S.T.T.D Tưởng Năng Tiến – Lính miền Nam

25

Cho tôi thắp một nén nhang
Khóc người đồng chí
Mà bấy lâu nay tôi cứ đinh ninh là ngụy
Tha thứ cho tôi một thế hệ bị lừa !
Lê Phú Khải

Bạn tôi, tất cả, phần lớn đều là lính ráo. Chúng tôi không chỉ có chung những năm cầm súng, và một quãng đời tù mà còn chia chung rất nhiều … cố tật!. Hễ gặp nhau là uống, và câu chuyện trên bàn rượu trước sau gì rồi cũng xoay quanh kỷ niệm về đám chiến hữu hồi còn chinh chiến: những thằng đã chết, những đứa đang vất vưởng ở quê nhà, hay lưu lạc (đâu đó) nơi đất lạ xứ người.

Thỉnh thoảng, khi (quá) vui, chúng tôi cũng hay mang những vị thượng cấp cũ ra làm đề tài giễu cợt. Hai ông huynh trưởng thường bị nhắc tới để cười chơi là Trần Hoài Thư, và Phan Nhật Nam. Lý do: cả hai vị vẫn nhất định chưa chịu giải ngũ, dù cuộc chiến đã tàn tự lâu rồi!

Trung Úy Trần Hoài Thư vẫn thản nhiên đưa quân Qua Sông Mùa Mận Chín. Đại Úy Phan Nhật Nam vẫn cứ la hét um xùm qua máy truyền tin (giữa Mùa Hè Đỏ Lửa) như thể là cái mùa Hè năm 1972 đó vẫn còn kéo dài đến bây giờ, dù hơn 40 năm đã lặng lẽ trôi, với cả đống nước sông – cùng nước suối, nước mưa, nước mắt… – đã ào ạt chẩy qua cầu và qua cống.

Sau khi cạn mấy ly đầy, rồi đầy mấy ly cạn (và sau màn trình diễn “một ngàn bài Bolero”) tôi hay xin “trân trọng tuyên bố cùng toàn thể các chiến hữu các cấp” rằng :

  • Ai viết cái gì tôi cũng đọc tuốt luốt, trừ hai vị thẩm quyền (nhí) này thì khỏi!
  • Sao vậy cà?
  • Bởi vì thơ với văn của hai ổng có nhiều câu mà “lỡ” đọc một là nó bị kẹt luôn trong đầu, gỡ không ra, nên tui không dám đọc thêm nữa:

Trên đầu ta mũ rừng nhẹ hẩng
Trong túi ta một gói thuốc chuồn
Bắt tù binh mời điếu thuốc thơm
Ðể thấy miền Nam lính hiền ghê gớm

Ta lính miền Nam hề, vận nước ngửa nghiêng
Ta cũng lênh đênh cùng cơn mạt kiếp
Ta trèo lên cây hỏi rừng cho biết
một nơi nào hơn ở Việt Nam ?
Có người lính nào bi tráng hơn lính miền Nam ?

Trần Hoài Thư (“Ta Lính Miền Nam”)

Không chỉ bi tráng, bi hùng, hay bi phẫn mà (đôi khi) người lính miền Nam còn phải đối diện với lắm nỗi bi thương:

“Tôi đi vào ngôi nhà đang âm ỉ cháy, những chiếc cột lớn lỏng chỏng hỗn độn bốc khói xám… Một người đàn bà áo trắng quần đen tay ôm chiếc lẵng mây trước ngực ngồi im trên nền gạch đôi mắt nhìn thẳng ngơ ngác. Thấy chúng tôi đi vào chị ta đứng dậy, đứng thẳng người như pho tượng, như thân cây chết với đôi mắt không cảm giác. Thằng bé theo tôi cùng cùng tên hiệu thính viên lẻn ngay vào bếp kiếm thức ăn. Tôi đi đến trước chị đàn bà…

– Làm gì chị ngồi đây, không biết đang đánh nhau sao?

Im lặng, đôi mắt ngơ ngác lóe lên tia nhìn sợ hãi. Bỗng nhiên chị ta đưa thẳng chiếc lẵng mây vào mặt tôi, động tác nhanh và gọn như một người tập thể dục. Sau thoáng ngạc nhiên tôi đưa tay đón lấy… Hai bộ áo quần, chiếc khăn trùm đầu, gói giấy nhỏ buộc chặt bằng dây cao su. Mở gói, hai sợi giây chuyền vàng, một đôi bông tai.

– Của chị đây hả? – Vẫn im lặng. Nỗi im lặng ngột ngạt, lạ lùng.

– Con mẹ này điên rồi thiếu uý, chắc sợ quá hóa điên…

Tên lính xua tay đuổi người đàn bà đi chỗ khác. Lạnh lùng, chị ta xoay người bước đi như xác chết nhập tràng.

– Chị kia quay lại đây tôi trả cái này…  Tôi nói vọng theo.

Người đàn bà xoay lại, cũng với những bước chân im lặng, trở về đứng trước mặt tôi nhưng đôi mắt bây giờ vỡ bùng sợ hãi, vẻ hốt hỏang thảm hại làm răn rúm khuôn mặt và run đôi môi… Chị ta còn trẻ lắm, khỏang trên dưới hai bảy, hai tám tuổi, da trắng mát tự nhiên, một ít tóc xõa xuống trán làm nét mặt thêm thanh tú.

