Con đường xương trắng

3
GULAG Labour Camp

 

Con đường xương trắng chắc không tránh khỏi gợi nhớ lại “Xương trắng Trường Sơn “, tập 2 trong bộ bút ký gồm 5 tập “Đường đi không đến” của nhà văn Xuân Vũ . Nhắc lại truyện “Xương trắng Trường Sơn” là có ý muốn nói nơi nào có cộng sản là có dân phơi xương trắng lót đường cho cộng sản xây dựng sự nghiệp .

Ở đây, “Con đường xương trắng” là con đường nối liền Cộng hoà Iakoutie hay Sakha của Sibérie tuyết phủ quanh năm với thành phố cảng Magadan của Vladivostok dài 1600 km xây dựng bằng những bộ xương của tù Goulag .

Sau cách mạng nga một thế kỷ và nhơn dịp Tổng thống Poutine vừa tái đắc cử, hai ký giả của tuần báo Marianne (4/2018), Michael Prazan và Louis Didaux, tới xứ Iakoutie tìm lại vết tích của “Con đường xương trắng” do Staline chủ trương xây dựng .

Con đường xương trắng

Hai nhà báo pháp tới phi trường Iakoutie được một thanh niên ra tận phi trường đón với lời chào vui vẻ và thân thiện “Chào mừng hai vị khách tới thành phố lạnh nhứt thế giới” . Thanh niên này độ chừng ba mươi tuổi nói tiếng pháp sành sỏi, hiện là giáo sư văn chương và cổ ngữ la-tinh của Đại học Iakoutsk . Ông phải làm thêm công việc hướng dẩn du khách ngoại quốc để đủ trang trải qua tháng . Nhưng du khách tới thăm viếng vùng đồng bằng lạnh lẻo này và nhứt là vết tích trại tù “cải tạo” (goulag) của Staline cũng không phải là nhiều .

Hai nhà báo đặt chơn xuống thủ đô Sakha, một vùng mênh mong hoang vắng ở trung tâm Sibérie (Tay-bá-lợi-á) vào đầu mùa xuân nên nhiệt độ tương đối dễ chịu . Tuy nhiên, nhìn lại điện thoại cầm tay thì đã mất điện mới biết trới đang -32°c . Một cái lạnh khô nhưng cắt da mặt và chỉ trong vài giấy là điện thoại trở thành vô dụng .

Ở Iakoutie, mọi người đều còn giử kỷ niệm về trại tập trung (goulag) vì đều có liên hệ xương máu với nơi đó . Dỉ nhiên có cả giáo sư Vadim . Bà nội của ông là lao động khổ sai để xây dựng con đường Kolyma mà sau này dân chúng đặt tên là “Con đường xương trắng” vì số tù khổ sai mỗi ngày gục ngã không dưới 25 người do đói, kiệt sức hoặc bị cán bộ quản giáo bắn . Con đường dài 1600 km quanh năm phủ băng giá . Thế mà nó vẫn cầm cự với thời tiết khắc nghiệt như vậy chỉ nhờ những khối gổ và những hố tập thể chất đầy những bộ xương của tù cải tạo (zeks) làm nền móng .

Iakoutsk có 300 000 dân phát triển dựa theo hệ thống trại tù . Nhà cửa gồm những dảy nhà tù mù theo kiểu staline bên cạnh một số kiến trức tân thời nhưng vẫn còn khá nhiều những căn nhà sàng tồi tàn lợp tole và gổ . Nơi đây quanh năm bị phủ một lớp tuyết cao nhiều thước nên người ta chỉ ở từ từng 2 trở lên .

Ở đây người ta nói tiếng iakoute, tức tiếng nói của xứ Iakoutie, hoàn toàn khác với tiếng nga . Vết tích của thời Lien-xô vẫn còn . Tượng Lénine đứng ngay trước Thủ phủ Sakha, chìa tay như để đón tiếp những người tù đã giác ngộ xã hội chủ nghĩa nhờ được cải tạo trở về .

