Chiến tranh Nga-Ukraine tiếp tục thay đổi thế giới

16
Khoảng 8 triệu người Ukraine đã rời bỏ quê hương đi tị nạn, trong đó nhiều nhất là tới Ba Lan. Ảnh PAP

Một năm sau cuộc chiến tranh lớn nhất ở châu Âu kể từ Thế chiến II, hậu quả của nó tiếp tục vang rền khắp thế giới. Cuộc chiến không chỉ gây ra sự tái sắp xếp địa chính trị mà còn gây khó khăn kinh tế cho những nơi ở tận đàng xa tâm chấn của cuộc chiến.

Chiến tranh Nga-Ukraine đã thay đổi thế giới theo 5 cách:

Chiến tranh quay lại châu Âu

Ba tháng trước cuộc xâm lược, Thủ tướng Anh khi đó là Boris Johnson đã chế giễu những gợi ý rằng quân đội Anh cần nhiều vũ khí hạng nặng hơn. Ông nói: “Những khái niệm cũ về chiến tranh với các cuộc quần thảo lớn bằng xe tăng trên vùng đất châu Âu, bây giờ đã lỗi thời.”

Nay, ông Johnson thúc giục Anh gửi thêm xe tăng chiến đấu để giúp Ukraine đẩy lùi lực lượng Nga.

Bất chấp vai trò của công nghệ mới như vệ tinh và máy bay không người lái, cuộc xung đột ở thế kỷ 21 này về nhiều mặt cũng giống với cuộc xung đột của thế kỷ 20. Giao tranh ở khu vực Donbas, miền đông Ukraine là một cuộc tấn công tàn bạo, với đất bùn, chiến hào và các cuộc xung phong đẫm máu của bộ binh, làm người ta liên tưởng đến Thế chiến thứ nhất.

Chiến tranh đã châm ngòi cho một cuộc chạy đua vũ trang mới, làm một số nhà phân tích nhớ đến phong trào sản xuất vũ khí của những năm 1930 để phục vụ cho Thế chiến II. Nga đã huy động hàng trăm nghìn lính nghĩa vụ, nhiều thanh niên đã bỏ trốn sang các nước khác, và đặt mục tiêu mở rộng quân đội từ 1 triệu lên 1,5 triệu quân. Mỹ đã tăng cường sản xuất vũ khí để thay thế các kho dự trữ đã chuyển đến Ukraine. Pháp có kế hoạch tăng chi tiêu quân sự lên 33 phần trăm từ nay đến 2030, trong khi Đức đã từ bỏ lệnh cấm đã có từ lâu – không được gửi vũ khí đến các khu vực xung đột trên thế giới – và đã đưa tên lửa và xe tăng đến Ukraine.

Patrick Bury, giảng viên cao cấp về an ninh tại Đại học Bath cho biết, trước chiến tranh, nhiều nhà quan sát cho rằng các lực lượng quân sự sẽ hướng tới công nghệ tiên tiến hơn, chiến tranh mạng nhiều hơn và ít phụ thuộc hơn vào xe tăng hoặc pháo binh.

Nhưng ở Ukraine, súng và đạn là vũ khí quan trọng nhất.

Bury nói: “Ít nhất là vào lúc này, người ta có thể chứng minh rằng ở Ukraine, chiến tranh quy ước đã quay lại.”

Các liên minh đã được thử nghiệm và củng cố

Tổng thống Nga Vladimir Putin hy vọng cuộc xâm lược sẽ chia rẽ phương Tây và làm suy yếu NATO. Thay vào đó, liên minh quân sự đã được hồi sinh. Hai nước Phần Lan và Thụy Điển đã từ bỏ lập trường không liên kết từ mấy chục năm qua và yêu cầu gia nhập NATO để được bảo vệ chống Nga.

Liên minh 27 quốc gia châu Âu đã tấn công Nga bằng các biện pháp trừng phạt cứng rắn và viện trợ cho Ukraine nhiều tỷ đô la. Cuộc chiến đã đưa những cuộc tranh cãi về Brexit vào khuôn khổ, mang lại quan hệ ngoại giao nồng ấm giữa EU và nước Anh, cựu thành viên khó tánh.

Nhà phân tích quốc phòng Michael Clarke, cựu giám đốc viện nghiên cứu Royal United Services cho biết: “EU đang thực hiện các biện pháp trừng phạt khá nghiêm trọng theo cách mà họ nên làm. Mỹ đã trở lại châu Âu với sự trả đũa theo cách mà chúng tôi không bao giờ nghĩ rằng nó sẽ lại như vậy.”

Các quốc gia thành viên NATO đã đổ hàng tỷ đô la vũ khí và thiết bị vào Ukraine. Liên minh đã củng cố mặt sườn phía đông, các quốc gia gần Ukraine và Nga nhất – như Ba Lan và các nước Baltic – đã thuyết phục các đồng minh NATO và EU đang có thái độ ngần ngại để có thể chuyển trung tâm quyền lực của châu Âu về phía đông.