Tôi đưa trả chiếc lẵng mây, chị đàn bà đưa tay đón lấy, cánh tay run rẩy như tiếng khóc bị dồn xuống. Chiếc lẳng rơi xuống đất, hai cánh tay buông xuôi mệt nhọc song song thân người. Dòng nước mắt chảy dài trên má. Tôi hươi mũi súng trước mặt chị ta:

– Ngồi đây! Tôi chỉ nòng súng vào bực tam cấp. Khi nào tụi tôi đi thì chị đi theo… Tại sao khóc, nhặt vàng lên đi chứ…  Im lặng, chỉ có nỗi im lặng kỳ quái, thân thể người đàn bà cứ run lên bần bật, nước mắt ràn rụa… Từ từ chị đưa bàn tay lên hàng nút áo trước ngực…

Không! Không thể như thế được, tôi muốn nắm bàn tay kia để ngăn những ngón tay run rẩy đang mở dần những hàng nút bóp để phơi dưới nắng một phần ngực trắng hồng! Không phải như thế chị ơi… Người đàn bà đã hiểu lầm tôi…

Chị ta không hiểu được lời nói của tôi, một người Việt Nam ở cùng trên một mảnh đất. Chị ta tưởng tôi thèm muốn thân xác và đòi hiếp dâm! Tội nghiệp cho tôi biết bao nhiêu, một tên sĩ quan hai mươi mốt tuổi làm sao có thể biết đời sống đầy máu lửa và đớn đau tủi hổ đến ngần này.

Tôi đi lính chỉ với một ý nghĩ: Đi cho cùng quê hương và chấm dứt chiến tranh bằng cách góp mặt. Thê thảm biết bao nhiêu cho tôi với ngộ nhận tủi hổ này…” (Phan Nhật Nam. Dấu Binh Lửa. Sài Gòn: Hiện Đại, 1969).

Ở thời điểm này, có lẽ, Phan Nhật Nam không hề biết rằng “sự ngộ nhận đớn đau tủi hổ” của dân chúng với những người lính miền Nam chả phải là “ngẫu nhiên” đâu. Nó đã được đối phương chuẩn bị rất kỹ, và tuyên truyền rất công phu – theo như nhận xét (gần đây) của giáo sư Nguyễn Văn Tuấn:

“Ngày xưa ở miền Bắc VN, tôi đoán người ta tuyên truyền nói xấu về chế độ miền Nam VN dữ lắm. Bộ máy tuyên truyền ngoài đó đã thành công gieo được vào đầu óc của người dân thường rằng chế độ Mĩ Nguỵ rất ác ôn; lính Nguỵ chỉ đánh thuê, rất ác ôn đến nỗi họ ăn gan uống máu người…”

Và đây cũng chả phải chỉ là chuyện “ngày xưa ở miền Bắc” đâu. Sau khi thắng cuộc “bộ máy tuyên truyền” vẫn tiếp tục bôi bẩn và xỉ nhục những người lính miền Nam, như thể họ vẫn còn là những kẻ thù ác độc và  nguy hiểm.

Rảnh, thử xem qua vài đoạn trong một truyện ngắn (“Chuyện Vui Điện Ảnh”) của nhà văn Nguyễn Ngọc Tư. Bà viết viết về “tai nạn nghề nghiệp” xẩy đến cho một tài tử nghiệp dư, chỉ vì lỡ thủ vai một thằng lính miền Nam:

“Chú Sa diễn vai thiếu úy Cón (nghe cái tên thôi cũng thấy ghét rồi), một tên ác ôn giết vợ, hãm hại vợ người, tàn sát trẻ nít, huênh hoang phá xóm phá làng, sau chết vì bị chó điên cắn…

Khi chú mặc bộ đồ rằn ri vô mình rồi, ông đạo diễn không chê vào đâu được. Long Xưởng hô máy một cái là nét mặt chú Sa lạnh như người chết, con mắt trắng dã, lừ đừ, nụ cười bí hiểm. Lúc quay cận cảnh khuôn mặt chú còn ghê nữa, da sần sùi, u uẩn như da cóc, tay chân đầy lông lá, cái răng cửa gãy chìa ra một nụ cười chết chóc với lỗ trống sâu hun hút.

Hồi đầu mọi người còn khen chú mặc bộ đồ mắc toi đó coi oai thiệt, nhưng rồi sau đó nín bằn bặt, người ta quên chú Sa ở hẻm Cựa Gà đi, chỉ còn lại thằng Cón ác ôn. Thằng Cón cưỡng hiếp vợ một cán bộ Đảng mình đang mang thai.

Tới chừng biết đứa bé kia không phải con mình, hắn xé đứa nhỏ làm hai ngay trên giường đẻ, trước mặt người mẹ, cầm bằng đã giết chị ta. Phim bạo liệt, trần trụi. Thằng Cón chết, nó cũng không chết bình thường như người ta, nó chết trong dằn vặt.

