Người lính miền Nam Việt Nam: Ký ức về chiến tranh Việt Nam và sau đó

10

 

Cuốn sách trên đây của GS Nathalie Nguyễn đã được ra mắt tại Melboune, Úc vào tháng 5, 2016. Hơn một năm sau, vào ngày 08-11-2017, tác giả đã được mời đến Trung Tâm Nghiên Cứu Chiến Lược Quốc Tế (Center for Strategic and International Studies – CSIS) tại Washington-DC để nói chuyện về cuốn sách này với một cử tọa gồm những chuyên gia và những người lưu tâm về lịch sử chiến tranh Việt Nam.

Cuốn sách Người Lính Miền Nam Việt Nam dựa vào 52 chuyện lịch sử được kể lại bởi hai thế hệ của cựu quân nhân VNCH thuộc mọi binh chủng. Một trong những lý do khiến tác giả quyết định viết cuốn sách này là vai trò của người lính miền Nam Việt Nam đã bị bỏ quên trong những cuốn sách lịch sử về chiến tranh Việt Nam mà tác giả tin rằng đây là một cuộc chiến tranh ủy nhiệm giữa những nước cộng sản và những nước dân chủ.

Theo tác giả, cuộc di cư vĩ đại của một triệu người miền Bắc vào Nam vào năm 1954-1955 và bản chất tàn bạo và phi nhân của Cộng Sản là động cơ khiến cho người lính miền Nam quyết tâm chiến đấu. Ngay cả đến bây giờ, hơn 40 năm sau khi chiến tranh chấm dứt, những cựu chiến binh miền Nam vẫn tin rằng họ đã chiến đấu cho chính nghĩa và hãnh diện đã phục vụ đất nước.

Sau khi chiến tranh chấm dứt, đời sống càng trở nên tồi tệ với những trại tù cải tạo của cộng sản, những vùng kinh tế mới, gia đình bị ngược đãi, hàng trăm ngàn người vượt biên bất chấp nguy hiểm. Ngày nay 92 triệu người dân Việt hiện đang phải sống trong chế độ độc tài công an trị, tham nhũng lan tràn khắp nơi, tôn giáo và nhân quyền bị trà đạp. Đây là những hệ quả tất nhiên khi Cộng Sản miền Bắc chiến thắng như chúng ta cũng thấy ở Trung Quốc và Bắc Hàn.

Sách báo Tây phương thường suy luận rằng tình trạng tham nhũng và sự bất tài về chính trị và quân sự của miền Nam Việt Nam là nguyên nhân của thua trận. Nhưng các cựu chiến bình miền Nam cho đây những yếu tố được thổi phồng lên. Lý do chính là binh sĩ miền Nam đã không được trang bị đầy đủ, chưa kể đến tình trạng chia rẽ cực kỳ trầm trọng trong nội bộ của Hoa Kỳ. VNCH được đồng minh dùng làm bung xung một cách thuận tiện.

Cá nhân tôi thấy rằng chiến tranh tại Afghanistan và Iraq cũng mang một âm hưởng như vậy khi Hoa Kỳ gặp khó khăn không thể chấm dứt mau chóng chiến tranh ở hai quốc gia này. Thật là dễ dàng đổ lỗi cho chính quyền địa phương và quân đội của hai quốc gia này.

 

Qua kinh nghiệm của những cựu binh sĩ miền Nam, tác giả nhận định rằng trong thời kỳ chiến tranh, Hoa Kỳ đã trang bị cho người lính miền Nam những võ khí lỗi thời so với võ khí do Nga và Trung Cộng viện trợ cho miền Bắc. Thí dụ Xe tăng M24 và M28 không thể so sánh với T4, T52 của Nga. Đại bác 105 mm và 155 mm không thể so sánh với đại bác 130 mm của Trung Cộng. Súng Carbine, Garand M1, M16 không thể so sánh với AK 47 và AK 50. Súng chống chiến xa M7, M72 không thể so sánh với B41, B42, và hỏa tiến SR7. Và cuối cùng Hoa Kỳ đã bỏ rơi người lính miền Nam Việt Nam.

