S.T.T.D Tưởng Năng Tiến – Hạt gạo làng ta & gia tài của Marx

4

Học thuyết Mác sẽ để lại gì trên đất nước Việt Nam? Có chút tương lai nào cho học thuyết đó? Nói rộng ra, tương lai nào sau khi độc tài toàn trị chấm dứt?

G.S Đỗ Mạnh Tri

Tôi cứ nhìn hai bức ảnh trên trang FB của nhà báo Huynh Ngoc Chenh, cùng với lời bình của ông (“Cái này không phải do khác nhau vùng miền mà khác nhau do sống với cs lâu hay mau. Giống như người Hoa lục với Hoa Hồng Công. Tất cả đều do giáo dục mà ra.”) mà không khỏi có đôi chút băn khoăn.

Ngoài việc cầm bút, Huỳnh Ngọc Chênh còn có thời gian dài cầm phấn nên nhận định thượng dẫn hẳn rất khó sai nhưng tôi vẫn e rằng chưa đủ. Cùng với giáo dục, theo thiển ý, kinh nghiệm sống của mỗi cá nhân – chắc chắn – cũng ảnh hưởng (ít nhiều) đến cách ứng xử của từng người.

Nhà văn Đỗ Hoàng Diệu tâm sự:

“Xem những bức ảnh, tôi không suy luận không kết luận người Nam ý thức người Bắc tham lam, tôi chỉ thấy họ đói, họ đang đói. Cái đói làm họ sợ hơn sợ virus, nên chen lấn, giằng co nhau trước máy nhả gạo. Bạn không bao giờ hiểu được cảm giác đó, vì bạn nằm trong biên chế nhà nước, thế nào lương cũng không bị cắt. Bạn không thể nào hiểu nỗi lo ngày lo đêm trong cơn bĩ cực của người nghèo, nó đau đến mức nào, cả thể xác lẫn tinh thần, khi tài khoản tiết kiệm của bạn đủ tiền để mua cá mua thịt trữ đầy tủ lạnh và trả tiền internet cho việc tải về các bộ phim ưa thích. … Tôi hiểu cái đói cái nghèo, không làm gì ra tiền nó kinh khủng tới mức nào. Không gì diễn tả nổi. Nó tàn phá mọi giá trị. Nền kinh tế đóng băng, nhiều trung lưu vỡ nợ, nhiều người nghèo đang đói, rất đói, khắp mọi miền Việt Nam… Tôi thương họ, như đã từng bất lực thương bố mẹ anh chị, thương mình những năm tám mươi.”

Chuyện gì xẩy ra vào những năm 80, hay trước đó?

Xin nghe thêm một câu chuyện nhỏ, từ một nhà văn khác:

“Sắp đến ngày kỷ niệm Quốc khánh mùng 2 tháng 9, cả Hà Nội bừng sáng trong rừng khẩu hiệu và cờ hoa… Nơi các cửa hàng thịt cá mậu dịch người ta niêm yết trên bảng thông cáo: Các ô sổ phụ của phiếu thực phẩm tháng Chín bán cá bể, mỗi hộ được mua hai ký cá ngoài tiêu chuẩn để ăn mừng quốc khánh…

Cá bể chưa về. Thế mà có mấy người chầu chực sắp hàng từ năm giờ sáng. Trời vào thu rồi mà vẫn nóng, đám người chờ mua đông đặc không ra hàng lối gì. Mồ hôi, mồ kê nhễ nhại… vừa lúc đó, thốt nhiên bên kia đường bật lên tiếng reo lớn:”Cá về! Cá về!

Lúc đó thì không còn hàng lối gì nữa, mọi người chen chúc xô đẩy nhau, ý ới gọi nhau. Từng lớp sóng người dồn lên rồi lại dạt xuống, khiến không còn chỗ cho những bà mậu dịch viên đổ hàng. Thế là lại phải giải thích cho mọi người lùi lại, nhường cho một khoảng trống. Có đến hai mươi phút sau cá mới được đổ xuống vỉa hè, chả cần thau chậu gì ráo. Và lũ ruồi đánh hơi mới tài làm sao! Chỉ loáng một cái chúng đã kéo đến hàng đàn, bám đen lên đống cá. Tôi không đủ can đảm để giữ tư cách nữa, cứ thế mà chen đẩy theo sức lực của mình. Đứng trước tôi là một thằng bé, không hiểu bằng cách nào mà len lỏi tới trước được, nhưng cũng khổ cho nó, mỗi khi đợt xô đẩy dồn tới là nó lại bị đè ngã vào đống cá …” (Thế Giang. “Lộc Thánh”. Thằng Người Có Đuôi. Costa Mesa: Người Việt, 1987).