Cái mặt lạnh tanh gớm ghiếc của nó co giật méo xệch, bọt mép sùi sụt. Nó cắn vô mấy thằng lính đứng quanh nó. Điên dại tới lúc bị bắn chết. Mọi người theo dõi thằng Cón chết, vừa hể hả vừa ghê tởm…

Chú Sa vẫn tiếp tục đi về trên con hẻm hẹp te mà nghe trống vắng thênh thang. Tụi con nít nghe tiếng xe đạp chú tè tè lọc cọc thì chắc mẩm đứa nào đứa nấy mặt xanh mặt tím chạy vô nhà trốn. Tụi nó hỏi nhau: “ổng đi chưa?”, cũng tại má tụi nó nhát hoài, lì lợm, không ăn cơm là bị chú Sa ăn thịt. Rõ ràng là ấn tượng về thằng thiếu úy Cón mạnh mẽ quá sức tưởng tượng, rõ ràng là người ta bị giật mình bởi tội ác.

Bà con ngại ngần ác cảm giạt xa chú … Chú Sa thấy đây đúng là một tai nạn …”

Cái “tai nạn” riêng của Chú sa chỉ xẩy ra trong phạm vi của một con hẻm nhỏ và sẽ không kéo dài lâu.  Còn hàng triệu thằng lính miền Nam thật –  cùng vợ con, thân nhân của chúng – không chỉ phải chịu đựng sự “ngại ngần ác cảm” của đám đông mà còn bị Nhà Nước Cách Mạng kỳ thị (và miệt thị) không biết đến bao giờ!

Mãi cho đến ngày 2 tháng 5 năm 2014, người ta mới nghe một viên chức ngoại giao của phe thắng cuộc, Thứ Trưởng Nguyễn Thanh Sơn, nói đôi lời tử tế:

“Ngày xưa ta không thể nói là không có chính phủ Việt Nam Cộng hòa ở miền Nam. Đó là chính phủ cũng được quốc tế thừa nhận chứ. Đó cũng là một nhà nước có quân đội thực thi nhiệm vụ quốc gia của họ để bảo vệ chính nghĩa theo lý tưởng của họ.”

Và đó cũng chỉ là sự tử tế ngoài miệng! Ngày 12 tháng 4 năm 2015, công an quận Hoàn Kiếm đã bắt giữ và buộc tội (“gây rối trật tự công cộng”) một số thanh niên đã mặc quân phục hay áo thun màu đen có biểu tượng Quân lực Việt Nam Cộng Hoà, trong cuộc tuần hành vì cây xanh ở Hà Nội. Sau đó, công an quận Hoàn Kiếm đã kết hợp với công an Nghệ An khám xét nhà của anh Nguyễn Viết Dũng (tức Dũng Phi Hổ) tịch thu quân phục lính VNCH của anh Dũng.

Việc gì mà phải hốt hoảng đến nỗi “khám nhà,” “tịch thu” và “vu vạ” tội trạng cho vài thanh niên chỉ vì y phục mà họ mặc trên người như thế? Chả lẽ cái chế độ hiện hành có thể bị rung chuyển chỉ bởi vài cái áo (“thun màu đen, có biểu tượng Quân lực Việt Nam Cộng Hoà”) sao?

Hơn nửa thế kỷ tuyên truyền lừa gạt, bôi bẩn, miệt thị những kẻ thua cuộc (bộ) chưa đủ nguôi ngoai thù hận hay sao?  Nắm trọn quyền bính của cả một nhà nước trong tay mà sao có thể hành sử một cách đê tiện, và tiểu tâm đế́n thế?

Dù thế, thời gian đã không đứng về phe thắng cuộc, và đã dần hé mở dần chân dung của những người lính miền Nam:

Cho tôi thắp một nén nhang
Khóc người đồng chí
Mà bấy lâu nay tôi cứ đinh ninh là ngụy
Tha thứ cho tôi một thế hệ bị lừa !
Năm tháng đi qua
Gần hết cuộc đời tôi mới ngộ ra
Không giọt máu Việt Nam nào là ngụy
Trừ những thằng bán nước – đi đêm

25 BÌNH LUẬN

  1. Nói gì thì nói quân Nguỵ bõ chạy có đánh đấm gì đâu ? Cả hai ông tướng vùng l và II đều là CIA của Mỹ trong phan lạc Tiếp có đặt nghi vấn trong sách của ông ta Là ông T làm ngơ để tụi vc chuyển quân vào Nam và vùng II thì ông Phú vội vã ra lệnh lui binh ,ngay không có một chuẩn bị gì hết vào liên tỉnh lộ chết số 7 , còn sư đoàn I không quân thì chỉ lo chạy và phi cơ tự nhiên phát nỗ, mẹ tụi Mỹ nó dâng Ngụy cho bọn răng đen mã tấu thì bây giờ mặc cái quân phục rằn ri mua ở chợ Trời cho nó đỡ tủi vì chẳng đánh đấm gì được mẹ họ nếu DVM còn quân trong tay thì tụi răng đen mã tấu cũng khó ăn , Chính tụi cộng sản nói lên đều này ,Tưculy ngày vào tiếp thu quy Nhơn thấy kho tàng vũ khí Nguỵ để lại dư sức thành lập 2 sư đoàn ,và có thể đánh đến cuối tháng 6 Nếu ông Phú chịu đánh ,Thằng ngụy tàn dư phét lác nó chính là Tony do ,tên dạt vòm ngoại về Vn sớm nhất, Nó là tên nằm vùng ra đi từ miền Bắc vào Mỹ đội lớp tỵ nạn ./

  2. Chạy làng chỉ cò quần………xì
    Lang thang lếch thếch xứ nguoi ăn xin
    Tiếng Anh chẳng biết………….mô tê
    Lau phòng quét rác, hết thơì hung hăng

    Nghị quyết ba sáu tung ra
    Khúc ruột dặm trừờng, củng là con dân
    Ngụy TÀn Dư tưởng mình ngon
    Hôt rác xứ Mẽo, nay thành bề trên
    Tưỏng rằng mình thực tài năng
    Té ra không phải, Ngụy nghèo xác xơ
    Eo phe(Welfare , Tem Phút(fơodstamps) Hao xìng(Housing)
    Qua ngày dắp đổi, bốn lăm năm trời.

