Nhận định của Lewis Sorley về bộ phim tài liệu Vietnam War

5
Ảnh mang tính minh họa. Nguồn The Atlantic

 

Lời dịch giả.

Hôm thứ Sáu, 28 tháng 9, 2017. Trung tâm Chiến lược và Nghiên cứu Quốc tế ở D.C. có một buổi hội thảo về bộ phim tài liệu của ông Ken Burns, Lynn Novick, và Sarah Botstein. Hội thảo đoàn gồm có những nhân vật tên tuổi như:

-Tom Vallely (cựu chiến binh Thủy quân Lục chiến Mỹ, hiện là cố vấn lão thành ở Viện Kennedy thuộc Đại học Harvard.

– Lewis Sorley cựu sĩ quan Bộ binh Mỹ, và tác giả nhiều quyển sách nổi tiếng về chiến tranh Việt-Nam.

– Marc Silverstone, Giáo sư University of Virginia

– Gregory Addadis, Giáo sư Chapman University

– Trần Anh-Nữ, Giáo sư Đại học Connecticut tốt nghiệp Tiến sĩ ở U.C. Berkeley

– Mark Moyar, Giám đốc về Lịch sử Quân sự và Ngoại giao ở CSIS. Ông là tác giả nhiều bộ sách giá trị về VN như ‘Triump Forsaken’ Phoenix and The Birds of Prey (về chiến dịch Phượng hoàng ở VN)

– Erick Villard, Điều hợp viên.

Cô giáo sư VN Trần Anh-Nữ (tôi đã gặp ở một buổi thảo luận khác cách đây hơn 1 năm ở UC Berkeley) nói chuyện rất mạch lạc, luận lý vững chãi, kiến thức sâu rộng.

Phần lớn những hội thảo viên có một cái nhìn trung thực, biện hộ cho nỗ lực của miền Nam, hơn một nửa đã làm cố vấn cho nhóm làm phim của Ken Burns. Theo thiển ý, người đáng nể phục nhất trong buổi hội thảo là ông Lewis Sorley, chuyên gia về VN, đả phá nhiều luận điểm của bộ phim, cũng như tính thiếu trung thực của nó. Ông Jay Veith nói chuyện cũng khá tuy rằng câu nhận định cuối cùng không được công bằng cho lắm. (Đương nhiên là miền Nam phải nhận trọng trách/trách nhiệm của họ trong cuộc chiến vừa qua. Vẫn biết miền Nam là nhân tố chính trong cuộc chiến chống CS miền Bắc, có trách nhiệm trong chuyện thành-bại, thắng-thua. Tuy nhiên với sự tham chiến của Hoa kỳ và chính sách cũng như đường lối và chiến dịch của họ đã ít nhiều bó tay nỗ lực của VNCH, nhất là khi lãnh đạo yếu kém của miền Nam đã ỷ lại vào Mỹ quá nhiều khiến cho cuộc chiến khó có thể đi qua một ngã rẽ khác. Nói tóm lại, Hoa kỳ đã chi phối nhiều trong cục diện của chiến tranh Việt-Nam…

Tom Vallely, (có mặt trong phim) là người có cái nhỉn thiên vị hơn cho Ken Burns và phe chống Mỹ, cho rằng Neil Sheehan (nhà báo viết cho New York Times) là thần tượng của ông ta với quyển (A Bright Shining Lie) viết về John Paul Vann và chuyện dối trá của Hoa kỳ (bị ông Lewis Sorley phản bác, tuy ô. Vallely vẫn cố cãi để bênh vực cho tác giả Neil Sheehan và quyển sách A Bright Shining Lie của ông ấy). 

Có một ông Mỹ duy nhất ở phòng họp phá lệ (người có mặt phải víết câu hỏi và nộp cho điều hợp viên đọc cho hội thảo đoàn trả lời) đứng lên phát biểu (khi Điện Biên Phủ xảy ra ô. mới 14 tuổi) ở phút cuối cùng ông chống lại ý kiến cho rằng Mỹ đã thua trong trận chiến VN…

Sau đây là phần nhận định của ông Lewis Sorley:

———————————————–

https://www.csis.org/events/discussion-landmark-documentary-vietnam-war-ken-burns-and-lynn-novick

(sau phút thứ 35)

Bây giờ chúng ta – hoặc ít nhất một số người trong chúng ta – đã xem bộ phim hoành tráng Việt Nam của Burns. Chúng ta nghĩ gì về phim này?

+ Đại ý cốt chuyện không quá phức tạp:

Chiến tranh là địa ngục trần gian.

Những người Mỹ phản chiến: tốt.

Những người lính Mỹ chiến đấu ở Việt-Nam: bất lực, đáng thương.

Bắc Việt: đáng ngưỡng mộ.

Người miền Nam: hầu như không đáng được nhắc đến.

Chiến tranh là bể khổ.

Hãy làm tất cả tốt đẹp.

Có lẽ không cần 18 tiếng để kể câu chuyện chiến tranh. Nhưng lúc nào cũng có thêm một vụ nổ để phanh phui, thêm một thân thể bê bết máu nữa để kiểm tra, một cuộc biểu tình chống chiến tranh nữa để nhớ lại.