Có một số vết nứt trong sự đoàn kết. Thủ tướng Viktor Orban của Hungary, đồng minh thân cận nhất của Putin trong EU, đã vận động chống lại chuyện trừng phạt Moscow, từ chối gửi vũ khí đến Ukraine và giữ lại một gói viện trợ của EU cho Kyiv. Thổ Nhĩ Kỳ, mặc dù là thành viên NATO, đã xúc tiến thương mại với Nga kể từ khi bắt đầu chiến tranh và đã phản đối chuyện Thụy Điển và Phần Lan tham gia liên minh.

Sự đoàn kết của phương Tây sẽ ngày càng chịu nhiều áp lực hơn khi cuộc xung đột này kéo dài.

“Nga đang lên kế hoạch cho một cuộc chiến kéo dài”, Tổng thư ký NATO Jens Stoltenberg cho biết vào cuối năm 2022, nhưng liên minh cũng đã sẵn sàng cho một “chặng đường dài”.

Một bức màn sắt mới

Cuộc chiến đã khiến Nga trở thành người cùng khổ ở phương Tây. Các đại gia Nga đã bị trừng phạt, các doanh nghiệp của họ bị đưa vào danh sách đen và các thương hiệu quốc tế như McDonald’s và Ikea đã biến mất trên đường phố Nga.

Tuy nhiên, Moscow vẫn còn có bạn bè. Nga đã tăng cường quan hệ kinh tế với Trung Quốc, mặc dù Bắc Kinh đang giữ khoảng cách với cuộc chiến và cho đến nay vẫn chưa gửi vũ khí. Hoa Kỳ gần đây đã bày tỏ lo ngại rằng thái độ đó có thể thay đổi.

Trung Quốc đang theo dõi chặt chẽ để xem cuộc chiến này có khuyến khích hoặc cảnh báo Bắc Kinh về một nỗ lực nào nhằm giành lại Đài Loan bằng vũ lực.

Tổng thống Putin đã tăng cường quan hệ quân sự với Triều Tiên và Iran, những nước bị quốc tế xa lánh, đang cung cấp máy bay không người lái có vũ trang mà Nga dùng để tấn công cơ sở hạ tầng của Ukraine. Moscow tiếp tục xây dựng ảnh hưởng ở châu Phi và Trung Đông về kinh tế và quân sự. Nhóm lính đánh thuê Wagner của Nga đã phát triển mạnh mẽ hơn trong các trận đánh từ Donbas đến Sahel.

Trong một âm vang của Chiến tranh Lạnh, thế giới được chia thành hai phe, trong đó có nhiều quốc gia, như Ấn Độ, chọn thái độ đứng nhìn để xem ai sẽ thắng rối mới tính.

Tracey German, giáo sư về xung đột và an ninh tại trường King’s College London cho biết cuộc xung đột đã đào sâu rạn nứt giữa một bên là “trật tự quốc tế tự do do Mỹ dẫn đầu”, một bên là Nga giận dữ và Trung Quốc, một siêu cường đang trỗi dậy và hung hăng.

Một nền kinh tế tơi tả và định hình lại

Tác động kinh tế của cuộc chiến đã được cảm nhận từ những căn nhà lạnh lẽo ở châu Âu cho đến các chợ thực phẩm ở châu Phi.

Trước chiến tranh, các quốc gia EU đã nhập khẩu gần một nửa lượng khí đốt và một phần ba lượng dầu từ Nga. Cuộc xâm lược và các lệnh trừng phạt đánh vào Nga để đáp trả đã mang lại một cú sốc về giá năng lượng ở mức chưa từng thấy từ những năm 1970. Tuy nhiên, những đợt tăng giá đó đã giảm bớt nhờ các quốc gia châu Âu tìm được các nguồn thay thế, ban hành các biện pháp tiết kiệm năng lượng và thời tiết mùa đông năm nay cũng không đến nỗi nào. Hiện nay, giá đã trở lại mức trước cuộc xâm lược.

Cuộc chiến đã làm gián đoạn thương mại toàn cầu vẫn đang tìm cách phục hồi sau đại dịch Covid. Giá thực phẩm đã tăng vọt vì Nga và Ukraine là những nhà cung cấp chính về lúa mì và dầu ăn làm bằng hạt hướng dương, Nga là nhà sản xuất phân bón hàng đầu thế giới.

