Nhận định thái độ khán giả về chuyện cầu hôn của Trường Giang

12
Cặp đôi cùng nắm tay ra về trước khi buổi lễ trao giải kết thúc. Ảnh VNN

Buổi sáng, lang thang đi dạo một vòng trên mạng, thấy một bài báo trên Vietnamnet 2018, tựa hơi lạ: –“MC Quý Bình buồn và xấu hổ trước màn cầu hôn của Trường Giang“.

Ngộ à nha. Tại sao một MC – Người điểu khiển chương trình – lại buồn và xấu hổ trước việc cầu hôn của một người khác? Tò mò tìm hiểu, đọc hết bài báo mới thấu được “nội hàm“ mà tác giả Tuấn Chiêu muốn chuyển tải.

Thật ra chuyện chẳng có gì mà ẩm ĩ để phải tương lên báo, gây tranh cãi, chỉ trích phê bình… Đầu đuôi câu chuyện, chỉ vì trong buổi lễ trao giải Mai Vàng năm 2017, một nghệ sĩ được giải đã có hành động bất ngờ, ngỏ lời cầu hôn cô bạn gái đang ngồi dưới hàng ghế khán giả.

Do ít coi trình diễn văn nghệ ở Việt Nam, không biết Trường Giang là ai nên khi đọc bài báo, tôi coi lại đoạn phim quay cảnh Trường Giang ôm bó hoa chạy xuống hàng ghế khán giả để biết „sự cố“ diễn tiến ra sao.

Không chỉ thắng 2 giải quan trọng: Nam diễn viên sân khấu và Diễn viên hài, Trường Giang còn gây bất ngờ khi mang hoa và nhẫn cầu hôn Nhã Phương ngay trên sân khấu. Ảnh VNN

Đoạn phim dài 1phút 53 giây nhưng từ lúc Trường Giang chạy xuống cầu hôn Nhã Phương, được Nhã Phương đồng ý, rồi đeo nhẫn, hôn tay Nhã Phương chỉ khoảng một phút.

Theo sự nhận định của tôi, dù chỉ kéo dài 60 giây nhưng đó là thời khắc cảm động, đáng yêu, đáng trân trọng nhất đối với Trường Giang và Nhã Phương.

Trong bài báo thượng dẫn, tác giả Tuấn Chiêu phê bình Trường Giang không đến đúng giờ, mặc quần áo không hợp với nghi thức trao giải, sử dụng quá thời hạn cho phép phát biểu khi nhận giải… Những điều nhận xét này không sai nhưng quá cứng nhắc, khuôn khổ. Hơn nữa Tuấn Chiêu (có thể) đã không hiểu được phong cách của Trường Giang khi chuẩn bị lễ cầu hôn đặc biệt, gây bất ngờ cho Nhã Phương. Xin trích một vài đoạn phê bình của Tuấn Chiêu trong bài báo trên:

Trích: „Bên cạnh ý kiến ủng hộ cử chỉ lãng mạn dành cho bạn gái, hành động này của nam nghệ sỹ cũng nhanh chóng vấp phải nhiều chỉ trích từ khán giả lẫn những người có mặt. Đa số ý kiến đều cho rằng đây là một hành động không nên diễn ra trên sóng truyền hình.

Nếu cho rằng sự chỉ trích của khán giả đúng thì quả thật không thể đánh giá được quan điểm thưởng thức nghệ thuật của người Việt Nam như thế nào? Trường Giang là một nghệ sĩ, một nhân vật của cộng đồng, cần sự sáng tạo trong nghệ thuật phục vụ khán giả, hành động của Trường Giang phải được cổ vũ, khuyến khích chứ sao lại không nên diễn ra trên sóng truyền hình?

Trích „Hành động mùi mẫn của Trường Giang đã làm dấy lên nhiều ý kiến trái chiều từ phía cư dân mạng. Không nhiều người ủng hộ cách làm này của anh, bởi họ cho rằng Trường Giang quá nóng vội, thiếu lãng mạn và giống như ép hôn hơn là cầu hôn.

