Phạm Xuân Ẩn của Anh qua đời

5
George Blake. Ảnh Wyborcza

Cựu điệp viên Liên Xô George Blake đã qua đời ở Nga, thọ 98 tuổi. SVR, cơ quan tình báo quốc ngoại của Nga loan báo cái chết hôm thứ Bảy, 26 tháng 12, mà không đưa thêm chi tiết.

Blake là người ra đi cuối cùng trong cụm tình báo chiến lược xâm nhập Vương quốc Anh vào thời kỳ đỉnh điểm của Chiến tranh Lạnh. Tình báo Anh nói Blake đã giao rất nhiều bí mật của Anh cho Liên Xô và là một trong những kẻ phản quốc gây tai hại nhiều nhất trong thời kỳ Chiến tranh Lạnh.

Blake đã khai báo cho Liên Xô hàng trăm đảng viên cộng sản hợp tác với phương Tây, trong đó có một số đã bị hành quyết, chẳng hạn tướng Robert Bialek, Tổng thanh tra Công an Nhân dân Đông Đức. Tướng Bialek đào thoát sang Tây Berlin tháng 6 năm 1953 và sống trong một căn hộ nằm trong khu vực do phe Đồng minh kiểm soát. Tháng 2 năm 1956, do Blake chỉ điểm, tình báo Đông Đức ở Đông Berlin do Xô Viết kiểm soát mò sang Tây Berlin bắt cóc Tướng Bialek đưa trở về Đông Đức, sau đó ông này chết trong một nhà tù Xô Viết.

Bị lộ mặt vào năm 1961, Blake bị kết án 42 năm tù và giam trong một nhà tù ở London; qua đến năm 1966, ông ta vượt ngục và mò sang được bên kia bức màn sắt; định cư ở Liên Xô, sau này là Nga, tại đây, ông ta được tôn vinh như một anh hùng.

Phát biểu vào năm 1992, Blake nói ông tin tưởng vào chính nghĩa của Liên Xô. “Nếu chủ nghĩa cộng sản thành công, nó có thể xây dựng một xã hội vừa có bình đẳng vừa có hàng hóa dồi dào như đã đề ra thì tất nhiên đế chế Xô Viết sẽ không tan rã.

Hôm thứ Bảy, Tổng thống Nga Vladimir Putin đã biểu dương Blake, gọi ông là “một chuyên gia xuất sắc và một nhân vật đặc biệt dũng cảm.”

Blake từng được Putin trao tặng huân chương vào năm 2007 và hưởng lương hưu của KGB, cơ quan an ninh trước đây của Nga.

Blake được mô tả là một “Siêu điệp viên”, và có lẽ một cái mẹo giúp ông thành công là ông ta đã sinh hoạt như một người bình thường trong xã hội, ai cũng tưởng ông là một công chức mẫu mực điển hình, đầu đội mũ quả dưa, tay cắp ô sáng đi chiều về.

Tại phiên tòa xử kín vào năm 1961, Blake khai: “Không có một tài liệu nào về bất kỳ vấn đề nào tôi có thẩm quyền truy cập mà tôi không chuyển cho liên lạc viên Liên Xô của tôi”. Theo CIA, Blake đã chuyển hơn 4.720 trang tài liệu mật cho Liên Xô.

Blake đã trải qua gần 10 năm sống cuộc đời hai mặt trước khi bị bắt, bị xét xử và bị kêu án. Tại phiên tòa, Chánh án Hubert Parker nói rằng Blake đã “khiến nhiều thành quả tốt nhất của tình báo Anh trở nên vô dụng.

5 năm sau khi vô hộp, Blake đã trốn thoát vào nửa đêm bằng một chiếc thang làm bằng que đan và dây thừng. Ông được đưa lậu vào Đông Berlin bằng cách nằm co ro trong khoang bí mật của một chiếc xe tải và sau đó đến Nga.

Tại quê hương thứ hai, Blake đã được tặng Huân chương Lênin, phần thưởng dân sự cao quý nhất ở nước Nga Xô Viết, được cấp một căn dacha ở vùng ngoại ô Moscow, một chiếc Volga và một khoản tiền trợ cấp, cùng với những giấy khen về lòng dũng cảm và cống hiến cho chủ nghĩa cộng sản.