Cuộc chiến cũng làm xáo trộn các nỗ lực chống lại biến đổi khí hậu, buộc châu Âu năng động tái sử dụng than gây ô nhiễm nặng nề. Tuy nhiên, việc châu Âu vội vã rời xa dầu khí của Nga có thể đẩy nhanh quá trình chuyển đổi sang các nguồn năng lượng tái tạo nhanh hơn. Cơ quan Năng lượng Quốc tế cho biết thế giới sẽ sử dụng thêm nhiều năng lượng tái tạo trong 5 năm tới như đã làm trong 20 năm qua.

Một kỷ nguyên mới của sự bất định

Cuộc xung đột là một lời nhắc nhở rõ ràng rằng người dân đen không có nhiều quyền kiểm soát trên quá trình lịch sử của mình. Không ai rõ điều đó hơn 8 triệu người Ukraine đã buộc phải rời bỏ nhà cửa và quê hương để có cuộc sống mới trên khắp châu Âu và xa hơn.

Hơn 8 triệu người tỵ nạn đã chạy trốn khỏi Ukraine, một “phong trào di cư lớn nhất của người dân ở khu vực châu Âu kể từ Thế chiến thứ hai”, theo mô tả của Tổ chức Y tế Thế giới. Nhiều người Ukraine đã bị người Nga dời cư ngoài ý muốn, những người thoát được đã gây căng thẳng cho các nguồn lực, như trường học và bệnh viện, ở Ba Lan và Đức.

Đối với hàng triệu người ít bị ảnh hưởng trực tiếp hơn, hòa bình tan vỡ đột ngột của châu Âu đã mang lại viễn cảnh bất an đầy lo lắng.

Những lời đe dọa úp mở của Putin về sử dụng vũ khí nguyên tử nếu cuộc xung đột leo thang làm sống lại nỗi sợ hãi về chiến tranh hạt nhân vốn đã ngủ yên kể từ Chiến tranh Lạnh. Giao tranh đã nổ ra xung quanh nhà máy điện hạt nhân Zaporizhzhia, làm dấy lên bóng ma về một thảm họa Chernobyl mới.

Patricia Lewis, giám đốc chương trình an ninh quốc tế tại tổ chức tư vấn Chatham House, cho biết chuyện rung cây nhát khỉ về hạt nhân của Putin đã gây ra “sự tức giận hơn là sợ hãi” ở phương Tây. Nhưng các lo ngại về sự leo thang hạt nhân đã tăng lên sau tuyên bố ngày 21 tháng 2 của Putin rằng nước ông sẽ ngưng tham gia hiệp ước kiểm soát vũ khí hạt nhân duy nhất còn sót với Mỹ.

Putin không nói rõ sẽ ngưng hoàn toàn hiệp ước New START này, chỉ nói rằng Moscow sẽ tôn trọng giới hạn của hiệp ước đối với vũ khí hạt nhân, giữ lại cho việc kiểm soát thứ vũ khí giết người khủng khiếp này một tia sáng mờ nhạt.

(Theo NPR, Military, AP)

16 BÌNH LUẬN

  1. Xin cảm ơn NPR đã phân tích cũng như ĐCV đã cho đăng bài dịch.

    Vào link từ bài chính từ NPR lại có thêm có rất nhiều link về The ripple effects of Russia’s war in Ukraine continue to change the world, NPR’s Will Chase, Alex Leff, Pam Webster, Desiree F. Hicks and Nishant Dahiya contributed to this report. The text and graphics build on previous work by Alina Selyukh, Connie Hanzhang Jin and Nick Underwood.
    Mở đầu rất có ý nghĩa, “Một năm sau cuộc chiến tranh lớn nhất ở châu Âu kể từ Thế chiến II, hậu quả của nó tiếp tục vang rền khắp thế giới. Cuộc chiến không chỉ gây ra sự tái sắp xếp địa chính trị mà còn gây khó khăn kinh tế cho những nơi ở tận đàng xa tâm chấn của cuộc chiến.”

    Và một điều khá quan trọng là: “Hơn 8 triệu người tỵ nạn đã chạy trốn khỏi Ukraine, một “phong trào di cư lớn nhất của người dân ở khu vực châu Âu kể từ Thế chiến thứ hai”, theo mô tả của Tổ chức Y tế Thế giới.”

    Xin cảm ơn tất cả các còm sĩ, đặc biệt là còm của “triết lý gia 0001”

    Have a great Sunday to All

  2. Tôi xin nói về cái điều luật QUÁI ĐẢN của NATO ( và có thể cũng là của EU ), mà 1 người có đầu óc bình thường, không thể nào chấp nhận được :

    Muốn kết nạp thành viên MỚI, phải có sự đồng thuận của TẤT CẢ thành viên CŨ ” .

    Bọn nào đưa ra điều kiện này là rất NGU và toàn bộ Thành viên NATO đồng ý, lại càng NGU HƠN.