Theo quan điểm của tôi, hành động của Trường Giang thật sự lãng mạn, chân tình. Không biết cảm nhận của Nhã Phương lúc đó ra sao, chỉ thấy cô khóc. Cho rằng Trường Giang ép hôn Nhã Phương là hoàn toàn không đúng. Nếu không yêu Trường Giang thật lòng, không chấp nhận lời cầu hôn của Trường Giang, Nhã phương không thể tươi cười, âu yếm khoác tay Trường Giang ra về khi buổi lễ trao giải chưa chấm dứt.

Trích:- „“Điều đáng nói nữa, đây là một buổi lễ trao giải rất trang trọng với mục đích vinh danh nghệ sỹ với sự tham dự của lãnh đạo các cấp và nhiều nghệ sỹ tên tuổi khác. Vậy mà có một ‘nghệ sỹ’ vô tư phi vèo vèo từ trên sân khấu xuống trước mặt các cấp lãnh đạo thành phố, Ban tổ chức, cô chú anh chị đồng nghiệp và quý vị khán giả đang theo dõi chương trình.

Có nghệ sĩ tên tuổi thì sao? Chỉ là một buổi lễ trao giải thưởng cho nghệ sĩ, không phải là một buổi họp của chính phủ hay học tập chính trị thì nghệ sĩ tên tuổi, lãnh đạo các cấp của thành phố đóng vai trò gì trong buổi lễ này? Họ chỉ là những khán giả như các khán giả khác. Việc một nghệ sĩ nhận giải từ sân khấu chạy xuống hàng ghế khán giả, tỏ lời cầu hôn xúc phạm họ ở chỗ nào?

Tôi thật sự ngạc nhiên khi không hề thấy khán giả nào đứng lên, vỗ tay chúc mừng cô dâu, chú rể. Chỉ một vài người ngồi ở các hàng ghế sau cô dâu dùng smartphone chụp hình hoặc quay phim.

Nghĩ cũng lạ. Một sự kiện đặc biệt như vậy, nếu diễn ra ở Âu-Mỹ, chắc chắn toàn thể khán giả trong rạp sẽ đứng lên, vỗ tay, chúc mừng, hoan hô Trường Giang, Nhã Phương. Ở Việt Nam thì ngược lại, khán giả lại ngạc nhiên, im lặng theo dõi và sau đó chỉ trích, chê bai, chỉ có một số it thích thú, đồng tình.

Trích: -„ Không biết mọi người trong khán phòng thấy thế nào chứ riêng Quý Bình – cũng là một nghệ sĩ, một người đồng nghiệp – đứng ở vị trí của mình nhìn xuống, Bình cảm thấy rất buồn và xấu hổ trước hành động ấy. Nghệ sỹ là vậy sao? Đau lòng lắm!”

Một người MC điều khiển chương trình cần có đầu óc phóng khoáng, cởi mở, sẵn sàng tiếp nhận những cái hay, cái đẹp để thăng tiến nghề nghiệp. Lẽ ra Quý Bình phải học hỏi sự sáng tạo từ Trường Giang với hành động cầu hôn bất ngờ đó, nhưng chỉ vì đầu óc thiển cận, hẹp hòi đã chỉ trích đồng nghiệp nặng nề.
Hành động của Trường Giang chẳng có gì phải xấu hổ để Quý Bình phải buồn bực, bởi hành động đó phá vỡ hết những nghi thức gò bó thường lệ, đòi hỏi phải có sự chuẩn bị rềnh rang, khung cảnh, điều kiện, ngày tháng…

Một sự kiện cho thấy quan niệm thưởng thức nghệ thuật của khán giả VN thiếu hẳn lòng bao dung, nhân bản của một dân tộc lúc nào cũng tự hào có hơn 4.000 năm văn hiến. Phải chăng đa số người VN chỉ thích sống theo những phép tắc, khuôn mẫu, kích thước, nề nếp, một nền văn hóa… đã được đúc khuôn sẵn và dẫn dắt bởi người điều khiển chương trình, một MC và đám chuyên viên ánh sáng, dàn dựng sân khấu?