Sergei Ivanov, một quan chức của Cơ quan Tình báo quốc ngoại Nga, nói với truyền thông Nga vào năm 2007: “Thật khó để đánh giá tầm quan trọng của thông tin nhận được từ Blake. Nhờ Blake mà Liên Xô đã tránh được những thiệt hại rất nghiêm trọng về quân sự và chính trị do Hoa Kỳ và Anh có thể gây ra.”

Khi chào đời vào ngày 11 tháng 11 năm 1922 tại Rotterdam, ông mang tên Georg Behar. Mẹ là người Hà Lan, cha là một doanh nhân Do Thái gốc Trung Đông, đã nhập quốc tịch Anh khi cầm súng cho quân Đồng minh trong Thế chiến thứ nhất. Sau khi người cha này qua đời, mẹ ông tái giá với một người có họ Blake.

Khi còn trẻ, ông đã trải qua nhiều mùa hè với gia đình ở Cairo. Chính ở đó, ông đã bắt đầu quan tâm đến chủ nghĩa cộng sản thông qua những người anh em họ có quan điểm cánh tả.

Trong Chiến tranh thế giới thứ hai, Blake đạp xe đạp để làm giao liên cho kháng chiến Hà Lan chống Hitler, trước khi lên đường sang Anh. Ông đăng lính Hải quân Anh vào những năm đầu thập niên 1940 và nhờ biết nhiều thứ tiếng, ông được tình báo Anh tuyển dụng.

Là một nhân viên chìm của Cơ quan Tình báo Anh – thường được gọi là MI6, cơ quan của điệp viên 007 – Blake đã phục vụ ở Vienna, Berlin, Milan và Beirut. Ông học tiếng Nga tại Cambridge và đi theo chuyên ngành về Liên Xô.

Năm 1950, trong lúc ông đang phục vụ cho phái bộ ngoại giao Anh tại Seoul thì chiến tranh Triều Tiên nổ ra. Blake bị bắt làm tù binh, trải qua 34 tháng ăn cơm với củ cải trong trại tù của Băc Triều Tiên.

Blake cho biết ông quyết định làm gián điệp cho Nga sau khi chứng kiến ​​những gì ông gọi là hành động tàn bạo do các máy bay ném bom Mỹ tàn phá các ngôi làng nhỏ của miền Nam Triều Tiên.

Điều đó khiến tôi cảm thấy xấu hổ khi mình thuộc về những quốc gia vượt trội về kỹ thuật mà đi tấn công những người không có khả năng tự vệ. Tôi cảm thấy mình đã đứng về phía cái ác. Và điều đó khiến tôi quyết định đổi phe. Tôi cảm thấy rằng nhân loại sẽ tốt hơn nếu cộng sản thắng thế, và nếu đúng vậy thì sẽ không còn bất kỳ một cuộc chiến tranh nào trên trái đất.”

Từ trong tù, anh đưa cho cai tù Bắc Triều Tiên một mảnh giấy viết tay bằng tiếng Nga, nhờ chuyển cho người Nga. Cai tù chuyển cho tình báo Bắc Triều Tiên và tình báo Bắc Triều Tiên chuyển cho các cố vấn Liên Xô có mặt khắp nơi. Chẳng bao lâu sau đó ông được một nhân viên KGB mời lên làm việc.

Một trong những “thành tích” lớn nhất của Blake là đường hầm Berlin.

Vào những năm đầu thập niên 1950, tình báo Anh và Mỹ hợp tác trong kế hoạch mang tên Chiến dịch Vàng. Mục tiêu là đào một đường hầm bên dưới Đông Berlin để gắn thiết bị nghe lén điện thoại của Liên Xô. Là người tham gia kế hoạch Chiến dịch Vàng, Blake đã báo cáo hết cho phía Liên Xô.

Mặc dù đường hầm đã được xây xong và đã nghe lén được các cuộc điện đàm, nhưng CIA và MI6 không có thông tin tình báo đáng giá nào. Thay vào đó, Liên Xô sử dụng đường dây điện thoại cho một chiến dịch phát tin giả. Để bảo vệ Blake, họ để yên cho đường hầm hoạt động trong 11 tháng trước khi bị “tình cờ” phát hiện sau một trận mưa lớn, cuốn trôi tác phẩm được tình báo Anh và Mỹ đặt nhiều kỳ vọng. Dự án đã gây lãng phí tương đương 51 triệu đô la ngày nay.

