Lê Văn Luân: Sự Vô Minh Về Luật Pháp

2
Hình minh họa. Nguồn: Internet.

Trích:

“Phát biểu của tôi là trên cơ sở vì lợi ích chung của quốc gia, của dân tộc, vì sự bình yên chung của nhân dân. Những điều đó cũng cần tiếp tục trao đổi tiếp. Tôi rất lắng nghe các ý kiến, để từ đó có thêm thông tin để phục vụ hoạt động người đại biểu đại diện cho nhân dân ngày càng hoạt động tốt hơn” – ĐB Thủy nói.

ĐB Nguyễn Thị Thuỷ, Ủy viên Thường trực Ủy ban Tư pháp của Quốc hội, Tiến sỹ luật hình sự.

Trước đó, khi thảo luận về BLHS tại nghị trường vào chiều 24-5, bà Thủy đã có tranh luận với 3 ĐBQH Đỗ Ngọc Thịnh, Nguyễn Chiến (Chủ tịch và Phó Chủ tịch Liên đoàn Luật sư (LS) Việt Nam) và Trương Trọng Nghĩa (TP.HCM) về quy định buộc LS phải tố giác tội phạm được quy định tại Điều 19 của dự luật.

Các đại biểu Đỗ Ngọc Thịnh, Nguyễn Chiến, Trương Trọng Nghĩa đều cho rằng: Không nên quy định như vậy vì sẽ ảnh hưởng đến chế định LS đã được Hiến pháp cũng như các luật liên quan quy định. Đồng thời, đứng về mặt đạo đức xã hội thì quy định như vậy sẽ khiến LS phải làm trái lương tâm, đạo đức nghề nghiệp và phản bội niềm tin đã được gửi gắm.

Bà Thủy cho rằng LS trước hết là nghề có trách nhiệm bảo vệ công lý, bảo vệ pháp chế. Luật 2015 đang quy định LS không phải chịu trách nhiệm hình sự về tội không tố giác thân chủ của mình, trừ trường hợp anh không tố giác tội mà thân chủ đã thực hiện là tội xâm phạm an ninh quốc gia và tội đặc biệt nghiêm trọng khác.

Đối với tội xâm phạm an ninh quốc gia, đây là điều đầu tiên bất kỳ người dân nào cũng phải bảo vệ. Nếu an ninh quốc gia bị lung lay, xâm phạm, đe dọa thì không một nghề nghiệp nào có thể ổn định để mà yên tâm chứ chưa nói đến nghề bào chữa của LS. Về các tội đặc biệt nghiêm trọng khác, được giới hạn ở Điều 389, không liệt kê tất cả tội đặc biệt nghiêm trọng mà chỉ là một số tội đặc biệt nghiêm trọng, ví dụ tội giết người khi người bào chữa không tố giác tội đó thì anh phải chịu trách nhiệm do không tố giác tội phạm.

Theo bà Thủy, LS trong quá trình bào chữa mà anh biết thân chủ của mình đã thực hiện hành vi giết người chôn xác ở sau nhà, hay đánh tráo trẻ em dưới 1 tuổi… mà anh không tố giác ra thì ở góc độ đạo đức, đạo lý của một con người thông thường đã không thể chấp nhận được, chưa nói một người LS mang trên mình sứ mệnh bảo vệ công lý, là người có trách nhiệm bảo vệ pháp chế.

“Những tội được liệt kê ở Điều 389 không còn là tội phạm hình sự thông thường nữa mà khi hành vi đó xảy ra nó đã là tội ác rồi. Quan điểm của tôi cho rằng nếu phi hình sự hóa hành vi không tố giác tội phạm do thân chủ của mình với tội xâm phạm an ninh quốc gia, tội đặc biệt nghiêm trọng trong Điều 389 là điều rất đáng phải cân nhắc” – bà Thủy nói.

Đặc biệt, ĐB Trương Trọng Nghĩa cho rằng LS mà tố giác thân chủ thì có thể vi phạm nguyên tắc suy đoán vô tội. ĐB Nghĩa lý giải, một người coi là có tội chỉ khi bản án có hiệu lực của tòa án, còn việc chứng minh tội phạm là việc của cơ quan điều tra và công tố. Chính người đó cũng không phải chứng minh mình là vô tội mà LS lại đi tố giác. Tố giác có bằng chứng thì anh lại góp phần với công tố. Tố giác không có bằng chứng hay dựa vào lời khai nào đó của họ thì anh lại vi phạm nghĩa vụ công dân của nghề nghiệp.

“LS tố giác thân chủ có thể vi phạm quyền con người của bị can, bị cáo. Vì theo Hiến pháp, Bộ luật Tố tụng hình sự, bị can bị cáo không buộc phải khai báo những điều bất lợi và không buộc phải nhận tội trong khi LS thì lại tố giác họ. LS đi tố giác thân chủ là trái với lương tâm và đạo đức nghề nghiệp vì phản bội lại niềm tin của bị can, bị cáo, trái với thiên chức của luật sư là gỡ tội” – ĐB Nghĩa nói. 

Nguồn: http://plo.vn/thoi-su/db-nguyen-thi-thuy-toi-phat-bieu-vi-loi-ich-quoc-gia-704580.html

—————————–

Lời bình luận và phản biện:

Đừng nghĩ rằng đại diện cho những người dân ở vùng cao, vùng sâu, vùng xa thì dễ dàng làm bừa đâu vị đại biểu mang danh nghị sỹ và vô cùng thiếu hụt kiến thức pháp lý này.