Nếu Burns biết cách tiết kiệm thì giờ trong phiên bản của ông về cuộc chiến, ông có thể có cho thấy:

Sự xâm lăng của cộng sản Bắc Việt đã mang lại tất cả những vụ đổ máu và khổ đau này.

Chiến thuật của cộng sản chủ ý đánh bom ở trường học, nhà thờ và chùa chiền, giết hại các giáo viên và cán bộ nông thôn, bắt cóc và bắt lính thường dân, pháo kích bừa bãi vào các thành phố.

Dưới chế độ cộng sản ngày nay, Việt Nam là một trong những xã hội bị đàn áp và tham nhũng nhất trên thế giới.

Những người “thuyền nhân” và những người di dân hiện đang sinh sống ở Mỹ và những nơi khác trên thế giới tự do đã có dũng khí tạo ra và cơ nghiệp trong cuộc sống mới cho bản thân và gia đình họ.

Danh sách này có thể được mở rộng gần như vô hạn định.

+ Còn quan điểm của nhà làm phim?

Burns và cộng sự của ông đã xuất hiện tại một số các buổi trình chiếu giới thiệu phim. Tại một phiên họp như vậy tại Newseum ở Washington (được coi là “sự kiện có nhiều ảnh hưởng”), người tham dự khó có thể không mang ấn tượng về sự tự phụ và tự mãn của họ. Giờ đây dường như họ đã coi mình là những sử gia hàng đầu của chiến tranh Việt Nam. Và họ thẳng thắn đưa ra những kết luận cốt lõi nhất của mình.

“Bạn không thể tìm thấy có điều gì tốt đẹp trong chiến tranh Việt Nam,” ông Burns phát biểu. Hy vọng tôi có thể được tha thứ vì đã khẳng định rằng ông ta đã sai lầm quá đáng, như ông ta đã nói một cách mỉa mai về cái mà ông ta gọi là “cảm tưởng xuất chúng của người Mỹ.” Rõ ràng Burns không ưa gì Hoa kỳ, một quan điểm đã thâm nhập vào nhiều tác phẩm của mình.

+ Công trình nghiên cứu thì sao?

Chúng ta được biết đội ngũ của Burns đã dành 10 năm cho dự án này, và trong quá trình làm việc họ đã phỏng vấn hơn 80 người. Tôi biết các nhà văn, làm việc một mình, đã phỏng vấn vài trăm người cho một quyển sách. Tính trung bình nhóm của Burns đã có 8 cuộc phỏng vấn mỗi năm, một cuộc phỏng vấn cho mỗi tháng rưỡi, trong suốt thập niên qua. Không đáng phục, ít nhất đối với tôi, rõ ràng là không đầy đủ.

Sự thiếu sót nghiêm trọng là một lỗi lầm lớn lao trong tác phẩm của Burns. Các anh hùng đáng kể của chiến tranh, theo quan điểm của hầu hết tất cả những người đã chiến đấu ở Việt Nam (bên chúng tôi), là các phi công bị coi thường và các nữ y tá. Chúng ta không thấy nhiều người trong số họ. Thay vào đó, chúng ta cứ tiếp tục nhìn thấy 1 Mogie Crocker đáng thương, người mà chúng ta biết ngay lập tức sẽ bị ‘ngủm’. Chúng ta thường xuyên nhìn thấy Tướng Westmoreland, nhưng không biết gì về việc ông ta từ chối cung cấp vũ khí hiện đại cho binh sĩ miền Nam hoặc thái độ khinh thường của ông về việc bình định nông thôn. Chúng ta cũng thấy gì mấy về người kế nhiệm có khả năng của ông, Tướng Abrams. Chúng ta hầu như không thấy (và nghe) gì về ông William Colby (trưởng phòng CIA). Nói chung là những thiếu sót tương tự. Đây là những thất bại nghiêm trọng của một bộ phim được tự đánh giá như là một phim tài liệu mang tính hệ trọng.

Burns và công ty được cho là đã chủ trương không phỏng vấn các quan chức chính phủ cũ cho bộ phim. Điều đó giống như đi xem một vở opera mà chỉ lắng nghe các điệp khúc, và mỗi một lần, các diva và tenor bị im bặt và bỏ qua. Như thế thì làm thế nào để góp phần vào sự am hiểu chiến tranh nói chung?

Burns lặp lại trong tất cả các tài liệu ông phân phối câu thần chú “Không có một sự thật đơn lẻ nào trong chiến tranh.” Nhưng có một sự thật khách quan, tuy rằng khó nắm bắt. Những gì chúng ta có ở đây là “sự thật” được ưa chuộng khi nhìn qua lăng kính của Burns.

Cuối cùng, ý kiến cho rằng phiên bản chiến tranh thiếu sót trầm trọng này và những người đã chiến đấu ở đó có thể tạo điều kiện thuận lợi cho việc “hòa giải,“ như Burns tuyên bố, chỉ có thể được coi là một sự hoang tưởng. Không có một điểm dung hòa, và bộ phim của Burns cho thấy, nếu không có gì khác hơn, một hố sâu chia rẽ vẫn chưa thể thông qua hay chắp nối.