Blake bị lật mặt nạ sau khi một sĩ quan quân đội Ba ​​Lan đào tẩu sang phương Tây và khai báo – nhưng không xác định danh tính – một sĩ quan cấp cao của Anh là một điệp viên của Nga. Trong khi đang công tác ở Libang, Blake bị gọi về trình diện trụ sở MI6 bằng một lý do ngụy tạo, bị buộc tội và bị bắt.

Vụ xử Blake ở London được coi là nhạy cảm đến mức thẩm phán ra lệnh người lạ không được có mặt trong phòng xử, khóa cửa và đóng cửa sổ.

Klaus Fuchs. Ảnh Wikipedia

Blake đã bị kết tội, và bản án 42 năm tù của ông là một trong những bản án khắc nghiệt nhất trong lịch sử nước Anh cho tội ác như vậy. (Klaus Fuchs, chuyên viên vật lý cung cấp bí mật nguyên tử cho Liên Xô vào những năm 1950, chỉ bị bị kết án 14 năm).

Năm 2007, Blake nhận Huân chương Hữu nghị do Tổng thống Putin trao. “Ông và các đồng nghiệp đã đóng góp to lớn cho việc gìn giữ hòa bình, an ninh và cân bằng chiến lược”, Putin nói vào lúc trao huân chương. “Điều này, người bên ngoài không thể nhận ra, nhưng công việc rất quan trọng xứng đáng được ghi nhận và kính trọng ở mức cao nhất.”

Không có thông tin về những người bà con của Blake còn sống. Người vợ đầu tiên của ông, một phụ nữ Anh có với ông ba con, đã ly hôn với ông sau khi ông trốn tù. Sau đó, nghe nói ông đã kết hôn với một phụ nữ Liên Xô và có một con trai.

Blake vui hưởng cuộc sống mới ở Nga với cái tên Giorgi Ivanovich Bekhter. Lúc đầu, ông định lái chiếc Volga đi khắp quê hương mới; nhưng cuối cùng, ông vẫn ở lại trong căn dacha um tùm cây cối của mình ở ngoại ô Moscow, ngày ngày nghiền ngẫm Gogol và Chekhov. Ông mô tả cuộc sống của một dân Moscow như mình là hạnh phúc và yên bình.

Nhìn lại di sản của mình nhân dịp sinh nhật lần thứ 90, Blake cho biết ông không hối tiếc, nói rằng mọi chuyện đều có vẻ logic và tự nhiên.

Ông nói với Rossiyskaya Gazeta, một tờ báo nhà nước vào năm 2012: “Tôi không tin có kiếp sau, sau khi chết. Ngay khi não của ta ngừng nhận máu, ta sẽ ra đi và sau đó sẽ chẳng còn gì. Không có hình phạt nào cho những điều tồi tệ ta đã làm, và cũng không có phần thưởng nào cho những điều hoàn toàn tuyệt vời.”

Lời bàn của Mao Tốn Cơm:

George Blake giống Phạm Xuân Ẩn ở chỗ cả hai ra đi một cách lành lặn, không mắc bệnh lạ, không dính bất kỳ vết tích phóng xạ nào.

George Blake giống Phạm Xuân Ẩn ở chỗ trong thời gian công tác, cả hai đều trà trộn, hòa nhập rất tốt vào xã hội của địch. Một người thì đội mũ quả dưa, cắp ô đi bộ đến chỗ làm 8 tiếng vàng ngọc như một anh công chức bình thường. Một người thì mặc bộ quần áo màu be, áo có 4 túi, may bằng vải polyester mà một nhà báo điển hình thời chiến tranh Việt Nam hay mặc.

Trong những ngày còn chiến tranh, mỗi buổi chiều đều có buổi họp báo lúc 4 giờ của Trung tá Lê Trung Hiền, phát ngôn viên Quân lực VNCH, tại Phòng Thông tin đối diện với Hạ Viện, bây giờ là Nhà hát Thành phố. Đến nghe họp báo có đầy đủ ký giả trong ngoài nước, trong đó có những anh chàng như Dan Rather, Mike Wallace… mà sau này từ Việt Nam trở về đều trở thành cây đa cây đề của truyền thông Mỹ dòng chính. Đám ký giả đi nghe họp báo hầu như biết nhẵn mặt nhau, họ trò chuyện, cười đùa nhộn nhịp, trông cho hết họp để chạy sang Givral làm tí bia bọt hoặc cốc-tai. Ít ai chú ý đến anh chàng trung niên cũng mặc bộ đồ ký giả nhưng ít khi cười, ít khi nói chuyên với ai, thường thu mình ngồi một chỗ ghi ghi chép chép. Thực tình mà nói, tướng tá anh chàng này trông quê mùa tội tội làm sao. Đó là vài nét mà Mao Tốn Cơm còn nhớ được về Ẩn.