    Lật cộng không phải chuyện cuòi
    Mồm vung xích chó , Ngụy hèn ba hoa
    Cò vàng ra rả loe nghoe
    Bằng mồm chống cộng, Cộng còn Ngụy Tan
    Tròi khong thưong những đứa gian
    3 que chỉ dám hung hăng xú người.
    Viet Nam một dải dất tròi.
    Muôn đời bền vững, không còn NGỤY NGU.

  3. 5327 XÁC NGƯỜI TẠI THỪA THIÊN HUẾ MẬU THÂN 1968 LÀ XÁC CỦA AI? “CỦA TA?” CỦA ĐỊCH?” – BÁC SĨ NHA KHOA CHU MỸ DUNG(3)

    lời của người trong những giờ phút cuối cùng của đời mình trước khi đi vào nấm mồ tập thể lén viết vài dòng để lại cho hậu thế biết:

    “Các con cái yêu dấu:

    Đây là bút tích cuối cùng để nhắc cho các con ghi nhớ bài phúc âm thánh Phêrô trên thuyền bão táp… (3 chữ đọc không ra) đức tin. Lời cầu chúc của Cha ngày đầu xuân cho mọi công việc Tông đồ của Cha giữa chúng con, nhớ… (hai chữ đọc không ra) khi sự sống của Cha sắp kết liễu theo ý chúa.

    Hãy mến Mẹ sốt sắng lần hột, tha mọi lỗi lầm của Cha, xin cám ơn Chúa với Cha, xin Chúa tha tội cho Cha và tận tình thương nhớ cầu nguyện cho Cha được sống trong tin tưởng, kiên nhẫn, trong khắc khổ để kiến tạo hòa bình của Chúa Kitô và phục vụ tinh thần Chúa và mọi người trong Mẹ Maria. Xin cầu nguyện cho Cha bình an sáng suốt và can đảm cùng mọi sự đau khổ tinh thần, thể xác và gởi mạng sống cho Chúa qua tay Đức Mẹ.

    Hẹn ngày tái ngộ trên nước Trời.

    Chúc lành cho chúng con.”

    Đó là lá thư tìm thấy trong hộp kính mắt được dấu trong túi áo của thi thể của cha Bửu Đồng ngày 8 tháng 11 năm 1969. Xác của ông đã tìm được thấy trong một mật mồ chôn tập thể tại Lương Viên quận Phú Thứ, cùng với thi hài của, cha Hoàng Ngọc Bang 73 tuổi, và hai sư huynh dòng tu La San là sư huynh Agribert và sư huynh Sylvestre. Lá thư hiện đang được lưu giữ tại nhà thờ Chính Tòa Huế

    • Cùng là NGỤY voi nhau mà sao có thằng thi bảo là 2500, đứa khác lại bảo 2800, có đứa lại bơm lên 8000, có thằng thì lại mạnh mồm hét lên 12,000, bây giờ lảo ni thì hét lên con số lẻ 5327, biet tin ai bây giò. Xem ra cái đám Ngụy Tan Dư này mạnh ai nấy sủa. Chưa chừng vài năm sau lại vọt lên 20,000 củng nên. Tin vịt là thế đó cho nên Ngụy phịa ra thì chính Ngụy đọc voi nhau và tự khóc rồi tự sướng. Rỏ khổ!

      • 5327 XÁC NGƯỜI TẠI THỪA THIÊN HUẾ MẬU THÂN 1968 LÀ XÁC CỦA AI? “CỦA TA?” CỦA ĐỊCH?” – BÁC SĨ NHA KHOA CHU MỸ DUNG(3)

        Nguyễn Đắc Xuân thách thức sự chính xác của các số liệu về nạn nhân Mậu Thân Huế như sau: “Vậy cả ngàn chiến sĩ cán bộ Giải phóng chết ở Huế có mấy ai được đem xác ra khỏi Huế? Chôn ở đâu? Nếu không bị bom đạn Mỹ giã nát thì cũng nằm ở đâu đó tại Huế thôi. VNCH và báo chí Hoa Kỳ có phân biệt được trong số mấy vạn xác chết đào lên ở Huế nói là bị thảm sát ấy có bao nhiêu “Việt cộng” không? Tôi chưa nghe thấy bao giờ.”

