Nguyễn Đức Bằng: Nhật Bản – lấy Văn hóa làm dụng cụ Chính trị

0
Hình minh họa. Nguồn: The New York Times.

Tác giả: Taku Tamaki, 29.4.2017

Phỏng Dịch: Nguyễn Đức Bằng, BBC NTFH | 8.5.2017

 

Ngày nay, tổ chức đứng đầu cho hoạt động này là Quỹ Nhật Bản / Japan Foundation – được xem như là một đối đầu cuả Hội Đồng Anh Quốc / British Council hay là một đối thủ đáng gờm cuả Viện Khổng Tử cuả Trung Quốc. Nhiệm vụ chính của Quỹ Nhật Bản là phát huy ngôn ngữ và văn hoá Nhật. Trọng tâm được vào các chương trình trao đổi văn hoá, và khuyến khích việc học tiếng Nhật.

Dư luận trong và ngoài nước Nhật Bản đã và đang có nhiểu tranh luận về vấn đề Nhật Bản gần đây đã dường như bỏ quên Hiến Chương Hoà Bỉnh, và đang tái vũ trang để gầy dựng lại sức mạnh quân sự; tuy nhiên điểu mà Đông Kinh đang phát huy mạnh mẽ song song với việc bành trướng sức mạnh quân sự là công việc quãng bá những “quyển lực mềm” trong nền văn hoá đặc tính Nhật Bản và nền ngoại giao mềm mõng hầu thu phục nhân tâm trên toàn cầu.

Ảnh: Reuters

Đông Kinh đã từ lâu luôn đặt trọng tâm phát huy trên toàn thế giới một “thương hiệu” , một hình ảnh đặc chất Nhật Bản dựa trên ngôn ngữ, văn hoá, nghệ thuật ẩm thực, và tính hiếu khách truyền thống Nhật, cộng với tinh thần hiếu hoà bắt đầu từ hậu thế chiến II; và được yểm trợ bởi một nền công kỹ nghệ văn minh nhất nhì trên thế giới. Gần đây nhất là những sáng kiến tạo dựng một Nhật Bản văn minh tiền tiến qua các nhân vật cuả chuyện hý họa Pokemon.

Mặc dủ các hoạt động phát triển quyền lực mềm này trông có vẻ là tối tân, rất là Thế Kỷ 21, tuy nhiên nước Nhật Bản đã làm những công việc này trong nhiều thập kỷ qua dưới nhiều trạng thái khác nhau.

Trước Thế Chiến II, Đế Quốc Nhật Bản đã tự gắn cho mình một quốc huy là “nước giải phóng cho Á Châu”, một quốc gia tiền tiến duy nhất ở Á Châu đã không bị thống trị bởi thực dân Tây Phương. Hình ảnh này đã được gắn liền vào những hô hào cốt lỏi của một nước Nhật Bản tiến bộ – để miêu tả Nhật là một quốc gia không phải là Á và cũng không phải là thực dân Âu phương Tây, mà là kết hợp của một nần văn minh Âu Châu cộng với nét đặc thù truyền thống Á Châu. Điều này đã giúp Nhật Bản đoạt được quyền tổ chức Thế Vận Hội năm 1940 – tuy nhiên, những hành động xâm lăng cuả Nhật ở Á Châu vào cuối thập niên 1930’s đã đem lại việc hủy bỏ Thế Vận Hội này.

Thật là đáng ghi nhận, khi những huyền thoại đặc tính văn hoá Nhật Bản vẫn còn tồn tại và còn được phát huy mạnh mẽ sau cuộc thất trận đầy tang thương và ô nhục vào tháng Tám nâm 1945. Hiến Chương Hoà Bình thời hậu chiến, cùng với công việc tái xây dựng từ giưã thập niên 1950’s đã cũng cố được những quyền lực mềm và sang đến hai thập kỷ sau đã đưa nước Nhật gặt hái được một nền kinh tế lớn thứ nhì trên Thế giới. Nhật Bản đương nhiên trở thành một quốc gia dẫn đầu cho toàn thể Á Châu.

Ảnh: Internet

Một phương cách lãnh đạo văn hoá đầy nhân phẫm đã giúp nước Nhật vươn lên; đọat được tín nhiệm của toàn cầu để tổ chức Thế Vận Hội năm 1964 tại Đông Kinh. Và lần này Thế Vận Hội đã diển ra như dự tính.