    Để diễn tả việc khó khăn của sự đồng ý 100%, Ông Bà ta có câu : ” Chín người, MƯỜI ý ” . Ngay trong gia đình Anh, Chị, Em ruột thịt, cùng máu mủ, cũng bất đồng ý kiến, thì chuyện bắt buộc 30 nước Thành viên NATO ( khác nhau về Dân tộc, Ngôn ngữ, Văn hóa … ) phải tán thành 100% là chuyện KHÔI HÀI.

    Nếu cho tỷ lệ 3/4 hoặc 4/5 phiếu thuận là THẤP, thì tăng lên 9/10, đàng này, đòi hỏi cực kỳ PHI LÝ là phải đạt 100%.

    Chính cái điều luật Quỷ Quái này, mà 2 nước Thụy Điển, Na Uy muốn vào NATO, phải khốn khổ vì thằng Erdogan ( TT Thổ Nhĩ Kỳ) gần 1 năm qua. Cả 2 nước gần như van xin, quỳ lạy … thằng lưu manh, khốn nạn Erdogan, để hắn chấp thuận.

    Nga xâm lăng Ucr, thì Orban ( TT Hungary ), chẳng hề sợ hãi NATO hoặc EU, công khai ỦNG HỘ tên Đồ Tể, Khát Máu Putin, mà cả NATO và EU không dám đụng tới sợi lông chân của hắn. Thế có gì quá đáng, khi chửi NATO và EU ?

    Nếu NATO và EU thật sự TỐT, phải Tống Cổ ngay 2 thằng Lưu manh, Đốn Mạt Orban và Erdogan ra khỏi 2 Tổ Chức này.

    LCL.

    • Khà khà khà, em LCL em nghỉ em là ai hả? Số má ra sao mà cứ huyên thuyên LÝ TUONG HÓA mọi điều giồng như em đang ỏ…………..cỏi Âm vậy hả.

      Mọi sự chia bè kéo cánh trên cái thé giói ta bà thế tục này đều chỉ mang tính cách tuong đối tàm tạm mà thôi nghe chưa em LCL. Các nuóc trong mổi phe đều không nhiều thì ít “ĐỒNG SÀNNG DỊ MỘNG , BẰNG MẶT NHƯNG KHÔNG BĂNG LÒNG” nhưng đều phải cùng ừ ư gật gật vói nhau chỉ để mong có đuọc phần nào lơi lộc cho nuoc của minh và củng phải cháp nhận rủi ro Inevitable khi dự phần vào một tổ chức như NATO. Có thé nguòi ta mói gọi là thé giói tuong đôi’. Em LCL cứ ngồi trong bóng đêm mộng mị và sau khi đối diện voi ánh sang thực tế thì cảm thấy hụt hẩng và nổi điên chủi rủa lung tung giống như thằng KHÙNG là the nào hả.

      Những……”KIẾN THỨC ” hoạc “CỨT THIẾN” của em LCH thừa huỏng từ cái gọi là VIET GIAN CỘNG HỂ đả phá sản gần nủa thé kỷ nay rồi. Em đừngco’ mà mông muội nghỉ rằng thé giói vẩn đang ap dụng những cục CƯT THIẾN cổ lổ xỉ của nửa thé ký truoc nghe chưa em.

      • Bởi vậy nên CSVN gặp ai cũng xin mút cacx.
        Mút cacx redchina, mút cacx Bố USA, EU
        Cũng muốn mút cacx Putin mà sợ world chửi
        Dmcs
        Dm dog phét

    • ……Chúng ta đi sâu vô chính trị 1 tí….Điều kiện xin gia nhập NATO hay EU chỉ mang tính chất tượng trưng mà thôi……LCL không nên bận tâm; tuy nhiên tui giải thích rỏ ràng để tụi dư luận viên không dựa vô kiến thức để hù dọa người lương thiện. Ví dụ cụ thể Ukriana………muốn gia nhập NATO quân đội NATO đã ở Ukriana lâu rồi, và họ đã huấn luyện Ukriana và Ukraina đã tuân thủ tuyệt đối đều luật NATO sau 1 thời gian nhất định Ukriana sẽ đệ đơn chỉ có tính chất tượng trưng vì xem như đã được nhận rồi………..Chính vì vậy nên Nga đã ra tay trước với sự thỏa thuận ngầm với nhà nước ngầm tây phương để lấy 1 phần đất Ukriana hay toàn phần theo kiểu lấy nước Việt nam ( mà giờ Việt nam bắt buộc là chư hầu NGa và tàu cộng)_____Nói tóm lại là Ukraina sẽ được gia nhập NATO. Còn việc Ukraina hiện nay gia nhập lập tức vô NATO hay EU sẽ làm NATO hay EU khó xử, hơn nữa cái mà Ukriana mong muốn là được viện trợ đầy đũ thì NATO và EU đã viện trợ đầy đủ rồi. Tổng thống Pháp đã nói là NGa không thể thắng và cũng không nên thắng cuộc chiến này. Nếu NATO nhảy vô sẽ bị Putin nói là NATO bề hội đồng NGa, đằng này chỉ có 1 mình Ukraina thì Nga không thể nói gì được, dù ai ai cũng biết sau lưng Ukraina là NATO và EU. Tuy nhiên chúng ta nên thắc mắc là tại sao Ukraina chiến đấu rất thiện chiến hơn NGa nhiều, là bởi vì NATO đã ở Ukraina và đã huấn luyện Ukraina từ rất lâu đó là điều kiện để gia nhập NATO hay EU. Mặc khác, Thổ nhỉ kỳ đã đệ đơn xin gia nhập EU từ rất lâu lâu lắm……tuy nhiên cựu tổng thống Pháp Sarkozy đã nói là Thổ nhỉ kỳ sẽ vĩnh viễn không bao giờ được gia nhập EU. Sau khi hết chiến tranh Ukraina sẽ có chế độ đặt biệt để gia nhập EU…….cái quan trọng là tái thiết Ukriana đã nằm trên bàn làm việc của Đức…….và G7…..nay kính.