        Vì vậy, để trả lời cho ông thủ phạm này, chúng tôi đã đọc qua một số sách vở tài liệu, và chọn tài liệu “Huế Thảm Sát Mậu Thân” để trích dẫn. Lý do chúng tôi chọn tài liệu này vì cách thống kê của tài liệu rõ ràng nhất, hợp lý nhất, và quan trọng nhất là đây là tài liệu có thể được xem là của chính phủ VNCH, vì được biên soạn bởi Thiếu Tá trưởng ty Cảnh Sát Quốc Gia Liên Thành và nhiều thuộc cấp và cộng sự của ông hiện có mặt tại Hoa Kỳ. Ông và các cộng sự của ông là người trong cuộc, là nguồn tốt nhất mà chúng ta có được về Thảm Sát này. Ông đã có mặt từ đầu đến cuối trận chiến 26 ngày tại Huế và sau đó đã được chính phủ chỉ định làm Trưởng Ban Điều Tra Thảm Sát Mậu Thân, đã truy tìm và khai quật các hố chôn tập thể, mời pháp y, lập biên bản điều tra từng nấm mồ, từng thi thể, và cuối cùng là tổng kết để tường trình lên chính phủ VNCH, chứ không phải là người ngoài cuộc như một số tác giả khác.

        Vì vậy, những số liệu mà chúng tôi trích ra đây không phải là câu chuyện “hear say” nghe qua nói lại, cũng không phải là các tường thuật phóng sự mắt thấy tai nghe của các phóng viên Miền Nam hoặc các phóng viên ngoại quốc, cũng không phải là câu chuyện của những người không thuộc thẩm quyền này trong chính phủ VNCH, cho dù họ đã chứng kiến sự việc, mà là câu chuyện của người trong cuộc với tư cách là trưởng một cơ quan điều tra chính thức và duy nhất của chính phủ VNCH về việc Thảm Sát Mậu Thân Huế .

        • Đính chính: đoạn nói trên là đoạn (6) của bài viết, không phải là đoạn (3). Xin cáo lỗi.

      • 5327 XÁC NGƯỜI TẠI THỪA THIÊN HUẾ MẬU THÂN 1968 LÀ XÁC CỦA AI? “CỦA TA?” CỦA ĐỊCH?” – BÁC SĨ NHA KHOA CHU MỸ DUNG (8)

        Mồ chôn tìm được bởi đặc công Lê Viết Kiểu gần hai năm sau Mậu Thân 1968

        Lê Viết Kiểu chỉ huy lực lượng trinh sát-đặc công thành bị lực lượng CSQG/Thừa Thiên Huế bắt sống tại Thôn Vĩ Dạ ngày 28 tháng 8 năm 1969. Lê Viết Kiểu cũng là tên chỉ huy lực lượng Đặc Công Trinh Sát, thuộc lực lược Cánh Nam của Thân Trọng Một. Y tấn công vào Quận III, các vùng giáp ranh quận III và quận Hương Thủy trong Tết Mậu Thân. Y cũng là phụ tá đắc lực của Đại Tá Công An Nguyễn Đình Bảy. Lê Viết Kiểu đã bắt bớ, bắn giết quá nhiều đồng bào tại Quận 3 và Quận 2 thị xã Huế trong Tết Mậu Thân 1968. Hơn 400 nạn nhận bị bắt tại Dòng Chúa Cứu Thế trong đó có Thương Nghị Sĩ Trần Điền và sau đó bị chôn sống tại vùng Lăng Xá Bầu, Lăng Xá Cồn cũng chính Lê Viết Kiểu là thủ phạm

        Sau khi bị bắt, Lê Viết Kiểu khai thêm một số hầm chôn tập thể tại một số vùng tại quận Hương Thủy và Phú Thứ.

        Bây giờ chúng tôi xin nêu chi tiết khu vực quận I, nơi chính Nguyễn Đắc Xuân đã thừa nhận mình là bá chủ: “Từ 1988 đến nay, tôi đã viết rõ công việc của tôi trong Tết Mậu thân. Tôi chỉ biết những việc tôi đã làm trong địa bàn từ cửa Đông Ba đến cửa Thượng Tứ” đó là “địa bàn hoạt động của tôi”( Nguyễn Đắc Xuân)

      • 5327 XÁC NGƯỜI TẠI THỪA THIÊN HUẾ MẬU THÂN 1968 LÀ XÁC CỦA AI? “CỦA TA?” CỦA ĐỊCH?” – BÁC SĨ NHA KHOA CHU MỸ DUNG (9)

        Khu vực quận I

        Trong khu vực này chính phủ VNCH đã tìm thấy khoảng 10 hố chôn tập thể.

        Nguyễn Đắc Xuân cũng nhận chính ông ta đã đào mồ chôn tập thể hàng trăm người tại tường thành nội từ cửa Đông Ba đến cửa Thượng Tứ: “Bản thân đội Thanh niên tự vệ Thành nội của tôi trong tết Mậu thân đã chôn cất hàng trăm quân Giải phóng, cán bộ, đồng bào dọc tường thành từ cửa Đông Ba đến cửa Thượng Tứ. Nhiều đội viên lần đầu tham gia Cách mạng và đã chết ngay sau đó. Không ai còn nhớ tên, không ai biết người ấy xuất thân trong gia đình nào”.

