Phương án Cầu London của Anh

4
Thái tử Charles kế vị ngai vàng với cái tên Vua Charles III. Photo Getty, Chris Jackson

Nữ hoàng Elizabeth II đang được gia đình, fan và người mến mộ thương tiếc. Tại Anh, cái chết của bà ở tuổi 96 đã tái khởi động một cỗ máy của nhà nước đã ngủ yên trong 70 năm – kể từ khi thân phụ bà, Vua George VI, qua đời vào năm 1952.

Chính phủ Anh đặt tên cho quy trình tỉ mỉ về những việc phải làm khi nữ hoàng qua đời là “Phương án Cầu London”. Kế hoạch này mô tả chi tiết từ lúc linh cữu của nữ hoàng được đưa từ lâu đài Balmoral ở Scotland đến London cho đến các lễ nghi kế vị và lễ an táng.

Phương án dự trù tất cả các ngành của chính phủ Anh phải vào cuộc, trong đó ngành an ninh rất bận rộn để quản lý đám đông chưa từng thấy, những cuộc du hành đi lại chưa từng thấy, và lần đầu tiên London sẽ tắc nghẽn chưa từng thấy.

Phương án tỉ mỉ đến độ lo ngại rằng trong vòng 10 phút sau khi công bố chính thức tin nữ hoàng băng hà, nếu các tòa nhà chính phủ không hạ cờ rủ, chính phủ sẽ phải đối mặt với làn sóng giận dữ của công chúng.

Giống như các bộ phim James Bond, Phương án Cầu London đã được giữ bí mật tối đa, rất ít người biết, nhưng cuối cùng cũng bị rò rỉ cho Politico vào mùa thu năm ngoái. Một số chi tiết có thể đã thay đổi kể từ đó – nhưng phương án vẫn được sử dụng như một hướng dẫn, và sau đây là một tóm tắt ngắn gọn về những gì sẽ xảy ra trong 10 ngày đầu tiên, sau khi kết thúc triều đại Elizabeth.

Ngày mất

Theo Phương án Cầu London, khi nào Thủ tướng nhận được một cú điện thoại của hoàng gia cho biết cây cầu London đã sập thì có nghĩa là nữ hoàng đã ra đi.

Hoàng gia thông báo cho công chúng nữ hoàng đã băng hà. Ngay lập tức, Thái tử Charles kế vị ngai vàng với cái tên Vua Charles III. Phu nhân của ông, Camilla, trở thành hoàng hậu. Hai ông bà nghỉ qua đêm tại lâu đài Balmoral.

Cậu bé đặt vòng hoa trước lâu đài Windsor hôm thứ Năm (Ảnh Chris Jackson/Getty Images)

Khắp nước Anh treo cờ rủ. Vua Charles III đưa ra một tuyên bố ngắn gọn, kế đến là Thủ tướng Liz Truss.

Các nghi lễ khác bắt đầu chuẩn bị hoặc tiến hành, từ những phút mặc niệm đến đặt vòng hoa cho đến những phát súng đại bác.

Ngày đầu

Vua Charles trở lại London. Theo truyền thống trong vòng 24 giờ sau khi quốc vương qua đời, Hội đồng Nối ngôi được triệu tập tại Cung điện St. James. Hội đồng chính thức tuyên bố Nữ hoàng Elizabeth băng hà và vị vua mới lên ngôi. Phương án Cầu London quy định những người được mời đến dự buổi lễ này phải mặc loại quần áo nào.

Quốc hội công bố thông điệp chia buồn và ngưng nhóm cho đến sau tang lễ.

Để bắt kịp thời đại kỹ thuật số, các trang web của hoàng gia, của chính phủ chuyển sang những hình ảnh u buồn, không đăng nhưng nội dung không khẩn cấp. 

Hoàng gia công bố kế hoạch tổ chức tang lễ nữ hoàng, dự kiến ​​sẽ được cử hành 10 ngày sau khi bà qua đời.

Thủ tướng sẽ là thành viên đầu tiên của chính phủ đưa ra tuyên bố. Tất cả các thành viên khác trong chính phủ được yêu cầu không bình luận cho đến khi Thủ tướng phát biểu.

Thủ tướng sau đó sẽ trình diện nhà vua mới và vào lúc 6 giờ chiều, Vua Charles sẽ lên tiếng trên truyền hình.

Tuần đầu

Thi hài của nữ hoàng được đưa từ Scotland về London. Thủ tướng và toàn bộ nội các có mặt để nghênh đón. Đoàn người rước linh cữu đến Westminster, đặt tại đó cho công chúng đến viếng, mỗi ngày mở cửa 23 tiếng.

Trong lúc công tác chuẩn bị tang lễ đang diễn tiến ở London, Vua Charles III du hành mấy ngày kế tiếp đến Scotland, Bắc Ireland và xứ Wales, thăm giới lãnh đạo thuộc Vương quốc Anh.

Các cơ quan bận rộn nhất là Bộ Ngoại giao, Bộ Nội vụ và Bộ Giao thông.

Bộ Ngoại giao được giao nhiệm vụ sắp xếp việc đưa đón các nguyên thủ quốc gia và khách VIP từ nước ngoài, phương án cũng sắp xếp việc nhập cảnh cho một lượng lớn du khách lịch vào Anh nếu nữ hoàng qua đời trong thời gian có đại dịch Covid-19.

Bộ Nội vụ chịu trách nhiệm sắp xếp an ninh trong lúc các cơ quan công lực và tình báo sẽ cảnh giác cao độ đối với đe dọa khủng bố có thể gia tăng.

