Đọc thơ Lê Thị Dung

6
Cô giáo Lê Thị Dung

DẶN CON

27-1-2023

Con đừng buồn nếu mẹ có ra đi

Đừng than khóc, đừng khổ đau con nhé

Đừng oán trách đừng trả thù những kẻ

Đẩy mẹ vào tù làm gia đình  nát tan

 

Con đừng đau lỡ mẹ có chia xa

Cõi dương gian đầy bất công ngang trái

Cõi hồng trần đầy khổ đau, trống trải

Chính nghĩa thua hung tàn, đời có nghĩa gì đâu

 

Con đừng sầu con nhé những đêm thâu

Không còn mẹ, mái đầu cha thêm bạc

Hồn oan khuất khổ đau, lầm lạc

Mẹ trở về mà chẳng thể gọi ai

 

Con đừng nhớ thương, thương nhớ những ngày dài

Mẹ oan ức, đớn đau trong tù ngục

Những lần thăm nom hiếm hoi, tủi nhục

Nước mắt chảy dài, chảy mãi con ơi

 

Hồn mẹ về lạnh lẽo, đơn côi …

 

Thơ cô Lê Thị Dung gửi con từ trong tù

Ai có thể tin đây là bài thơ của một hiệu trưởng- bí thư chi bộ trong xã hội Việt Nam ngày nay. Một người xét theo lý lịch vừa hồng, vừa chuyên, tưởng như không thể có thế lực naò chèn ép được? Chỉ vì suy nghĩ đơn giản: “Cây ngay không sợ chết đứng” mà bị cả một đám dây leo quấn quanh quật ngã. Theo cáo trạng của viện Kiểm sát huyện Hưng Nguyên (Nghệ An): “Lợi dụng chức vụ Hiệu trưởng, Bí thư chi bộ, trong thời gian từ 2011 đến 2016 bị cáo Lê thị Dung đã cố tình xây dựng các định mức phụ cấp tính ra tiết dạy cho chức danh bí thư chi bộ hay cho người đi học cao học …để làm lợi cho mình. Vì vậy đã thanh toán trái quy định gần 45 triệu đồng” nên phải chịu mức án 5 năm tù giam( khoản 2, điều 356 Bộ Luật Hình Sự).

Từng là giáo viên đứng lớp  hơn 10 năm( 1983-1994) trong môi trường xã hội chủ nghĩa , tôi hiểu, trọng tội duy nhất mà cô mắc phải ( nói theo ngôn ngữ của nhà văn Vũ Thư Hiên  là : “Không chịu trưởng thành trong nỗi sợ hãi các đồng chí”) . Sống trong thời điểm :

“Đồng chí không bằng đồng tiền

Bằng lòng vẫn hơn bằng cấp

Có mắt giả mù, có tai giả điếc

Thích nghe nịnh hót, ghét bỏ lời trung

Trấn áp đấu tranh, dập vùi khốn khổ” *

Mà cô lại cố tình bơi ngược dòng,  luôn khảng khái, cương trực, thẳng thắn và tranh đấu bền bỉ trước những sai trái của cấp trên một cách không khoan nhượng để bảo vệ pháp luật, bảo vệ lợi ích cho người học và sự tồn vong của trung tâm, nơi cô là hiệu trưởng ( trung tâm giáo dục Thường xuyên huyện Hưng Nguyên tỉnh Nghệ An). Theo Face book Nguyễn Thái Hạo in trên Đàn Chim Việt: “10 năm làm lãnh đạo, bị toa rập để quyết hạ thủ cho bằng được, nhưng không tìm ra bất cứ sự tham ô, tham nhũng hay sai trái nào ngoài món tiền 45 triệu còn gây tranh cãi , cô phải chịu án 5 năm tù, và bị tòa và đám dư luận viên  bôi nhọ, vu khống”…

