KHONG QUE HUONG, CHÉT VÔ ĐỊA TÁNG.

    Thế thì nón TAI BÈO và nón SẮT MẼO , cái nào tồn tại vửng vàng hơn?

    anh Phét đô’ thằng Tàn Dư Nguy COCK nào cãi xem nào.

    • “cái nào tồn tại vửng vàng hơn?”

      Đúng ra, câu hỏi là nhờ đâu, cái gì mà cái đó tồn tại vững vàng hơn ? Oh, và cái gì đúng trong quá khứ cũng đúng trong tương lai luôn . Buông ra là chít lìn, vậy thui

      Nên nhớ, bất cứ Tổng thống Mỹ nào, be it lão Đần hay Trump, O bà má, Reagan … mục tiêu tối thượng của họ là làm suy yếu fong chào Cộng Sản quốc tế, to the point of NO MO

  4. Tai bèo
    Phát, Thọ, Định, Bình…
    Giống như tai lợn Bắc Kinh…
    ấy mà
    Bọn này
    chẵng phải người ta,
    Thọ Bình Định Phát

    ma rợ Hồ

  5. Đất ở đâu

    Giun Đất Phạm Nhật Vượng xây nhà
    rồi
    bán để làm giàu?
    Chính là đãng
    đả
    cướp đất của dân
    rồi
    giao cho Vượng.

  6. Ai
    tham-nhũng?
    Kẻ
    có chức, có quyền
    mới
    tham-nhũng.
    Trên răng dưới dép
    như anh Chí Phèo
    thì
    làm sao mà tham-nhũng

    • Ai
      có chức, có quyền?
      Chỉ
      đãng-viên mới có chức, có quyền.
      Từ
      tên tổ-trưỡng dân-phố
      cầm cặc cho chó đái,
      cho tới
      thằng
      chủ-tịch nước cầm cặc cho Tàu đái,
      phải là
      đãng-viên mới được. nắm-giử.

      • Ai
        có chức, có quyền?
        Chỉ
        đãng-viên mới có chức, có quyền.
        Từ
        tên tổ-trưỡng dân-phố
        cầm cặc cho chó đái,
        cho tới
        thằng
        chủ-tịch nước
        cầm cặc cho Tàu đái,
        phải là
        đãng-viên mới được. nắm-giử.

  7. Bãn-chất của đãng

    tham-nhũng.
    Không có tham-nhũng
    thì
    đãng không có lý-do
    để
    tồn-tại.
    Nếu
    bài-trừ tham-nhũng tận gốc,
    thì
    đãng sẻ bị diệt-vong.

  8. Hàng
    triệu đôi dép râu,
    hàng
    triệu cái nón cối,
    hàng
    triệu cái khăn rằn,
    hàng
    triệu cái mủ tai bèo,
    hàng
    chục triệu lít máu
    đả
    đổ xuống
    Cuối-cùng,
    bọn
    Giun Đất Phạm Nhật Vượng

    Ông Trùm Nguyễn Xuân Fuck
    cướp sạch.
    Bọn nó giàu tới mức
    “Nứt đố đổ vách”.
    *
    Máu-xương dân-tộc đổ ra,
    để cho bè-lủ đãng ta làm giàu.

  9. Nón Tai Bèo nhẹ nhàng gâp trăm lần cái NÓN SẮT của lính NGUY SAI GON . Cái NÓN SĂT của Ngụy Sai Gòn nó nặng nề lắm. Đội nó gióng như đội đá lên đầu , vì thé năm 1975 lính Ngụy SAi GON cởi NÓN SẮT , lột GIÀY BOOT SHOE đế chạy cho nhẹ và cho nhanh.

    Đó là lý do mà cả tat cả đuòng phố tại SAI GON toàn giày lính đuọc ghi lại bỏi các nhà báo ĐỨC nam 1975.

    • Cả triệu dân Bắc di cư vào nam volunteer làm công dân Việt Nam Cộng Hòa, còn tai bèo chiêu hồi thì nhiều vô số… bây giờ mà Việt Nam Cộng Hòa được thành lập trở lại, thằng nào dám … đội nón tai bẻo để dân nó giết cho sướng tay không?

      • Nón tai bèo và dép râu “nhẹ” nổi tiếng đến độ sau năm 1975 có người phải làm thơ ca tụng:

        Dép râu giẫm nát đời son trẻ
        Nón tai bèo che khuất ánh tương lai

    • Nón tai bèo và dép râu “nhẹ” nổi tiếng đến độ sau năm 1975 có người phải làm thơ ca tụng:

      Dép râu giẫm nát đời son trẻ
      Nón tai bèo che khuất ánh tương lai

  10. Đm làm thì cũng được nhưng mà đm nó xin tiên dữ quá. Đm … !

    Đó là nguyên dzăn tôi từng nghe một người qua Mỹ hơn 10 năm làm dành dụm được một số tiền. Sau đó nghe tin bình thường bang giao với VC mở cửa bla bla bla. Anh này cùng với vợ bèn dìa VN “làm ăn” nghề xe ủi đất gì đó. Vì trước khi qua Mỹ gia đình anh ta nghe nói có làm nghề này rất khá.