    • …..Còn chuyện Thụy điển, Phần lan xin gia nhập NATO, LCL không nên bận tâm đó là đều đương nhiên, tuy nhiên chính tui rất ghét 2 thằng này thì nói chi Thổ nhỉ kỳ và Hungary……….Khi không có chiến tranh 2 thằng này luôn lên tiếng dậy đời tây phương là ăn xong chỉ lo chiến tranh, mà tụi nó đế dám nói Nga và tàu mọi……Cụ thể thằng Phần lan bợ sát….đit thằng NGa để hưởng khí đốt và xăng dầu nga, quá điếm thúi, mà tui còn gọi là 2 thằng điếm thúi, vì vô NATO phải chi tiền 2 thằng điếm thúi này tính toán nên từ từ vô. Khi chiến tranh thì chạy đôn chạy đáo đòi vô, đúng ra 2 thằng này mới bị đánh chứ đánh Ukraina quá oan uổng????……______Nếu Thổ nhỉ kỳ và Hungary hỏi:…. 2 thằng Phần lan và Thụy điển là nếu không có chiến tranh 2 thằng điếm thúi tụi mày có chụi vô NATO không, vậy là 2 thằng này sẽ cứng họng……..Tóm lại LCL nên trách 2 thằng Phần lan và Thụy điểm điếm thúi trước khi trách NATO……nay kính.

  3. Thế giới thì thay đổi với Nga nhưng VN ta thì luôn luôn kiên định bất biến theo sau thầy China để làm gì nè => Để tiếp thu trọn gói lan … tỏa hửi địc ! Ha ha ha !

  4. THế giới đang lo lắng là tàu cộng sẽ nhúng tay vô chiến tranh Ukriana…..và nhiều tay cò mồi bồi bút được tung lên để hù mà nhát quỷ dân tây phương……____Tui xin bình luận để dân tây phương tự do không bị lầm gà tụi ma giáo lưu manh, lừa bịp dư luận____ tàu cộng giúp nga thì tàu cộng đã giúp từ lâu rồi, chỉ có đều là giúp kín đáo và không leo thang, nếu tàu cộng leo thang, lập tức tàu cộng sẽ bị tây phương trừng phạt. Nga tài nguyên đầy đủ vậy mà khi tây phương trừng phạt Nga xem như chết lâm sàng, còn tàu cộng thì thu nhập là nhờ xuất khẩu, nếu bị tây phương cấm vận tàu cộng sẽ chết ngắt lập tức, chết trong vòng 1 nốt nhạc, vì ngay cả nông nghiệp lương thực tàu cộng cũng phải nhập khẩu, tàu cộng sẽ chết tức tưởi, chết không kịp ngáp. Vũ khí tàu cộng toàn là dõm…..sẽ làm cuộc chiến ở Ukraina dài thêm, chứ Nga và tàu không thế thắng, vì khi tàu cộng nhúng tay vô rỏ ràng thì tui chắc chắn 100% là tây phương sẽ viện trợ lập tức máy bay cho Ukrainan. Hiện nay Pháp Mỹ và nhiều nước tây phương đã huấn luyện cho phi công Ukriana từ lâu….Và đặt biệt gần như chắc chắn tây phương sẽ viện trợ vũ khí hỏa tiễn tầm xa cho Ukraina, nếu hiện giờ Ukraina xin máy bay tây phương còn chần chờ thì khi tàu cộng nhúng tay vô Ukraina sẽ có máy bay ngay lập tức. Và đều may mắn nữa là kế hoạch, tàu cộng tấn công Đài loan trong 5 năm nữa??…….sẽ trì hoãn 10 năm hay 20 năm hay 100 năm vì tàu cộng sẽ thành thằng tàu cùi, chỉ còn cùi bắp thì lấy gì đánh Đài loan, đó là chưa kể Đài loan có thế nghiên cứu Ukraina chiến đấu với vũ khí tàu mọi như thế nào. Ukraina sui là tàu cộng nhúng tay vô nhưng hên là tây phương sẽ viện trợ vũ khí tối tân mà giờ đây ta hiểu chiến tranh hiện đại vũ khí mới là quyết định………..đặt biệt biễn đông dân biễn đông sẽ hết lo tàu cộng quậy phá, vì thực lực tàu mọi đã đổ vô Nga lấy gì để quậy biển đông??…và đặt biệt khi tây phương cấm vận tàu cộng sẽ chết vì đói…..chết đói thì lấy gì quậy???!!!!!!……Khi tây phương ra lệnh cấm vận thì tàu cộng mạng sống chỉ tính bằng…..giây………sau zero covid tàu mọi đã kiệt quệ, nước tàu cộng đang bị hạn hán, không có nước thì lấy gì trồng lúa. Tháng 4 tổng thống Pháp có thể thăm tàu mọi để nói rằng nếu tụi mày giúp Nga, tụi mày sẽ bị cấm vận vậy là tụi nhà nước ngầm đang đầu tử ở nước tụi mày sẽ tháo….chạy y như ở Nga. Nghe tàu mọi bị cấm vận tui mừng húm……Nếu tàu cộng bị tây phương cấm vận xem như thế giới hòa bình. Tui nhắc lại nếu tàu mọi bị cấm vận thế giới sẽ hòa bình, vì tàu cộng xem như chết chắc, vậy chuyện tàu cộng nhúng tay vô Ukraina không phải hên??…………..Ukraina không phải lo vì máy bay tây phương sẽ viện trợ ngay lập tức……nay kính.

