Nợ đồng lần

13
Đồng hồ Liên Xô. Ảnh mang tính minh họa

Người là sinh vật cấp cao, cao nhất trong mọi sinh vật mà Chúa tạo ra. Tôi đọc, thấy viết thế. Cũng chẳng nhớ sách nào.

Tôi không mấy tin định nghĩa này là đúng. Trong thực tế, anh cấp cao rất vụng mưu sinh so với em cấp thấp. Anh tính toán lợi hại, anh lựa chọn khó dễ. Em không kén cá chọn canh, rơi vào bất cứ nơi nào là em lập tức sục sạo kiếm mồi, miễn có cái bỏ bụng.

Thằng tù dù bị giam giữ vẫn cứ là con người. Còn là con người, nó hiển nhiên là một sinh vật cấp cao. Chứ lại không à. Khốn trên đời còn có loại cao hơn nó nhiều. Loại cao nhất không ưa lũ cấp thấp ngang ngạnh hạ lệnh cho lâu la tóm cổ chúng bỏ vào nơi ba bề bốn bên chất ngất tường vây với thép gai bùng nhùng, lênh khênh vọng gác. Giam chán, rồi cũng đến ngày sinh vật cấp cao nhất nọ thả chúng ra.

Ấy là khi bọn cấp cao nọ thấy cần ra cái điều ta đây tốt bụng. Ta có thể bắt, có thể giết nhưng ta còn có lòng nhân, ta mở lượng hải hà mà khoan dung cho chúng.

Sau chín năm, tôi được bước ra khỏi nơi tù túng. Nhìn lại mình thấy còn đủ hai tay hai chân. Và quan trọng hơn cả: còn cái đầu. Còn nó là tuyệt vời. Nó không phải chỉ là cái để đội mũ. Còn nó là còn tất cả. Nó sẽ nghĩ ra đủ mọi cách có thể nghĩ ra cho sự tồn tại của tôi: bốc vác nhé, mót nước gạo nuôi lợn nhé, chữa xe đạp nhé, vô thiên lủng nghề. Tốt nhất là nghề chữa tivi… Nghề này thịnh lắm kể từ khi các thứ tivi to nhỏ ào ào từ Sài Gòn chạy ra Hà Nội. Nhưng nghề này phải tầm sư học đạo, không hề dễ.

Cái đầu nghĩ loạn xà ngầu, nó tính toán, nó lựa chọn hết nghề này đến nghề khác, cái nào cũng hay, cái nào cũng tốt.

Tôi băn khoăn lắm: chọn cái nào bây giờ?

Hoàng Thế Dũng, bạn tôi, bảo:

– Cứ đến Viện Thông tin Khoa học Xã hội. Tớ đã nhận vài việc ở đấy. Có điều toàn tiếng Nga, tiếng Hoa, ít tiếng Pháp. Biết tiếng Nga như cậu thì khối việc: dịch, làm tổng thuật. Nhuận bút chẳng bao nhiêu, nhưng có hơn không.

Cựu chính uỷ Trung đoàn Một Không Hai (102), cựu phó tổng biên tập báo Quân đội Nhân dân, lại là cựu tù cùng vụ với tôi, không tin anh còn tin ai?
Nhà thơ Dương Tường, cũng nòi “phản động”, cũng có tên trong sổ đen, nhưng trượt vụ đi tù cùng tôi, phán:

– Phải đấy. Cứ gặp Đỗ Thuý Hà. Cô này được lắm.

Ờ, tôi nghĩ, tại sao không?

Tôi đến.

– Tôi biết ông là ai. Ông Dương Tường đã lấy mấy cái cho ông dịch khi ông vừa ra tù mà – Đỗ Thuý Hà cười rộng tiếp tôi – Sao bây giờ mới đến?

Trước mặt tôi là người đàn bà đứng tuổi, mặt vuông chữ điền, da thô, miệng rộng, phì phèo điếu sâu kèn xẹp lép.

Hà lôi ra một chồng giấy.

– Dịch tiếng Nga thì ông rành, bê cả đống này đi. Còn mấy cái tổng thuật – triết học, chính trị học, xã hội học nữa đấy… Có cả ngôn ngữ học là thứ khó nhá với người không cập nhật kiến thức chuyên ngành… Ông kham nổi không?