Cuốn sách Người Lính miền Nam Việt Nam là tiếng nói của những người không có cơ hội nói lên quan điểm của mình. Cuốn sách Người Lính miền Nam Việt Nam cũng được dành để tưởng nhớ đến cha đã qua đời của tác giả, Ô. Nguyễn Triệu Đan, một nhà ngoại giao của VNCH. Ông từng là thành phần của phái đoàn VNCH tại Hội Nghị Paris dẵn tới Hiệp Định 1973. Chức vụ sau cùng của ông là Đại Sứ tại Nhật Bản vào 1974-1975.

TS Nathalie Nguyễn là giáo sư của Monash University, Úc. Cô tốt nghiệp tiến sĩ tại Oxford University, một trong những trường đại học nổi tiếng nhất thế giới. Những sách tác giả đã xuất bản gồm Memory is Another Country: Women of the Vietnamese Diaspora; Voyage of Hope: Vietnamese Australian Women’s Narratives; Vietnamese Voices: Gender and Cultural Identity in the Vietnamese Francophone Novel. Tên đầy đủ của tác giả là Nathalie Huynh Chau Nguyen. Cô thông thạo hai tiếng Anh và Pháp.

Nguyễn Quốc Khải

 

10 BÌNH LUẬN

  1. Thì xong cái mớ Vũ khí dư thừa Mỹ còn lý do gì để dính đến Vn sau khi các trử lượng dầu mỏ không đáng để Mỹ hy sinh thêm ,người Mỹ họ tính lợi nhuận chứ không tình cảm ,chính họ củng cấp rất nhiều thuốc men cho tụi mặt trận giải phóng miền nam ai mua thì họ bán ,dùng máu xương Dân Việt để tiêu thụ số vũ khí cũ đồng thời khai thác những khoảng sản Đặc biệt ,các dãy núi nào trong vùng họ đóng quân cũng bị đào bới tan nát lấy lý do là khai thác đá làm đường có Trời mới biết họ đã lấy gì của Vn ? Năm 1972 họ dùng c130 xịt thuốc khai quang ngay trên đầu chúng tôi đang ở trong thành phố Kon Tum ,chủ quyền miền nam không có họ muốn ra vào không hãi phận Vn tuỳ tiện ,cũng như bọn Tàu sau nầy vụ giàn khoang Hải dương ,tóm lại thân phận nhược tiểu mà ngu như Vn bây giờ chơi vói Mỹ nó bán hồi nào không hay./

  2. (2)Sau khi QLVNCH “thua trận” Ấp Bắc, TT Ngô Đình Diệm bị lật đổ và bị giết chỉ vài tháng sau đó. Chính trường và chiến trường miền Nam coi như bị bỏ ngõ. Mỹ phải đổ quân vào miền Nam để “cứu” VNCH, cho khỏi “rơi” vào tay CS. Nhìn sơ thì cứ tưởng đó là những “diễn biến tất yếu của lịch sử”, nhưng thật ra, tất cả đều đã do người Mỹ đạo diễn rất nhịp nhàng và ăn khớp. Người đương thời, ngoài anh em TT họ Ngô ra đều không ai thấy.

    Phải! TT Diệm đã thấy trước, đánh đấm theo kiểu “cố vấn” của người Mỹ thì chỉ là tốn nhiều xương máu của nhân dân toàn thể hai miền ở VN, và CUỐI CÙNG THÌ MIỀN NAM VẪN THUA. Chiến tranh VN chỉ để phục vụ cho mục đích của người Mỹ mà thôi! Mỹ đạt được mục đích rồi thì sẽ phủi đít bỏ đi. Mỹ rút rồi thì miền Nam chắc chắn sẽ thua miền Bắc. Có điều càng thua muộn thì chỉ càng tốn thêm xương máu của toàn dân VN mà thôi. Cho nên, để tiết kiệm xương máu của nhân dân VN, TT Diệm đã lén cho người ra chiến khu gặp đại diện của Bắc Việt để hiệp thương thống nhất đất nước với họ. Cỏ phải chăng vì thế mà chính nhân vât Hồ Chí Minh, kẻ thù của VNCH cũng phải công nhận TT Diệm là một người yêu nước?