Trận đói khốc liệt 1945 và nạn “đói góp” kéo dài đến vài thập niên, mãi cho đến Thời Kỳ Đổi Mới, khiến người dân miền Bắc phải chịu đựng mọi thiếu hụt lâu hơn dân chúng miền Nam và (chắc) vì thế nên tâm thức cũng bất an hơn – theo như suy luận của nhà văn Võ Đắc Danh:

“Người dân xứ tôi có lẽ chỉ chịu những cú đánh vào bao tử mới mười lăm năm nên chưa bị xoáy mòn nhân cách, chưa thành di chứng, sự hào phóng chưa biến mất bởi nó được tích lũy gần 300 năm ưu đãi của thiên nhiên. Đọc mấy câu ‘phán’ của anh Huỳnh Ngọc Chênh, tôi tự hỏi, nếu cái chủ nghĩa xã hội quái thai còn kéo dài ở miền Nam cho tới bây giờ, liệu chúng ta có được bức ảnh người Sài Gòn xếp hàng trật tự với khoảng cách hai mét trước cái máy ATM gạo để chúng ta so sánh với người Hà Nội hay không?”

Câu hỏi này lại khiến tôi lại trộm nghĩ thêm rằng nếu thay được những lời lẽ kỳ thị, hay miệt thị (giữa cơn đại dịch, và giữa lúc biển đảo đang mất dần dần) bằng ánh mắt bao dung, bằng ngôn từ hoà thuận, cùng với tấm lòng nhân ái thì quan hệ vùng miền Nam/Bắc – chắc chắn – sẽ tốt đẹp hơn, và cũng vững mạnh hơn (nhiều) khi đất trước đang đối diện với nạn ngoại xâm. Chả những thế, tự thâm tâm tôi còn thành thật tin rằng dân Việt hiện nay (thuộc bất cứ thế hệ nào, đang sinh sống bất cứ nơi nao) cũng đều vướng phải ít nhiều thương tật và cũng đều đáng thương hơn đáng trách.

Tôi sống tha hương gần hết đời mình nên kinh nghiệm về XHCN (xếp hàng cả ngày) không được phong phú lắm; dù thế, chuyện xô đẩy hay chen lấn thì cũng chả lạ lùng gì. Chừng hơn mười năm trược – có hôm – tôi dừng xe trước một tiệm giò chả Việt Nam (nổi tiếng) ở miền Bắc California, rồi bảo đứa con gát út:

  • Từ nay, con tự mua thức ăn lấy nhá.

Cháu đã đã học qua 5 năm tiếng Việt vào mỗi sáng chủ nhật hằng tuần, đã được nuôi dậy cả chục năm trong một gia đình mà cả bố lẫn mẹ đều ngọng nghịu tiếng Anh nên cả nhà chỉ nói thuần tiếng Việt. Tôi tin là nó đã đủ khả năng giao tiếp bằng tiếng mẹ đẻ để có thể mua sắm lặt vặt cho chính bản thân. Vài phút sau, con bé bước ra khỏi tiệm tay không và mặt đỏ bừng bừng:

– Con ghét người Việt Nam, con không thích họ tí nào! I hate Vietnamese, I don’t like them at all!

Vẻ giận dữ của cháu khiến tôi ái ngại:

– Chuyện gì vậy?

– Con đứng xếp hàng nhưng mấy người đến sau cứ chen lên trước nên đợi mãi cũng chả đến lượt mình.