Nhận định thái độ khán giả về chuyện cầu hôn của Trường Giang

Thạch Đạt Lang

12 BÌNH LUẬN

  1. Nếu Trường Giang là diễn viên có tài và được yêu mến , hâm mộ cở Charlot nhưng cứ mãi độc thân. Khi ấy dù anh ta tuyên bố cầu hôn ở bất cứ nơi nào thì mọi người đều nức lòng ủng hộ, vui mừng vỗ tay. Nhưng Trường Giang là một diễn viên bá láp chưa phải là người xứng đáng, ông TDL cũng chưa xem TG biểu diễn sao ông vội nhân chuyện này mà mắng Quý Bình và chê bai khán giả VN kém văn hóa? Tác giả TDL chứng tỏ quá vội vã và có định kiến với người VN trong nước.

  2. Theo Thạch đại Lang lời ” cầu hôn ” của Trường Giang ” thật sự lãng mạn “. Hãy nghe lời cầu hôn ” lãng mạn ”  : Từ nay nhà của anh là của em , xe của anh là của em ”  ..Lãng mạn hay hạ cấp và ngu xuẩn hả ông Thạch đại Lang ?

  3. Bớ ông Thạch Đạt Lang .
    Bộ ông hết đề tài để viết rồi hay sao mà lại bàn loạn
    chuyện văn hoá đối với cái bọn hề rẻ tiền ,phần lớn là
    một bọn “vô văn hoá” trong nước .

    Dưới mấy dòng thác cách mạng văn hoá của Đảng ta,
    văn chương ,văn nghệ của dân Việt đi vào con đường “vô
    văn hoá ” cả nút . Nhất là cái đám hề,MC gì đó … Chúng
    lôi nhau lên sân khấu để diễu nhau ,trình diễn (đặt tên cho
    những màn này là “tấu hài”) ,không từ một thủ đoạn nào
    kể cả chửi thề ,văng tục,mầy tao mây tớ,vô duyên,huỳnh
    huỵch trên sân khấu,miễn sao chọc cười được thiên hạ .

    Trình độ thưởng thức của người xem cũng kém đi ,cứ
    nghe những tràng vỗ tay,tiếng la ó để tán thưởng những
    thứ vô duyên cù lần đó . Trong lòng thấy tiếc nuối cho thời
    cũ đã qua ,khi đó những cái gọi là văn nghệ còn giữ được
    cái nghĩa của văn nghệ .

    Ông là người “cũ”,chịu ảnh hưởng của nền văn hoá “cũ”.
    phê phán làm chi ,kẻo thiên hạ bảo ông là người đa sự .
    Cứ đọc loạt còm phía dưới thì rõ .

    Ô hay. Tôi cũng thuộc thành phần đa sự nhỉ .

  4. Tác giả Thach Đạt Lang viết :” ít coi trình diễn văn nghệ ở Việt Nam, không biết Trường Giang là ai nên khi đọc bài báo, tôi coi lại đoạn phim quay cảnh Trường Giang ôm bó hoa chạy xuống hàng ghế khán giả để biết „sự cố“ diễn tiến ra sao.Z”
    Vậy tác giả cũng chỉ lần đầu biết đến Trường Giang trong một lễ trao giải .
    Trường Giang đi nhận giải chứ đâu có đi trình diễn nghệ thuật, vậy căn cứ vào đâu để Thạch Đạt Lang viết rằng “”Một sự kiện cho thấy quan niệm thưởng thức nghệ thuật của khán giả Việt Nam thiếu hẳn lòng bao dung, nhân bản của một dân tộc lúc nào cũng tự hào có 4.000 năm văn hiến”.
    Thạch Đạt Lang cho rằng màn cầu hôn trên sóng truyền hình trực tiếp cho cả nước xem là một “sáng tạo nghệ thuật” cho MC Quý Bình học hỏi và khán giả thưởng thức, vổ tay hoan hô ư?
    Nếu vậy thì Trường Giang xúc phạm vô cùng đến Nhã Phương, người bị anh bất ngờ lôi kéo vào một “sáng tạo nghệ thuật” mà không hề được hỏi ý kiến trước.
    Lễ trao giải là một sự kiện nghiêm chỉnh. Ngay cả cầu thủ bóng đá cũng mặc lễ phục có cà vạt đi nhận giải .
    Trường Giang xem thường ban tổ chức, xem thường Nhã Phương, xem thường khán giả. Khán giả rất chính xác khi phản đối phong cách của Trường Giang khi đến với một lễ trao giải được trực tiếp truyền hình. Không có màn biểu diễn nghệ thuật nào cho TG ở đây cả để Thạch Đạt Lang căn cứ vào đó chê bai trình độ thưởng thức nghệ thuật của khán giả Việt Nam.