    (Trong một lần gặp gỡ nhà ngoại giao Ấn độ Ramcohundur Goburdhun, chủ tịch Ủy Hội Quốc Tế Kiểm Soát Đình Chiến Đông Dương, ở Hà Nội vào năm 1962, Hồ đã xem Ngô Đình Diệm là một “nhà yêu nước” và nhắn gửi với Goburdhun rằng: “Hãy bắt tay ông ấy [Diệm] giùm tôi nếu như ngài gặp ông ấy.” )

    Mỹ biết được nên họ phải nhanh chónh trừ khử anh em nhà Ngô.

    ĐỂ KẾT LUẬN: NGƯỜI LÍNH VNCH BỊ MỸ ĐẠO DIỄN BIẾN THÀNH MỘT ĐÁM BẠI BINH, QLVNCH CÀNG THUA VC THÌ CÀNG ĐÚNG VỚI MỤCH ĐÍCH CỦA NGƯỜI MỸ; ANH EM ÔNG DIỆM PHẢI BỊ TRỪ KHỬ THÌ NGƯỜI MỸ MỚI CÓ CƠ HỘI THÀNH NGƯỜI HÙNG NHẢY VÀO CỨU MIỀN NAM ĐỂ KÉO DÀI VÀ LEO THANG CHIẾN TRANH THEO ĐÚNG Ý ĐỒ CỦA HỌ!

  3. (1)@Nguyen Thanh: Có hai lý do khả tín để giải thích tại sao ngay đến trận Ấp Bắc, QLVNCH cũng chỉ được Mỹ trang bị vũ khí lỗi thời:

    – Người Mỹ phải tiêu thụ cấp thời số vũ khí khổng lồ còn tàng trữ sau Đệ Nhị Thế Chiến. Họ dư biết chính người tiêu thụ số vũ khí này sẽ phải tốn nhiều xương máu mà không có cơ may thắng trận, nhưng họ vẫn cứ cung cấp cho VNCH, là vì xương máu đó đâu phải là của nhân dân Mỹ hoặc con em họ đâu? Tuy đổ nhiều máu, nhưng VNCH PHẢI THUA TRẬN ẤP BẮC vì người Mỹ muốn như thế! Người Mỹ đã bắn một mũi tên mà hạ được một lúc mấy con chim lớn: 1)Tiêu thụ một số lượng lớn các súng đạn đã lỗi thời. 2)Làm mất mặt Quân Lực VNCH. 3)Làm mất uy tín TT Ngô Đình Diệm: Lúc này, người Mỹ đã biết lập trường chắc chắn của TT Diệm là KHÔNG CHO MỸ ĐỔ QUÂN VÀO VN. TT Diệm phải mất uy tín thì người Mỹ mới có cớ xúi dục các tướng lãnh đảo chánh, làm rối loạn chính trưòng VNCH. 4) QLVNCH đã suy yếu vì trang bị vũ khí lỗi thời nay thêm mất tinh thần chiến đấu vì thay đổi quá nhiều chính phủ. 4)Du kích VC (Mặt Trận Giài Phóng) sau khi ‘thắng trận”sẽ được thể lên chân, nghĩa là chiến tranh VN bắt buộc phải leo thang, VNCH bắt buộc phải “cầu cứu” Mỹ!