Các tội danh liên quan đến xâm phạm an ninh quốc gia đối với luật Việt Nam là các tội danh có cấu thành hình thức, tức chưa cần đến hậu quả hay phải thực hiện hành vi đã có thể bị khởi tố và truy tố. Nên việc luật pháp còn bắt buộc luật sư phải tố giác thân chủ là một sư ngu ngốc và thiển cận chưa từng có trong nền khoa học pháp lý.

Hãy nhìn vào các nguyên tắc Hiến định cùng Bộ luật Hình sự, Bộ luật Tố tụng hình sự và Luật Luật sư để thấy đề xuất “luật sư phải tố giác thân chủ của mình” (đối với các tội xâm phạm an ninh quốc gia và đặc biệt nghiêm trọng khác) là một đề xuất vi hiến, trái luật và xâm hại nghiêm trọng vào quyền hành nghề luật sư và quyền con người được pháp luật bảo hộ:

1. Nguyên tắc suy đoán vô tội: không ai bị coi là có tội cho đến khi có bản án kết tội có hiệu lực pháp luật của toà án thông qua việc chứng minh bằng một trình tự hợp pháp;

2. Nguyên tắc chứng minh: việc chứng minh tội phạm thuộc trách nhiệm của cơ quan tiến hành tố tụng; và người bị buộc tội không có nghĩa vụ chứng minh mình vô tội;

3. Nguyên tắc tôn trọng sự thật khách quan và đánh giá chứng cứ: không dùng lời khai của người bị cáo buộc làm chứng cứ buộc tội duy nhất; và không ai bị buộc phải khai chống lại mình;

4. Nguyên tắc đảm bảo quyền được bào chữa: không ai có thể tước bỏ quyền bào chữa (có luật sư) đối với người bị buộc tội trừ khi chính người này từ chối;

5. Nguyên tắc bảo mật thông tin: là nghĩa vụ của luật sư trong mối quan hệ với khách hàng và phải được bảo đảm trong mọi trường hợp, trừ khi được chính khách hàng đồng ý hoặc có yêu cầu từ phía cơ quan có thẩm quyền, nhưng không được đi ngược lại lợi ích của thân chủ; luật sư chỉ có thể khuyên nhủ hoặc lên tiếng ngăn cản khách hàng thực hiện tội phạm nếu có dấu hiệu chắc chắn để cho rằng khách hàng sẽ tiếp tục thực hiện một tội phạm khác, nhưng kể cả như vậy thì luật sư cũng không thể tự mình đứng ra tố giác thân chủ – vì ngay cả khi có thể chuẩn bị phạm tội thì họ cũng có thể tự ý nửa chừng chấm dứt tội phạm hoặc có thể nó hoàn toàn không xảy ra;

6. Nguyên tắc bảo vệ công lý: luật sư có nghĩa vụ tuân thủ luật pháp, nhưng cũng như toà án, đó là có nghĩa vụ bảo vệ công lý – tức không kết tội hoặc được phép gây bất lợi cho thân chủ của mình mà những thông tin hay sự suy đoán đó chỉ dựa trên những sự nhận định chủ quan.

Thế thì tại sao lại đề xuất cho rằng luật sư lại phải tố giác thân chủ của mình trong khi đang tuân thủ và thượng tôn luật pháp bởi sự ràng buộc một loạt những nguyên tắc cốt lõi đã nêu trên? Muốn biến luật sư trở thành những con cừu và nỗi đe doạ của khách hàng hay sao?

Không thể lấy lý do “vì lợi ích quốc gia” một cách chung chung và mơ hồ để dễ dàng kết tội một con người cũng như tước bỏ thô bạo sự được bảo vệ bởi luật pháp đối với một công dân như vậy.
Đó chính là sự vô minh về luật pháp, thưa bà đại biểu bảo thủ với danh vị tiến sỹ luật hình sự.

Lê Văn Luân

2 BÌNH LUẬN

  1. NGHĨA VỤ VÀ LƯƠNG TÂM LUẬT SƯ

    Nghĩa vụ lớn là giúp cho thân chủ
    Còn lương tâm là ý nghĩa của con người
    Nên mỗi người một nhiệm vụ ở đời
    Đừng dẫm đạp lên nhau thành vô lối

    Luật sư tất đâu phải là cảnh sát
    Luật sư luôn cũng nào phải quan tòa
    Mà hành nghề với tính cách tư nhân
    Ai bắt buộc phải kiêm thêm nhiệm vụ

    Đi cáo giác tội của người thân chủ
    Cơ sở nào quyết đúng hay sai
    Bởi mình nào là cảnh sát điều tra
    Để biết rõ ngọn nguồn tách bạch

    Còn nếu đó chỉ nghe hơi nồi chỏ
    Nhảy tưng lên thì còn ý nghĩa gì
    Cũng vả chăng thân chủ có mấy khi
    Đi xin tội luật sư như cha cố

    Nên quả thật thảy hoàn toàn nhảm nhí
    Buộc luật sư tố giác thân chủ mình
    Khiến trở thành một nghề nghiệp linh tinh
    Còn đâu nữa tinh thần và đạo đức

    Bởi luật sư vốn là người chuyên nghiệp
    Không bỏ bê chức phận đã đủ rồi
    Hóa khôi hài kiêm giữ trẻ ở đời
    Có nào khác đi bắt mèo ăn cứt

    Thôi vài chữ đọc vào đừng có tức
    Chỉ cần nên vui vẻ để cười xòa
    Bởi xứ ta nhiều chuyện giống quỷ ma
    Là cũng tại con người không ni tấc

    GIÓ NGÀN
    (27/5/17)

Leave a Reply to MÂY NGÀN Hủy phản hồi

Please enter your comment!
Tên