  5. Nếu tôi là một diễn viên nỗi tiếng như Trường Giang tôi sẽ luôn tận dụng những giây phút có mặt trên màn hình để nói lời tri ân khán giả đã yêu mến mình và tôi sẽ giử rất kín chuyện tình ái, chuyện hôn nhân gia đình vv. Bởi đời người nghệ sĩ rất bấp bênh trong đường tình. Làm ầm ĩ, phô trương lễ đính ôn, làm đám cưới thật to rồi vài năm lại chia tay mệt lắm.
    Tôi rất thích cách các diễn viên phương Tây làm lễ đính hôn, tổ chức đám cưới. Họ rất kín đáo , rất ít khách được mời mặc dù họ cực kỳ giàu có, và quan hệ rộng.
    Tỏ tình , cầu hôn lãng mạn thì phải làm cho chính đối tượng của mình cảm động. Các bạn có thấy nét mặt của Ngã Phương không hài lòng, cô có vẻ cố gắng chịu trận bởi sự lố bịch của Trường Giang và ngay sau buổi lễ cô đã đi Thái Lan có lẻ để bình tâm và trốn chạy dư luận mà chính cô biết rằng rất ồn ào.
    Trường Giang có lẻ vì tự mãn với danh tiếng của mình, với “sáng tạo” của mình nên thất bại toàn tập.
    :Làm nghệ sĩ khôn ngoan nhất là tôn trọng và lấy lòng khán giả. Làm người tình khôn ngoan nhất là làm cho nàng vui và xúc động một cách kín đáo , chân tình. Làm người viết bình luận khôn ngoan nhất là tôn trọng độc giả.

  6. Nếu tôi là một diễn viên nỗi tiếng như Trường Giang tôi sẽ luôn tận dụng những giây phút có mặt trên màn hình để nói lời tri ân khán giả đã yêu mến mình và tôi sẽ giử rất kín chuyện tình ái, chuyện hôn nhân gia đình vv. Bởi đời người nghệ sĩ rất bấp bênh trong đường tình. Làm ầm ĩ, phô trương lễ đính ôn, làm đám cưới thật to rồi vài năm lại chia tay mệt lắm.
    Tôi rất thích cách các diễn viên phương Tây làm đám cưới. Họ tổ chức rất kín đáo , rất ít khách được mời mặc dù họ cực kỳ giàu có, và quan hệ rộng.
    Tỏ tình , cầu hôn lãng mạn thì phải làm cho chính đối tượng của mình cảm động. Các bạn có thấy nét mặt của Ngã Phương không hài lòng, cô có vẻ cố gắng chịu trận bởi sự lố bịch của Trường Giang và ngay sau buổi lễ cô đã đi Thái Lan có lẻ để bình tâm và trốn chạy dư luận mà chính cô biết rằng rất ồn ào.
    Trường Giang có lẻ vì tự mãn với danh tiếng của mình, với “sáng tạo” của mình nên thất bại toàn tập.
    :Làm nghệ sĩ khôn ngoan nhất là tôn trọng và lấy lòng khán giả. Làm người tình khôn ngoan nhất là làm cho nàng vui và xúc động một cách kín đáo , chân tình.