    – Chính người Mỹ, chứ không ai khác, đã cố tình làm cho QLVNCH thua trận Ấp Bắc hầu có lý do chính đáng để đổ quân vào VN. Lấy do QLVNCH kém cõi đến nỗi không thể tự chiến đấu để bảo vệ lãnh thổ VNCH trước một bọn du kích VC mà thế giới hồi đó vẫn cứ cho là còn thô sơ và ô hợp ở Ấp Bắc, thì quả là không còn gì chính đáng hơn! Làm sao VC có thể thắng nổi QLVNCH, lúc bấy giờ đã rõ là hùng mạnh hơn chúng ? Chỉ còn cách duy nhất là cung cấp vũ khí lỗi thời cho QLVNCH thì mới chắc miền Nam là thua trận trước VC. Chưa hết, để cho QLVNCH chắc chắn thua, người Mỹ còn kèm theo vài độc chiêu nữa: 1) Trao trọng trách tư lệnh cho một ông tướng văn phòng không có mấy kinh nghiệm chiến trường, như tướng Huỳnh Văn Cao. 2)Trong trận Áp Bắc, 800 sĩ quan “cố vấn” Mỹ chẳng những đã không “cố vấn” gì ra hồn, lại còn làm cho chiến sự rối loạn thêm bằng những mệnh lệnh có tính “trống đánh xuôi, kèn thổi ngược”. Đánh đấm như thế thì VNCH thua là cái chắc!

  4. Sử gia Hoa kỳ Bill Laurie – một chuyên gia về Việt Nam, và từng là chuyên viên tình báo chiến lược của Hoa Kỳ, phát biểu :” Lý do chính khiến quân đội miền Nam bị đánh tan trong vòng mấy tháng trong năm 75 là vì Hoa Kỳ đã cắt giảm viện trợ quân sự và kinh tế đến mức không một quân đội nào có thể chống đỡ để mà sống còn “.

    Và rằng ” năm 1968 và năm 1972, tuy trang bị kém hiện đại hơn so với quân Bắc Việt, nhưng chỉ cần đủ đạn dược là quân lực Việt Nam Cộng Hòa cũng đã giữ vững cõi bờ, giáng trả đối phương những đòn mãnh liệt “.

  5. Tiến sĩ Lewis Sorley nói tướng Creighton Abrams đã ca ngợi thành tích của quân đội miền Nam, ông nói tuy không lực Mỹ đóng một vai trò quan trọng, nhưng nếu các binh sĩ miền Nam không đứng lên chiến đấu quyết liệt như họ đã làm, thì hỏa lực Mỹ dù mạnh gấp 10 lần, cũng không giúp họ dành được thắng lợi.

    Tướng Creighton Abrams: Tư lệnh quân lực Hoa kỳ ở Việt nam từ 68- 72 .

    Tiến sĩ Lewis Sorley, tác giả các cuốn “A Better War”, The Unexamined Victories and Final Tragedy of America’s Last Years in Vietnam”, từng được đề cử cho Giải Pulitzer.

  6. Xin được nói rõ rằng nick Thanh và tôi Nguyen Thanh là 2 cá nhân khác biệt.

    Tướng Fred Weyand-tư lệnh cuối cùng của quân lực Hoa kỳ ở Việt nam 1972- 73: Sự trì hoãn lâu dài trong việc trang bị cho Quân Lực VNCH các vũ khí và chiến cụ tối tân, ít nhất là tương đương với những thứ đã được Nga và Trung Cộng trang bị cho địch quân, đã là yếu tố đóng góp lớn lao vào sự thiếu hiệu quả của quân đội này. Vào đầu năm 1968 một số súng M-16 đã được cung cấp cho lính Nhảy Dù và các đơn vị ưu tú của quân đội miền Nam Việt Nam, thế nhưng đa số các thành phần quân đội khác vẫn còn yếu thế hơn đối phương về mặt vũ khí. Mặc dù vậy, các lực lượng miền Nam đã chiến đấu đáng nể phục trong việc đẩy lui trận Tổng Công Kích của Việt Cộng năm 1968.