    Bẵng đi vài ba năm làm ăn thì anh ta quay trở về Mỹ, chị vợ còn tiếc ở lại dìa sau. Người quen hỏi thăm thì anh ta nói:

    Đm ! làm thì cũng được nhưng mà đm nó xin tiên với rủ đi ăn dữ quá, đm chiều nào cũng có thằng CA hay an ninh củ c.c gì đó đm lợi rủ đi nhậu. Đm ! Thành ra làm thì tính ra có tiền, mà rốt cuộc coi lợi đm ăn thâm dzốn lun.

  11. Lương của một cán bộ đảng, thí dụ cụ thể chủ tịch phường chỉ là bình phong .Lương thật thì lớn hơn thế ít nhất gấp mấy chục lần bởi muốn làm ăn, mở kinh doanh , xây dựng,.. thì phải xin giấy phép từ chính quyền địa phương mà đứng đầu là chủ tịch, có nghĩa là phải có phong bì lót tay ( Cái này xem ra cũng khá đơn giản không đưa trực tiếp được thì đưa gián tiếp bằng nhiều cách! ). Do vậy ngày nay cái kiểu thắc mắc tại sao tay chủ tịch đó đổi xe , đổi nhà hoài là vẫn còn hồn nhiên ! Đã thế nào đã được yên, lại còn phải ” xã giao” với bên công an , bên trật tự đô thị, bên thuế vụ,.. mới được yên ổn làm ăn.Cũng vị chịu ” bom ba tầng” như thế nên một số hộ kinh doanh, đây chưa kể lời hay lỗ, sau một thời gian làm ăn ngắn chịu không nổi đành bỏ của chạy lấy người và vừa chạy vừa ngoái đầu lại chửi !

  12. Đúng là đảng viên không còn lý do để chê Đảng nghèo, nhưng phải biết cách mới có thể moi tiền từ Đảng. Ngay cả nằm ngửa ra chờ tinh … bột của Đảng như các cụ Nguyễn Đình Cống cũng không dễ . Trong này có cụ Cố Sakim & anh tonydo, đặc biệt là tonydo -Welcome, welcome- đã hốt đủ 1 mớ để đem qua xứ tư bửn xây dựng đất nước giàu đẹp . 2 vị nên kể ra những kinh nghiệm rút ruột Đảng của tụi nó .

    Nhà tớ thì lạc hậu gòi . Thời mới “mở cửa”, nhà dân bình thường bung ra làm ăn, nhà tớ cũng không phải ngoại lệ . Làm ăn nhỏ lẻ khấm khá lên, ông già tính ở lại, chỉ cho tụi nhóc đi . Tưởng bở, ổng bắt đầu mở lớn, thì gặp ngay chuyện . Muốn phất lên phải làm quen với quan, quan thấy mình làm ăn khấm khá đưa họ hàng vô học rùi mở thứ y chang mình để cạnh tranh . Kế tới, hải quan, hành chánh, giấy tớ … tuốt tuồn tuột họ nắm hết . Hàng của họ hàng họ đầu xuôi đuôi lọt, hàng mình chỉ cần ách 1 ngày, đối tác nước ngoài đã muốn đi chỗ khác . Cuối cùng ông già tớ lắc đầu, quyết định đi cả nhà . Thats one way 2do it, and im pretty sure its old as Phúc . This is where những kinh nghiệm của các cụ Cố Sakim & tony trở thành quý báu

  13. VC có quyền, dựa hơi VC, là có tiền.

    “Họ chỉ được hưởng trợ cấp mỗi một lần thôi nhưng rất tượng trưng, và cũng rất muộn màng. Quyết định 290/2005/QĐ-TTg của Thủ Tướng Chính Phủ – Về Chế Độ, Chính Sách Đối Với Một Số Đối Tượng Trực Tiếp Tham Gia Kháng Chiến Chống Mỹ Cứu Nước nhưng chưa được Hưởng Chính Sách Của Đảng và Nhà Nước” (TNT)

    Cứ như là cán bộ ngành TBXH của VC lo cho đồng chí. Ha ha ha !

    Sự thật thấy vậy không phải dzậy. Nó còn thoải mái khỏe re hơn gấp 10 lần những người dân thường.

    Tôi đã từng lăn lóc bụi đời kiếm sống thời VC những năm 80S và đầu 90s. Nói thí dụ, mỗi khu chợ lớn nhỏ của VC đều có ban quản lý thị trường rất quyền uy. hầu hết là bọn gia đình thân nhân cách mạng dây mơ rễ má rất chằng chịt. Con mẹ thu thuế hoa chi là cháu của chú tám ủy ban. Thằng quản lý chợ là em chồng của thiếm ba phó chủ tịch huyện. Sạp bán vải ngay cửa ngỏ chợ là của vợ trưởng phòng tài chánh. Đến nổi xe nước mía cũng là bà con bên ngoại của chú năm bí thư đã dìa hiu.

    Tóm lại, ít người thấy khía cạnh “quy ra thóc”” của cái khâu gia đình thân nhân cách mạng. Nó cũng chưa phải là đại gia gì nhưng cũng kiếm sống được, còn sướng hơn gấp 10 lần quần chúng nói chung.

Leave a Reply to Ngụy Hèn Cay Cú Hủy phản hồi

Please enter your comment!
Tên