Tôi gật đại:
– Tôi sẽ thử.

Hà nhìn tôi, lưỡng lự:
– Tuỳ ông thôi, nhận được thì nhận.

Tôi vơ tuốt.
– Thời hạn thế nào, thưa chị?
– Không cần vội – Hà mỉm cười rộng lượng – Xong thì mang lại.

Tôi lại gật:
– Tôi sẽ gắng làm nhanh.
– Cứ tằng tằng. Không đi đâu mà vội – Hà lại cười rộng – Mà ông bỏ cái thưa gửi đi cho tôi nhờ.
* *
Tôi vùi đầu vào việc.

Nhuận bút đầu tiên đã làm ra phép lạ – bữa ăn hằng ngày khác hẳn. Thế chỗ những nắm bột mì luộc lấm tấm xác mọt là bát cơm nóng hổi, đĩa trứng tráng vàng ươm, đĩa tôm rim đỏ au. Vợ tôi cười tươi, con tôi mắt sáng rực.

Đụng đến đống sách và tài liệu để làm tổng thuật mới thấy công việc này không dễ nhá. Sau chín năm hết nằm xà lim thì ra trại chung lao động đủ nghề. Trại tù được gọi bằng mỹ từ “trại cải tạo”. Trại có cải tạo được tôi hay không không biết, nhưng ở lâu với nó kiến thức sách vở của tôi bốc hơi bằng hết.

Công việc làm cho Viện được trả theo số chữ, người đặt hàng không xét nét chất lượng, miễn chấp nhận được. Nhận rồi, kế toán đếm từng chục chữ một, mỗi chục chữ gạch một cái, gộp chúng lại thành tổng số, tính thành tiền, cấp trên căn cứ vào đấy duyệt chi.
May cho tôi, những văn bản tôi mang về đều quen thuộc – chúng na ná nhau trong sự trích dẫn kinh điển mác-xít thần thánh, cái này sao chép cái kia.

Tôi giật thót khi bắt gặp một luận văn của trường phái triết học Leningrad. Nó cực hay. Tác giả biết giấu mình khi trình bày phương pháp tư-duy-ngược, rất mới. Những câu chữ mơ hồ, che khuất mọi từ ngữ chính trị. Có vẻ xã hội Liên Xô đã thoáng hơn trước khi thứ ngang ngạnh này được xuất bản.

Thế nhưng khi làm tổng thuật cuốn Từ Điển Thuật Ngữ Ngôn Ngữ Học dịch từ tiếng Nga, tôi lại làm chuyện ruồi bu: tôi phóng bút phang cách dịch từ “actant” sang tiếng Việt là “tác tố”. Nó rành rành sai. Chắc hẳn do người dịch coi từ nguyên của nó là “action” (hành động). Nghĩ kỹ thì thấy “actant” ở đây là thành phần của một mệnh đề, tương tự một hồi kịch. Từ nguyên của nó ắt phải là “actor”. Có thể gọi nó là “từ thủ vai” hay nói ngắn là “từ vai” cho tiện.

Tôi ngạc nhiên khi thấy dòng đề nghị ”Thanh toán mức 6 đồng/nghìn chữ” của Đỗ Thuý Hà bị gạch bỏ. Thay vào đó là một dòng mực đỏ: “Thanh toán 16 đồng/ nghìn chữ”.

– Ông ngạc nhiên là phải – Hà nhìn nét ngơ ngác trên mặt tôi – Tôi cũng thế. Ông ấy bảo ông là nhà ngôn ngữ học, phải trả cho xứng đáng.

Trời đất thiên hạ ơi, tôi mà là nhà ngôn ngữ học?

Cả đời tôi, trước đó và sau này, không ai gọi tôi như thế.
– Tôi nghĩ ông sai, bài này sẽ bị bác. Chính tôi cũng bất ngờ. Ông ấy bảo sửa được một chữ trong từ điển không dễ, phải là chuyên gia trong ngành.

– “Ông ấy” là ai vậy?

– Là người duyệt bản tổng thuật của ông – một là chuyên viên hàng đầu về ngôn ngữ.
Hình như ông ta tên Nguyễn Kim Thản thì phải.

– Thế nào? Khao chứ?