Cộng hòa Iakoutie một nước thành viên của Liên xô thế mà lại không bao giờ chịu phụ thuộc vào chánh quyền trung ương ở Mạc-tư-khoa (Moscow), trái lại thường xuyên nổi loạn chống lại Moscow . Vào mùa hè không thể tới đây bằng đường bộ được vì sông ngòi làm lũ lụt . Mục tiêu hàng đầu của chế độ liên xô là giáo dục kẻ thù giai cấp và đào tạo những con người mới bằng cách, năm 1923, thiết lập những trại tập trung .

Thời gian qua, Cộng hòa Iakoutie trở thành một thứ quốc gia trong một quốc gia, nhờ trên 20 triệu sanh mệnh nhân dân . Những người tù khổ sai đầu tiên là những tù chánh trị, những kẻ phá hoại, tức những người cộng sản bị nghi ngờ theo Tostkistes hoặc xu hướng khác, không tuyệt đối trung thành với Staline, và sau cùng là những kẻ thù giai cấp. Staline chủ trương phải xây dựng con người mới xã hội chủ nghĩa bằng lao động và sự thiếu thốn kham khổ .

Đến giữa thập niên 30 và cuộc đại khủng bố, chủ trương bắt đầu thay đổi . Phải cung cấp nhơn công cần thiết phát triển các trại tập trung (goulags) . Trước tiên Moscou nhắm tới vùng trung tâm Sibérie nơi có nhiều khoáng sản và khí đốt . Thế là nhiều đảng viên đảng cộng sản, sĩ quan của Hồng quân, cán bộ hành chánh, nghệ sĩ được đưa tới . Trong những người bị đày này có cả không ít tù thường phạm . Vì nhu cầu nhơn công quan trọng nên nhiều người đầu hôm sớm mai có thể bị công an chỉ mặt là kẻ thù của nhơn dân để bị đưa đi tới trại lao động .

Một phụ nữ ngày nay giữ bảo tàng viện do chính sáng kiến của bà lập ra cuối năm 80, sau khi bà nghỉ huu, ở từng trêt của ngôi trường mẫu giáo để trưng bày những thứ như cuốc xẻng, đinh ốc rỉ xét, giày giép, đồ dùng của tù nhơn tìm được dọc theo Con đường xương trắng, kể lại bản thân của bà bị đi tù lao động khổ sai 6 năm, bị buộc tội phá hoại tài sản xã hội chủ nghĩa vì bà ăn cắp một củ khoai lang . Nhưng sau đó, bà bị tăng thêm 6 năm tù nữa do bà lao động chểnh mảng, thiếu tinh thần tích cực phục vụ .

Theo bà thì bảo tàng viện của bà chỉ thu hút du khách ngoại quốc . Người Nga không có mấy ai quan tâm đến lịch sử của con đường này .

Người phụ nữ này là di dân tới đây do mức lương ở đây khá hơn nhưng phải làm việc trong điều kiện khí hậu khắc nghiệt trong lúc đó ở Moscou kinh tề bị khủng hoảng. Tù cải tạo (zeks) phải làm việc ngày 12 giờ . Bửa ăn luôn luôn chỉ có 1 miếng bánh mì đen với 1 dỉa súp lỏng . Ai cũng đói khát thường xuyên . Người nào kiệt sức liền bị cán bộ bắn bỏ . Kẻ còn chịu đựng được chiều đến tranh nhau phần ăn còn lại của kẻ xấu số .

Đến năm 1956, các trại tập trung bị giải tán thì vùng này trở thành hoang vắng bóng người . Có nơi trước kia khi còn các trại cải tạo có hơn 2000 người sanh sống thì nay chỉ còn không tới 600 người . Nhưng những vết tích những trại tù cải tạo hảy còn lại đây đó cầm cự dưới áp lực của lớp tuyết và độ lạnh -50°c – 60°c . Có nhiều nơi vào mùa đông đi tới dễ dàng vì khắp nơi phủ băng giá nên xe chạy trên đó được và nhờ đó khoảng cách trở thành ngắn hơn đường bình thường . Có vài căn trại còn khá tốt với cả dụng cụ bằng thép như chảo, như lò sưởi .