Sự việc bắt đầu từ 2013, khi cô “bỗng dưng” được ngồi vào ghế giám đốc trung tâm, kiêm bí thư chi bộ. Một vị trí thơm tho, đầy màu mè, bổng lộc, trong khi không có bất cứ ô dù nào che chắn, đã khiến bao nhiêu quan chức lãnh đạo trong huyện, ngoài tỉnh nhòm ngó , đố kỵ, ganh ghét. Lẽ ra “đi mưa thì phải che dù”, cho dù đó là những cơn mưa đố kỵ,  tiểu nhân, bẩn thỉu hắc ám đi chăng nữa thì càng cần phải kiếm thêm ô dù có thế lực để che chắn, thậm chí phải dùng cả tấm thân “đáng giá ngàn vàng” của mình để mua chuộc, để tồn tại, giữ ghế  … nhưng cô quá tự tin vào niềm tin, sức mạnh , sự trong sạch của mình: Có trình độ, bằng cấp( Tốt nghiệp đại học sư phạm, sau đó tiếp tục học lên cao học) , có thâm niên giảng dạy và thành tích trong sự nghiệp giáo dục, đào tạo ( Liên tục phấn đấu để trở thành đảng viên đảng cộng sản, được bầu là bí thư chi bộ của trường )  …nên cô đã bỏ qua tất cả để  học theo gương của người xưa: “Gặp nguy phanh áo mà cười”. Suốt 10 năm làm hiệu trưởng cũng là 10 năm khóc, cười cùng đồng nghiệp, lãnh đạo cấp trên, bất chấp những phiền lụy, hiểm nguy và khủng bố từ nhiều phía , cũng liên tiếp phải hứng chịu rủi ro từ các đợt tố cáo của đồng nghiệp,  từ thanh tra của sở, bộ, ngành, từ  kỷ luật của cấp trên v.v  nhưng không chứng minh được bất kỳ sai phạm nào (bằng chứng là đơn khiếu nại lên tỉnh Nghệ An,  cán bộ  tỉnh đã thừa nhận phần đúng thuộc về cô, chính những kẻ kỷ luật cô đã làm sai). Đã tưởng “Lòng cô, cô đã chắc rồi, dù ai nói đứng, nói ngồi mặc ai”… Bằng nghị lực,  niềm tin vững chắc của mình, cô tiếp tục đứng ở thế thượng phong, mặc rác rến trôi dưới chân cầu,  ai ngờ tòa án huyện cố tình lợi dụng chức vụ, quyền hạn, ăn hối lộ ngập miệng, chặt đứt tung cả chân cầu công lý nơi cô đang đứng để biến cô từ một người trong sạch thành một kẻ  lợi dụng chức vụ, biển thủ công quỹ gần  45 triệu đồng .

Sau hơn 1 năm chịu cảnh tù đày, oan nghiệt, cuối tháng 1 năm 2023 , khi đã tiêu tan hết mọi ý chí, niềm tin vào cái gọi là sự thật, công lý ở đời trong ngôi nhà xã hội chủ nghĩa,  cô đã lén viết bài thơ gửi con. Bài thơ là những lời nhắn gửi cuối cùng đến gia đình nhỏ gồm chồng và con cô, cũng là “tiếng chuông gọi hồn” tới tất cả những ai còn có chút lương tri cả trong và ngoài ngành giáo dục , cũng như cộng đồng người Việt suốt ba miền Bắc, Trung,  Nam… Nếu thực sự còn chút lương tri con người ( không bị phần CON nuốt hết phần NGƯỜI gồm cảm nhận, suy nghĩ, đạo lý, tâm tư v.v …) phải lên tiếng bảo vệ cô, bảo vệ một con người cao quý trong lĩnh vực giáo dục đã không còn cao quý, cũng là sự sửa sai , rửa nhục trong lĩnh vực “trồng người” của nước nhà trước bàn tay lông lá, bẩn thỉu của tòa án huyện Hưng Nguyên, Nghệ An. Chỉ vì mỗi năm tự duyệt chi 9 triệu đồng cho cả một năm dài theo học cao học  của mình mà bị  quan tòa kết tội “ thực hiện thanh toán nhiều lần trong nhiều năm, nên rơi vào trường hợp “phạm tội nhiều lần” (Tuổi Trẻ 26/4/2023). Thật nực cười, chỉ vì để lộ một vệt trắng trên  khoang cổ mà cô bị cả lũ quạ đen và  kền kền xông vào bóp cổ,  ăn thịt, trong khi lũ chúng nó, nếu ở cương vị này có đủ cả 1001 lý do để xà xẻo công quỹ, hô biến trung tâm giáo dục thuờng xuyên của huyện thành trung tâm …trốn học thường xuyên hoặc trường vừa học vừa… lừa như hàng trăm , hàng chục các trung tâm trốn học và trốn dạy thường xuyên khác khắp 63 tỉnh thành cả nước.

Câu hỏi  của Thái Hạo làm quặn lòng tôi mãi, khiến tôi phải bỏ tất cả công việc, đam mê của mình để viết ra những dòng nhiệt huyết này:

“Làm lãnh đạo một trung tâm giáo dục trong suốt 10 năm ròng , cho đến khi bị cả hệ thống xông vào hãm hại, cũng chỉ tìm ra được một lý do duy nhất là “chi sai” chưa tới 45 triệu đồng, thì bạn nghĩ người đó có trong sạch không?.