Khao thì khao. Ở phố Tạ Hiền có nhà hàng chim quay nổi tiếng. Tôi được được nếm món này trong một bữa tiệc nghèo bạn bè mừng tôi sống sót. Nó tuyệt vời.

Nhưng Hà lắc:

– Ông khao, tôi nhận lời – Nhưng tôi sẽ là người chọn món.

Tan sở, Hà dẫn tôi cuốc bộ từ phố Lý Thường Kiệt tới tận ngõ chợ Khâm Thiên. Cả tôi, cả Hà đều không có xe đạp.

Từ đoạn này trong câu chuyện, tôi sẽ lên gân để gọi Hà bằng “nàng”. Cho nó tiện. Chứ gọi như thế e không đúng với hình dung thông thường về “nàng”. Nàng cao to, vai ngang, ngực rộng, lừng lững như Từ Hải.

Một ông già bốc mùi dẫn chúng tôi vào gian trong cùng một căn nhà tối mù:

– Hôm nay có Làng Vân sạch. Bà lấy một hay hai cút?

Nàng liếc nhanh tôi:

– Ta lấy một chai chứ?

Tôi gật. Tôi tin nàng đã tính toán – giá chai rượu không làm cho khoản nhuận bút tôi vừa lĩnh bị thâm thủng quá đáng.

Với một chút ngỡ ngàng, ông già lẳng lặng rót dòng rượu trong vắt từ cái vò sành xù xì vào chai, nút lại bằng lá chuối khô, rồi mới đưa cho khách, trịnh trọng không khác gì linh mục ban cho con chiên bánh thánh.

Nhà nàng ở phố Trần Hưng Đạo. Con phố Tây trước kia mang tên Gambetta, chính khách nổi tiếng của mẫu quốc, là phố lớn. Một căn phòng nhỏ, tuềnh toàng, chắc hẳn là phòng bồi bếp hoặc ga ra ô tô một ngôi nhà to của các quan chức lớn.
Một cháu nhỏ ngồi trước cái bàn tự tạo đang học bài. Tôi hỏi nhỏ:

– Ông ấy không có nhà?

Nàng rót rượu cho tôi, mặt lạnh như tiền:

– Không có ông nào cả.

Tôi không hỏi thêm. Đàn bà không chồng mà có con còn là sự lạ. Trong tiếng Việt khi ấy chưa có cụm từ “mẹ đơn thân”.

Sau bữa rượu, chúng tôi trở thành bạn. Không phải bạn thường, mà bạn thân.
Nhờ tình bạn này, tôi được biết nhiều chuyện đời, chuyện người. Tiếc là không phải chuyện nào cũng có thể kể lại. Như chuyện thằng bé nọ.

– Nó là số phận trao cho tôi. Nó là lẽ sống của tôi.

Tôi biết nhân vật tạo ra thằng bé, do nàng kể. Ông ta, một hoạ sĩ danh tiếng, với tôi cũng là chỗ quen biết.

Đáp lại cái nhìn ngỡ ngàng của tôi, nàng nói:

– Một tai nạn tình ái, không có gì lạ. Đã gọi là tai nạn thì phải có hậu quả.
Nhờ nàng, anh em chúng tôi mới ra tù có được một thời gian ngắn sống tốt hơn. Có thể thêm vào đấy lời khen Viện Thông tin Khoa học Xã hội: bằng việc làm cho viện này chúng tôi được tiếp cận cả một kho kiến thức.

Là nói về cái lợi cho chúng tôi thôi, chứ cái Viện ấy có cả đống sách không ra gì, nhất là mấy cuốn từ điển tiếng Việt.
* *
*
Tôi bỏ Hà Nội vào Sài Gòn một thời gian dài.

Trở ra, tôi đến thăm nàng.

Căn phòng tuềnh toàng thêm tuềnh toàng. Nàng vốn đẫy đà càng thêm đẫy đà.
– Nghe anh em nói, ông vào trong ấy ăn nên làm ra, phải không?
– Sài Gòn không phải là Hà Nội.
– Ai cũng nói thế.
– Nó là một thành phố bình thường, với những con người bình thường, tạm thời còn được sống cuộc sống tương đối bình thường.