  7. Khán giả Việt Nam thưởng thức nghệ thuật chứ không phải làm chứng nhân tình yêu cho một ai đó. Mỗi quốc gia, mỗi dân tộc có nền văn hoá khác nhau. Việc yêu nhau trong văn hoá Người Việt là việc riêng, là thầm kín trao gửi chứ không như Âu Mỹ. Anh đã sinh ra trong nền văn hoá đó thì anh phải chấp nhận. Trừ phi anh gia nhập vào môi trường văn hoá khác thì không ai thèm chỉ trích anh làm gì cho mệt xác.
    Đã là văn hoá thì không thể cào bằng, không thể lấy văn hoá của đất nước phát triển áp đặt cho các nước đi sau. “Mắm bò hóc” của văn hoá ẩm thực Campuchia có ai mấy ai ăn được, ngửi được; “Món thịt dồn trong xác chim” của dân Iceland có mấy ai dám ăn. Nhưng trên hết không ai phản đối vì nó là văn hoá ẩm thực đặc trưng của dân tộc.

    Vài dòng gửi Thạch Đạt Lang. Tôi không giỏi về ngôn ngữ, không hoạt ngôn, không nhiều lời như Thạch Đạt Lang. Nhưng tôi mong Thạch Đạt Lang sử dụng những thứ có được là mặt mạnh để viết bài cho hay cho đúng chứ đừng cào bằng tất cả theo lối sống “chủ nghĩa tự do đề cao cá nhân”

    Xin chào

  8. Một con người văn minh tiến bộ luôn biết tôn trọng “Khuôn mẫu, kích thước, nề nếp” của xã hội Châu Âu, Châu Á gì cũng thế thôi. Trong lễ trao giải Oscar, được sự ” dẩn dắt bởi người điều khiển chương trình” những diễn viên nổi tiếng nhất cũng chỉ nói vài lời cảm ơn ngắn gọn và vô cùng ý nghĩa . Nam diễn viên trong lễ trao giải luôn mặc lễ phục nghiêm chỉnh , không ăn mặc cẩu thả như Trường Giang. TRong lịch sử trao giải Oscar chưa có diễn viên nào dám tự ý chiếm sân khấu để công bố chuyện riêng.
    Tác giả Thạch Đạt Lang chê trách khán giả VN không biết “Cổ vũ, khuyến khích” hành động của Trường Giang vì sự “Sáng tạo trong nghệ thuật phục vụ khán giả” Trong trường hợp náy Trường Giang đã sáng tạo để phục vụ cho cá nhân anh ta chứ phục vụ cho khán giả chổ nào? Vậy mà khi khán giả truyền hình phản đối, Thạch Đạt Lang đã trịch thượng mắng khán giả VN rằng “thật không thể đánh giá được quan điểm thưởng thức nghệ thuật của người VN như thế nào”
    Trường Giang chỉ bị chê trách vì cái tội “Vô duyên” nhưng tác giả Thạch Đạt Lang mới chính là người xúc phạm đến “Người VN”. Xin hãy nhớ rằng không phải vì chúng tôi bắt buộc phải sống dưới chế độ CS có nghĩa là chúng tôi đều kém cõi, thiếu hiểu biết và ai muốn mắng kiểu gì cũng được.

  9. “Lẽ ra Quý Bình phải học hỏi sự sáng tạo từ Trường Giang với hành động cầu hôn bất ngờ đó, nhưng chỉ vì đầu óc thiển cận, hẹp hòi đã chỉ trích đồng nghiệp nặng nề.”
    “Một sự kiện cho thấy quan niệm thưởng thức nghệ thuật của khán giả VN thiếu hẳn lòng bao dung, nhân bản của một dân tộc lúc nào cũng tự hào có hơn 4.000 năm văn hiến. Phải chăng đa số người VN chỉ thích sống theo những phép tắc, khuôn mẫu, kích thước, nề nếp, một nền văn hóa… đã được đúc khuôn sẵn và dẫn dắt bởi người điều khiển chương trình, một MC và đám chuyên viên ánh sáng, dàn dựng sân khấu?”
    Tác giả Thạch Đạt Lang có quyền có nhận định riêng về vụ Trường Giang chiếm sóng truyền hình trực tiếp để cầu hôn bạn gái nhưng bạn không có quyền mắng MC Quý Bình và mắng 99% khán giả VN bằng những lời nặng nề như trên. Điều này nói lên rằng tác giả chưa hiểu gì về dân chủ. Dân chủ là mọi người đều có quyền bày tỏ ý kiến nhưng không có quyền mạt sát người bất đồng ý kiến với mình. Ngoại trừ Fan của Trường Giang, không có khán giả nào thấy Trường Giang duyên dáng, lãng mạn như tây. NGười ta chỉ thấy Trường Giang Vô kỷ luật và không chuyên nghiệp.