Nguyễn-Khoa Thái Anh chuyển ngữ

5 BÌNH LUẬN

  1. Ken Burns kẻ phản chiến (?) hay kẻ phản bội tổ quốc (USA) và đồng minh(VNCH).Nước Mỹ có nhiều kẻ như Ken Burns thì ngày tàn của nền văn minh Hợp Chủng Quốc Hoa Kỳ không còn xa. Lịch sử không thể có 2 phiên bản .

  2. Tôi thấy có không biết bao nhiêu là phim ảnh, sách vở, tài liệu, nghiên cứu về chiến tranh VN xưa này, thật ra chỉ bàn quanh những chuyện xảy ra trên bề mặt, nghĩa là chỉ quanh đi quẩn lại những đề tài ai đánh ai, ai thắng, ai thua, ai đi, ai ở, ai sống, ai chết vv… Cứ bàn đi bàn lại mà không thấy những chuyện to như cái nhà nằm ngay trước mắt!

    Xin nhớ cho khuôn vàng thước ngọc này: “Tất cả các chính sách đối ngoại của Mỹ từ xưa đến nay, và từ nay cho đến mãi mãi về sau, thảy đều tuân theo một nguyên tắc tối thượng là PHẢI ĐẶT QUYỀN LỢI CỦA NƯỚC MỸ LÊN TRÊN HẾT”.

    1) Vì quyền lợi của nước Mỹ, chính phủ Hoa Kỳ, ngay từ sau Thế Chiến Thứ 2 (TCT2), đã có quyết tâm can thiệp vào VN. Nếu không có sự can thiệp của người Mỹ, chiến tranh VN đã chấm dứt từ sau trận Điện Biên Phủ lận, chứ không phải dằng dưa đến mãi 20 năm sau mới kết thúc.

    2) Chính người Mỹ đã chủ động nhảy vào tham chiến ở VN. Rồi họ chủ trương kéo dài, leo thang, xuống thang chiến tranh ở VN, và rốt cuộc là “tháo chạy” khỏi VN. Nếu tỉnh táo nhìn lại, ta sẽ thấy tất cả đều có kịch bản, tình tiết rất lớp lang, có những diễn viên đã đóng những vai trò xuất sắc theo một bố cục rất là rập ràng.

    Nên nhớ, dù có bàn cãi đến đâu cũng không thể phân định ai thắng ai thua trong chiến tranh VN. Phải xác định PHE NÀO ĐÃ ĐẠT ĐƯỢC NHIỀU NHẤT HOẶC ÍT NHẤT NHỮNG MỤC ĐÍCH TỐI HẬU CỦA MÌNH thì mới là đánh giá đúng vấn đề.

    Nước Mỹ chính là phe đã đạt được nhiều nhất những mục đích tối hậu ấy! Cứ xem thì biết: họ `tháo chạy` khỏi VN, nhưng sau đó, chính trị Mỹ vẫn ổn định, kinh tế Mỹ phục hồi đễ dàng. Các đồng minh của Mỹ vẫn là một khối đoàn kết chặt chẽ với họ.

    Phe cộng sản liên quan trong chiến tranh VN, gồm Bắc Việt, Liên Xô, TC, tuy đã đạt được những mục đích nhất thời (mà họ gọi là `thắng`), nhưng thật ra chỉ có lợi cho mục đích tuyên truyền ngắn hạn, chẳng có một lợi ích lâu dài cụ thể nào cả, dù chỉ là rất nhỏ! Rồi sau đó ra sao quí vị đã biết. Khối CS chia rẽ trầm trọng đến nỗi đánh nhau đổ máu (TC và VN năm 1979), Liên Xô thì sa lầy ở Afghanistan rồi sau đó là phá sản. Khối cộng sản sụp đổ, bức tường Bá Linh bị xô ngã và cuối cùng là chế độ CS bị giải thể ngay trên chính quê hương đã sản sinh ra nó!

    Vâng, chỉ có đất nước VN và nhân dân VN là đáng thương! Hy sinh xương máu, mất mát vô cùng tận chỉ để phục vụ cho mục đích của ngoại bang mà kẻ đứng đầu chính là Mỹ chứ không ai khác!

    NGƯỜI MỸ ĐÃ LÀM HẾT PHÓNG SỰ NÀY ĐẾN NGHIÊN CỨU NỌ, TỪ NĂM NÀY QUA NĂM KHÁC, kể cả bộ phim The Vietnam War lần này, TẤT CẢ CHỈ NHẰM ĐÁNH LẠC HƯỚNG DƯ LUẬN VÀ CHẠY TỘI CHO NƯỚC MỸ, CHỈ CÓ THẾ!

  3. Ken Burns chỉ là một kẻ làm phim có khuynh hướng của riêng mình. Hắn chả phải là sử gia cái con mơ gì ráo. Xem phim thì đã thấy sự sắp xếp lưu manh. Nói một cách công bằng thì hắn là một tên phản chiến ngày trước chứ không tốt lành gì.

Leave a Reply to Austin Pham Hủy phản hồi

Please enter your comment!
Tên