Người quen của… chủ tịch Hồ Chí Minh kêu cứu!

6
Căn nhà số 43 Bis đường An Bình, phường 6, Quận 5 thuộc dạng căn hộ chung cư đã xuống cấp, nơi chứa đựng nhiều kỷ vật của nhà báo – nhiếp ảnh Lâm Hồng Long!

Từ 1979, hai vợ chồng ông bà Lâm Hồng Long và Phạm Thị Tính nhiều lần gửi đơn đến các cấp chính quyền, cũng như thư cho chủ tịch nước và VP chính phủ v/v hợp thức hóa căn nhà số 43 Bis An Bình (phường 6, Quận 5 , Tp.HCM) mà gia đình cư ngụ 42 năm nay theo nghị định 61/CP; nhưng vẫn chưa được giải quyết!
—-

Ông Long (1926) là người Việt gốc Hoa ở Bình Thuận, tham gia kháng chiến chống Pháp và tập kết ra Hà Nội sau hiệp định Geneve; trở thành phóng viên ảnh thời sự của Thông tấn xã Việt Nam. Hàng trăm hình ảnh Hồ chủ tịch đang được sử dụng rộng rãi trong hệ thống sách giáo khoa cũng như các tư liệu, tuyên truyền, bảo tàng..vv.. là do ông Lâm Hồng Long chụp. Như Bác Hồ với các cháu thiếu nhi, Bác Hồ với các anh hùng dũng sĩ miền nam, Bác Hồ tặng hoa cho Mẹ Suốt, Bác trồng cây đa ở Ba Vì… đặc biệt nổi tiếng là bức Bác Hồ bắt nhịp bài ca kết đoàn.

Ngoài ra, Lâm Hồng Long còn chụp được nhiều tác phẩm về các sự kiện chính trị, quân sự, ngoại giao có tính lịch sử trọng đại đang trưng bày trong các bảo tàng. Ông được giải thưởng Hồ Chí Minh 1996!

“Bác bắt nhịp bài ca Kết Đoàn”. Ảnh do ông Long chụp

———–//——

Chuyện là vầy, sau ngày Việt Nam thống nhất, năm 1976 ông Long thuyên chuyển công tác vào cơ quan thường trú; đưa gia đình trở về miền Nam, và ở trong căn nhà nói trên tại quận 5 của cô ruột là bà Lâm Nhơn Mỹ.

Vào 1978, bà Mỹ trước khi vượt biên qua Úc đã viết giấy giao lại căn nhà cho vợ chồng ông Long được toàn quyền sử dụng!

Tháng 3.1979, Phòng Quản lý nhà đất Q.5 kiểm kê đo diện tích và tiếp quản toàn bộ căn nhà. Tháng 8.1979, ông Long đưa đơn xin hợp thức chủ quyền căn nhà và khiếu nại việc quận 5 tự ý kiểm kê tài sản khi ông đang đi công tác.

Tháng 8.1980 P. Tổng giám đốc TTXVN gửi đơn đề nghị Sở nhà đất giải quyết cho ông Long được hợp thức hoá; do cơ quan chưa có điều kiện cung cấp nhà ở. Tháng 9.1980 Tổng giám đốc TTXVN Trần Thanh Xuân tiếp tục gửi thư đề nghị Quận Uỷ Quận 5 giải quyết vụ việc.

Sự việc kéo dài đến tháng 3.1997 thì ông Lâm Hồng Long mất trong căn nhà vẫn chưa có giấy tờ hợp lệ. Bà Tính vợ ông vẫn sống tại đó đến nay, nhưng phải đóng tiền thuê nhà cho NN. Và, vẫn kiên nhẫn làm đơn gửi khắp nơi!
——-

Đến 2010, UBND Tp.HCM có công văn số 3648/UBND-DTMT chấp thuận theo báo cáo, đề xuất của Sở Xây dựng giao vụ việc cho UBND Q.5 phối hợp với sở Tài chính lập thủ tục bán căn nhà cho gia đình ông Long.

Tuy nhiên, bà Tính đã gửi nhiều đơn thư xin cứu xét và mong muốn hợp thức chủ quyền; là gia đình đã sử dụng ổn định căn nhà từ năm 1978 đến nay; là tài sản của gia đình dòng họ và hoàn toàn không có phát sinh tranh chấp hay khiếu nại gì. Bản thân ông Lâm Hồng Long thuộc diện chính sách, và là đối tượng người có công với cách mạng theo quyết định số 118/TTg ngày 27/02/1996 của thủ tướng chính phủ.