Con nhỏ chào đời ở Hoa Kỳ nên không biết rằng khách hàng trong tiệm này, ông bà, cô dì, chú bác … phần lớn (cũng y như bố nó) đều là thuyền nhân. Họ đã bán tống bán tháo, hoặc “dâng hiến” hết cả tài sản để bỏ của chạy lấy người. Tất cả đâm xầm ra biển, xô đẩy chen lấn và sẵn sàng đạp lên nhau (nếu cần) với ước mong duy nhất là có thể dành được một chỗ trên một con thuyền ọp ẹp hay mong manh nào đó. Kẻ nhanh chân chưa chắc đã sống sót đến bờ nhưng người kẻ chậm lại thì chắc chết, chết chắc, vì tù tội và tán gia bại sản.

Kinh nghiệm hãi hùng này vẫn còn in đậm trong tâm trí và cách hành xử của rất nhiều người tị nạn cộng sản nên cứ thấy đám đông là là họ chen ngay (cứ như một phản xạ tự nhiên) dù chỉ để mua vài ổ bánh mì hay mấy cây chả lụa. Chính tôi cũng thế, cũng đã năm lần bẩy lượt – chứ chả ít ỏi gì – vượt đèn vàng hay len lách trên xa lộ một cách hoàn toàn vô thức (và vô cùng ngu xuẩn) dù chả có chuyện gì đến nỗi phải vội vàng đến thế.

Nhìn gương mặt đỏ au, và nghe giọng nói uất ức của con mà không dưng tôi chợt nhớ đến một câu nói (khó quên) của G.S Đỗ Mạnh Tri: “Rồi chế độ toàn trị sẽ chấm dứt tại Việt Nam. Nhưng người Việt Nam không thể xây dựng đất nước bằng cách phủ định thực tại Việt Nam. Trong thực tại ấy, có Mác.”

Mà di sản của Marx để lại, ở đất nước này, nào có phải chỉ giới hạn trong chuyện tranh dành hay chen lấn. Di lụy của CNXH còn là vô số những thứ “bệnh tật kinh niên” khác nữa: chèn ép, hiếp đáp, trù dập, phe cánh, chạy chọt, luồn lọt, lươn lẹo, lừa lọc, tham lam, gian xảo, trộm cắp, rình rập, soi mói, ti tiện, hèn hạ, huyênh hoang, hợm hĩnh, hung  bạo, khoác lác, tục tằn, trơ trẽn, tráo trở, ích kỷ, dối trá, vô trách nhiệm, vô văn hoá, vô giáo dục, vô liêm sỷ  …

Chúng ta chỉ cần vài thập niên để có thể tạo dựng lại một nền kinh tế lành mạnh và hiệu quả nhưng e sẽ mất đến đôi ba thế hệ mới loại bỏ dần được những thói hư (và tật xấu) vừa nêu. Vấn đề không chỉ đòi hỏi thời gian mà còn cần đến sự nhẫn nại, bao dung, thông cảm (lẫn thương cảm) nữa. Nếu không thì dân tộc này vẫn sẽ tiếp tục bước hết từ bi kịch sang bi kịch khác – cho dù chế độ toàn trị và nguy cơ bị trị không còn.

4 BÌNH LUẬN

  1. Nhìn những hình ảnh nầy,thật ngu-dốt cho những ai nói và nghĩ;” CS có CÔNG” trong việc Thống nhất Đất nước ! Trong ý tưởng củng như hành động CS chưa hề có mục đích: Thống nhất Đất nước theo tinh thần Dân Tộc.CS chỉ có mục đích duy nhất là NHUÔM ĐỎ toàn cỏi VN ! CS hôm nay “Xuề
    xòa”hay nói khác hơn đóng kịch trở lại với Dân Tộc, vì CNCS đả sụp đổ ở Đông Âu và Liên xô>Số còn lại trên đường sụp đổ. Cứ xem trong quá khứ thì biết,bao nhiêu nhà yêu nước,khi cần CS vổ-về.Khi không cần đem đi thủ tiêu và giết ! Thật khốn nạn và ngu dốt cho những ai ,giờ nầy còn hoan hô CS!.Tôi có bà con ,làm GS ở Miền Bắc,tôi khẳng khái nói thẳng vào mặt họ : Nói Lời từ biệt,khi giờ thứ 25 ,mà vẩn còn nói giọng
    Bolchevik !!

  2. Nói đến CS thì nói đến những cái xấu xa, dã man, đểu rả & khốn nạn nhất trên quả đất này mà con người phải gánh chịu. Sống với nó mãi rồi ‘giả thành thật’ và nhiểu người bị tiêm nhiễm là vì vây.