Mà đó là chưa nói cái “chi sai” này cũng còn tranh cãi, vì Trung Tâm Giáo Dục Thường Xuyên dù nằm trong hệ thống giáo dục quốc dân nhưng lại không thuộc tiểu hệ thống các trường Trung Học Phổ Thông nên không thể áp dụng Thông tư 28 để làm căn cứ xét đoán…Trong khi quy chế chi tiêu nội bộ dùng để chi ra số tiền 45 triệu đồng ấy đã có từ đời giám đốc cũ, nên khi áp dụng đã được các cấp có thẩm quyền phê duyệt, hoàn toàn không phải là biển thủ hay tham nhũng”.

Bài thơ là một sự thức tỉnh kỳ diệu trong tâm hồn mỗi người Việt Nam chúng ta, đặc biệt trong quốc nội, không thể vì  vô cảm , thờ ơ mà phần con ( bao gồm bản năng và dục vọng) nuốt trôi phần người tốt đẹp còn tiềm ẩn trong mỗi con người chúng ta , để xã hội ngày một hoàn thiện, nhân bản , bớt oan khuất, đau khổ hơn .

 Bài thơ từ khi được bí mật gửi ra ngoài ( Từng  2 lần ở tù cộng sản  tôi biết trong thời kỳ tạm giam , phạm nhân bị cấm sử dụng giấy,  bút , khi chuyển về trại giam  mới được phép gửi thư qua sự kiểm duyệt vô cùng khắt khe của cán bộ phòng thi đua và lãnh đạo trại,  vì vậy lá thư nhàu nhĩ vì nhiều nếp gấp này phải khó khăn lắm mới được chuyển đi sau gần 3 tháng “tạm giam” (Từ cuối tháng 1 đến cuối tháng 4 năm 2023 ) . Hy vọng sự thật đã tìm được đường đi riêng cho mình sẽ gây nên một hiệu ứng bất ngờ ( như tiếng bom nổ giữa thời bình , nhảy lung tung trên khắp các trang mạng cả “lề trái” cũng như “lề phải”). Cũng hy vọng tính thiện ( theo cả 2 nghĩa thông thường và triết học ) sẽ có sự tranh chấp, giằng xé quyết liệt trong mỗi ông quan tòa của huyện Hưng Nguyên để chiến thắng tính ác trong phiên tòa định mệnh, oan nghiệt với mức án 5 năm tù giam của “bị cáo” Lê thị Dung, để giải phóng nỗi đau chồng chất cũng là sự mất mát quá ư nặng nề (đến mức không chịu nổi phải viết thư tuyệt mệnh gửi chồng con) của cô sớm được giải thoát. Cô Dung sẽ ra khỏi nhà tù nhỏ, được đền bù mọi thiệt hại, thương tổn trong suốt 10 năm tranh đấu và hơn 1 năm ở tù  để trở lại với nghề- một nghề mà từ khi còn là giáo viên “nhăn răng” tôi đã từng định nghĩa: “Nghề cau có trong những nghề cau có” ( vì lương thấp , dạy học nơi núi đỏ, rừng xanh ), nhưng vẫn rất cần một người cao quý , thánh thiện, có tâm hồn lãng mạn, chứa chan sâu lắng như cô giáo Lê thị Dung trong bối cảnh đạo đức suy đồi , lương tâm bị  thả nổi như  hiện tại.

America , May 5 -22023

T.K.T.T

*Trích thơ của Phạm thị Xuân Khải.

6 BÌNH LUẬN

  1. Quê hương chúng ta đang đ̉ảo điên!

    Làm thinh thì thấy mình có lỗi
    Đối với Tổ Quốc với tiền nhân
    Mà nói ra liệu có thay đổi
    Nhưng lòng nào ta vẫn vô tâm?

    Ngậm câm khi ta thấy sai trái
    Vô tình đồng lõa bọn phản quốc
    Mồ hôi xương máu bốn ngàn năm
    Đáng nguyền rủa rẻ khinh ngu ngốc!

    Hồn thiêng sông núi có hiển linh
    Nguyện cầu hương linh giống Rồng Tiên
    Việt Nam đang tứ bề thọ địch
    Quê hương chúng ta đang đ̉ảo điên!

    Nông Dân Nam Bộ

  2. Tân Gia Ba với Lý Quang Diệu

    Tân Gia Ba với Lý Quang Diệu
    Họ mới lập quốc năm sáu lăm
    Quốc đảo tạo thành tích kỳ diệu
    Chì dựa vào yếu tố con người!