  10. “Lẽ ra Quý Bình phải học hỏi sự sáng tạo từ Trường Giang với hành động cầu hôn bất ngờ đó, nhưng chỉ vì đầu óc thiển cận, hẹp hòi đã chỉ trích đồng nghiệp nặng nề.”
    “Một sự kiện cho thấy quan niệm thưởng thức nghệ thuật của khán giả VN thiếu hẳn lòng bao dung, nhân bản của một dân tộc lúc nào cũng tự hào có hơn 4.000 năm văn hiến. Phải chăng đa số người VN chỉ thích sống theo những phép tắc, khuôn mẫu, kích thước, nề nếp, một nền văn hóa… đã được đúc khuôn sẵn và dẫn dắt bởi người điều khiển chương trình, một MC và đám chuyên viên ánh sáng, dàn dựng sân khấu?”
    Tác giả Thạch Đạt Lang có quyền có nhận định riêng về vụ Trường Giang chiếm sóng truyền hình trực tiếp để cầu hôn bạn gái nhưng bạn không có quyền mắng MC Quý Bình và mắng 99% khán giả VN bằng những lời nặng nề như trên. Điều này nói lên rằng tác giả chưa hiểu gì về dân chủ. Dân chủ là mọi người đều có quyền bày tỏ ý kiến nhưng không có quyền mạt sát người bất đồng ý kiến với mình. Ngoại trừ Fan của Trường Giang, không có khán giả nào thấy Trường Giang duyên dáng, lãng mạn như tây. NGười ta chỉ thấy Trường Giang Vô kỷ luật và không chuyên nghiệp.

  11. Có thể khán giả không bao dung với Trường Giang nhưng nhà nước VN quá bao dung với Trường Giang. Ví dụ có một nghệ sĩ lợi dụng được trực tiếp truyền hình cầm micro hô to “Đã đảo Cộng Sản” “đã đảo Hồ CHí Minh” thì sao?
    Mọi người đều kết tội TRường Giang không tôn trọng khán giả.Trường Giang đã qua face book xin lỗi Quý Bình, xin lỗi Khán giả truyền hình.
    Vậy Trường Giang đã nhận lỗi. Vậy sao không thấy đài truyền hình, đơn vị để cho sự cố nghiêm trọng xãy ra, không quản lý chương trình phát sóng, để cho khán giả kinh ngạc và bực bội thì im hơi lặng tiếng? Có lẻ quý ông đài truyền hình cũng sợ cái ghế của mình lung lay nên chỉ muốn sao cho mọi sự chìm xuồng coi như chuyện nhỏ không có gì. Thực ra đối với chính quyến CS , cướp sóng truyền hình là to chuyện lắm đấy.

  12. Dù là một nghệ sĩ nổi tiếng Trường Giang không được tự ý dùng màn hình để làm việc riêng.
    TRường Giang đã làm cho MC, người có trách nhiệm điều khiển chương trình đúng như kịch bản , có thể bị khiển trách.
    Vì Trường Giang chiếm hết 1 phút 30 giây cho chuyện riêng tư nên có hai nghệ sĩ không được lên nhận giải vì thời lượng chương trình đã hết.
    Nếu có một nghệ sĩ nào đó cũng bắt chước như TRường Giang, dùng sóng Truyền hình để giải quyết chuyện tình cảm, ân oán với ai đó thì ..rất khó cho MC của chương trình.
    Rất nhiều cách để cầu hôn lãng mạn. Rất tiếc TRường Giang đã thất bại trong cách cầu hôn bằng cách tự động lấy 90 giây của mọi người.

Leave a Reply to Hoai Tran Hủy phản hồi

Please enter your comment!
Tên