  5. Thé giói thay đổi gì đi nửa thì chính bu MẼO củng sẻ tiep tục điều khiển thèng CHAU ÂU from Remote. Nga và Tàu củng sẻ buộc phải sát cánh voi’ nhau vì cục diện th’e giói phân cực. Thiên hạ cứ chọn phe đi. Thèng nào muốn chién tranh và về hùa thì cứ chọn phe .

    Khi chọn phe thì những thằng TO ĐẦU thuòng có lọi và những thèng nhỏ sẻ trỏ thành ddieem? xuát phát của xung đột. Điển hình là thèng UCRAIN khi đuoc các nuóc ủng hộ thì cả nuoc UCRAINE tan hoang trỏ thành đống gạch vụn rùi.

    Thèng bu MẼO cho tói bay giò chưa tốn một giọt máu mà vẩn có nơi để đọ sức xem vủ khí mạnh tói cở nào khi đối đầu vói NGA.

    VC chúng anh không thèm chọn PHE và bu MẼO và TÀU củng như NGA chẳng có thèng nào dám mở mồm phê phán.

    Túm lại đối vói các nuóc nhỏ , việc chọn phe không khác gì đầu quân làm TAY SAI cho những thèng to đầu khi có chién sự xảy ra.

    Cả thé giói bay giò nguòi ta phải rất cân nhắc khi chọn phe này hoạc phe kia, duy chỉ có đám TÀn DƯ NGUY COCK không có trên bản đồ thé giói cho nên cứ hùng huc đằng đằng sát khí vói CHIEN TRANH BẰNG MỒM mà thôi, kakakkakka

    • Bằng mồm? Đúng, mẹ mày. Đang mút cacx Tao bằng mồm.
      Bằng mồm? Mà 10000 dogs LL 47 không chơi nổi lại Tao
      Bỏ phiếu là chọn phe đó con
      Cho nên đừng nghe cộng sản nói, hãy nhìn nó làm
      Dmcs
      Dm dog phét

  6. Chiên tranh Ukraina đả cho ta đinh hình lại Thê giơi .Một thê giơi giữa
    Thiên và Ac.Thật vây ,từ một thế giới phân cưc Chủ nhĩa trở thành một
    Thế giới phân cưc của Thiên và Ác không phải dễ.Phải đổi bằng Máu và
    nước Mắt của dân tôc Ukraina. Cám ơn và vinh quang thay cho Ukraina’ Chính họ đả mở mắt cho mói người,Chính dân tôc Ukraina đả phân đinh
    và giải nghĩa thế nào là bạn và thù,mà lâu nay cả Thế giới vẩn nhâp
    nhằng ,nhầm lẩn.Rất nhiều Lảnh đạo tầm cở cứ cho rằng làm ăn với kẻ
    gian-kẻ ác…sẽ cảm hóa đươc họ.Giờ quan điểm đó đả lùi vào dĩ vảng .để nhương chổ lại cho quan điểm Sư thât: làm -ăn-với-kẻ gian-có ngày mất -vốn !! Hiểu rỏ điều nầy ,không ai khác hơn là Châu Âu,mới mông tưởng nhờ vào nhiên liệu rẻ của Nga để phát triên Kinh-tế.Nhưng họ không ngờ rằng “của-rẻ-của-ôi!”.Hảy nhở rằng chơi với kẻ gian không những mất vốn ,mà còn cỏ khi mất mạng nữa!!