  3. Một người bình thường không bao giờ hại ai,không bao giờ đụng chạm đến ai và cũng chả nợ nần gì ai thì có thể sống ung dung,đi đâu một mình cũng không sợ bị ai thù ghét,chửi rủa hay trả đủa và nhìn rộng ra đối với một đảng chính trị cầm quyền cũng vậy.Thế thì tại sao đảng cộng sản luôn cho mình làm điều đúng nhưng sao bị biết bao người chỉ trích,chửi rủa và số này ngày càng đông,luôn gồm cả những người từng theo đảng,cụ thể như đại tá Bùi Tín,trung tướng Trần Độ,nhà văn Xuân Vũ,nhà văn Vũ Thư Hiên,nhà hoạt động Lê Hiếu Đằng,… ? Điều này có thể hiểu được bởi từ lúc thành lập cho đến bây giờ đảng đã phạm nhiều tội ác,gieo quá nhiều hận thù trong nhân dân nhưng đảng không bao giờ biết công khai nhận lỗi,chư đừng nói gì đến việc nhận lỗi rồi từ bỏ quyền lực cho đúng với cách điều hành chính trị.Đảng,do độc quyền cai trị, luôn nhận công đối với dân,hay cướp công từ nhân dân nhưng luôn phớt lờ,né tránh trách nhiệm từ những sai lầm,tội lỗi do chính mình gây ra,từ cải cách ruộng đất,nhân văn giai phẩm,bọn xét lại(thời phân phe Tàu,Liên Xô chống nhau),đánh tư sản,đổi tiền,kinh tế mới(kiểu phân vài ký gạo,vài cái xuổng rồi đẩy dân đi khai khẩn vùng khô cắn đầy bom,mìn !).Ở đây không nói đến đợt học tập cải tạo của binh sĩ chế để cũ bởi đó cứ cho là số phận của phe thua cuộc,cho dù có nghiệt ngã,bất nhân nhưng phải chấp nhận !Ngay cả việc đánh tư sản,đổi tiền mà Võ Văn Kiệt có lần nhìn nhận sai lầm(khiến biết bao người bỏ nước ra đi và chết mất xác trên biển đến nổi lời nguyền oán trước khi chết oan còn bay vấn vương phủ khắp nước khiến đất nước không bao giờ yên !) bởi tiền của do người ta dày công làm ăn tích lũy nay bị chụp cái mũ “tư sản bốc lột” và bị chính quyền tịch thu nhà cửa ,đẩy đi kinh tế mới,nhưng cho đến bây giờ chính quyền cộng sản không một lần công khai xin lỗi và có kế hoạch đến bù thỏa đáng.Đây là một số sai lầm to lớn trong vô vàn sai lầm của chế độ mà khiến dân chúng nguyền rủa mãi không thôi ,bởi nếu đảng cộng sản không bao giờ phạm sai lầm–như đảng thường nói–thì ai hơi sức đâu mà nguyền rủa,chỉ trích.Guồng máy tuyên truyền của đảng cộng sản thường nói nhờ đảng mà thực dân Pháp trao trả độc lập cho” nửa nước” năm 1954 và dẩn đến thống nhất (bằng chiến tranh) vào năm 1975 để đất nước”được như ngày nay”.Thiết nghĩ nếu đảng mà đứng đầu là Hồ giỏi thì ngay sau khi đàm phán vào 1945,Pháp đã trao trả độc lập cho toàn VN chứ không phải dùng dằng đàm phán thương lượng riết rồi Việt Minh(đảng thời bấy giờ) bắt buộc phải tuyên chiến trước những sự khiêu khích của Pháp( có thể biết gốc gác thật của Hồ,hoặc không thích Hồ nên không muốn đàm phán) để dẩn đến trận Điện Biên Phủ 1954 dù thắng nhưng tốn biết bao xương máu của binh lính khiến đất nước bị chia đôi rồi lại đánh nhau và kết thúc năm 1975 với một đất nước đầy thương tích và lòng dân tích ủ chia rẻ hận thù(cũng chưa hết VN lại dấn thêm hai cuộc chiến tuy ngắn với Campuchia và Tàu nhưng cũng gây tổn thất cho đất nước cộng thêm thời kỳ bị cấm vận).Ta thấy,ông Gandhi(được gọi là Thánh của Ấn Độ) chỉ bằng vận động dân tuyệt thực mà thực dân Anh,cáo già gấp mấy lần thực dân Pháp,trao trả độc lập cho toàn Ấn Độ vào năm 1947(trước trận Điện Biên Phủ 7 năm,1954) không cần đánh nhau và Campuchia cũng được Pháp trao trả độc lập vào năm 1953 cũng không cần đánh nhau và những năm sau đó các nước Anh,Pháp cũng lần lượt trao trả độc lập cho các thuộc địa trên khắp địa cầu bởi đến lúc thời khắc phải là như vậy chứ không cần “nổi dậy lật đổ giải phóng”(mình thắng mà rốt cuộc sau này vẫn cần chúng nó bằng cách này hay cách khác như xin viện trợ thì gáy, hay hãnh diện làm mẹ gì !).Hoàn cảnh lịch sử VN khiến dân VN tuy có lòng yêu nước nhưng khờ về chính trị nên dễ bị cộng sản mà từng lớp chuyên chính cuồng tính đa số ít học lợi dụng để tập hợp,cướp chính quyền và tự tuyên bố thành lập nước.Theo thói thường,những kẻ mang tâm trạng cướp thường sợ bị cướp lại hay bị lôi ra xét xử một ngày nào đó nên luôn dùng mọi cách để duy trì quyền lực và luôn tránh né hay bào chữa mọi sai trái cho đến khi nào không được nữa thì thôi .Đây là cách của cộng sản.Đối với những người chắc có lẽ không có thân nhân đi học tập cải tạo,gia đình bị đánh tư sản, đi kinh tế mới,gia đình bị đì vì dính líu chế đệ cũ ,đi vượt biên bị chết bị hiếp,bị chụp mũ”phản động”chống đối rồi bị đi tù như Lợi Minh trên you tube ,hoặc như ai đó mang nickname”Tàn Dư Mỹ Nguỵ Ba Que khoát lát”(chỉ có biết mỗi một tiếng Anh đừng “sủa” ông nội,có những người viết trên dây không những quốc tịch Mỹ còn là thầy người nước ngoài và là nhà ngôn ngữ học,đẹp trai,thông minh,học rông từ bi nữa là !) gì gì đó thì cũng dễ hiểu tại sao họ ủng hộ cộng sản .Đời mà có hoàn cảnh này hoàn cảnh khác !