Nàng bất bình cho Hà Nội:
– Theo ông thì Hà Nội là một thành phố không bình thường?
– Hà Nội ư? Nó không còn là Hà Nội mà tôi biết. Nó không bình thường.
Chúng tôi có một bữa rượu tái ngộ vui vẻ.
– Làng Vân đấy – nàng khoe.

Làng Vân là một nhãn hiệu nổi tiếng không cần trình toà.

Không cần phải đi xa mới có Làng Vân. Các thứ rượu lậu có ở khắp nơi. Nghe nói các bà đựng rượu lậu trong săm ô tô quấn quanh người như có chửa để qua mặt đội quân quản lý thị trường đông đúc. Rượu đựng trong săm ô tô uống đằm lắm, các sâu rượu nhận xét. Không biết trong săm có chất gì mà rượu lại thành ngon thế.

Tôi mang cho nàng một số tiền nhỏ bỏ trong phong bì. Nàng bóc ngay nó ra trước mặt tôi xem trong đó có bao nhiêu.

– Bây giờ ông là Liên Xô của tôi – nàng cười vui, nâng cao bát rượu – Tôi sẽ được thường xuyên nhận viện trợ không hoàn lại chứ?

Tôi gật không dứt khoát. Tôi không tin ở mình. Tôi chỉ tin ở vận may. Mà vận may không phải lúc nào cũng có. Được làm Liên Xô, nước anh cả hào phóng của phe xã hội chủ nghĩa là một vinh dự không dễ có.

Trong thời gian lưu lại Hà Nội, thỉnh thoảng tôi gặp nàng trên đường. Ngăn tôi lại, nàng lục túi tôi, rất tự nhiên:

– Tôi lấy một ít, hả?

Ra Hà Nội lần ấy, tôi có một phát hiện buồn: nàng không phải lấy rượu làm vui, mà đã trở thành con nghiện.

Mà không riêng nàng. Mấy người bạn thân của tôi cũng thế. Họ thành đệ tử Lưu Linh từ lúc nào không hay. Tôi không phải người nghiên cứu xã hội học để có thể đưa ra kết luận về hiện tượng này. Nó không còn là hi hữu. Nó tràn lan.

Tôi hay đến thăm Văn Cao. Chúng tôi quen nhau từ thời ở rừng Việt Bắc. Lần nào cũng thấy anh ngồi với rượu – khi thì một mình như triết gia, khi bốc đồng ba hoa xích tốc với đám chầu rìa. Đến nỗi ai đến chơi với anh đều cắp nách một chai rượu làm quà.

Dương Bích Liên cũng vậy. Tranh một bên, rượu một bên.

Nghe bạn bè kể thì nàng bán cả phiếu gạo, phiếu vải, phiếu thực phẩm để mua rượu. Mà mấy thứ phiếu này là vật bất ly thân của người Hà Nội. Ông Đặng Châu Tuệ, nhà cách mạng cựu trào, một thời là chủ tịch tỉnh Ninh Bình, một thời là nghị viên, đi đâu cũng lủng lẳng bên mình cái xà cột cũ rích bằng vải bạt xơ xác, trong đó chắc chắn có tất cả các thứ phiếu mà nhà nước có thể nghĩ ra.

– Phiếu là cái gì? Là cuộc sống, cháu ạ – ông vỗ đồm độp vào cái xà cột – Mất phiếu là mất hết.

Ông không nói: “Mất độc lập là mất hết” như các bạn tù ngày xưa của ông nay làm quan thường nói.

Nhiều người nhận xét nàng thuộc dạng bất đắc chí. Tôi không biết cái chí của nàng là gì. Phải có chí thì mới bất đắc được chứ. Có thể bản năng tự do trong nàng quá mạnh, mà xã hội lại toàn rào cản chăng?
* *
*

Rồi do một tình cờ, kẻ có lý lịch không thể xấu hơn là tôi cũng được đi Liên Xô, đi Ukraina trong vai thông ngôn, đôi khi còn được đôn lên một chức vụ không khi nào tôi nghĩ tới – thành viên một phái đoàn thương mại.

Cái sự tình cờ này là một chuyện thú vị, có thể kể vào một lúc nào khác.