  7. Các đoạn bình luận nêu trên khá chính xác.Bằng chứng là trước năm 1962, tức 2 năm sau khi cái quái thai MTGPMN được thành lập sau vụ đồng khởi đầu năm 1960, quân đội VNCH vẩn còn xử dụng các loại vủ khí thời
    đê nhị thế chiến còn sót lại!Carbine và garant, FM làm sao địch lại AK47, B40 của Tàu vaB41 cũa Nga. Phải chi vủ khí nhẹ trang bị cho bộ binh VNCH và phụ lực quan ở nông thôn hiện đại ngang với vủ khí địch thì cục diện đả khả quan hơn cho VNCH lúc bấy giờ ! Mải đến 1962, lực lượng Miền Nam mới có AR15 và súng phóng lựu M40, đại liên mới và mìn claymore !

  8. Bill Laurie -sử gia Hoa Kỳ: Một cuộc thăm dò 9,604 chương trình truyền hình của NBC, CBS và ABC từ 1963 đến 1977 cho thấy rõ những sự thiếu sót của những cái gọi là bài tường thuật truyền hình. 0,7% chương trình nói về việc huấn luyện quân lực Việt Nam Cộng Hòa. 0,8% về bình định. 2,7% về chính quyền hay quân lực Việt Nam Cộng Hòa hay Cambodia. Tổng cộng chỉ có 392 chương trình, tức 2,7% toàn bộ các chương tŕnh tin tức truyền hình Mỹ, tường trình về Việt Nam Cộng Hoà. Không có một lời nào về hơn 200 ngàn hồi chánh viên Cộng sản, không một lời nào về quân lực Việt Nam Cộng Hòa thiện chiến. Không có lời nào về những phi công Ong Chúa lừng danh của trực thăng Việt Nam Cộng Hòa cứu mạng cho những toán lực lượng đặc biệt Hoa Kỳ chạm địch dọc đường mòn Hồ Chí Minh. Hầu hết người Mỹ, nếu không phải là tất cả, đều nhớ hình ảnh bi hùng của một người Trung Hoa đứng trước đoàn xe tăng ở Quảng Trường Thiên An Môn, nhưng không ai biết trung sĩ thuỷ quân lục chiến Việt Nam Cộng Hòa Huỳnh Văn Lượm đứng trên cầu Đông Hà chặn đứng đoàn xe tăng Bắc Việt, tác xạ bằng khẩu súng chống tăng LAW của anh .

  9. Tiến Sĩ Lewis Sorley- tác giả của những tác phẩm về chiến tranh Việt Nam như A Better War, Vietnam Chronicles: the Abrams Tapes : Trong Trung Tâm Văn Khố Quốc Gia của Hoa Kỳ (US National Archive) có hằng ngàn văn bản ghi lại những huy chương của Hoa kỳ trao tặng cho quân nhân của quân lực Việt Nam Cộng Hòa để ghi nhận chiến công của họ. Tiếc thay, chẳng ai buồn nhắc đến.

  10. Đại tướng Louis C. Wagner Jr. : Đại đa số các đơn vị Việt Nam Cộng Hòa mà tôi đã phục vụ đều đã chiến đấu giỏi. Luôn luôn bị địch quân đông gấp bội tấn công, họ vẫn ngăn chặn và sau cùng đánh bại cái đội quân trang bị và huấn luyện tốt của Bắc Việt. Không lực Hoa Kỳ, được các sĩ quan cố vấn Lục quân và Thủy quân Lục chiến Hoa-Kỳ phối hợp, đã giữ một vai trò chủ chốt trong sự thành-công. Bù đắp cho những khiếm khuyết về trang bị trong ngành pháo binh và không quân Việt Nam. ( Đại tướng Louis C. Wagner Jr., khi còn là sĩ quan cấp tá, giữ chức vụ cố vấn trưởng các đơn vị Bộ Binh và Thiết Giáp Việt Nam Cộng Hòa tại Vùng 1 Chiến Thuật )

Leave a Reply to Vanle Hủy phản hồi

Please enter your comment!
Tên