Ngày nay, giử và bảo tổn những gì còn lại từ các trại tập trung và nhà nước có nên ban hành luật nhìn nhận là di tích lịch sử hay không trở thành những cuộc thảo luận chưa ngã ngũ . Vì nhiều người muốn thanh toán sạch những vết tích thời Staline để tránh nhắc lại một giai đoạn đen tối của lịch sử đát nước .

Ở các trại tù, rất ít quản giáo và lính canh gác bởi tù nhơn không trốn trại được . Không có lối thoát . Người ta chết trước khi gặp được một căn nhà để có thể vào xin tạm trú lạnh . Tuy nhiên, theo dò hỏi thì thỉnh thoảng vẫn có người vượt thoát .

Cộng sản ở Việt nam lập trại tù khắp nơi nhưng đó có phải là goulag không ?

Từ năm 1917, nơi nào cộng sản tới là lập tức ở đó xuất hiện trước tiên những trại tập trung để nhốt kẻ thù giai cấp, cải tạo những người chưa giác ngộ cách mạng . Dĩ nhiên Việt nam từ khi có Hồ Chí Minh không thể ngoại lệ . Nhưng trại tập trung ở Việt nam có phải là goulag hay giống goulag của Staline hay không, thiết nghĩ có lẽ nên tìm hiểu goulag để có ý niệm rõ ràng .

Nghĩa của chữ goulag là Ban Tổng Giám đốc những trại giam . Nhưng tiếng goulag được dùng để chỉ hệ thống những trại lao động khổ sai ở Liên xô nơi giam giữ tù chánh trị, những người chống lại chế độ . Mục đích là dùng sự trừng phạt và sợ hải để bảo đảm đặc tính không thể đảo nược của cách mạnh liên xô .

Thành lập từ năm 1918, nối tiếp nhà tù khổ sai của chế độ Nga hoàng, những trại tù lao động khổ sai của cộng sản đặt dưới quyền các Bộ như Nội vụ, Tư pháp . Tới năm 1934, những trại tập trung này do một cơ quan duy nhứt quản trị, đó là Tổng Giám độc các trại tập trung (Goulag), trực thuộc Ủy ban Nhơn dân Nội vụ, một thứ công an chánh trị của Liên xô .

Ngoài nhiệm vụ chánh trị, Goulag dưới thời Staline còn có vai trò kinh tế và đó là một trong những động cơ kỹ nghệ hóa Liên xô . Những tù cải tạo (zeks) được sử dụng xây dựng hạ từng cơ sở giao thông như hệ thống kênh đào, đường sắt …, khai thác lâm sản, hầm mỏ, sản xuất kỹ nghệ .

Goulags giam giữ những người bất đồng chánh kiến, ly khai, chống chế độ Liên Xô . Dĩ nhiên cũng có ít tù thường phạm . Năm 1953, Staline chết, Liên xô có nhiều ngàn trại tù, gom lại thành 476 trung tâm, nằm rải rác ở vùng bắc cực và Sibérie . Theo các sử gia, có từ 15 đến 18 triệu tù nhơn bị giam giữ ở đây trong số đó có lối 10% tử vong .

Dưới chế độ Staline, có nhiều nhứt các trại tập trung . Và các trại được giảm dần và đời sống của tù nhơn cũng lần lần được cải thiện khi Staline bị hạ bệ . Đến năm 1986, các trại đều đóng cửa khi Gorbatchev nắm quyền và ban hành chánh sách glasnost .

Theo nghĩa rộng và phổ thông, goulag chỉ hệ thống trại giam tập trung giam giữ tù chánh trị trong một chế độ cộng sản toàn trị .

Như Liên Xô. Như Tàu, như Khờ me đỏ, … . Ở Việt nam, Hồ Chí Minh vốn là đệ tử chân truyền của Staline (40%) và Mao (60%), thì các trại tù tập trung tổ chức rải rác từ Nam ra Bắc cho tới ngày nay chắc chắn không gì khác hơn là «goulag ma-dê in hồchí minh»!