Tôi được ở lại Moskva, thoạt đầu với tư cách đại diện cho một công ty xuất nhập khẩu tỉnh lẻ. Sau vài năm, công ty này do làm ăn bết bát hay do cái gì khác không liên hệ với tôi nữa, mặc tôi muốn sống thế nào thì sống. Thế là tôi ở lì, trở thành kẻ lưu vong.
Tôi đến Moskva khi nó còn là thủ đô một quốc gia xã hội chủ nghĩa. Tôi ở đó liền tù tì cho tới khi Liên Xô vĩ đại đổ sụp để trở thành một số nước liên kết không biết nên gọi là cái gì.
Trong cuộc mưu sinh bận rộn, Hà trôi tuột vào quá khứ.

Người nhắc tôi nhớ tới nàng là một bạn trẻ của tôi. Anh về nước sau khi nhận bằng tiến sĩ xã hội học.

Ở sân bay Sheremetchievo, chúng tôi chợt nhắc tới Hà:
– Em có mang quà cho chị ấy,một tút Drug – Nam khoe – Loại này nặng, đúng gu của chị ấy.
– Vẫn thuốc lá?
– Vẫn. Hút như điên.
– Vẫn rượu?
– Còn phải nói. Giờ tích cả vò.
– Cậu vẫn thường gặp chị ấy? Cuộc sống của chị ấy giờ thế nào?
– Như mọi người – Nam thở dài – Rách.
– Tội nghiệp – tôi thấy lòng mình đau nhói.
Tôi sờ túi. Trong ví chỉ có ít tiền không đáng kể.
À, còn cái đồng hồ trên tay.

Tôi tháo nó đưa cho Nam:
– Đưa cho Hà giùm anh.

Nam cầm, ngắm nghía nó hồi lâu:
– Loại này ở Hà Nội đang có giá.

– Nhắn hộ anh: anh vẫn nhớ những gì chị ấy làm cho anh khi anh vừa từ nhà tù trở về. Anh không quên.

– Chị ấy thì lại bảo: “Không có các ông ấy thì tôi đói dài”.
Trong cuộc sống này, người với người có nợ đồng lần.
Chẳng bao giờ chúng ta trả hết nợ cho nhau.

Vũ Thư Hiên (Facebook)

13 BÌNH LUẬN

  1. VTH:
    “Trong cuộc sống này, người với người có nợ đồng lần.
    Chẳng bao giờ chúng ta trả hết nợ cho nhau.”

    Vây NỢ MÁU của nhân dân thì khi nào Đảng mới trả cho hết được?

  2. Bằng đi một cái vèo, bay giò đả ngot nghét 30 năm song o nuoc ngoài, khong biet những…..VINH QUANG VU THU HIEN nhận đuọc từ hải ngoại còn đuoc bao nhieu nhi? Tién trình đóng góp của VU THU HIEN vào việc “DÂN CHỦ HÓA DAT NUÓC” đi đuọc bao xa rồi.

    Các tổ chức Human Right Watch, Phong Vien Khong bien giói và các tô chức CHÔNG CỘNG khác lien tục gay sưc ép vói Viet NAM thông qua các nuoc nhu MẼO, PÁP, ANH v.vvv cứ ngở rằng là VIET NAM phải sụp đổ từ lâu. Thé nhưng tính thé nguoc lại, Viet Nam chẳng nhửng KHÔNG SỤP ĐỔ mà hien ngang phát triển tién lên vói những buóc kinh té ngoạn mục .

    Duói sư lảnh đạo của ĐCSVN , dân VN có dòi sống tót hon quá nhiều trong vòng 30 năm qua. Đieu này chăc chắn có thể chứng minh rằng những uóc muón , những nổ lục của những the lục chóng phá Viet Nam bao gôm VỦ THU HIEN, BUI TÍN, DUONG THU HUONG v.v.v.v.vv KHONG MANG LAI bất kỳ kết quả nhất định nào. Thé mói biet rằng cái gì mà BIP thì sẻ không thu lươm đuọc bất kỷ kêt quả mong đọi nào.