Ngày nay, tổ chức đứng đầu cho hoạt động này là Quỹ Nhật Bản / Japan Foundation – được xem như là một đối đầu cuả Hội Đồng Anh Quốc / British Council hay là một đối thủ đáng gờm cuả Viện Khổng Tử cuả Trung Quốc. Nhiệm vụ chính của Quỹ Nhật Bản là phát huy ngôn ngữ và văn hoá Nhật. Trọng tâm được vào các chương trình trao đổi văn hoá, và khuyến khích việc học tiếng Nhật.

Thực vậy, Quỹ Nhật Bản đã hoạt động rất tích cực trong công việc tổ chức các cuộc thi cử tiếng Nhật, cũng như các cuộc khảo sát tiếng Nhật cho người ngoại quốc. Các ứng viên, nếu đỗ sẽ được cấp chứng chỉ thành thạo tiếng Nhật. Ngoài ra Quỹ Nhật Bản còn phát huy những trao đổi văn hoá, cấp phát hoc bổng với các quốc gia trên toàn thế giới. Như lời tuyên bố cuả Bộ Ngọai Giao Nhật – trao đổi văn hoá sẽ đem lại sự cãm thông và dễ dàng cho công việc ngoại giao giưã các quốc gia.

Quyền lực Abe

Trên phương diện riêng , chương trình phát triển kinh tế cuả Thủ Tướng Shinzo Abe, được biết là Abeomics, không có nói nhiều về quyền lực mềm. Trong phiên bàn đầu tiên, chương trình Một Quốc Gia Tuyệt Vời, là tác phãm đầu tay của Abe trong nhiệm kỳ đầu tiên 2006/2007 là một chương trình có tính cách nội địa đặt trọng tâm vào tu chính Hiến Pháp, tái cấu trúc ngân sách quốc gia, và cải cách các luật lệ kinh tế.

Tuy nhiên đây không chỉ là một chương trình thuần nhất về kinh tế, mà còn là một chương trình mang đầy tinh thần quốc gia, với mục đích huấn chuyển các thành quả sản xuất trong nước thành những thành qủa trưng bày quốc tế với đặc điểm Nhật Bản về mặt cần mẫn siêng năng, và lâu bền.

Ảnh: Internet

Với một nền giáo dục ái quốc trong nước, và một cố gắng phát huy văn hoá ra ngoại quốc, Thủ Tướng Abe đã huấn chuyển được một nền huyền thoại độc nhất cuả Nhật Bản ra được một tinh thần ái quốc mới. Để nắm chắc thành công, ông Abe đã tự tin cho rằng phục hồi kinh tế, và tái vũ trang quân sự là nền tảng tối cần thiết đẩ xây dựng lại niềm tự hào cho nước và nhân dân Nhật. Tuy nhiên, lúc nào ông cũng đặt trọng tâm vào công việc thu nhập nhân tâm với tòan thể nhân dân trên thế giới.

Và vì thế, chính quyền cuả Abe đang tiến tới xây dựng một cách thận trọng một hình ảnh nước Nhật đẹp, trang trọng, đầy nguồn sống, thích hợp với văn hóa cổ truyền và sự tân tiến của nhân loại. Có lẽ, một diễn tả sống động trong lối nghĩ này là hình ảnh cuả một Abe trong vai trò Super Mario trong kỳ lễ kết thúc cuả Thế Vận Hội 2016 Rio Olympics; để cổ động cho Thế Vận Hội Đông Kinh năm 2020. Nhiều người ai cũng tưởng đây chỉ là chuyện nhỏ nhen; nhưng trên thực tế những hoạt động trên đã nằm trên một chương trình có tính toán kỹ lưỡng để đem ảnh hưởng cuả Nhật Bản càng xa rộng ra ngoại quộc càng nhiều càng tốt.

Trong những ngày tháng sắp tới khi bạn mua một quyển sách khôi hài Nhật, hay cầm đũa thưởng thức một miếng sushi bạn nên nhớ mỉm cười và nên biết bạn đang nằm trong một quốc sách tuyệt vời cuả Nhật Bản.

 

Source: Japan has made culture a political tool

BÌNH LUẬN

Please enter your comment!
Tên