    • …..Tui nghĩ rất ít người biết đều này ai dè giờ quá nhiều người biết, từ xưa đến nay đã có câu chánh tà bất lưỡng lập, tuy nhiên tụi nhà nước ngầm tây phương nhờ chơi với độc tài trong một thời gian mà kiếm bộn tiền ví dụ iphone vốn giờ lên tới 4000 tỉ đô, và Mỹ mất hơn 4 triệu việc làm…….ông Trump ra lệnh iphone quay về nước nếu không bị đóng thuế vậy là ông Trump bị ăn cắp bầu cử………_____Thiệt hại là dân tây phương, còn nước được đầu tư thì giá công nhân rẻ mạt không làm thì chết….đói, tụi tài phiệt và tụi lãnh đạo độc tài hốt bạc, dân Pháp bị tụi nhà nước ngầm lường gạt, bỏ nhà máy điện hạt nhân, giờ phải quay lại dựng nhà máy điện hạt nhân, ông Trump đã cảnh báo nếu Nga chiến tranh không bán khí đốt nữa thì làm sao??…..Cả đám lãnh đạo châu âu cười vô mũi ông Trump là ảo tưởng giờ té ra là sự thật………Tui xin nhấn mạnh cho Ha Nguyen biết 1 điều là khi dân Pháp biểu tình thì tụi nhà nước ngầm chi tiền cho bọn bồi bút chửi dân Pháp là bất trị, vì tụi nó toàn là lường gạt thì làm sao cai trị……….Hôm qua tivi Pháp đã nói rất rỏ, là nhà nước Pháp cai trị dân như là ” kẻ hãm hiếp” tức là đưa ra luật lệ dân không chụi thì y như là đè dân xuống mà “hãm hiếp”………tivi Pháp đã nói, vậy thì thằng nào con nào nói dân Pháp biểu tình là cứng đầu đâu? Loạn đâu? sao không dám ra mặt. Tui đã nói từ lâu rồi tụi nhà nước ngầm cai trị nên dân biểu tình…vì toàn những chính sách bịp dân…….thằng tổng thống Pháp hiện tại được mệnh danh là kẻ vì tiền có thể bán luôn cả danh dự và sỉ diện, được tụi nhà nước ngầm bảo kê…..nay kính.

  7. Tình báo Nga và thực tế Ukraine:

    Tạp Chí Foreign Affairs
    8/2/2023

    (Vài trích đoạn) Ba tháng trước khi Nga xâm lược Ukraine vào năm 2022, Giám đốc CIA William Burns và Đại sứ Hoa Kỳ tại Nga John Sullivan đã gặp Nikolai Patrushev tại Moscow, một cố vấn nổi tiếng diều hâu của Tổng thống Nga Vladimir Putin.

    Burns và Sullivan thông báo cho Patrushev rằng Mỹ đã biết tỏng kế hoạch xâm lược của Nga , và phương Tây sẽ đáp trả một cách đích đáng không khoan nhượng. Phản ứng, Patrushev khinh khỉnh nhìn thẳng vào mắt người Mỹ với “thông điệp không lời”: Quân đội Nga có thể đạt tất cả những gì họ muốn!

    Cuộc thăm dò bí mật trước Chiến tranh của các cơ quan tình báo Nga cho thấy chỉ 48% người dân Ukraine “sẵn sàng bảo vệ” đất nước họ. Tỉ lệ hài lòng của người dân đối với Tổng thống Volodymyr Zelensky dưới 30% vào đêm trước Chiến tranh (24 Tháng Hai 2022). Khảo sát của tình báo Nga không hoàn toàn sai.

    Tháng Bảy 2021, bảy tháng trước khi Nga xâm lược Ukraine, một nhóm nghiên cứu Ukraine đã hoàn thành một khảo sát qui mô về cách người Ukraine nhìn nhận những sự kiện quan trọng trong lịch sử đương đại đất nước. Kết quả cho thấy một chi tiết quan trọng: Các thể chế chính trị Ukraine thường bị coi thường. Người dân luôn thiếu tin tưởng giới nhà lãnh đạo, bất kể họ thuộc đảng phái nào.

    Tuy nhiên, như đã thấy, khả năng thích ứng bối cảnh thời chiến trong khu vực công của bộ máy điều hành quốc gia Ukraine có thể nói là đáng kinh ngạc.