Ngày 30.4.2014 bà Tính tiếp tục làm đơn lên UBND Tp.HCM nhưng vẫn không được giải quyết; mà sau đó chính quyền địa phương đã gởi giấy truy thu tiền thuê nhà từ 02/2010 đến 04/2015 là 99.297.450,00 triệu đồng. Tuy nhiên, bà Tính cho biết, không thể đóng vì tiền lương hưu trí của bà một tháng chỉ có 3 triệu đồng.

Tháng 1.2017 bà Tính tiếp tục làm đơn lên UBND Tp.HCM xin hợp thức hoá, nhưng đã được trả lời từ Trưởng phòng quản lý nhà của Sở Xây dựng ông Nguyễn Thanh Hải là đề nghị chờ …chỉ đạo của Thủ tướng chính phủ ;v

Hiện bà vợ ông Long vẫn… chờ ạ!

Lê Nguyễn Hương Trà (Facebook)

 

6 BÌNH LUẬN

  1. Trường hợp điển hình cho chủ trương ăn cướp của bạo quyền CS, bất chấp nạn nhân là dân thường hay người có công với đảng cướp VC ! Nếu tài sản đối tượng có giá trị thì hệ thống cầm quyền tìm đủ mội phương cách để cưởng đoạt dù có kêu gào tới đâu chăng nửa, quân cướp ngày củng không bao giờ nhả ra !! Công trạng của bất cứ ai, từ Tướng lỉnh cho tới chức sắc chính tri một khi hết quyền hành, đều trở thành vô nghỉa đối với tà quyền CS, chanh hết nước đều phải vất đi cho đở bận bịu!!! Sách lược của CS là vậy không ân tình nhân nghỉa gì hết chỉ có lợi lộc trước mắt là đáng kể !!!

  2. Ông Long chỉ là “cán bộ chụp ảnh hình” , cho dù là có chụp hình của “bác” để đăng báo dùng trong tuyên truyền thì cũng phải chấp hành chủ trương của đảng một cách triệt để. Đó là phải nghe lời các đảng viên đang có chức có quyền, cống hiến những gì mình đang sở hữu cho sự nghiệp cách mạng để đi tới thắng lợi cuối cùng. Có lý nào ông ta đi theo đảng hơn nửa thế kỷ nay mà không nằm lòng cái bản chất cướp chính quyền, cướp nhà giàu đã thấm nhuần trong…máu. Mẹ kiếp! cứ tưởng ai đã từng chụp hình bác là ngon sao? Cô Xuân nhai…bao cao su của “cụ” mà còn chết đấy! Trả nhà cho lão? nói chuyện tức…cười! Ngoại trừ lão có hình bác đang chơi hộ lý gởi tới Đàn Chim Việt…

    • Đúng là lịch sử “cắt mạng” ta cho thấy: một Nguyễn Hữu Đang dàn dựng khán đài cho “cụ” đọc cái copy “tuyên ngôn” ở Ba Đình mà bị đài đoạ, phải bò lết nằm dưới bụi tre gai chờ chết, một “đại gia”, Cát Hạnh Long hiến cả tài sản cho cắt mạng, để rồi mạng bị cắt, một nhà “tiểu tư sản”, bên vợ của nhà thơ Hữu Loan nuôi cả trung đoàn cắt mạng vậy mà mạng bị đấu tố!
      Nay nghe ông trưởng Mười kể lại chuyện cô Xuân nhai…”cụ” mà vẫn phải chết! Thế không hiểu cô Tòng thị Phóng, Nguyễn Kim Ngân nhai cái…giống gì của “cụ” mà vẫn sống nhăn và vẫn mập ú ù?

    • Gởi nguyễn văn mười – trưởng công an huyện sọc dưa….rằng thì là mà lập luận là rất có lí và có ý đấy , công cán gì mấy cái ảnh mang tính tuyên truyền , ”Boác” trước đây cũng phải đi lừa người ta nên mới có tiếng đấy , và ”Boác” …cũng phải đi Cướp mới có thành quả như bây giờ , nên Lâm Hồng Long chắc là bị Quả Báo đấy thôi cho nên mới lận đận long đong chứ không được Long Hồng ….

Leave a Reply to uyenminh Hủy phản hồi

Please enter your comment!
Tên