    Không ưu việt đỉnh cao trí tuệ
    Nhưng thật sự lãnh đạo tài tình
    Đi vào lịch sử của nhân loại
    Ngưỡng mộ cảm phục cả hành tinh!

    Họ duy nhứt có một sân bay
    Nhưng sự bận rộn và thu nhập
    Hơn đường bộ – đường sắt – hàng không
    Tất cả đường của ta cộng lại!

    Ta thờ lãnh tụ lũ gian manh
    Họ đề cao tự do nhân bản
    Họ không đất – nhưng đầy cây xanh
    Ta cạp đất phá rừng – trông quang đãng!

    Nông Dân Nam Bộ

  3. Con người huyền thoại Phác Chánh Hy

    Tài nguyên thiên nhiên họ không có
    Nhưng họ có được là con người
    Biết học hỏi vượt qua nghèo khó
    Và họ có được – có một “Người”!

    Một con người ̣đích thực vĩ đại
    Không khôn vặt khôn lỏi – khôn thật
    Con người huyền thoại Phác Chánh Hy
    Chống cộng triệt để – không duy vật!

    Nông Dân Nam Bộ

  4. Ta giống Rồng Tiên lại hóa điên!

    Người ta tốn công sức thời gian
    Những nước hóa rồng ở Châu Á
    Nhật Bản – Sing – Đại Hàn – Đài Loan
    Sao ta không chịu học? Ngu Quá!

    Đại Hàn cũng chia cắt như ta
    Lương tháng dưới một trăm đô la
    Sau chiến tranh hoang tàn đổ nát
    Bây giờ, họ mua gái nước ta!

    Ta giống Rồng Tiên đầy tài nguyên
    Đỉnh cao trí tuệ lại hóa điên
    Đại Hàn, tất cả đều yếu kém
    Bốn mươi năm sau hóa Rồng Tiên!

    ̣Điều gì họ làm nên kỳ tích?
    Tự hỏi đi tuổi trẻ Việt Nam
    Điều gì giúp tạo thành huyền thoại
    Một huyền thoại rực rỡ vinh quang!

    Nông Dân Nam Bộ

    • Có lẻ TKTT (trân khải thanh thuỷ) là Bùi Thanh Hoa ,Nhà văn có thẻ có nhiều bút danh (chớ nào riêng gì già Hồ Nghệ (?) .Hoặc BTH gởi cho TKTT và TT gởi cho ĐCV,Có thể nhà văn gái đảng trí nên ghi tắt tên mình phía dưới bài của BTH….nên có sự hiểu lầm chăng .
      Còn ĐCV thì cứ thế cho lên khuôn.Tụ Do ngôn luận mà !
      Đọc bài viết chớ không đọc tác giả…TKTT hay BTH viết cũng được

      …vì nội dung chỉ cảm thán cho một cô giáo hiệu trưởng tiêu xài không đúng cách 45 triệu trong vòng máy năm mà theo nhiều người ,kể cả người trong ngành giáo dục ,cung cho là BẢN ÁN Năm (5) năm tù là quá năng ,so vói kẻ”ăn” hàng tỷ bạc ,hay nhywxng tha hoá của nhiều tên trong ngành giáo dục ,không những trong các truờng mệnh danh xhcn tân tiến mà cả ở cấp lãnh đạo,bộ ,ngành .Mạnh ai nấy bòn rút…mien là biét cách lách luật :ăn đều chia đủ .Không phải chỉ trong giáo dục mà bất cứ cơ quan gọi là CHXHCNVN nào.
      Tham ô mấy năm mà chỉ có 45 triệu $VN.chỉ khoảng 200 $US? Thật không “bõ công”….Cho nên .dù không phải nhà thơ .Lê thị Dung vẫn làm thơ như một NCT hay cô giáo Lam…Hoàn cảnh “eo hẹp” khiến người ta thành thí sỉ hết.Thi sĩ cuộc đời thường không phải “ru vói gió ,mơ theo trăng …” Thơ cung không có Thép (ăn gan uống máu quan thù) mà thơ là “mồ hôi nước mắt là thục tế ,là tiền bạc chén cóm manh áo là bất công là đàn áp là bóc lột …”.
      Trách Ai? “Đã sinh làm kiếp con người/thì xin nhận lấy một đời đau thuơng ” (Kiều?)

Leave a Reply to Nông+Dân+Nam+Bộ Hủy phản hồi

Please enter your comment!
Tên