Khủng hoảng ở biên giới Ba Lan – Belarus dịu bớt

1
Người di cư Iraq đáp chuyến bay hồi hương tại sân bay Minsk ở Belarus ngày 18 tháng 11 năm 2021. (Ảnh của Bộ Ngoại giao Iraq qua Reuters)

Hơn 400 người Iraq đã rời Belarus trên chuyến bay trở về Iraq hôm thứ Năm sau những cố gắng bất thành để vào EU từ biên giới Belarus-Ba Lan, nơi hàng nghìn người di cư đang tạm sống trong điều kiện tồi tệ.

Chuyến bay đánh dấu bước đầu tiên làm giảm bớt chiến dịch gây áp lực của Belarus lên Liên minh châu Âu, sau khi bị liên minh này áp đặt  các biện pháp trừng phạt.

Chính phủ của Tổng thống Alexander Lukashenko đã giải tỏa nhiều người di cư khỏi biên giới với Ba Lan nhưng có vẻ như chính phủ này không biết tiếp theo phải giải quyết số người này như thế nào.

Khoảng 7.000 người di cư vẫn còn ở Belarus, trong đó có 2.000 người đang ở một trại khu vực biên giới. Bà Natalia Eismont, phát ngôn viên của Lukashenko, cho biết trong một video được đăng trên kênh Telegram. 

Bà Eismont còn cho biết trong lần nói chuyện điện thoại với Thủ tướng Đức Angela Merkel hôm thứ Hai, ông Lukashenko đã đề nghị EU sẽ thiết lập “hành lang nhân đạo” cho 2.000 người tị nạn trong khi Belarus sẽ giúp 5.000 người còn lại trở về quê.

Ý ông Lukashenko là nếu EU lo cho 2.000 người thì Belarus sẽ lo cho 5.000 người còn lại. Nhưng không có dấu hiệu cho thấy EU sẽ đồng ý với điều đó. 

Theo những người có điều kiện theo dõi buổi nói chuyện qua điện thoại lần đầu tiên giữa một lãnh đạo EU và ông Lukashenko sau hơn một năm, Thủ tướng Đức Merkel thường gọi lãnh đạo của Belarus là “ông Lukashenko” thay vì “Tổng thống Lukashenko”, chứng tỏ EU vẫn chưa công nhận ông này là lãnh đạo hợp pháp của Belarus, sau cuộc bầu cử tổng thống mới nhất có nhiều dấu hiệu bất thường.

Phát ngôn viên EU Eric Mamer nói với các phóng viên hôm thứ Năm rằng không có thỏa thuận nào với Belarus, và EU đang điều đình với các cơ quan Liên Hiệp Quốc để “tạo điều kiện thuận lợi cho những người đang ở biên giới được hồi hương”.

Các nhà lãnh đạo Nhóm G7 đã ra tuyên bố kêu gọi ông Lukashenko chấm dứt “chiến dịch năng nổ và ác độc để khỏi có thêm chết chóc và đau khổ”. Tuyên bố viết: “Các tổ chức quốc tế cần được tạo điều kiện tiếp cận thực địa ngay lập tức và không bị cản trở để thực hiện công tác nhân đạo,” và có đoạn “Các hành động của chế độ Belarus là một nỗ lực nhằm đánh lạc hướng sự chú ý của quốc tế trước việc Belarus coi thường luật pháp quốc tế, bóp nghẹt các quyền tự do cơ bản và quyền con người của chính người dân nước họ.”

Tình trạng giằng co đang ngày càng trở thành một cuộc khủng hoảng nhân đạo, trong lúc thời tiết cuối mùa thu xuống dưới mức đóng băng. Hàng nghìn người tị nạn đã cắm trại trong một khu rừng gần cửa khẩu biên giới trước khi Belarus chở một số người đến một nhà kho gần đó vào hôm thứ Tư.

Không rõ điều gì sẽ xảy ra với những người không muốn hồi hương hoặc liệu các nhà chức trách Belarus có kế hoạch đưa họ trở lại biên giới trong những ngày tới hay không.

Những người tị nạn vào được Ba Lan và bị bắt thường bị trục xuất, cho dù họ xin hưởng quy chế tị nạn, một tập quán đã được Ba Lan hợp pháp hóa vào tháng trước, mặc dù cách hành xử này trái với luật pháp quốc tế.

Chủ tịch Ủy ban châu Âu Ursula von der Leyen cho biết trên Twitter rằng EU đã huy động gần 800.000 USD để chuyển thực phẩm, chăn màn, dụng cụ vệ sinh và dụng cụ sơ cứu cho những người tị nạn ở biên giới. “Chúng tôi sẵn sàng làm nhiều hơn thế, nhưng chế độ Belarus phải ngừng chiêu dụ người ta, khiến cuộc sống của họ gặp rủi ro,” bà von der Leyen nói.

Tổng thống Nga Vladimir Putin – đồng minh quan trọng nhất của Lukashenko – nói rằng các nước châu Âu “đã quên nghĩa vụ của chính họ về mặt nhân đạo” khi cấm người tị nạn nhập cảnh. Ông Putin nói với các quan chức tại Bộ Ngoại giao Nga hôm thứ Năm: “Không thể không thấy rằng các nước phương Tây đang sử dụng cuộc khủng hoảng di cư ở biên giới Belarus-Ba Lan như một lý do mới để tạo căng thẳng trong khu vực sát với chúng ta, và tạo áp lực lên Minsk.”

Theo Washingtonpost

1 BÌNH LUẬN

  1. Theo bản tin trước: “Hoa Kỳ và EU đang chuẩn bị áp đặt các biện pháp trừng phạt mới lên Belarus, họ cáo buộc Tổng thống Alexander Lukashenko đã gây ra cuộc khủng hoảng qua các biện pháp khuyến khích người di cư sang các nước EU láng giềng của Belarus.”

    Ủa, sao thằng HỀ GIÀ LÚ LẪN lại RETARDED Bai ĐẦN ĐỘN nó đã không làm như thế với láng giềng Mexico dzậy cà???? Riêng trong năm nay, đã có tới 1 triệu 700 ngàn di dân lậu tràn vào Mỹ qua biên giới Mỹ- Mễ, nhưng bọn đảng ÔN LỪA và đám chó đẻ TTTT, chúng nó ngậm CỜ…ẶC, để cho nạn di dân lậu hoành hành, bây giờ lại đi dạy người khác cách bảo vệ biên giới. GIẢ HÌNH và ĐỐN MẠT nhất chính là bọn này.

Leave a Reply to Khách Hủy phản hồi

Please enter your comment!
Tên