  4. ” Con đứng xếp hàng nhưng mấy người đến sau cứ chen lên trước nên đợi mãi cũng chả đến lượt mình” ( tác giả Tưởng Năng Tiến ) nằm trong cái thành phần đến từ cái xứ cai trị bởi bọn khỉ Trường sơn, hang Pắc Bó Cộng sản Hà nội sau năm 1990 dưới đây này. Một cái xứ mà lợi tức trung bình còn thua cả nước Lào , hàng năm lãnh bố thí gấn 15 tỷ đô la từ hải ngoại gửi về, dân sống xô bồ, giành giật, gian lận…! :

    24/07/2016- vietnamfinance.vn : ” Theo số liệu của Tổ chức Di cư quốc tế (IMO) lấy từ nguồn dữ liệu của Vụ Liên hiệp quốc về vấn đề kinh tế và xã hội (UN DESA), từ năm 1990 đến năm 2015 có 2.558.678 người Việt Nam di cư ra nước ngoài. Như vậy tính trung bình trong 26 năm, mỗi năm có khoảng gần 100 nghìn người Việt di cư ra nước ngoài.

    “Hầu hết người Việt Nam di cư đến các nước phát triển, trong đó tập trung đông nhất là ở Mỹ (hơn 1,3 triệu người), Pháp (125,7 nghìn người), Đức (gần 113 nghìn người), Canada (182,8 nghìn người), Úc (227,3 nghìn người), Hàn Quốc (114 nghìn người),…

    “Tại các nước Đông Âu, và một số nước châu Á như Lào, Campuchia, Malaysia mỗi nước có khoảng trên 10.000 người Việt di cư đến đây “.

Leave a Reply to Nguyen Bao Hủy phản hồi

Please enter your comment!
Tên