        Còn đây là phúc trình của ty Cảnh Sát Quốc Gia Thừa Thiên Huế: Có khoảng 10 hầm chôn tập thể khu vực này. Hố chôn cạnh tường thành cửa Đông Ba có 7 xác chết, tất cả bị trói hai tay, đầu, ngực và gáy bị đạn. Hai hầm dưới chân tường thành cạnh cửa An Hòa, hầm thứ nhất có 12 xác, đầu và ngực bị vết đạn, hầm kia có 7 xác, miệng bị nhét giẻ, chết trong tình trạng ngộp thở. Dọc đường Cường Để gần cống Thủy Quan có 4 hầm chôn tập thể, tổng cộng khoảng 60 xác, tất cả đều có đấu đạn ở đầu, cổ và ngực. Hai mồ chôn tập thể trong khuôn viên Tòa Án Huế, mỗi mồ khoảng 10 xác chết, không có dấu đạn, chết trong tình trạng bị chôn sống.

        Như vậy cả hai phía chính phủ VNCH và Nguyễn Đắc Xuân đều xác nhận là có những nấm mồ tập thể nằm dọc theo tường thành nội từ Cửa Đông Ba đến Thượng Tứ, An Hòa. Con số mà Nguyễn Đắc Xuân đưa ra là “hàng trăm”, còn con số mà phía Cảnh Sát Quốc Gia đưa ra là 106. Vì vậy tuyên bố của hai bên là trùng hợp không cần bàn cãi thêm. Cho thấy những hố chôn tập thể dọc theo tường thành nội nói trên là có thật.

  4. Khi xưa anh trót………..đu càng!
    Ngày nay anh vẩn hat vang một bài
    Anh áo lính, chị áo dài
    Cùng nhau ta tấu vở hài cho vui

    Tây Nguyên triệt thoái kinh hoàng
    Tụt quần liệng sung đu càng ly hương
    Lộ hang vượt Thai Binh Dương
    Tùy nghi di tản thảm thuong vô cùng
    Cali tái chiếm tung bừng
    Cờ vàng quân nhục lầy lừng chiến công!

    hehehehheeh

    • 10 tội ác lớn nhất của Hồ Chí Minh và đảng Cộng Sản Việt Nam!

      1- Cộng sản Việt Nam gây ra cuộc chiến dai đẳng từ năm 1945-1975, có tội cướp chính quyền hợp pháp và hợp hiến của chính phủ Trần Trọng Kim:

      … Ngày 9 tháng 3 năm 1945, Nhật đảo chính Pháp, độc chiếm thuộc địa Đông Dương. Để tranh thủ sự ủng hộ của người Việt cùng những nước Á châu khác đang bị Nhật chiếm đóng như Miến Điện, Philippines, Nhật tuyên bố “trao trả độc lập” cho Việt Nam. Ngày 11 tháng 3 năm 1945, triều đình Huế tuyên bố hủy bỏ Hòa ước Patenôtre ký với Pháp năm 1884, khôi phục chủ quyền Việt Nam. Trần Trọng Kim được giao thành lập nội các vào ngày 17 tháng 4năm 1945. Đây là chính phủ đầu tiên của nước Việt Nam “độc lập” trên danh nghĩa và Trần Trọng Kim trở thành Thủ tướng đầu tiên của Việt Nam.

    • Cộng nô mở mõm:đu càng
      Ba que xỏ lá muôn vàn tréo tru
      Nay quay bú liếm lu bù
      Đu cu bám háng đội khu cộng hòa

      • Công Hòa là đám xác xơ
        Tụt quần liệng súng, láo lơ bơ phờ.
        Eo phe(welfare)Tem Phút(Foodstamps)qua ngày
        Hao xing(housing)chui rúc bao năm vật vờ

        Mạt kiếp nhưng mải làm ngông
        Tưởng rằng mình cứ ngông nghênh thuở nào
        Thiên hạ biết rỏ đám này
        Mồm to nhưng trí chỉ bang hạt nho

        Đệ I thì Mẽo TRU DI
        Đệ II khóc lóc , Mẽo truất ngai vàng
        Đệ III tự xung ma vuong
        Dựng cờ âm phũ chiêu hồm ma ranh.
        hhehehehe

        • 5327 XÁC NGƯỜI TẠI THỪA THIÊN HUẾ MẬU THÂN 1968 LÀ XÁC CỦA AI? “CỦA TA?” CỦA ĐỊCH?” – BÁC SĨ NHA KHOA CHU MỸ DUNG(7)

          Qua bài viết này, hy vọng rằng ông VC Nguyễn Đắc Xuân sẽ thôi dùng những lập luận xem thường chính phủ VNCH và đồng bào VNCH là cả hai nhân tố trên đã không thể nào biết cách phân biệt xác nào là xác dân, xác nào là xác Việt Cộng như sau: “VNCH và báo chí Hoa Kỳ có phân biệt được trong số mấy vạn xác chết đào lên ở Huế nói là bị thảm sát ấy có bao nhiêu “Việt cộng” không? Tôi chưa nghe thấy bao giờ”.

          Vì vậy, trước hết xin tóm tắt cách điều tra và thống kê nạn nhân của Ty Cảnh Sát Quốc Gia Thừa Thiên Huế thuộc chính phủ VNCH như sau:

          “Riêng tại BCH Tỉnh, chúng tôi thành lập tiểu ban theo dõi và thống kê nạn nhân bị chết và mất tích. Tiểu ban nầy đặt tại Trung Tâm Hành Quân Cảnh Lực dưới quyền Biên Tập Viên Trần Văn Trinh, Trung Tâm Trưởng Trung Tâm Hành Quân Cảnh Lực. Tiểu ban có nhiệm vụ thu thập tin tức, kết quả công việc tìm kiếm xác nạn nhân do các cuộc Cảnh Sát Xã, Các Bộ Chỉ Huy /Cảnh Sát Quận báo cáo lên Bộ Chỉ Huy Tỉnh, sau đó chúng tôi đúc kết báo cáo lên:

          1- Đại Tá Tỉnh Trưởng.