    Thử lấy cơ sở hạ tầng giao thông làm ví dụ. Kể từ ngày 24 Tháng Hai 2022, khi không phận Ukraine bị đóng cửa, các cảng biển bị phong tỏa và giao thông trên bộ bị hạn chế, tuyến đường sắt quốc gia – trước Chiến tranh bị chê bai là chậm chạp và lỗi thời – lập tức chuyển mình để trở thành tuyến giao thông cực kỳ quan trọng, gánh vác từ tiếp vận cho quân đội, vận chuyển viện trợ nhân đạo đến việc đưa người tị nạn ra khỏi vùng nguy hiểm. Bất chấp nguy cơ bị tấn công luôn hiện hữu, rất hiếm khi xảy ra tình trạng chậm trễ tàu hỏa; và khi một hoặc vài tuyến đường bị quân Nga tấn công, các tuyến đường khác lại nhanh chóng xuất hiện thay thế.

    Không nơi nào mà vai trò của Nhà nước trong cuộc sống người dân Ukraine có thể dễ dàng nhìn thấy như ở thủ đô Kyiv. Việc khoảng ba triệu người vẫn ở lại thủ đô bất chấp tình trạng mất điện liên tục là kết quả từ nỗ lực chung sức của chính phủ, chính quyền thành phố, doanh nghiệp và người dân. Phần lớn cư dân đã quay trở lại sau khi cuộc bao vây Kyiv kết thúc vào Tháng Tư 2022 , và kể từ đó, họ bắt tay cùng Nhà nước duy trì sinh hoạt thường nhật.

    Chính quyền thành phố vẫn cung cấp phương tiện giao thông công cộng. Công nhân thành phố vẫn giữ đường phố sạch sẽ. Hệ thống ngân hàng nhà nước và tư nhân, nhà khai thác di động, nhà bán lẻ thương mại điện tử, chuỗi cửa hàng tạp hóa và nhà hàng vẫn mở cửa. Tất cả diễn ra trong bầu không khí mà còi báo động không kích vang lên hàng ngày trên điện thoại của mọi người.

    Bóng dáng Nhà nước có mặt mọi nơi. Cảnh sát nhanh chóng đóng các con đường sau một cuộc không kích, thực thi lệnh giới nghiêm để bảo vệ các khu vực dân sự, giúp di tản người dân khỏi những khu vực bị pháo kích và thậm chí gom thi thể nạn nhân thiệt mạng. Cá nhân người dân cũng nhận thức rõ rằng Nhà nước đang quá đang quá bận rộn và họ phải tự tổ chức một số việc. Cuối Tháng Mười Hai, một nhiếp ảnh gia đã giao áo chống đạn được mua bằng tiền quyên góp của chính phủ cho các công nhân ở thành phố Bakhmut đang bị bao vây để họ có thể đưa thi thể người thiệt mạng đến nhà xác địa phương. Thời điểm đó, Bakhmut có lẽ là nơi nguy hiểm nhất Ukraine.

    Tháng Mười Hai 2022, một cuộc khảo sát ý kiến của Viện Nghiên cứu Xã hội Kharkiv cho thấy không chỉ mức độ đoàn kết cao mà còn có sự thống nhất chính trị ngày càng tăng giữa các thành phần dân cư khác nhau.

    …..

  8. Bọn Putin tiếp tục lại bị ăn đòn roi vọt của Mỹ và Đồng Minh:

    Hôm nay 24/2/23 , Mỹ công bố một loạt những biện pháp trừng phạt mới đối với các công ty,ngân hàng, nhà sản xuất của Nga, nhắm vào các thực thể đã giúp Nga trốn tránh các lệnh trừng phạt trong quá khứ .

    Lãnh vực kim loại và khai thác mỏ của Nga nằm trong số những ngành bị nhắm mục tiêu .

    Các biện pháp này phối hợp với các nước đồng minh trong khối G-7, trừng phạt 250 người và công ty, các ngân hàng, đại lý vũ khí và các công ty liên quan đến sản xuất vũ khí, và truy lùng những kẻ trốn tránh lệnh trừng phạt, ở các quốc gia từ Các Tiểu vương quốc Ả Rập Thống nhất cho đến Thụy Sĩ.

    Bộ Ngoại giao và Thương mại và Văn phòng Đại diện Thương mại Hoa Kỳ cũng ban hành các biện pháp tăng thuế đối với các sản phẩm của Nga, chẳng hạn như kim loại, và thêm gần 90 công ty Nga và các nước thuộc khối Thứ Ba, bao gồm cả Trung cộng, vào danh sách những thực thể đã trốn tránh các biện pháp trừng phạt .

Leave a Reply to triết lý gia 0001 Hủy phản hồi

Please enter your comment!
Tên