Nguyễn thị Cỏ May

3 BÌNH LUẬN

  1. Phá-xít và Cộng sản vốn là những chế độ độc tài. Các chế độ độc tài có một đặc điểm chung, đó là chúng xem sinh mang con người như cỏ rác. Chúng giết người hàng loạt mà không hề gớm tay, bất kể nạn nhân là những người có theo chúng hay không.

    Có điều, thói giết người của phát-xít Đức, Nhật có điểm chung là họ KHÔNG GIẾT HÀNG LOẠT ĐỒNG BÀO CỦA MÌNH. Đối tượng của họ là những người dị chủng. Họ có “sứ mang” phải diệt chủng những kẻ dị chủng, đơn giản chỉ có thế. “Sứ mang” nầy đã khiến Hitler giết 6 triệu dân Do Thái; quân Nhật thăm sát 200,000 thuờng dân Trung Hoa ở Nam Kinh và không biết hằng bao nhiêu người nữa ở những nơi có gót giày xâm lược của chúng.

    Còn Cộng Sản thì sao? Các nước theo chế độ cộng sản cũng giết người hàng loạt, nhưng khác với phát xít ở chỗ là họ lại GIẾT CHÍNH ĐỒNG BÀO CỦA MÌNH. Có mấy triệu người Nga đã chết vì cách mang Bôn sê vích năm 1917 hoặc trong những nhà tù goulag dưới ách cai trị của Stalin? Mấy triệu người TQ đã chết dưới tay Mao qua cuộc cach mang văn hóa, qua vô số những cuộc “chỉnh lý” và “sửa sai”? Những tên đồ tể VN, trong đó có Hồ Chí Minh, Lê Duẫn, Trường Chinh đã giết mấy trăm ngàn nông dân trong tay không có một tấc sắt qua cuộc cải cách ruộng đất ở miền Bắc mà chúng vẫn rêu rao là “một cuộc cách mạng long trời lở đất”? Chúng đã lùa bao nhiêu triệu thanh niên miền bắc vào nướng xác trên các chiến trường xâm lược miền Nam mà chúng ngụy danh là “chống Mỹ cứu nước”? Có bao nhiêu tù cải tạo VN đã mất mang trong khi bị chúng giam cầm? Có bao nhiêu triệu người Kampuchia đã bị Pôn pốt thủ tiêu trước khi bị VN chiếm đóng?

    CSVN hoặc bất kỳ nơi đâu đều có thói đè đầu cỡi cổ, giết chóc chính người dân của mình, để được gì? Để độc chiếm lâu dài những QUYỀN và LỢI CHO CHÍNH BẢN THÂN VÀ CHO ĐẢNG, thưa quí vị .

  2. Ở VN sau 1975 không gọi là “goulag” mà là “Nghĩa vụ quân sự” hàng trăm ngàn thanh niên thiếu nữ miền nam
    bị lùa qua miên cho Pol Pot làm bia giết chết. Thì bây giờ CS Hà Nội làm gì để trả món nợ nầy?

  3. Chúng ta cần phải dẹp bỏ hơn 100 triệu cái xác người để hướng tới tương lai tốt đẹp hơn,
    nhắc lại tội ác ngày trước thì có ích gì cho công cuộc xây dựng đất nước bằng những cai…xác mới? Nhiều nhà lãnh đạo cộng sản đã nhìn thấy và thừa nhận việc tàn sát mang tính chất sai lầm đó là lỗi từ phía nhân dân. Hơn nữa, tới giờ vẫn chưa thấy em nào sống lại để kiện cáo gì cả. Có lẽ là họ đã thấu hiểu sự nhân bản của chủ nghĩa cộng sản nên đã chấp nhận hy sinh.

Leave a Reply to Nam Kỳ Khởi Nghĩa Hủy phản hồi

Please enter your comment!
Tên