    Hàng chục cuon sach va ngay cả hàng trăm bài báo của Bui Tín, mắy cuón hồi ký chính trị của VU THU HIÊN cộng thêm hàng chục bài phogn? vân trả lòi báo đài hải ngoại, công thêm máy cuon sách cung như trả lòi phogn vân của DUONG THU HUONG tất ca? đều nhằm hạ bệ HO CHI MINH và bôi nhọ vu cáo ĐCSVN có thu lượmđuoc những kết quả gì cụ thể nào đâu? Có chăng chỉ là những Hư Danh nhất thời và củng đả trôi vào quên lãng.

    Viet Công vẩn còn đó và vửng mạnh hơn . Dân Viet Nam vân còn đó và đông đúc hơn. Dat nuóc VIET NAM vẩn còn đó không thằng TÀu thằng PÁP , thằng MẼO, thằng Anh nào dám dòm ngó hoăc manh động khi còn ĐCSVN lảnh đạo. Điều này đuoc minh chứng xuyen suốt lich sữ từ thé kỷ truóc sang toi thé kỷ này. Đố ai có thể chính thức phủ nhận những dấu mốc lich sữ này.

  3. Tôi thấy
    ai đó đả viết:
    “Lòng vô-ơn còn tệ hơn trộm-cướp”
    Tôi đông-tình
    với
    câu viết này.

  4. Nợ

    Một mai nàng vô rừng u ẩn
    Nhặt trái nưa về nhuộm dạ sầu
    Thấy trăm họ cỏ cây chen quấn
    Nương náu nhau mà tội nợ nhau
    (Thắp tạ, Tô Thùy Yên)

    Một trong các thứ lỉnh kỉnh làm người Việt khó lớn khôn là các thứ nợ tình nợ nghĩa lẩm cẩm. Ở đời mắc nợ thì phải trả. Hàm ân ai thì phải đền đáp. Chính vì con người không hoàn tất tâm nguyện hoặc lời hứa của mình nên mới luôn luôn “trăn trở” “bức xúc”. Nấu con cá mà trở trăn hoài con cá sẽ nát (Lão Tử).

    Ngoài ra, xã hội nên nghề nghiệp hóa. Có làm thì được trả công. Thế thôi. Ông thầy thuốc chẩn mạch cho toa nghề nghiệp đòi hỏi phải đúng không được sai. Và ông ta được trả công. Chẳng có lương y từ mẫu gì cả. Dĩ nhiên, nếu người bệnh hết bệnh thì anh ta cảm thấy mang ơn người thầy thuốc, nhưng đó là chuyện tế nhị và kín đáo, không cần phải trả ơn.

    Ông nhà văn, ông nhạc sĩ sáng tác hay, công chúng sẽ bỏ tiền ra mua tiểu thuyết mua đĩa nhạc về xem, nghe, thưởng thức. vậy thôi. Chẳng có gì ghê gớm “dzăn dzĩ tải đạo” cả. Truyện anh đọc gay cấn, nhạc anh nghe thanh thoát tâm hồn thì anh bán đắt, anh giàu. Trái lại, thì anh tàn tàn dzui chơi một ngày như mọi ngày. Chả ai mắc nợ anh cái gì cả.

    Luật Trời là nước chảy xuống. Thi ân bất cầu báo. Cha mẹ nuôi con. Con rồi cũng sẽ nuôi … con như cha mẹ đã nuôi mình. Đó là đạo Trời. Vì thế xã hội sẽ phát triển theo một trật tự và hướng tự nhiên.

  5. Cái mà
    Vũ Thư Hiên gọi là “Nợ đồng lần” ấy,
    có-thể nó là sự ‘cộng-sinh’.
    Cộng-sinh không có gì là xấu.
    Tất-cả
    động-vật và thực-vật trên mặt địa-cầu này,
    luôn
    cần đến sự cộng-sinh để sanh-tồn.
    Có điều
    ‘cộng-sinh’ chẵng dính-dấp gì
    tới
    ân-tình và ơn-nghỉa.

    • Sự cộng sinh không đáng là một bài viết.
      Nó thuộc về bản năng.