          2- Giám Đốc Cảnh Sát Quốc Gia Vùng I

          3- Bộ Tư Lệnh Cảnh Sát Quốc Gia tại Sài Gòn

          Vì vậy con số 5327 nạn nhân bị giết và 1200 người bị bắt đi mất tích do Bộ Chỉ Huy Cảnh Sát Quốc Gia Thừa Thiên Huế cung cấp là con số chính xác nhất, lấy từ từng thôn xã, quận huyện tỉnh Thừa Thiên và thị xã Huế, và là con số chấp nhận được.” ( Huế Thảm Sát Mậu Thân, Liên Thành)

    • 10 tội ác lớn nhất của Hồ Chí Minh và đảng Cộng Sản Việt Nam!(tt)

      9- Cộng sản Việt Nam bán nước, dâng đất, dâng biển cho Trung Cộng:

      “Theo tài liệu điều trần của Bác Sĩ Trần Đại Sĩ thì Việt Nam nhượng cho Trung Quốc 789 cây số vuông (Km2) dọc theo biên giới hai tỉnh Cao Bằng và Lạng Sơn, và theo những tài liệu trong nước đưa ra thì Việt Nam mất 720 cây số vuông (cả hai tài liệu đều cho thấy phần hiến đất lớn hơn cả lãnh thổ Singapore)

      Như vậy năm 2000, CSVN đã ký nhường thêm gần 8.8% lãnh hải vịnh Bắc Việt tương đương gần 11,000 cây số vuông, và lãnh hải của Trung Cộng nay chạy sâu tận đảo Bạch Long Vĩ.”

    • 5327 XÁC NGƯỜI TẠI THỪA THIÊN HUẾ MẬU THÂN 1968 LÀ XÁC CỦA AI? “CỦA TA?” CỦA ĐỊCH?” – BÁC SĨ NHA KHOA CHU MỸ DUNG(2)

      Dây là diễn tả của phóng viên chiến trường Vũ Ánh, đã có mặt tại Huế trong thời gian chiến cuộc, đã đi theo nhiều nhóm tìm mồ chôn tập thể, tường thuật lại cho đài RFA năm 2008 như sau:

      “Vùng nhiều nhất là quận Phú Thứ và Dạ Lê Thượng có nhiều hầm chôn xác tập thể. Cảm giác của tôi lúc ấy rất lạ, như là bị tê liệt khi nhìn các hình ảnh đó…”

      “Ngay ở hầm Phú Thứ, chắc khoảng gần 1.000 người. Khui lên, đầu của họ phía sau sọ bị bể hết. Những thi hài bị nối nhau bằng dây điện thoại. Có những người không có vết thương, chứng tỏ bị chôn sống”(RFA online ngày 1-2-2008)

      Cuộc hành trình đi vào tử địa của đồng bào Huế, theo lời của bác sĩ Alje Vannema người Hòa Lan cũng đã có mặt tại Huế Mậu Thân 1968, như sau:

      “Ngày kế tiếp, cuộc hành trình kéo dài suốt chiều tới tối, thoạt tiên rời Từ Đàm đi về hướng Nam rồi bẻ hướng Đông Nam. Sáu cây số đường đi mà Lương nghĩ là một cuộc trường chinh. Không ai nói với ai. Chỉ một lần yên lặng bị cắt đứt bởi một câu hỏi của ai đó “Ta đi mô đây?”. Có tiếng phụ họa “Lên núi hay tới chỗ chết?“.

  5. Chao ôi, tướng hèn lính nhát mà cứ gợi lại cho cang them NHỤC. Pả mẹ ơi, hơn 1 triệu tên chạy như vịt bầy.

    1/Khởi đầu cho cuộc chạy marathon của NGỤY SAI GÒN đó là ANH CẢ ĐỎ Trung Tuóng Dư Cuốc Đống. Lảo Đống bỏ Phuoc Long vọt về SAI GON ngày 07 tháng Giêng Nam 1975, chui vô Bộ Tong Tham Muu năm trốn trong đó.

    2/Tiếp tục phong trào VỌT sau Dư CuốC Đống đó là tướng ho lao PHẠM VAN PHÚ. Nắm trong tay 2 sư đoàn bộ binh 22,23 và 8 liên đoàn Biệt Động Khờ(chạy quá thành khờ)và một sư đoàn 6 Không Quân thê mà chạy tán loạn trên đuòng số 7 lich sữ. Hơn 100 ngàn lính , Phú vọt về NHa Trang truóc thi đám lính đua nhau chay về NHA TRANG 10 ngày sau đó tan tác khong còn manh giáp.

    Nói co sách mách có chứng liền nghen may bác NGỤY Tàn Dư 3/// Bolsa.

    https://www.nytimes.com/1975/03/29/archives/arms-left-by-us-loss-by-saigon-force-called-catastrophic-1billion.html

    SAIGON, South Vietnam, March 28—The South Vietnamese have lost more than $1‐billion in American military weapons and other equipment over the last two weeks, according to qualified Vietnamese sources.