Bộ Giao thông đã đưa ra lo ngại số lượng người đổ về London dự tang lễ có thể gây ra các vấn đề lớn cho mạng lưới giao thông và dẫn đến tình trạng quá tải ở thủ đô.

Ngày 10

Lễ quốc táng được tổ chức tại Tu viện Westminster, khắp Vương quốc Anh cử hành hai phút mặc niệm.

Sau nghi thức cuối cùng trong Nhà nguyện Thánh George tại Lâu đài Windsor, nữ hoàng được an táng bện trong lâu đài bên cạnh phu quân, Hoàng tế Philip, qua đời vào tháng 4 năm 2021.

(Tổng hợp NPRPolitico) 

4 BÌNH LUẬN

  1. “Thương Dân như con” lời nói của một vi Vua thời nhà Lý,còn văng vẳng bên tai ,người VN nhớ côi nguồn! Tối đả gap một số bà con người Việt
    sống ở Anh,hầu hết đều quý trọng Nữ Hoàng và nói lên sự thương yêu của Bà đối với thần Dân,qua những câu chuyện họ kể. Thầy mà chua xót cho nước An-Nam (thời HCM)! Là “Cha-già Dân tộc” nhưng lại ăn thịt Dân-con mình!.Chôn sống Dân (Xuân 68 tại Huế) chặt đâu Dân khi mới cướp đươc chính quyền.Đuôi Dân ra Biển cho cá mập ăn….Than ôi,thế mà vẩn có bọn đầu lâu thuốc chó hoan hô! Thế mới biết trông Người ,nghĩ đấn Ta ,mà lạnh cả xương sống. Trời đả buôc Hẳn chết đúng ngày Hăn khai trương bửa tiêc Máu !

  2. Bọn
    vua-chúa khốn-nạn
    lắm trò.
    Tôi
    chẵng quan-tâm
    tới
    bọn khốn đó.

    chẵng giúp ích gì cho tôi.

  3. London Bridge is falling down

    Giống như các bộ phim James Bond, Phương án Cầu London đã được giữ bí mật tối đa, rất ít người biết, nhưng cuối cùng cũng bị rò rỉ cho Politico vào mùa thu năm ngoái. (trích)

    Đơn giản. Hoàng Gia họ có quy tắc riêng cho những việc trong Hoàng Tộc. Chẳng phải là điều gì bí mật quân sự hay tình báo cần giấu. Có thể vài nhà báo nhờ khéo léo giao thiệp hoặc quen biết thì có thể được cho biết chi tiết trước. Thế thôi.

    Ngoài ra, câu “London Bridge is falling down”, xuất xứ từ 1 bài đồng dao cũng
    là trò chơi của trẻ em rất quen thuộc của Anh và Mỹ:

    London Bridge is falling down,
    Falling down, falling down.
    London Bridge is falling down,
    My fair lady.

    Trò chơi này ở VN ngày xưa cũng có, còn gọi là: “Thiên đàng địa ngục hai bên”. Hai đứa bé đứng đối diện nắm tay đưa cao lên khỏi đầu làm hình cái vòm như cây cầu. Những đứa bé khác nắm vạt áo sau lưng nối đuôi nhau lần lược đi qua cái vòm cầu. Đứa sau cùng sẽ bị chận lại bằng cách hạ cái vòm cầu xuống, và hỏi nó: Đi đâu? Biên Hòa hay Thủ Đức? Đứa bé trả lời, và đứng qua một bên. Sau cùng là chia ra 2 phe, mỗi phe ôm nhau sau lưng và kéo nhau qua cái vạch giữa xem phe nào mạnh hơn.

    Viết dong dài chuyện này để thấy khía cạnh văn hóa thơ ca trong chương trình và chuyển giao ngôi vị của tang lễ Nữ Hoàng Anh như thế nào.

  4. Vương triều VN

    Hơn ai hết, VC là tổ chức độc tài độc đảng và toàn trị triệt để, nó không bao giờ chấp nhận khác biệt và đối kháng. VC càng rất ghét vương triều trong lịch sử của VN. Lý do rất dễ hiểu là phải đập đổ tất cả kiến trúc vật thể và tinh thần của người Việt thì mới thay vào chế độ chủ nghĩa VC duy vật vô thần độc tôn.

    Dĩ nhiên, VC vừa ác vừa hèn vừa ngu cho nên không biết giá trị của lịch sử dưới khía cạnh nghiên cứu văn minh và học thuật. Có những dân tộc mà sự tôn quân của họ mạnh cho nên mặc dù thời đại không còn chế độ quân chủ nhưng họ vẫn giữ lại Hoàng Gia như là biểu tượng của quốc gia, lễ nghi, phong tục, tình cảm và đoàn kết. Thí dụ các nước như Anh, Nhật, Na Uy, Thụy Điển, Thái Lan v.v.

    Riêng VN, người VN còn ý niệm tôn quân, tôn trọng người làm chủ. Chữ quân 君, từ nguyên là người làm chủ một đơn vị, gia đình, xã hội, quốc gia. Như phu quân, Trần quân, Nguyễn quân, ông Trần ông Nguyễn, Thiên Quân là ông Trời là lương tâm. Thái Quân là bà Trời.

    Không hẳn một quốc gia không còn có vua thì quốc gia đó không văn minh tiến bộ. Tuy nhiên, trường hợp VN thì lại có vấn đề rất rõ. VC chà đạp 1 ông VUA THẬT, để đem đến kết quả gì => nó tạo ra 100 ông VUA NHÁI nhỏ vừa ngu vừa tham vừa ác trên toàn cõi nước VN. Thế thôi. Ha ha ha !

BÌNH LUẬN

Please enter your comment!
Tên