  6. Vũ Thư Hiên càng già càng viết hay hơn. Lối hành văn ngắn, cụt lủn, như những mũi tên nhọn chích người đọc đau nhói.
    Chữ “nợ đồng lần”, theo tôi hiểu, có khác với “vay trả, trả vay”. Khi một người làm cho ta một điều tốt, và ta sẽ làm một điều tốt cho người khác, và người đó lại làm điều tốt cho người khác nữa, cứ thế mà lan rộng ra khắp nơi. Có khi điều tốt lại quay trở lại với người khởi động đầu tiên. Nó có tính cách xoay vòng. Đó là “ripple effect”. Ở Mỹ, thỉnh thoảng lại có chuyện “trả tiền cho người đứng sau, và người đó lại trả cho người khác kế tiếp”. Tác giả trả ơn qua lại với cô Hà, đó không phải là ” nợ đồng lần”

  7. “Nợ đồng-lần”.
    Đỗ Thúy Hà là ân-nhân,
    không phải là người cho vay,
    nên hiểu như vậy.
    Trong cái chuổi nợ-nần,
    vay-trả, trả-vay

    tác-giả nhắc-đến,
    phải gọi chính-xác là lòng vô-ơn.
    Trên cỏi đời này,
    không có ân-tình hay ơn-nghia gì cả,
    mà chỉ có
    cuộc
    trao-đổi vay-trả trả-vay
    sòng-phẵng và bắt-buộc.
    Đó chính là cốt-lỏi của “Nợ đồng-lần”.
    Mọi người đều phải như vậy,
    không một ai thoát được ra ngoài.
    Ai cũng là người cho vay.
    Ai cũng là người trả nợ.
    Đó chính-là chân-lý của câu “Nợ đồng-lần”.
    Trong bộ óc và trong trái tim của gả họ Vũ,
    không có ý-niệm gì về ân-tình, ơn-nghỉa.
    Trong cái tim-óc khô-cằn ấy,
    chỉ có nợ-nần và vay-trả.
    *
    Ba chử “Nợ đồng-lần”

    do người phía Bắc đẻ ra,

    nó đả là thành-ngử.
    Để là thành-ngử,

    phải được xả-hội đồng-thuận thừa-nhận hàng trăm năm.
    *
    Lòng vô-ơn
    của người phía Bắc là rất lớn.
    Nhận-định như vậy

    căn-cứ vào sự-thật hiễn-nhiên:
    90% người phía Bắc thừa-nhận
    “Nợ đồng-lần”

    đúng với thực-tế cuộc sống.
    Cũng có khi là 100%
    Hảy hỏi xem:
    Có mấy người ở phía Bắc đả thành-tâm tạ-ơn Thương Đế.
    *
    Họ chỉ cầu-phúc và cầu-lộc
    từ
    Giê Su và Thích Ca.
    Họ tạ-ơn

    để đáp lại những gì

    Giê Su và Thích Ca đả cho họ vay.
    Cách vay-trả trả-vay của họ
    không giống với “Nợ đồng-lần”.
    Họ vay
    phúc-lộc phải nhìn thấy và sờ thấy được.
    Họ trả lại
    bằng nước bọt cầu-khấn và cầu-nguyện.
    Đó là sự lừa-đảo,
    không phải là thành-tâm tạ-ơn.
    *
    Người ta thành-tâm tạ-ơn Thượng Đế
    là vì
    Ngài đả ban cho họ Thể Xác và Linh Hồn,
    không phải là Phúc và Lợi.
    *
    Cái tựa và cái kết
    đả
    nói lên cái nhân-tâm thật nhất của tác-giả.
    Họ Vũ

    • Nợ đồng lần mà tác giả muốn nói chính là cái tình người, sự ràng buộc giữa những tâm hồn cao thượng. Nó là nhân và nghĩa làm nên mỗi con người.

  8. Ông Vũ này
    đọc cũng được,
    không có gì phải phàn-nàn.
    Có điều,
    cái mùi xhcn khắm quá,
    khi
    có ai đó nhắc tới nó,
    thì
    trong ngực tôi
    bỗng
    phồng lên một cục tức-giận.
    Cái đại-họa của dân-tộc này,
    luôn
    làm cho tôi điên-khùng mất tĩnh-táo.

  9. Và chính những con người như tác giả đang trở thành endangered species. Cái hiểm của sự cao thượng, nhân bản thì đáng quý, trân trọng. Và sự ngược lại thì chỉ có…

Leave a Reply to Nguyễn Văn Mười Một- Thanh Tra chính phủ Hủy phản hồi

Please enter your comment!
Tên