    Báo MỸ viet đàng hoàng nghen, Newyork Times nghen , mot tò báo đuoc phân loại hạng 5 tren the giói nghen.

    3/Trong Khi tướng ho lao PHAM VAN PHÚ vọt trốn về NHA TRANG thì ngoài mien trung ten tướng mặt luổi cày NGO QUANG TRƯỠNG người K(hung) của QUAN NHỤC VNCH sửa soạn VỌT. Lảo này nắm trong tay 6 su đoàn cả tat cả. Su đoàn 1, 2, 3 bộ binh. Sư đoán THUY QUAN LỤC CHÉN. Sư đoàn Nhảy Cù(Dù) và Su đoàn 1 không quân. Luc luong như thé nhung tên tuóng nôi danh là NGUÒI K(HÙNG) Quan Nhục Viet Nam Cong Woe2 không đánh nổi đuoc mot trận ra trò voi Viet Cộng mà chỉ toàn VỌT. Lảo vọt ra ngoài hạm đội 7 của Mẽo rôi sau đó về SAIGON chui vào Bệnh Vien Cong HÒa tử thủ trong đó cho toi ngày chuồn qua MẼO. hahhahhahah.

    còn tiép kỳ tói tui se tiep tuc kễ lại VÙNG 3, Vùng 4 để tháy NGUY SAI GÒN chạy nhanh tói múc nào.

    • 10 tội ác lớn nhất của Hồ Chí Minh và đảng Cộng Sản Việt Nam!(tt)

      2- Cộng sản Việt Nam sát hại các đảng phái (không cộng sản) khi họ đang hợp tác với phong trào kháng chiến Việt Minh chống Thực dân Pháp:

      Trần Trọng Kim:
      “Trong những lời tuyên truyền của Việt Minh, thấy luôn luôn nói nào là hạnh phúc, nào là tự do, bình đẳng, mà sự thật thì trái ngược tất cả. Những lối họ dùng là nói dối, đánh lừa cướp bóc, giết hại tàn phá, không kiêng dè gì cả, miễn làm cho người ta mắc lừa hay sợ mà theo mình là được Hồ Chí Minh và đảng Cộng sản Việt Nam là một tập đoàn mafia luôn gây chia rẽ, phá hoại đất nước, tạo ra cuộc nội chiến dai dẳng, không cần thiết trên đất nước VN, làm suy yếu tiềm lực quốc gia, dân tộc bằng sự sát hại các phần tử kháng chiến nhưng không theo Chủ nghĩa Cộng Sản. Những khẩu hiệu mà Cộng sản Việt Nam thường dùng là “độc lập, tự do, hạnh phúc, bình đẳng” chỉ dùng để dối gạt dân Việt Nam mà thôi!”

    • 5327 XÁC NGƯỜI TẠI THỪA THIÊN HUẾ MẬU THÂN 1968 LÀ XÁC CỦA AI? “CỦA TA?” CỦA ĐỊCH?” – BÁC SĨ NHA KHOA CHU MỸ DUNG(4)

      Những nấm mồ tập thể, biểu tượng của thảm sát Mậu Thân còn là những cảnh hành hình xử tử tại chổ bất cứ ai có liên hệ với chính quyền VNCH, cho dù chỉ là một binh nhì, một cảnh sát viên quèn, một người đàn bà giặt quần áo cho lính Mỹ, bà Nguyễn Thị Lào giặt đồ cho lính Mỹ tại căn cứ Dạ Lê đã bị chôn sống, nói gì đến những cấp bậc cao hơn như đại úy, thiếu tá, trung tá. Hoàn toàn không phải là “không có lý gì bảo ông Phan Thiệu Cầu dù là Quân Cảnh là người có tội được” như ông Nguyễn Đắc Xuân đã viết. Cấp bậc càng cao thì càng nhiều tội ác với “cách mạng” cần phải “Trừ khử chúng như trừ những con rắn độc, mà nếu để chúng sống sót, chúng sẽ tiếp tục gây ra tội ác hơn nữa trong chiến tranh…”. ( Hoàng Phủ Ngọc Tường). Việc hành hình Thiếu Tá Từ Tôn Kháng, Tỉnh Đoàn Trưởng Xây Dựng Nông Thôn Thừa Thiên là một chứng minh lời của Hoàng Phủ Ngọc Tường là đúng theo chính sách của “cách mạng”

      Nhà của Thiếu Tá Từ Tôn Kháng ở trên đường Bạch Đằng gần cầu Đông Ba. Đội Thanh Niên Tự Vệ Thành Nội, tức đội An Ninh bảo vệ khu phố của Nguyễn Đắc Xuân sau khi bao vây nhà xong thì lôi hết vợ con Thiếu Tá Từ Tôn Kháng ra đứng ngoài sân, rồi kêu Thiếu Tá Kháng phải ra nộp mình, bằng không bọn chúng sẽ tàn sát hết vợ con của ông. Thiếu Tá Kháng đang trốn trong nhà, nghe nói vậy phải đi ra. Bọn chúng trói ông lại bắt đầu cuộc tra tấn. Chúng xẻo tai, cắt mũi, cuối cùng kết liễu đời ông bằng một loạt đạn AK, trước sự chứng kiến của vợ con mình

Leave a Reply to Nguy Tàn Dư Phét Lác Hủy phản hồi

Please enter your comment!
Tên