George Blake giống Phạm Xuân Ẩn ở chỗ dù có được tặng Huân chương Lênin hoặc được phong làm “Anh hùng lực lượng vũ trang nhân dân”, cả hai đều không được tin dùng sau khi hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ, cả hai chẳng được giao một nhiệm vụ gì ra hồn, ngoài nhiệm vụ làm cảnh. Âu cũng là số phận an bài, mặc định của những gián điệp nhị trùng.

Tuy nhiên, George Blake khác Phạm Xuân Ẩn ở chỗ Blake vẫn còn tin tưởng vào thế giới đại đồng, ít ra là qua các tuyên bố trước quần chúng, và không hối tiếc những gì mình đã làm. Chỉ có mình Ẩn mới biết Ẩn có hối tiếc hay không, nhưng theo nhà báo David DeVoss đã gặp tại Ẩn sau 1975, lời yêu cầu sau cùng của Ẩn: đừng chôn tôi gần người cộng sản

(Tham khảo tài liệu CIA và WP)

 

5 BÌNH LUẬN

  1. Phạm xuân Ẩn hèn thấy mẹ ! Biết rằng mình sau 75 được bọn cs cho làm cảnh sau khi phong “tướng”,thấy rõ công việc của mình trước 75 chỉ là góp phần bán đứng VNCH cho bọn hèn hạ,độc ác cs…vậy mà chỉ muốn sau khi chết đừng chôn mình gần người cs thôi ư ? sao không tố cáo trước thế giới bao nhiêu tội ác của bọn cs miền bắc gây ra cho đồng bào miền nam ? Cỡ ông Ẩn này giả sử bị Mỹ hoặc VNCH bắt thì chắc khai tuốt luốt khỏi cần đánh cái nào !

    • Đám “ĂCQGTMCS” này quậy phá trước 1975, vì được sống trong chế độ pháp trị VNCH nếu có phạm pháp thì bị đưa ra toà xử với những chứng cứ, được luật sư biện hộ và tội ai người đó chịu.
      Nhưng khi chúng lọt vào tay chế độ Việt cộng thì không riêng gì PX Ẩn mà các Nhà báo, nhà giáo, nhà tu, nhà láo…như Ngô công Đức, Lý Chánh Trung, Nguyễn Ngọc Lan, Thích Trí Quang…đều sợ hãi và câm họng rồi chịu chết dần mòn. Trông họ hèn, nhục một cách thê thảm!

  2. Phát biểu vào năm 1992, Blake nói “ông tin tưởng vào chính nghĩa của Liên Xô. “Nếu chủ nghĩa cộng sản thành công, nó có thể xây dựng một xã hội vừa có bình đẳng vừa có hàng hóa dồi dào như đã đề ra thì tất nhiên đế chế Xô Viết sẽ không tan rã.” Hết trích

    Có những thằng chó đẻ như thế này thì việc xây đắp tự do còn gian truân, ăn cơm quốc gia thờ ma cộng sản và đến cuối đời mới mở mắt ra vì mắc lỡm ăn phải bả. Lúc đó mới nức nở đừng chôn tôi gần người cộng sản. Bọn chó đẻ này phải đời đời bị nguyền rủa chứ có gì đáng vinh danh.

  3. Có lần ngồi ăn với nhạc sĩ Phạm Trọng Cầu (đã mất) năm 1990, nói: sau 75 mới biết việt cộng là như thế nào (???), thấy tiếc cái chân của mình quá. Đúng hay sai, họ không thể quay đầu lại.

    • Đúng hay sai, họ không thể quay đầu lại. Do đó, một khi chúng đã bị tóm cổ và không còn khai thác được nữa, thì ta nên cho chúng một viên kẹo.

Leave a Reply to Bac Ba Phi Hủy phản hồi

Please enter your comment!
Tên